Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Ngỡ ngàng trước văn minh xe buýt ở Nhật Bản  (Đã xem 3325 lần)

Đã thoát ra Magazine Bridge

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 63
Ngỡ ngàng trước văn minh xe buýt ở Nhật Bản
« vào: Tháng Bảy 29, 2014, 04:34:59 PM »
Trên chuyến buýt 206, từ nơi tôi ở đến Đại học Kyoto chừng 40 phút, tôi thử đếm có khoảng 60 lượt khách xuống xe, và người tài xế đã nói không ít hơn 60 lần chữ “xin cảm ơn”.

Ba giá trị cốt lõi của giáo dục Nhật Bản
http://bridge-magazine.com/vi/ba-gia-tri-cot-loi-cua-giao-duc-nhat-ban.html

Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách
http://bridge-magazine.com/vi/nhat-ban-mat-troi-moc-tu-nhung-trang-sach.html

Dường như người Nhật “không đi xe gắn máy”, bởi lẽ đi xe buýt tiện lợi hơn, nhanh hơn, tiết kiệm hơn, và an toàn hơn. Đây cũng là lý do tại sao giao thông Nhật Bản luôn thông thoáng, hiếm khi xảy ra tai nạn, ít tiếng ồn dù các con đường đô thị tại đây không lớn. Điều đáng quý của người Nhật là họ luôn tạo ra, hoặc nỗ lực tạo ra nét “văn hoá” trong ứng xử của họ trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả kinh doanh; tại tất cả mọi nơi, bao gồm cả trên các tuyến xe buýt.

Giao thông Nhật Bản luôn thông thoáng, hiếm khi xảy ra tai nạn, ít tiếng ồn.
Giao thông Nhật Bản luôn thông thoáng, hiếm khi xảy ra tai nạn, ít tiếng ồn. Ảnh: hqwide.com 
Thế nên, không cần phải đến các khu văn hoá, ẩm thực, hay các bảo tàng hoặc trường học, chỉ cần đi trên các tuyến xe buýt tại Nhật, người ta cũng cảm nhận được nét khác biệt của một trong những cường quốc chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội thuộc tốp hàng đầu thế giới.

Văn minh xe buýt: lặng lẽ nhưng chẳng cô đơn

Đi trên các chuyến xe buýt, dễ nhận thấy tính trật tự của người Nhật tại nơi công cộng. Khi đến trạm xe buýt, người đi sẽ xếp hàng chờ tuyến xe của mình. Tuỳ vào tuyến xe buýt mà người đi xếp hàng tương ứng. Tôi đến đứng trước vạch 206, số thứ tự của tuyến buýt từ nhà ga Kyoto đến trường đại học Kyoto. Trời Kyoto rét cóng, chừng 2 – 3 độ C, phía sau lưng tôi ai nấy đều lặng lẽ chờ tới lượt.

Chiếc xe buýt 206 đến, phá tan mọi tưởng tượng của tôi về hình ảnh một chiếc xe buýt hiện đại của “thế kỉ 22”. Tôi có biết đến xe buýt ở Thái Lan, ở Đức, và quá quen sau nhiều năm “chung sống” với xe buýt tại Việt Nam, nhưng cam đoan với bạn rằng xe buýt tại Nhật không tiện nghi, hiện đại hơn thế (ngoại trừ một số bộ phận chuyên dụng để báo trạm dừng hoặc tính tiền tự động). Nếu bạn từng trải nghiệm xe buýt số 50 (đại học Bách khoa); hoặc số 52 (đại học Quốc tế); hay số 6 (đại học Nông Lâm)… thì hãy tự hào rằng sinh viên, người dân Việt Nam nói chung sung sướng hơn khi được đi trên các chiếc xe buýt nhiều ghế ngồi hơn, rộng rãi hơn. Thế nên, hãy đừng đổ lỗi “tại vì xe, tại vì chật chỗ” khi bạn cố chen lấn để nhanh hơn người khác, thay vào đó hãy nói lời “xin lỗi” như cái cách mà người Nhật làm nếu họ lỡ chạm mạnh vào bạn khi di chuyển trên xe.

Chuyến xe 206 cứ mỗi 300 – 500m lại dừng, khách lên liên tục. Tuy nhiên, sẽ không có tiếng ồn, xô đẩy hay chen lấn. Người trên xe có đủ, từ nguời già đến trẻ con; từ những bạn trẻ tôi chắc mẩm là sinh viên, học sinh với các bộ đồng phục riêng; đến các vị trung niên tay xách cặp táp, mặc vét, thắt cravat; trong đó có cả tiến sĩ Tobina (đại học Kyoto), người đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt chuyến đi. Cứ thế, mỗi người một việc: người đọc sách, người nghe nhạc, người tranh thủ chợp mắt để thêm sức cho một ngày dài.

Bạn sẽ hỏi tôi “thế thì chán quá”. Đúng! Có khi bạn sẽ cảm thấy cô đơn khi đi trên những chuyến buýt như thế. Nhưng hãy thử đánh rơi chiếc vé buýt bạn đang cầm, sẽ có người giúp bạn ngay tức khắc. Hoặc nếu bạn là người già, người khuyết tật bước lên xe, ngay lập tức sẽ có ghế trống cho bạn, thậm chí bạn được dìu đến tận chỗ ngồi bởi người xa lạ nào đó với một nụ cười vừa đủ ấm lòng giữa tiết trời lạnh buốt. Thậm chí khi bạn không biết tí tiếng Nhật nào (như tôi), và chẳng người Nhật nào biết tiếng Anh, thì khi đưa thẻ sinh viên ra, sẽ có người sẵn sàng “không chợp mắt” để canh tới trạm trường đại học Kyoto và gọi bạn xuống xe.

Xe bus ở Nhật Bản
Cái tính trật tự, và sự im lặng của người Nhật không hẳn sẽ mang lại cho bạn sự cô độc, mà ngược lại họ khiến bạn cảm giác ấm áp, văn minh, an tâm và không khỏi thán phục. Hoạ chăng, bạn sẽ thấy cô đơn nếu vẫn giữ cái tâm lý “lúa nước”, tư duy tiểu nông, rằng làm gì cũng cần có hội, đi đâu cũng phải náo nhiệt mới vui, hay “cảm ơn, xin lỗi” là những lời khách sáo.

Được tôn trọng như đi xe VIP

Trên mỗi chiếc buýt, chỉ có duy nhất một tài xế, kiêm chức nhân viên kiểm soát việc thu phí, cũng như đón tiếp và đưa tiễn khách. “Bác tài” với bộ đồng phục rất “bảnh” và trang trọng, được trang bị micro để tiện thông báo cho khách lên – xuống xe. Tiến sĩ Tobina cho biết “các tài xế phải tuân thủ nghiêm ngặt về việc chỉn chu đồng phục, lẫn các quy trình đưa – đón khách”.

Tại các trạm dừng, tài xế dừng xe hẳn rồi mới cho cửa mở. Thông qua kính chiếu hậu, người cầm lái quan sát và đảm bảo toàn bộ khách đã lên xe và ổn định chỗ đứng, sau đó ra hiệu xin đường và cho xe lăn bánh trên làn xe vừa đủ lớn cho xe buýt. Điều này khiến tôi nhớ lại không ít lần vài chiếc xe buýt “cá biệt” ở Việt Nam đã kẹp hành khách, thậm chí không dừng xe khi khách bước lên.

Điều mà tôi chắc chắn rằng dường như chưa có nhân viên của tuyến xe buýt nào tại Việt Nam làm được như các tài xế xe buýt tại Nhật là việc nói lời cảm ơn với khách. Trên chuyến buýt 206, từ nơi tôi ở đến đại học Kyoto chừng 40 phút, tôi thử đếm có khoảng 60 lượt khách xuống xe, và người tài xế đã nói không ít hơn 60 lần chữ “xin cảm ơn” với những cái gật đầu lia lịa hướng về những hành khách khi họ thanh toán phí (bằng máy quét thẻ, có chức năng đổi tiền, thu tiền tự động) trước khi bước xuống cửa trước của xe.

Thậm chí, nếu bạn vô tình để quên đồ trên xe buýt thì đó không hẳn là tuyệt vọng. Chị Phạm Thị Biên Thuỳ, một du học sinh nhiều năm tại Tokyo (Nhật Bản) chia sẻ với tôi “chị để quên ví, điện thoại trên tàu ngầm, xe buýt hoài. Nhưng chưa bao giờ mất cả, người nhặt chủ động liên hệ cho mình đến nhận lại. Thậm chí có người nhặt của rơi còn gửi bưu điện đến “khổ chủ”, hoặc có khi họ đến tận nhà để trả”.

Sinh viên Nhật chủ yếu di chuyển bằng xe buýt, xe đạp

Trên con đường dẫn vào trường đại học Kyoto, rất đông các sinh viên ra vào liên tục, nhưng chủ yếu bằng xe đạp hoặc đi bộ. Các sinh viên ở xa thường dùng xe buýt làm phương tiện di chuyển chính. Trong khi đó, những sinh viên ở gần (trong phạm vi vài kilomet, có khi hàng chục kilomet) thì di chuyển bằng xe đạp. Họ có thể dùng xe đạp để đi lại trong khuôn viên của trường. Tiến sĩ Tobina chia sẻ “ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, sinh viên tại đại học Kyoto không được phép sử dụng xe máy đến trường”. Việc sử dụng xe đạp, xe buýt vừa rèn luyện sức khoẻ cho sinh viên, “chống rét”, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường trong sạch, ít khó bụi và gần như không có tiếng ồn.
>>Cúi nhưng không thấp
http://bridge-magazine.com/vi/cui-nhung-khong-thap.html
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
1 Trả lời
6434 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 10, 2015, 02:23:49 PM
Gửi bởi OreenTravel
0 Trả lời
1740 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 20, 2016, 10:03:03 AM
Gửi bởi Kate789
0 Trả lời
7558 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 27, 2016, 05:16:54 PM
Gửi bởi chaomao12a
0 Trả lời
1208 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 11, 2017, 05:02:47 PM
Gửi bởi tai_phan
0 Trả lời
1178 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 29, 2021, 11:18:26 AM
Gửi bởi Cơm Có Thịt

Đồng Tháp - Châu Đốc 2 ngày 1 đêm
Tour: Ghép đoàn
2 ngày 1 đêm
2,268,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay
Tour du lịch Sài Gòn (City tour) - Củ Chi 1 ngày
Tour: Văn hóa / Lịch sử
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Đồng Tháp - Gáo Giồng
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
695,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View