Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Tết muộn của những thôn nữ làm thuê  (Đã xem 2537 lần)

Đã thoát ra booktrip

  • Global Moderator
  • Lữ hành cấp 5
  • *****
  • Bài viết: 1294
    • Nhất cự ly nhì tốc độ
Tết muộn của những thôn nữ làm thuê
« vào: Tháng Một 29, 2011, 10:08:50 PM »
“Ngày nào bọn em cũng xem dự báo thời tiết, xem mai có bớt lạnh không. Mấy ngày rét đậm này, tối ngồi đợi khách nhậu đến 11, 12h đêm cứ co ro, khổ quá…”, Dung (19 tuổi, quê ở Bắc Giang) tâm sự.

Làm chạy bàn, giúp việc tại một quán nhậu trên đường Tây Sơn (Hà Nội), một ngày làm việc của Dung bắt đầu từ 7h sáng. Phải dậy chuẩn bị rau, thịt... rồi nhặt, rửa, thái. Chuẩn bị đến gần trưa cũng là lúc bắt đầu có khách đến.

“Chúng em bắt đầu bận rộn từ tầm 11 giờ trưa, càng về chiều tối thì càng đông, khách ngồi đến 11, 12 giờ đêm cũng phải chờ, xem họ có gọi hay yêu cầu thêm gì không. Bữa nào không chạy bàn thì phải rửa bát”, Dung kể.

Phục vụ khách ăn uống đến sát Tết, các em chạy bàn này hầu như không có niềm vui được về nhà sum họp Tết sớm với gia đình. Ảnh: Đồng Phương Thảo.

Cả quán có 15 người làm, đều tầm 18-19 tuổi. Chỗ ăn nghỉ được chủ quán lo, nhưng cũng chỉ là hai căn phòng nhỏ xíu, nhếch nhác, một cho nam và một cho nữ ngay trong khuôn viên quán, nằm cạnh một nhà vệ sinh thi thoảng bị rò nước. “Ở đây nhiều chuột lắm, thi thoảng còn chạy vọt qua mặt”, cô gái trẻ tâm sự. Tối, các em dọn dẹp, tắm rửa xong cũng là 1h – 2h sáng.

"Nhìn người ta chở quất, đào qua đường tụi em cũng chạnh lòng. Tết, cũng mong được về sớm lắm, nhưng không về được. Về thì sang năm mất việc không biết làm gì”, một bạn cùng làm với Dung cho biết.

Cũng cùng cảnh với Dung, Yến (18 tuổi, quê ở Hưng Yên) làm phục vụ cho một quán thịt chó trên đường Nguyễn Khang cũng bộc bạch: "Đã đi làm thuê thì phải chấp nhận thế, bớt được đồng nào thì tốt cho mình thôi ạ”. Mùa đông năm nay lạnh hơn nên Yến cũng bị ốm hai lần rồi. “ Em ốm lâu rồi, nhưng ngày nào cũng đụng tay vào nước lạnh buốt nên mãi chưa khỏi”, cô nói bằng giọng nghẹn mũi.

Căn phòng hở của các cô gái nằm ngay bên cạnh gian nhậu của khách. “Nhiều khi bị đau đầu, đau bụng muốn vào nằm nghỉ một chút cũng ngại. Hôm rồi, bạn em bị đau bụng định vào nằm thì thấy một ông khách say xỉn đang trùm chăn trong đó”, Yến buồn bã kể.

Những lúc đợi khách, mấy cô gái trẻ lại túm tụm đứng nói chuyện về quần áo mới. Đó thường chỉ là niềm ước mơ của họ, bởi với mức lương từ 1 đến 1,5 triệu mỗi tháng, các em phải sống tằn tiện, khộng mua gì thì mới có tiền gửi về cho bố mẹ. Duyên (20 tuổi, quê Nghệ An, làm cùng quán với Yến) tâm sự: “Nhà còn một đứa em trai nữa, em gửi về cho bố mẹ một triệu, có khi triệu hai mỗi tháng. Làm suốt cũng không đi đâu, cũng không tiêu gì cả”.

Cũng vì thương bố mẹ ở quê nghèo, vất vả mà những đứa con đi làm thuê phải cố gắng. Chúng sợ bị đuổi việc thì không biết làm gì. Sợ về sớm thì không có tiền mang về quê. Nhiều nỗi lo lắng bao trùm lên nỗi thèm thuồng sự ấm áp của quê nhà. “Về nhà đun bếp rơm, bếp củi nhưng thấy ấm hơn trên này nhiều”, Duyên bảo.

Cùng cảnh với những thiếu niên "chạy bàn", các em gái làm thuê cho những cửa hàng cắt tóc gội đầu hay bán hoa cũng tất bật không kém vào dịp cuối năm. Vất vả, lương thấp nhưng các em vẫn cố bám trụ chỗ làm trong những ngày giá rét này để kiếm thêm đồng ra đồng vào cho gia đình nghèo ở quê.

Trang (quê Thái Bình, nhân viên bán hoa ở cửa hàng trên phố Nguyễn Khuyến) đang mải mốt bó hoa cho khách, hai bàn tay em nứt toác, mấy đầu ngón tay phải quấn băng dính (để tránh lạt cứa đứt tay), bộc bạch: “Ngày thường bọn em làm cả tháng được 1 triệu rưỡi thôi, nhưng ngày lễ hay giáp tết mà chịu khó ở lại làm thì được tính tiền theo ngày, mỗi ngày một trăm nghìn”. Gia đình thuần nông, kiếm được đồng tiền cũng khó khăn nên cô gái trẻ đành về Tết muộn để có thêm tiền mang về cho mẹ.

Còn Như, phụ gội đầu cho một cửa hiệu cắt tóc làm đầu ở trong ngõ Cầu Giấy, Hà Nội, giơ đôi bàn tay bợt bạt, tím tái vì sục nước suốt ngày, bảo: "Ngày cuối năm, khách đến đông lắm, vì họ sửa soạn làm đẹp mà. Chẳng mấy khi có cơ hội đông khách thế này. Chị chủ trả thêm cho em 4 nghìn đồng một cái đầu, em phải cố thêm chút ít, chiều 30 mới về". Hỏi vì sao không đeo găng tay cho đỡ buốt, hỏng da, cô gái trẻ cười trừ nói "lúc ít người còn làm thế được, chứ đông khách mà đeo găng thì đến tối mới xong. Nhiều đêm về em phải ngâm tay nước muối cho đỡ nhức. Còn lưng cũng đau như dần vì đứng suốt cả ngày".

Hầu hết các bạn trẻ này đều dự định ngày 30 tết mới lên xe khách để về quê. Một cái tết muộn, nhưng họ đều hy vọng sự cố gắng của mình sẽ có ý nghĩa với gia đình và người thân. Món tiền đỡ khó khăn cho cha mẹ cũng sẽ làm cái tết ấm áp hơn.

Đồng Phương Thảo - T. An
๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥www.bootrip.me•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑
♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Tạo hiệu ứng rao vặt, chữ ký diễn đàn•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
22 Trả lời
8747 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 07, 2015, 11:47:25 AM
Gửi bởi Khương - Du lịch Nắng Đà Nẵng
0 Trả lời
3242 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 15, 2013, 02:38:48 PM
Gửi bởi vifotour
0 Trả lời
1310 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 27, 2014, 03:29:59 PM
Gửi bởi greenstar
1 Trả lời
2094 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 07, 2014, 10:51:03 AM
Gửi bởi thonguyen
0 Trả lời
572 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 08, 2016, 04:11:01 PM
Gửi bởi thaiha119

Thiên Đường – Vũng Chùa – Mộ tướng Giáp 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,500,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Tiền Giang - Bến Tre
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
595,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View