Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội  (Đã xem 21696 lần)

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #21 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:48:06 AM »
TƯỢNG VÀ ĐỀN VUA LÊ

Tượng vua Lê bằng đồng, đầu đội mũ bình thiên, tay cầm chỉ xuống hồ, được đặt trên một trụ đá, ở bên phía Tây Hồ Gươm, chỗ số nhà 18 Lê Thái Tổ. Tượng này mới xây dựng năm 1889 đời Thành Thái nhà Nguyễn. Phía sau tượng, có một ngôi đình cổ cũng hướng ra hồ Gươm, nhiều người nhầm gọi là đền Vua Lê. Đây là đình Nam Hương, thôn Tự Tháp. Còn ngôi đền duy nhất thờ Lê Lợi ở Hà Nội, trước đây nằm khoảng số nhà 20 -22 phố Lý Thái Tổ, sau đình bị hủy hoại, dân làng Kiếm Hồ mới chuyển về thờ ở tầng gác hai số nhà 7 phố Hàng Vôi.

THÁP RÙA

Xây trên gò Rùa ở phía nam Hồ, từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê Tầng dưới vốn là đình Tả Vọng, di tích cũ do Trịnh Giang xây từ thế kỳ 18. Năm 1884, một tên tay sai của giặc Pháp lấy cớ xây tháp lên  trên để làm “gối đăng sau” cho chùa Báo Ân ở phía đông hồ, nhưng chính là âm mưu đưa thi hài cốt bố mẹ y ra táng ở Gò Rùa, một mảnh đất rất tốt theo thuật phong thủy. Nhưng nhân dân biết đã bí mât đào hai nắm xương tàn ấy quẳng xuống hồ mất tăm.

Hồ Gươm im bóng Thap Rùa
Ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn…

 
Tháp Rùa gắn bó với Đền Ngọc Sơn trở thành một cảnh quan ngoạn mục tô điểm cho Hồ Gươm.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #20 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:43:18 AM »
ĐỀN NGỌC SƠN  

Dựng trên đảo Ngọc, một gò rất lớn nổi lên ở phía Bắc hồ Gươm. Đời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang xây cung Khánh Thụy tại đây để làm nơi hành lạc, sau bị Lê Chiêu Thống trả thù phá đi. Năm 1843, mọc lên một ngôi chùa nhỏ. Năm 1864, nhà văn nổi tiếng của Thăng Long là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ dựng lại thành đền với dáng vóc như bây giờ.

Từ cổng vào có cây Tháp Bút xây trên gò đá vốn là núi Độc Tôn cũ. Tháp mang trên đỉnh ngọn bút và trên ình ba chữ son “Tả thiên thanh” (viết lên trời xanh).

Hai bên lối đi là bảng rồng, bảng hồ biểu tượng cho sự thành đạt trong khoa cử thời phong kiến. Giáp cầu là Đài Nghiên, nghiên mực hình nửa quả đào đặt trên đầu 3 con ếch, hai bên cột là đôi câu đối:
     
Bát đảo, mặc ngân hồ Thủy mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao.


Nghĩa là :

Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hô
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi

Qua chiếc cầu Thê Hũc (giữ lại ánh mặt trời ban mai) bắc vồng sơn son nối với bờ Đảo Ngọc, đến lầu Đắc Nguyệt (được trăng) và cũng là cổng đền, với long mã và thần quy mang đồ thư đắp nổi ở hai bên.

Đền thờ thần văn học là Văn Xương đế quân, cùng Lã Đồng Tân và Quan Công thành Tam Thánh, phía trong thờ Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc.

Trước mặt đền có đình Trấn Ba (chắn sóng) mái cong duyên dáng nhìn thẳng ra Tháp Rùa. Cột trong đình có đôi câu đối

Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn


nghĩa là :

Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước
Văn cùng trời đất thọ như non.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #19 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:35:09 AM »
CỬA Ô QUAN CHƯỞNG

Đây là một trong 21 cửa ô của tòa thành ngoại vi Thăng Long cũ. Ô Quan Chưởng được xây dựng từ năm 1749, nay ở đầu phố Hàng Chiếu.

Cửa ô còn nguyên một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Trên tường còn gắn một tấm bia đá do Hoàng Diệu cho làm từ năm 1881, ghi lệnh cấm quân canh không được sách nhiễu dân qua lại cửa ô.

Cửa có ghi ba chữ lớn “Thanh Hà Môn”, gọi thế vì ở trên đất thôn Thanh Hà, tổng Đồng Xuân, bên cửa sông Tô Lịch xưa. Nhưng dân Thủ đô chỉ quen gọi là Ô Quan Chưởng. Lai lịch có thuyết như sau: ngày 20/11/1873, giặc Pháp gây hấn đánh thành Hà Nội. Chúng từ tàu chiến đậu ở bến sông Hồng kéo lên, xông vào cửa ô và đã gặp sự chống cự mãnh liệt của một toán quân ta do một viên Chưởng Cơ chỉ huy. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt từ sáng đến gần trưa, khi viên Chưởng Cơ và cả 100 người lính đều anh dũng hy sinh. Ô Quan Chưởng trở thành một chứng tích của tinh thần bất khuất của người Thăng Long – Hà Nội.

Long Thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #18 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:30:15 AM »
DI TÍCH NGỌC HỒI

Đền Ngọc Hồi xưa vốn là một chốt kiên cố của giặc Thanh trấn giữ hướng nam, chặn con đường tiến quân chính của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, phía nam Văn Điển 2km.

Quân Thanh tập trung ở đây những đội quân tinh nhuệ và nhiều tướng lĩnh cao cấp. Nguyễn Huệ nhận rõ tầm quan trọng của trận đánh Ngọc Hồi nên đã trực tiếp chỉ huy. Ngày 4 tháng giêng năm Kỷ Dởu (1789), nhà vua buộc khăn vàng vào cổ tỏ ý quyết chiến và cưỡi voi vào trận. Đội voi chiến hơn trăm con cùng với nghĩa quân ào ạt tiến lên ném hỏa pháo nổ vang trời. Ngọc Hồi chìm trong bão lửa. Hàng vạn quân Thanh bị diệt. Tướng giặc Trương Triều Long, Thương Duy Thăng, Hứa Thế Hanh đều bị tử trận.

Tàn quân giặc rút chạy về Đầm Mực (nay thuộc xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì) lại bị cánh quân của đô đốc Bảo đón sẵ tiêu diệt nốt.

Vết tích đền Ngọc Hồi không còn, nhưng trong xã vẫn còn những tên đất in dấu lịch sử như Nền Đồn, Đồng Đồn, Cây đá Đồn…

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, thành phố đã xây dựng Đài kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi tại đây với hình tượng ba mũi tên trên tháp cao chĩa thẳng về hướng Thăng Long, biểu trưng cho 3 cánh quân Tây Sơn trong trận giải phóng kinh thành.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #17 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:25:02 AM »
LĂNG PHÙNG HƯNG

Phùng Hưng, tự là Công Phấn, quê ở xã Đường Lâm (huyện Ba Vì - Hà Tây) không rõ năm sinh. Cha làm quan lang. Thời trẻ ông và em là Phùng Hải nổi danh là đô vật, có sức khỏe, đánh hổ dữ, hay giúp đỡ người nghèo khổ. Năm 791, Phùng Hưng từ Đường Lâm khởi nghĩa đánh chiếm Tống Bình, đuổi bọn đô hộ nhà Đường. Ông dừng chân tại làng Triều Khúc ở phía Nam và Quảng Bá ở phía Tây thành Tống Bình (sau là Đại La) tuyển quân và tiếp lương để vây giặc .Đô hộ Cao Chính Bình sợ quá mà chết. Nghĩa quân giải phóng đất nước và tôn ông làm vua, là Bố Cái Đại Vương. Được 7 năm ông mất ở Tống Bình 789.

Lăng ông ở đất thuộc thôn Vạn Phúc, trại Kim Mã trước đây, nay nằm bên đường Giảng Võ, trong khu vực nhà máy thiết bị lạnh. Lăng không rõ năm xây, thấp bé, đơn sơ, có đề 4 chữ “Phùng Vương cố lăng” (lăng cũ vua Phùng) với đôi câu đối:

Anh hùng khai thác kham thiên cổ
Phụ mẫu xưng hô hợp vạn dân.


nghĩa là:

Sự nghiệp anh hùng truyền vạn thuở
Tôn xưng cha mẹ hợp muôn dân.


Nghe nói thi hài ông sau đã đưa về Đường Lâm.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #16 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:20:30 AM »
CÁC DI TÍCH VỀ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm nằm trên bờ bắc sông Đuống, cách ga Yên Viên 8km về phía Đông, còn có tên nôm là làng Gióng, quê hương của người anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết, lên ba tuổi đã cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt đánh tan giặc Ân xâm lược vào thời vua Hùng thứ 6.

Đền Gióng

Tương truyền thời vua Lý Thái Tổ cho dựng trên nền nhà cũ của ông Gióng ngay từ khi nhà vua dời đô ra Thăng Long. Đền còn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc của thời Lê Trung Hưng như chính diện, bái đường, nhà thiêu hương, nhà thủy đình để múa rối nước ở ao trước đền (1775). Tam quan được xây sau vào năm cuối thế kỷ 19. Tượng Thánh Gióng khá lớn đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng 6 quan văn, võ, 2 người hầu cận đứng, 2 phỗng quỳ và 4 viên cận, vệ binh. Hiện vật đáng chú ý ở Đền Thượng này là đôi rồng đá cách điệu làm bậc thềm, nét chạm khỏe và phóng khoáng; đôi sư tử đá tạc từ thời Lê Dụ Tông (1705), một số gạch trang trí rồng ở ven thềm đền; cỗ ngai thờ khá đẹp thời Lê, bia năm 1660; đôi chóe sứ cổ tương truyền là của bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ cung tiến cuối thế kỷ 18. Đặc biệt có nhiều hoành phi câu đối, đáng quý la câu đối của Nguyễn Du:

Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch
Địa lưu thần tích trấn Nam bang.


Dịch

Người thánh vốn trời sinh, dẹp tan giặc Bắc
Dấu thần lưu đất cũ, giữ vững nước Nam


Và Cao Bá Quát đã viết

Phá tặc thượng hiềm tam tuế vãn
Đằng không do hận cửu thiên đê


Dịch

Đánh giặc lên ba hiềm vẫn muộn
Vượt trời tầng chín giận chưa cao


ĐỀN MẪU

Còn gọi là đền Hạ, tên chữ là khánh Quang Điện, ở ngoài đê là nơi thờ bà mẹ Thánh Gióng. Đền được xây dựng năm 1693. Trước đền có ao hình bầu dục là nơi hàng năm tiến hành lấy nước rước về đền Thượng cúng. Cách đền Mộu nửa km về phía đông bắc là khu vườn cũ của mẹ Thánh Gióng, có bia đá đặt trong một nhà bia nhỏ và tảng đá in dấu chân người khổng lồ đã từng giẫm nát vườn rau này trong một đêm mưa, sau đó bà mẹ Gióng ướm thử chân vào đấy nên đã có mang sinh ra Gióng. Nơi này được gọi là Cố Viên (vườn cũ)

Miếu đền còn dấu Cố Viên
Sử xanh, bia đá lưu truyền từ xưa.


MIẾU BAN

Cũng thờ mẹ Thánh Gióng, ở nơi sinh ra người anh hùng. Sau miếu, trên mô đất nổi giữa giếng tròn có đặt một bể đá, một liền đá để ghi lại sự tích ấy.

Hội Gióng tổ chức vào ngày 09 tháng 4 Âm lịch là một cuộc diễn xướng tổng hợp ca múa nhạc, nhắc lại bản anh hùng ca của ông Gióng dẹp giặc Ân, một Hội trận truyền thống có quy mô lớn nhất vùng Hà Nội. Ca dao cổ còn nhắc:

Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi Hội Gióng cũng hư mất đời


Cạnh đền Thượng, còn có ngôi chùa Kiến Sơ, một ngôi chùa rất cổ, tương truyền nhà sư Võ Ngôn Thông đời Đường đã sang tu ở đây và mở ra phái Thiền Tông trong đạo Phật ở nước ta. Trong chùa có tượng Lý Công Uốn, người mở mang đền Gióng rồi sau về tu tại chùa này, ngoài ra còn có tượng 18 vị La Hán, đông thập điện, chuông đồng, khánh đá, bia trụ…

Ngoài cụm di tích Phù Đổng, còn hai nơi khác ở Hà Nội thơ Thánh Gióng.

ĐỀN SÓC XUÂN TẢO

Đền Sóc nằm ở thôn Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm. Tương truyền sau khi đánh tan giặc Ân, phi ngựa sắt đến bến Bồ Đề, dừng lại cho ngựa uống nước sông Hồng, dấu hcân ngựa còn in lại trên một phiến đá lớn ở thôn Phú Viên, ông Gióng tiếp tục hành trình ruổi ngựa qua sông, đi ngược lên đến bờ Hồ Tây, ông buộc ngựa vào gốc cây, xuống tắm mát, giở cơm nắm ra ăn, rồi mới phi ngựa lên núi Sóc bay về trời, để quên chiếc roi sắt. Nhân dân lập đền thờ ở nơi ông nghỉ lại, trên gò con Phượng cạnh gốc đa. Trước đền có cổng tam quan, cột trụ này từng là điểm liên lạc của Đảng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Lầu bát giác có một phiến đá tượng trưng cho nơi ông Gióng ngồi ăn cơm. Đền có một câu đối rất hay:

Ân tác tội dương tru, tam tuế nhung y trương nhất nộ
Sóc Sơn linh bất tán, đằng không thiết mã hể trùng lai.


Nghĩa là:

Tội ác giặc Ân quyết không tha, mới ba tuổi thơ, áo nhung đã tung bay vì căm giận
Khí thiêng núi Sóc còn nguyên vẹn, từ chín tầng thẳm, ngựa sắt hằng mong đợi thẩy quay về.


ĐỀN GIÓNG NÚI SÓC

ở trên núi Sóc, còn gọi là núi Phù Mã, núi Vệ Linh, nay ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, cách Đa Phúc 4km về phía Tây. Tại đây có hai đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đền Thượng làm từ thời Vua Hùng, nă m980, vua Lê Đại hành cho xây lại; Đền Hạ xây vào thế kỷ 19, năm 1898 đền bị cháy chỉ còn đôi ngựa gỗ là di tích cổ. Khu đền vừa được trùng tu lại khang trang, bên cạnh có chùa Đại Bi, Miếu Thánh Mẫu, nhà bia.

Tương truyền ông Gióng đánh tan giặc, về tới đây, cởi áo treo ở đồi Mã rồi phi ngựa thẳng lên núi cưỡi mây bay về trời. Trên núi, nay còn một mô đá hình như cái gốc cây, gọi là “cây cởi áo”.

Dưới chân núi, ở dốc Mã và làng Mã có rất nhiều ao chuôm, người ta bảo đó là dấu chân ngựa của Thánh Gióng, khi về đến đây ngài xoay ngựa khắp bốn phía. Ngựa hí vang trời rồi mới nhún mạnh bốn vó phóng lên trời.

Nhân dân trong xã cho biết: trước kia đền quay về hướng đông, tới đời Lê mới xoay về hướng Bắc với lý do “giặc thường từ hướng đó đến”, biểu lộ ý thức cảnh giác cao của cha ông ta trong truyền thống đánh giặc giữ nước. Hội đền Sóc Sơn mở vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch. Lời ca giao duyên xưa còn có câu:

Sóc Sơn là ngọn núi nào
Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh.


Hội đền ngay ở gần quốc lộ 3, có núi cao, rừng thông, hồ rộng tạo nên cảnh quan du lịch hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà thu hút sự quan tâm, thích thú của đông đảo khách nước ngoài. Từ trung tâm Thủ đô đến Đền Sóc chỉ hơn 40 km. Có thể đi băng 2 ngả đường Thăng Long – Nội Bài quặt xuống Phủ Lỗ rồi lên Sóc Sơn theo quốc lộ 3 hoặc đi qua cầu Gia Lâm, cầu Đuống rẽ lên Phủ Lỗ thẳng tới đền Sóc.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #15 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:15:59 AM »
THÁP HÒA PHONG

Tháp được xây bằng gạch mộc trên vủa hè bờ đông Hồ Gươm, cạnh đường Đinh Tiên Hoàng, trước cửa nhà Bưu điện hiện nay. Đây vốn là một cây tháp, di tích duy nhất còn lại của ngôi chùa Báo Ân nổi tiếng, còn gọi là chùa Quan Thượng dựng đời Minh Mệnh (1842) trên nền cũ của Lầu Ngũ Long trong phủ Chúa Trịnh. Sử sách ghi lại: chùa rộng 180 gian, có 36 nóc, Ca dao dân ca đã ca ngợi

Gần xa nô nức tưng bừng
Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên.


Chùa bị giặc Pháp phá đi năm 1892, lấy đất xây Bưu điện và phủ Thống Sứ.


GÒ ĐỐNG ĐA

Nằm bên đường phố Tây Sơn phường Quang Trung, quận Đống Đa. Khu vực này là nơi diễn ra trận chiến thắng oanh liệt của quân Tây Sơn với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) diệt tan đồn Khương Thượng của giặc Thanh. Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân ta từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào giải phóng Thăng Long.

Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác quân giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đăp cao thành gò gọi là “kình nghê quán” (gò tô chôn xác kình ghê - 2 loài cá dữ ngoài biển) nhằm biểu dương chiến công của quân ta và cảnh cáo bọn nước lớn xâm lược.

12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò đã mọc um tùm nên thành tên Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành chiễ gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian giặc Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực cùng với chiến thắng Đống Đa đã đập tan hoàn toàn 27 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long, trong niềm hân hoan của dân chúng kinh thành.

Mây tạnh, mù tan, trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói
“Cố đô vãn thuộc núi sông ta”
(Đào Khê - Ngô Ngọc Du)


Kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung và công viên văn hóa Đống Đa đã được xây dựng tại khu đất bên cạnh gò lịch sử này, trông ra phố được mang tên Đặng Tiến Đông, người chỉ huy trận  Đống Đa oanh liệt.

Hội chiến thắng Đống Đa – Khương Thượng thường mở vào ngày mồng 5 tết hàng năm với tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #14 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:09:59 AM »
THÀNH CỔ THĂNG LONG - HÀ NỘI

  Dựa vào truyền thuyết dân gian các di tích và di vật khảo cổ thì thành Thăng Long thời Lý giáp hồ Tây ở phía Bắc, sông Tô ở phía Tây, đường Cầu Giấy ở phía Nam, đường Lý Nam Đế ngày nay ở phía Đông. Như vậy là ở phía Tây của thành Thăng Long thời Nguyễn. Khu Hoàng Thành hình chữ nhật và rộng gấp đôi hoàng thành thời Nguyễn. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngọn núi biểu tượng của Thăng Long.

   Núi Nùng, sông Nhị chốn này còn ghi

  Ngoài hoàng thành là khu vực kinh thành, các phố phường của dân ở, có quy mô khá rộng, nằm trong dải tường đất bao quanh có tên là Đại La hoặc La Thành.

  Khu vực hoàng thành đã bị các cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến tàn phá thiêu huỷ gần hết vào đầu thế kỷ 13. Đến thời Trần, từ năm 1226, các cung điện, lâu đài được xây dựng lại, cơ bản trên nền cũ. Nhưng rồi bị 3 lần quân Nguyên xâm lược cướp phá, 20 năm giặc Minh chiếm đóng, Thăng Long lại thành những đống tro tàn, gạch vụn.

  Đến thời Lê, hoàng thành xây dựng lại rộng gấp đôi thời Lý - Trần, núi Nùng vẫn được giữ làm điểm trung tâm dựng điện Kính Thiên. Cuối Thế kỷ 18, cuộc tranh chấp quyền giữa vua Lê và chúa Trịnh lại dẫn đến cuộc tàn phá Thăng Long một lần nữa.

  Thành cổ Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn chỉ còn là một phần của khu vực hoàng thành thời Lê, địa giới phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía đông là đường Phùng Hưng, phía Nam là đường Trần Phú, phía tây là đường Hùng Vương bây giờ. Thành được xây năm   

CỬA ĐOAN MÔN

Trên phố Hoàng Diệu, chỗ chạc ba sang phố Bắc Sơn - nơi mới xây Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh cho nền độc lập - tự do của Tổ quốc, nhìn về phía thành thấy một toà nhà mái cong,  đó là lầu Ngũ Môn - cửa Đoan Môn lầu Ngũ Môn xây năm 1905, khi nhà Nguyễn phá thành cũ làm thành mới, trên cửa Đoan Môn là cửa cấm thành được dựng từ thời Lý. Do Đoan Môn có 5 cửa, nên lầu mới được tên là Ngũ Môn Lâu. Lầu Ngũ Môn Lâu dài hơn 13m, rộng 10m, cao 4,5m, mở ra ba cửa. Tầng trên mái chồng diêm, đao đình dài 6,5m cao 7m.

Cửa Đoan Môn trong ra phía câu lạc bộ Quân đội bay giờ, cách Cột Cờ 300m về phía Bắc. Đoan Môn có chiều dài 46,5m, ngang kể cả cánh gà 26,5m, cao 6m, ba cửa giữa mở đi thẳng vào Long Trì, hai bên có cửa cánh gà hình thước thợ, đi vào rẽ phải hoặc trái để nhập vào cửa chính. Trên cửa chính gắn cao 4m là tấm biển đá khắc hai chữ Đoan Môn dài 1,5m, rộng 0,7m.

THỀM ĐIỆN KÍNH THIÊN

Điện Kính Thiên tương truyền xây tren núi Nùng năm 1428 đã bị phá hết, chỉ còn lại nền và thềm đá tạc vào năm 1467. Đó là 4 thành bậc cửa đá chạm chạy dài suốt 9 cấp, tạo thành 3 lối đi lên điện. Hai thành giữa chạm hình rồng uốn khúc, đầu to nhô cao như đang bò từ trên điện xuống, sừng dài có nhánh, bờm mượt cuộn ra sau, lưng rông có kỳ nổi cao và sắc, mắt lồi, mộ chân rồng nắm lấy râu. Hai dãy thành bên, chạm những khối cuồn cuộn mây lửa và hoa lá cách điệu, nét chạm sắc sảo, điêu luyện, giữ được truyền thống điêu khắc dân tộc. Thành bậc ngang 13,7m, dọc 4,45m, cao bằng nền điện 2,1m, nói lên thế khang trang của điện Kính Thiên xưa.

Đây là một tác phẩm nghệ thuật quý của thời Lê sơ còn lại.

CỘT CỜ

 Dựng năm 1812 ở trước mặt điện Kính Thien, phía Nam thành nội, cột cờ cao hơn 40m, hình tám cạnh, đứng trên ba cấp hình vuông. Cấp dưới cùng mỗi cạnh dài 42m, cấp trên cùng mỗi cạnh 13m. Cấp giữa mở 4 cửa, chỉ 3 cửa có tên là Nghênh Húc (đón ánh nắng mai) ở phía đông, cửa Hướng Minh (hướng về ánh sáng) ở phía Nam và cửa Hồi Quang (ánh sáng pản chiếu) phía tây. Có cây cầu thang xoáy ốc, 51 bậc dẫn lên tới đỉnh cao. Lúc mới xây, đỉnh cột cờ chưa có mái, khoảng năm 1895 mới làm mái có lầu quan sát và thông tin ban đêm bằng tín hiệu đèn với các vùng phụ cận, trên lầu mang biển chữ "Kỳ đài". Cột bát giác có 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình rẻ quạt ở các cạnh để thông hơi và soi sáng.

Hồi 15h ngày 10/10/1954, sau khi vào tiếp quản Thủ đô Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ chào cờ tại đây dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vương Thừa Vũ, chủ tịch Uỷ ban quân quản HàNội. Sau hồi còi Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng đã kéo lên cao bay phấp phới trên đỉnh cột, với niềm vui của hàng vạn đồng bào Thủ đô tới tham dự. Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị và 12 chiến sĩ thi đua xuát sắc của bộ đội giải phóng Thủ đô được vinh dự đứng gác phiên gác đầu tiên trên kỳ đài.

Sau ngày giải phóng Thủ đô, Cột Cờ đã được trùng tu hai lần: 12/1959 và 11/1989. Nay Cột Cờ đã mở cửa cho nhân dân vào tham  quan.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #13 vào: Tháng Tám 01, 2008, 08:05:16 AM »
NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI

Xây dựng trên khu đất cao vốn là chân tháp Bảo Thiên nổi tiếng của Thăng Long có từ thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Nhà thờ Lớn khánh thành đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887). Đây là một kiến trúc khá đồ sộ. Hai gác chuông hai bên cao 30m với những trụ đá to nặng bón góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Nhà thờ được thiết kế theo kiểu kiến trúc Gôtích rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời phục hưng ở Châu Âu. Ngoài các lễ trọng của công giáo về Chúa Giêsu và Đức mẹ, xứ đạo Hà Nội còn tổ chức lễ rước thánh Quan thày của địa phận Hà Nội là Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #12 vào: Tháng Tám 01, 2008, 07:59:00 AM »
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

  Văn miếu xây dựng năm 1070 đời Lý Thánh Tông, thở Khổng Tử, vị tổ sư của Nho giáo và là nơi con vua tới nghe giảng sách. Năm 1076 xây thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta. Thời Trần gọi là Viện Quốc Học, Thời Lê gọi là nhà Thái Học.

  Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có quy mô khá rộng, chiều dài 306m, mặt trước rộng 61m, mặt sau 75m, nằm trong bức tường thành bằng gạch vồ, xây bao quanh năm 1833. Xưa kia, thuộc đất hai làng Cổ Giám và Văn Hương, nay thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Cổng lớn mở ra phố quốc Tử Giám xây theo kiểu tam  quan, còn hai thành bậc cửa bằng đá xanh, tạc hình mây xoắn, và hoa lá cách điệu, tạo dáng con sấu đứng chầu, kiến trúc của thời Lê sơ. Qua sân thứ nhấtđến cổng Đại TRung. Hai bên có hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Vào sân thứ 2 có Khuê Văn Các, xây năm 1085 làm nơi bình văn thơ. Gác “Vẻ đẹp sao Khuê” hai tầng, chồng diêm, tám mái, nền vuông, nửa trên là gác gỗ, lan can con tiện bao quanh với trang trí đề tài bát bảo. Bốn cửa tròn mở ra bốn phía gắn trong khung vuông có những đường nối tượng trưng cho ánh sao Khuê đang toả sáng. Hai cổng nhỏ hai bên gác có tên Súc Văn (văn hàm súc) và Bí Văn (văn sáng đẹp).

  Gác Khuê Văn soi bóng xuống mặt nước giếng Thiên Quang hình vuông, bao lan xây quanh ở sân thứ 3. Hai bên là hai dẫy bia đá lớn, gồm 82 chiếc, dựng trên lưng rùa đá, ghi tên những ngời đỗ trong 82 khoa thi từ năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779).

  Qua dãy bia đến cửa Đại Thành, vào sân thứ tư là khu vực chính của Văn Miếu gồm nhà Đại Bái và Hậu Cung. ở đây còn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc và các bức tranh gỗ thời Lê, bức hoành “Cổ Kim nhật nguyệt”, quả chuông Bích Ung do Nguyến Nghiễm (cha Nguyễn Du) làm năm 1768, tấm khánh đá Thọ Xương, vốn ở Văn Chỉ Thọ Xương đưa về. Thời giặc Pháp tạm chiến Thủ đô, năm 1947, chúng đã phá trụi khu nhà Thái Học cũ và đền Khải Thánh ở phía sau, nay chỉ còn nền và hai cột đá, bốn nghiên đá. Hai dãy nhà tả, hữu vu trước nhà Đại Bái cũng mới được xây dựng lai sau ngày Thủ đô giải phóng; vừa qua, lai xây nhà để bảo vệ bia đá.

  Văn miếu ngày nay không chỉ là di tích văn hoá - lịch sử, một danh thắng mà cònl à nơi nhân dân Thủ đô tổ chức các buổi bình thơ, ngâm thơ của các thời đại. Mùa xuan năm 1962, Bác Hồ đã tới dự một buổi sinh hoạt thơ của các cụ phụ lão tại nhà Đại Bái vào đúng ngày mồng một Tết, Bác đọc tặng các cụ hai câu thơ.

Tuổi già nhưng chí không già
Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh.


  Để phát huy tác dụng của di tích trong công cuộc xây dựng Thủ đô, Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thành lập tại đây, với các hội thảo, đề tài nghiên cứu, sinh hoạt văn hoá dân gian, trưng bày các hiện vật lịch sử, tác phẩm văn nghệ của Hà Nội cổ là chiếc cầu nối giữa xưa và nay, góp phần làm giàu thêm vho kho tàng văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #11 vào: Tháng Bảy 31, 2008, 08:34:42 AM »
Chơi gian thế u? :))
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #10 vào: Tháng Bảy 30, 2008, 11:53:15 PM »
ĐỀN BÍCH CÂU

Nguyên tên là đền Bích Câu đạo quán, ở phường Bích Câu xưa, nay mang số nhà 12 phố Cát Linh quận Đống Đa, gần Văn Miếu. Đây vốn là nơi tu luyện của những người theo đạo Giáo, tức đạo Lão, học thuyết thần tiên. Đây cũng là nơi diễn ra câu chuyện tình của anh thư sin hnghèo Tú Uyên, có chiếc nhà tranh dựng trên gò Kim Quy cạnh hồ Phượng, với cô tiên nữ Giáng Kiều tình cờ gặp trọng hội chùa Ngọc Hồ. Truyện này đã được bà Đoàn Thị Điểm ghi lại trong tiểu thuyết Bích Câu kỳ ngộ (cuộc gặp kỳ lạ bên Ngòi Biếc). Tương tuyền đền dựng ngay trên nền nhà cũ của Tú Uyên từ năm Hồng Đức thứ 16 thời Lê (1485), đầu Nguyễn có tu bổ. Thời kỳ giặc Pháp tạm chiếm đã đốt phá đền, năm 1953 mới sửa lại như ngày nay.

THÀNH CỔ LOA

Thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, nằm bên quốc lộ số 3, cách Hà Nội 17km về phía Bắc. Đây là vùng đất đô thành của nước Âu Lạc, thế kỷ 3 trước Công nguyên, của triều đại An Dương Vương và là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến độc lập với vua Ngô Quyền vào năm 939.

Cổ Loa là đất đế kinh
Trông ra lại thấy toà thành tiên xây.


Thành Cổ Loa do An Dương vương xây dựng, theo truyền thuyết có 9 lớp thành, nay chì còn dấu vết của ba lớp: thành trong, thành giữa và thành ngoài l*ng vào nhau. Cả ba vòng thành dài khoảng 16 km, rộng hơn 400ha. Sông Thiếp tức Hoàng Giang làm hào thiên nhiên bao quanh, trước còn nối với sông Hồng và sông Cầu, nên Cổ Loa đã từng là cảng lớn của nước ta.

Với chiều cao trung bình của tường thành nay là 5m, mặt rộng từ 6 đến 12m, chân thành từ 20 đến 30m, chỉ tính 3 vòng thành còn lại khối lượng đất đắp đã trên 2 triệu m3, chứng tỏ Cổ Loa là một công trình xây dựng đồ sộ, một thành tựu lao động to lớn của nhân dân ta thời xưa. Về mặt quân sự, Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố và lợi hại. Mặt ngoài thành dựng đứng như bức tường cản giặc. Mặt trong thoai thoải gần thành những bậc thang để quân lính đi lại tuần tra canh gác và vận động lên mặt thành nhanh chóng. Phía ngoài sát chân thành có hào sâu nối với sông Hoàng trở thành những đường vận chuyển của quân thuỷ rất lợi hại. Cấu trúc của thành Cổ Loa cũng đặc biệt. Thành trong cùng là một hình chữ nhật cân xứng. Còn hai vòng thành ngoài không có hình dáng rõ rệt, khoảng cách giữa các vòng cũng không đều, cho nên nhìn chungnhư xoáy ốc vì vậy mà có tên là Loa thành (Thành ỐC). Những di tích phụ thuộc vào thành cổ còn có Gò Cột Cờ, Ngự Xạ Đài, Gò Đống Sắn, Gò Đống Chuông, Gò Đống Giáo, Gò Pháo Đài… những vọng gác được gọi là "hoả hồi" và dấu vết các cửa thành.

Truyền thuyết kể rằng: Khi xây Thành ốc cứ đắp thành cao lại đổ phải nhờ có Trấn Tiên Huyền Vũ trừ yêu gà trắng, thành mới xây xong. Sau lại có thần Kim Quy hiện lên ở sông Hoàng, chỗ này có chiếc cầu đá vào chợ Sa, Thần cho móng làm lẫy nỏ thần để giữ nước.

Sau 50 năm trị vì, vua Thục mắc mưu Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu và ở rể. Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần để vu cha đem quân sang cướp nước Âu Lạc. Ngày quân Triệu chiến thắng cũng là ngày bi thảm của mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.

ĐỀN THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG

Xây dựng năm 1687 đời Lê Hi Tông, sửa lại năm 189 thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm năm 1716, tượng đồng vua Thục năm 1897, nặng 255kg.

GIẾNG NGỌC

Ngay trước đền, là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền đây là nơi sau khi phản bội Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần, cho nên thành tên.

AM BÀ CHÚA

Ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mở lối đi vào am. Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng: Sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Trên tường Am có bức hoành khắc bài thơ chữ Hán của nhà thơ Chu Mạnh Trinh

Dinh Ngự Triều Di Quy

Xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong. Cột đình có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, một thủ lĩnh Cần Vương chống Pháp.

Tặc đáo Loa thành tùy diệt một
Điện vô quy nỗ dũ uy linh


nghĩa là

Giặc đến thành Loa theo diệt hết
Điện không nỏ báu vẫn linh thiêng


Hội đền Cổ Loa tổ chức vào đầu xuân hàng năm “chết bỏ con cháu, sống không bỏ mồng sáu tháng giêng”.

Cổ Loa còn là một khu di chỉ khảo cổ quan trọng với nhiều hiện vật đã được khai quật thời kỳ đồ đá, đồ đồng… chứng minh đây là nơi cư trú của những người nguyên thủy. Mới đây lại tìm thấy trống đồng ở ngay khu thành nội. Những di tích quý giá đó càng làm cho Cổ Loa có bề dày lịch sử thật đáng trân trọng, thật đáng tự hào.
 
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #9 vào: Tháng Bảy 30, 2008, 11:47:03 PM »
ĐỀN QUÁN THÁNH

Quán Trấn Vũ quen gọi là đền Quán Thánh do đọc chệch chữ Quán Thánh mà ra, ở cuối đường Thanh Niên, nhìn thẳng ra hồ Tây. Quán được dựng vào thời Lý Thái Tổ mới dời đô đến Thăng Long, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thánh của đạo Giáo, để trấn giữ yêu quái ở phía Bắc kinh thành. Theo thuyết ngũ hành, phương băc màu đen nên gọi là “huyền” và sắc phục của thân đều là màu đen. Khi khoa cử mở rộng, đền còn thờ thêm Văn Xương đế quân, vị sao chủ về văn học và sinh ra tục nhà nho thường đến lễ vào ngày 01 tháng 6 âm lịch, ngủ lại chùa xin thần ứng mộng cho biết khoa thi này thi cử ra sao!

Quán được trùng tu lớn vào các năm 1677, 1893. Đời Lê Hy Tông, cho đúc tượng Trấn Vũ bằng đồng đen cao 3,96m, nặng 4 tấn năm 1681, rồi lại xây bệ đá cao 1,2 m đặt tượng lên năm 1894. Tượng Trấn Vũ cao lớn, mặc áo đạo sĩ đen, xõa tóc, không đội mũ, chân đất, tay trái giơ lên bắt quyết, tay pahỉ chốngkiếm xuống lưng một con rùa, có rắn lưo quanh kiếm. Theo truyền thống, rắn và rùa là hai con vật tượng trương của thần trấn phương Bắc. Đây là một công trình nghệ thuật của thế kỷ 17. ở gác tam quan có treo một quả chuông cao gần 1,5m đúc cùng thời với tượng Trấn Vũ. Tiếng chuông này đã được ghi vào ca dao cổ:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

 
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #8 vào: Tháng Bảy 30, 2008, 11:42:10 PM »
ĐÌNH, CHÙA QUẢNG BÁ

Đình làng Quảng Bá, còn gọi là Quảng Bố – một trong những phường cổ của Thăng Long, thờ Phùng Hưng, anh hùng khởi nghĩa từ đất Đường Lâm (Sơn Tây) đem quân về vây hãm Tống Bình. Ông có đóng quân ở đây, nên sau khi lên làm vua được 7 năm thì mất, dân làng tôn làm thành hoàng. Đình có bia đá tạc năm 1841 ghi lại sự tích vua Phùng Hưng vào thế kỷ 8, nhân dân quen gọi là bia Bố Cái. đình còn đôi câu đối khá hay:

Bắc khấu để bình, vạn cổ sơn hà khai quốc thống,
Nam bang phi mạo, triệu nhân phụ mẫu ký dân bi

Tạm dịch

Giặc Bắc dẹp yên, muôn thuở vững non sông, ghi công mở nước;
Nước Nam vùng dậy triệu người tôn cha mẹ, bia tạc lòng dân.

Đình Quảng Bá còn là nơi vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 29/9/1962 trong đợt phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe con người.

Chùa Quảng Bá có tên chữ là Quảng Bố Tự, còn gọi là chùa Long Ẩn.

Chùa do Công chúa Ngọc Tú, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657) xây dựng từ năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628). Thời Nguyễn bắt đổi là Sung Ân rồi Hoàng Ân.

Tiễn sĩ Vũ Tông Phan có bài thơ vịnh cảnh chùa vào đầu thế kỷ 19 như sau:

Dich:

Lá thuyền nhè nhẹ ghé thăm chùa
Sắc nước hương hoa chim hát đua
Hóng mắt tắm ven vòm lá rậm
Một bầu thế giới biết đâu thu.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Các địa danh và danh thắng ở Hà Nội
« Trả lời #7 vào: Tháng Bảy 30, 2008, 11:37:02 PM »
ĐÌNH VẼ

Đình làng Vẽ (Đông Ngạc) huyện Từ Liêm kiến trúc chữ Quốc với 2 tam quan đồ sộ: tam qan ngoại cao ngang đê, tam quan nội 3 cửa thông suốt đường gạch vào tới sân đình rộng hàng sào. Đại đình có 2 bái đường nỗi lớp 9 gian, trung cung 3 gian, hậu cung 3 gian, tả hữu và mỗi bên 7 gian, quy mô là một ngôi đình lớn.

Đình thờ ba thành hoàng: Thần độc Cước, Lê Khôi – tướng của Lê Lợi và Thổ thần.

Đình còn thờ Phụ Mạc Quận công, vị tướng thời vua Hùng và 2 người có cống hiến đất làm đình năm 1635 và người xây lại đình năm 1718.

Bái đường có 2 đôi hạc: đôi bằng đồng cao 2m, đôi bằng gỗ sơn cao 3m, 3 bộ kiệu bát cống, long đình đòn rỗng sơn son thiếp vàng. Đáng lưu ý là bộ tranh cổ thời Lê treo ở đại đình minh họa cho 16 chữ Hán theo kiểu liên hoàn: bách, côc, phong, đăng, vạn, niên, kỳ, phúc, chúc, thọ, thánh, hoàng, tư, dân, an, thái. Lại có 8 bức khác đặt trên giá gỗ ca ngợi các nghề: ngư, tiều, canh, mục, sĩ, nông, công, cổ. Mỗi tranh có đề một bài thơ Đường luật. Có nhà phê bình mỹ thuât hiện đại đã khen: “Màu sắc tuyệt đẹp nét bút tinh vi…”

Nhà bia có 7 tấm bia đặt trên lưng rùa đá. Bia cổ nhất là Dương Hòa năm thứ nhất (1635) ghi việc làm lại đình to. Bia gần đây nhất dựng năm 1944 ghi tiểu sử vị tiến sĩ người làng là Phan Phu Tiên.
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
4103 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 28, 2008, 09:29:32 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
3247 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 08, 2010, 03:05:30 PM
Gửi bởi duydulich
0 Trả lời
3157 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 25, 2010, 01:48:29 PM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
1773 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 06, 2014, 01:49:28 PM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
3054 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 22, 2016, 02:27:02 PM
Gửi bởi tamtran234

Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Bà Nà Hills - Cầu bàn tay: đường lên tiên cảnh
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,020,000
Đặt ngay
Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
180,000
Đặt ngay
Hà Nội - Hạ Long
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,044,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View