Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Cẩm nang du lịch Phú QUỐC  (Đã xem 1941 lần)

Đã thoát ra huong_hoanggia

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 24
    • Công ty du lịch Hoàng Gia
Cẩm nang du lịch Phú QUỐC
« vào: Tháng Ba 05, 2013, 12:03:44 PM »
Cẩm Nang Du Lịch Phú Quốc
« …Một hòn đảo giữa trùng khơi dào dạt
Lấp lánh ngọc trai bảy sắc cầu vồng… »

Xin mời du khách cùng gia đình đến thư giãn tại Phú Quốc, nơi được mệnh danh « Thiên đường của biển »! Quanh đảo là những bờ cát vàng tạo nên các bãi biển tuyệt đẹp.
Tắm biển tại bãi Sao- một trong những bãi biển đẹp nhất tại đây, du khách sẽ đón từng làn gió làm cuộn lên những gợn sóng nhẹ nhàng xua tan cơn mệt mỏi sau chuyến bay vượt trùng dương xanh thẳm.
 Du khách còn tham quan mội nơi rất độc đáo: Công nghệ nuôi cấy ngọc Trai, một loại sinh vật biển khó tính mà con người đã khéo léo khai thác để phục vụ cho cái đẹp. Phú Quốc giàu có không chỉ với những sản phẩm nổi tiếng như nước mắm, tiêu sọ… mà còn sở hữu những cảnh đẹp hoang sơ quyến rũ bước chân du khách: suối Tranh, bãi biển Gành Dầu, rừng nguyên sinh bắc đảo…

« …Công chúa trân châu mở to đôi mắt,
Đã qua rồi giấc ngủ hồng hoang… »

Quần đảo Phú Quốc gồm hơn 37 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vùng biển Tây Nam có tổng diện tích 600km².
Trong số này, Phú Quốc là đảo lớn nhất, có hình dáng như một con cá khổng lồ, miệng há rộng ở phía Bắc (cách thị xã Hà Tiên, Kiên Giang khoảng 50km) đuôi nằm về phía Nam (cách thành phố Rạch Giá) 120km. Vùng đất xa xôi này luôn có sức cuốn hút mãnh liệt đối với du khách thập phương bởi sự kỳ bí mà cho tới giờ vẫn còn nhiều người chưa biết tới...

Chỉ những người sống lâu năm ở Phú Quốc mới biết rằng ở chân núi Bãi Xếp nằm về phía Nam đảo có một hang động thờ Phật, trên vách đá vẫn còn in rõ dấu khắc bản minh văn chữ Hán, do một nhà sư đến tu hành và dựng lên cách đây hơn 1.500 năm. Những người già trong vùng cũng kể rằng, đã có một thời Phú Quốc là thương cảng sầm uất, là điểm dừng chân của những thương thuyền chèo bằng sức người trên hải trình từ Bắc vào Nam, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại.

Nhưng Phú Quốc chỉ thực sự được đánh thức vào mùa thu năm 1708. Mạc Cửu- một người Hoa quê Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đã chạy sang hàng phục Chúa Nguyễn, khai khẩn vùng đất này, đặt vào trấn Hà Tiên. Cư dân của Phú Quốc lúc bấy giờ chủ yếu là người Việt, người Hoa gốc Hải Nam và một số ít người Cao Miên (Khmer) sinh sống bằng nghề khai thác tài nguyên biển đảo. Những sản vật quí giá hơn vàng ở đảo như ngọc trai, trầm hương, nhân sâm, hậu phát, đồn đột... đã thu hút cư dân tứ xứ đến khai hoang lập nghiệp trên đảo và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dần trở nên nhộn nhịp. Để phòng những cuộc tấn công bất ngờ của hải tặc, năm 1735 tổng trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tích lên thay cha (Mạc Cửu) đã ra tay trấn cướp và còn cho lập trên đỉnh núi Hòn Chảo (thuộc xã Gành Dầu ngày nay) một đàn trời rộng lớn làm nơi đốt lửa báo nguy cho Phương Thành (Hà Tiên) khi cần ứng cứu.

Vì sao có lắm  “Bãi Ngự”

Nhiều người không khỏi thắc mắc, vì sao đảo Phú Quốc và nhiều đảo nhỏ hơn như Thổ Chu (còn gọi là Thổ Châu), đảo Hòn Thơm... vốn nằm khá xa đất liền lại có hàng chục địa danh “bãi ngự”. Điều có thể lý giải là vua Gia Long-Nguyễn Ánh trong thời gian bôn tẩu, đối đầu với nhà Tây Sơn đã ít nhất 4 lần phải dùng thuyền chèo chạy trốn ra đảo Phú Quốc. Lần đầu tiên là vào năm 1780, khi bị truy đuổi khắp nơi trong đất liền, Nguyễn Ánh cùng gia quyến, cận thần đã chạy ra Phú Quốc và lưu lại trong thời gian ngắn để tiếp thêm lương thực.

Lần thứ hai là vào tháng 5 năm 1782, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh tan tác lại phải giong buồm chạy ra đảo Phú Quốc. Quyết không để sổng địch quân như lần đầu, nhà Tây Sơn đã cho đại quân truy nã và đổ bộ lên Phú Quốc. Nguyễn Ánh khi ấy đang đóng quân tại Bãi Khem, phía Nam đảo bị dồn vào bước đường cùng, đành cởi áo bào đổi cho một viên quan cận thần rồi xuống thuyền nhỏ chạy ra biển. Viên quan cận thần kia đã liều mình cứu chúa và bị đối phương “lấy thủ cấp” tại trận. Khi quân Tây Sơn phát hiện ra bị lừa thì  Nguyễn Ánh đã tới được Côn Đảo.

4 năm sau, bị dồn vào bước đường cùng, Nguyễn Ánh lại phải chạy ra Phú Quốc, rồi để vợ con lại đảo, trở lại Nam Kỳ đương đầu với Tây Sơn. Trước sự ca thán của nhân dân Phú Quốc về việc hải tặc lộng hành, năm 1795 Nguyễn Ánh thống lĩnh hạm đội hàng mấy chục chiến thuyền lần thứ tư ra đảo, diệt và bắt sống 80 tên, thu nhiều vũ khí, trong đó có cả súng đại bác. Khi lên ngôi vua (năm 1802) Nguyễn Ánh đã không quên Phú Quốc từng là nơi ẩn náu của mình, đã dùng uy quyền kêu gọi và tạo mọi sự dễ dàng cho dân cư ra đảo lập nghiệp. Đây là giai đoạn Phú Quốc phát triển cực thịnh. Tên gọi Bãi Ngự- những nơi vua Gia Long đã từng cặp thuyền, đổ quân trong thời gian đương đầu với quân Tây Sơn- ra đời trong giai đoạn này.



Một trong những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam là nước mắm Phú Quốc. Sản phẩm có bề dày lịch sử hơn 200 năm này chỉ có thể sản xuất tại đảo Phú Quốc, bằng nguyên liệu và vật liệu có sẵn ở địa phương. Người ta chọn các loại cá cơm còn tươi nguyên: Cơm than, cơm lép, cơm đỏ, sọc tiêu, sọc phấn và phấn chì rửa sạch, rồi chượp với muối trong thùng gỗ to, ghép bằng cây bời lời, vên vên hoặc cây chai. Thời gian ủ chượp có khi kéo dài trên 1 năm. Thời gian ủ càng lâu thì độ đạm càng cao, nhưng ít thơm và màu bị sậm hơn.

Hiện tại Phú Quốc có gần 100 nhà thùng, mỗi năm sản xuất ra từ 10-12 triệu lít nước nắm. Một số nhà thùng lâu năm ở Phú Quốc cũng làm ra nước mắm “lú”, không phải để ăn mà là để...trị bệnh. Cách làm nước mắm “lú” rất đơn giản: Người ta chọn loại nước mắm “nhỉ” Phú Quốc (nước mắm đợt đầu, “nhỉ” ra từ thùng chượp, vốn có độ đạm rất cao) cho vào các hũ sành, chai thủy tinh, bít kín miệng rồi chôn xuống đất, chôn càng lâu thì càng có giá trị. Có nhà thùng sở hữu lọ nước mắm “lú” chôn dưới đất gần trăm năm, do ông bà để lại và xem đó như là một báu vật. Theo kinh nghiệm dân gian, nước mắm “lú” có thể chữa được nhiều bệnh, như nấc cục, viêm dạ dày, viêm khí quản, suy nhược cơ thể, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương...

Nhiều người thừa nhận công dụng chữa bệnh của nước mắm “lú” nhưng chưa ai lí giải thỏa đáng vì sao lại có tên gọi nước mắm “lú”. Có người cho rằng, để không quên nơi chôn nước mắm, người ta thường cắm một khúc cây nhú lên mặt đất làm dấu. Vậy nên có thể do lâu ngày người ta gọi trại ra thành “lú”, chứ đáng ra phải gọi là nước mắm “nhú”. Cũng có người nói, do lâu ngày người ta quên mất nơi chôn nước mắm, khi muốn tìm bỗng “lú la lú lẫn” không biết tìm đâu, nên có tên nước mắm “lú”.
Công ty du lịch Hoàng Gia. Tel: 08.39110030 - 08.39110054 - 08.39105628
VP: MB Bank Building, 2A Nguyen Thi Minh Khai, F Dakao, Q1
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2009 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 15, 2011, 05:44:26 PM
Gửi bởi dulichmuasam
0 Trả lời
1802 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 02, 2012, 01:27:10 PM
Gửi bởi smartnetmedia
0 Trả lời
2295 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 13, 2016, 04:07:45 PM
Gửi bởi Nguyenduythi
11 Trả lời
4125 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 14, 2017, 09:29:33 AM
Gửi bởi Kẹo Đắng
0 Trả lời
931 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 11, 2017, 01:49:33 PM
Gửi bởi intertour2007

Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay
ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Động Phong Nha - Kẻ Bàng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay
Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View