Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  HÌNH ẢNH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC-QUÊ HUƠNG SÓC TRĂNG  (Đã xem 10335 lần)

Đã thoát ra conan2001

  • Administrator
  • Lữ hành cấp 6
  • *****
  • Bài viết: 2418
Re: HÌNH ẢNH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC-QUÊ HUƠNG SÓC TRĂNG
« Trả lời #5 vào: Tháng Chín 14, 2010, 10:19:51 AM »
hic hic , thèm chết mất thôi ! Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin  :D !
www.topo.vn - Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
www.tiepthiquangcao.com - Tiếp thị là sáng tạo.
 

Đã thoát ra huongtram

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 67
Re: HÌNH ẢNH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC-QUÊ HUƠNG SÓC TRĂNG
« Trả lời #4 vào: Tháng Chín 09, 2010, 10:20:38 AM »
Rất đẹp và gần gũi đúng phong cách làng quê VN. Miền tây yêu dấu nhìn là muốn làm một chuyến rùi
 

Đã thoát ra quehuongsoctrang

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 10
Re: HÌNH ẢNH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC-QUÊ HUƠNG SÓC TRĂNG
« Trả lời #3 vào: Tháng Chín 01, 2010, 10:08:32 AM »
đặc sản sóc trăng



bún vịt nấu tiêu



bánh pía



bánh cống





bún cá



bún gỏi già

 

Đã thoát ra quehuongsoctrang

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 10
Re: HÌNH ẢNH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC-QUÊ HUƠNG SÓC TRĂNG
« Trả lời #2 vào: Tháng Chín 01, 2010, 09:59:46 AM »
sóc trăng nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng của người dân tộc khơ me.
mời ace tham khảo các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng
TỔNG QUAN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Vị trí
Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14'-9°56' vĩ độ bắc và 105°34'-106°18' kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km.

Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.

Đất đai
Tổng diện tích: 322.330 ha
Đất ở: 4.725 ha
Đất nông nghiệp: 263.831 ha
Đất lâm nghiệp: 9.287 ha
Đất chuyên dùng: 19.611 ha
Đất chưa sử dụng: 24.876 ha
Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m.

Sông
Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.

Hành chính
Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng.

Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa).

Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.

Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 1 Thành phố Sóc Trăng 2. Huyện Châu Thành 3. Huyện Long Phú 4. Huyện Cù Lao Dung 5. Huyện Mỹ Tú 6. Huyện Thạnh Trị 7. Huyện Vĩnh Châu 8. Huyện Ngã Năm 9. Huyện Kế Sách 10. Huyện Mỹ Xuyên 11. Huyện Trần Đề Các thành phố và huyện lại được chia làm 109 xã, phường và thị trấn.

Dân cư
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.223,3 km². dân số (theo kết quả điều tra ngày 01/04/200) là 1.289.441 người. Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có khoảng 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.

Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang). [2] ==

Quy Hoạch
Văn hóa
Có nền văn hóa ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với nhiều màu sắc hấp dẫn.

Ẩm thực
Bánh pía là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuát khẩu đến các nước trên thế giới.
Lạp xưởng
Bún nước lèo là đặc sản của toàn tỉnh Sóc Trăng đi đâu trong tỉnh bạn cũng sẽ gặp được những quán Bún nước lèo này, thậm chí ở một số Thành phố lớn ở Việt Nam bạn cũng có thể bắt gặp được món Bún nước lèo này.
Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.
Bò nướng ngói dặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm.
Ngoài ra con một số món như: bún xào Thạnh Trị, bún gỏi già....
Di tích

Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)
Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).
Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất mõi cái cao 2m.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 35 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)
Chùa được xây dựng cách đây 400 năm [cần dẫn nguồn]. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi[cần dẫn nguồn], phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vường trái cây cách xa hàng chục km.

Giáo Dục
THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai ( TP.Sóc Trăng )
THPT Hoàng Diệu ( TP.Sóc Trăng )
THPT Lê Lợi ( TP.Sóc Trăng )
THPT Mỹ Xuyên ( Huyện Mỹ Xuyên )
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng
Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng
Trường Đại Học Nam Việt ( Đang xây dựng )
Đường Bộ
có 2 Quốc Lộ đi qua là :
Quốc Lộ 1 ( Đi từ Sóc Trăng - TP.Hồ Chí Minh
Quốc Lộ 60 ( Đi từ Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre -Tiền Giang )
Sắp đới là quốc lộ Nam Sông Hậu

Xe Buýt
Tuyến 1 : TP.Sóc Trăng - Hạnh Trị - Ngã Năm
Tuyến 2 : TP.Sóc Trăng - Thị Xã Ngã Bảy ( Hậu Giang )
Tuyến 3 : TP.Sóc Trăng - Long Phú
Tuyến 4 : TP.Sóc Trăng - Kinh Ba
Tuyến 5 : TP. Sóc Trăng - Kế Sách
Tuyến 6 : TP.Sóc Trăng - Mỹ Tú
Tuyến 7 : TP.Sóc Trăng - Vĩnh Châu
Tuyến 8 : Tp.Sóc Trăng - Đại Ngãi




CHÙA KH'LEANG


Vị trí: Chùa toạ lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, Tp.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Đặc điểm: Chùa Kh'leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ và lợp lá, rồi dần mới xây bằng gạch và lợp ngói, với trang trí, đường nét kiến trúc đẹp. Chùa Kh'leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Chùa được bao quanh bằng ba vòng rào với khoảng cách rộng. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng để hài cốt các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hoá Chăm.

 Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Nơi chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo kiểu tam cấp và mỗi cấp được chia thành 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa.

 Mái chùa cũng được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.

Mỗi ngày, chùa Khleang đón rất nhiều đoàn khách đến thăm quan, đặc biệt là du khách nước ngoài.


HỒ NƯỚC NGỌT


Sóc Trăng mà không ghé qua Công viên văn hóa hồ nước ngọt thì coi như uổng phí cả chuyến đi, bởi vì nơi đây được coi như một Sóc Trăng thu nhỏ, cảnh quan xinh đẹp và vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt nơi đây còn có một khu ẩm thực với nhiều món ăn bình dân nhưng rất dễ mê hoặc du khách.

Không gian quyến rũ

Vừa bước qua cổng chính khu du lịch hồ nước ngọt Sóc Trăng ở đường Hùng Vương, các bạn sẽ cảm nhận ngay vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của một không gian xanh êm đềm và quyến rũ. Hấp dẫn nhất là những hàng cây, những cành dương liễu rì rào, tỏa bóng lên mặt hồ mênh mông phẳng lặng, tạo thành cảnh sắc nên thơ.

Từ mặt nước trong veo, giữa hồ nhô lên vài cụm bèo xanh xanh cùng với vài con cá vàng óng ả bơi lội nhởn nhơ, chẳng khác nào một khu vườn cổ tích.



Đến với hồ nước ngọt Sóc Trăng, du khách được thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn
Trước mặt bạn là những con đường tráng nhựa phẳng phiu, mát rượi. Bên trái, bên phải là công viên, quán ăn, quán giải khát, siêu thị và hồ nước trong xanh, thả hơn 70.000 con cá chép thật ấn tượng.

Công viên văn hóa hồ nước ngọt vừa là điểm vui chơi giải trí, vừa là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh như hội hoa đăng, hội chợ triển lãm và nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc khác. Nơi đây còn được coi là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng nhờ mặt hồ rộng mêng mông và nhiều cây xanh, cây cảnh thật quý giá. Miền Tây ít có công viên nào rộng rãi và xanh đến thế!

Du khách đến đây phần lớn để đi bách bộ, hóng gió và thưởng thức các món hương đồng cỏ nội. Đặc biệt nhiều người dân địa phương coi hồ nước ngọt như một dấu ấn kỷ niệm, nơi đã từng đi vào ký ức tuổi thơ của họ. Trên mặt hồ rộng, thoáng mát, du khách thỏa sức bơi thuyền thư giãn.

Ẩm thực đặc sắc

Có thể nói, khi đến hồ nước ngọt, du khách chắc chắn sẽ hài lòng với các món ăn vừa dân dã vừa sang trọng. Dân dã có bún nước lèo, bún cà-ri, cháo gà, cháo vịt cùng với nhiều món nướng, chiên, lẩu.

Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức các đặc sản của Sóc Trăng như bánh pía, mè láo, lạp xưởng…Đó là những món từng nổi tiếng và bền bỉ lưu truyền trong văn hóa ẩm thực của người Hoa Sóc Trăng từ nhiều thập niên nay.

Sáng sớm đến đây, bạn hãy ghé vào một quầy bún nước lèo, gọi một tô nóng hổi, ngồi quay mặt ra bờ hồ đón nhận những làn gió mơn man, vừa ăn vừa cảm nhận cái hương vị nồng nàn của mắm và cá. Ăn xong, bạn có thể vào quán cà phê Anh Đào hoặc Tố Thanh để nhâm nhi và tận hưởng nét yên bình của buổi sáng thơ mộng.

Nếu ghiền món ăn của người Tiều, các bạn hãy đến quán Đức Hạnh, cặp bên hồ lớn để tự chọn các món hấp dẫn như há cảo, sủi cảo, xíu mại, bò viên, tôm chiên…vừa ngon vừa tiện lợi, hương vị lại đặc sắc. Nhìn những chiếc bánh no tròn, bóng mẫy, khéo tay, ai cũng thích thú và ấn tượng.



Anh Phạm Thanh Tâm, nhân viên cửa hàng cho biết các loại há cảo, sủi cảo…đều được chế biến đặc biệt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc, mùi vị đậm đà nhờ gia vị. Còn như tôm chiên thì không dai cũng không mềm, mùi vị đặc trưng. Riêng món bò vò viên vừa dai vừa giòn nhờ trộn chung với bột bắp hoặc bột khoai tây. Tất cả đều đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

Trước khi khách ăn, chúng đều được chiên hoặc hấp kỹ lưỡng. Các món này có thể ăn tại chỗ kèm với bánh mì, hủ tiếu, chấm xì dầu hoặc tương ớt tùy theo gu của bạn.

Còn như muốn vừa thưởng thức vừa đi dạo, hoặc ngồi ghế đá xem cá lội thì bạn hãy chọn mua vài xâu cho vào hộp mang theo, kèm thêm ly nước sâm củ sen ngọt dịu và mát đến tận cổ. Tuy bình dị nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hưng phấn, tinh thần thoải mái và yêu đời hơn.


Vài nét về chùa Đất Sét Sóc Trăng & Đặc trưng văn hóa Việt Nam
Chùa Đất Sét là một công trình văn hóa, tôn giáo mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Nguyên thủy, phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật giáo của người Ấn theo phái tiểu thừa tức là chỉ thờ duy nhất đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Những vị sư sãi tu theo hệ phái này vẫn có thể ăn thịt nếu không phạm vào 3 điều cấm sau:
1/. Không trực tiếp giết ai.
2/. Không xúi giục người khác giết ai.
3/. Không nhìn người khác giết ai.

Có nghĩa là, nếu phật tử dâng cúng những thức ăn có thịt thì sư vẫn có quyền dùng mà không phạm giới luật. Đó là triết lý của hệ phái tiểu thừa.

Khi đạo phật du nhập vào Trung Hoa, người Trung Hoa mới sửa đổi triết lý phật pháp chút ít dựa trên nền tảng văn hóa Trung Hoa, từ đó sản sinh hệ phái Phật Giáo Đại Thừa ( ăn chay hoàn toàn - kiêng thịt). Vì vị tổ sư sáng lập ra đạo phật là người Ấn Độ, khi đạo phật tới Trung Hoa, người Trung Hoa muốn cổ vũ cho phật pháp nên họ cũng đã suy tôn những vị cao tăng đắc đạo hay những người có công "hoằng dương" phật pháp thành những vị phật của riêng họ như Mục Kiềng Liên ( Mục Liên Thanh Đề), Đường Huyền Trang ( Đường Tam Tạng), Đấu Chiến Thắng Phật ( Tôn Ngộ Không)....

Khi đạo phật đến Việt Nam, cũng như người Trung Hoa, người VN cũng muốn có những vị phật riêng cho dân tộc mình nên mới có Quan Âm Thị Kính, tổ sư hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử (Vị hoàng đế, anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông (1258 -1308), sau hai lần lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân xâm lược Nguyên -Mông đã tử bỏ ngai vàng về đây sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm - thiền phái độc lập đầu tiên của Phật giáo Việt Nam).....

Chùa Đất Sét mang đậm nét văn hóa Việt Nam vì nguyên thủy, chùa chỉ thờ Phật. Nhưng triết lý của chùa Đất Sét và rất nhiều ngôi chùa khác trên khắp VN là " tam giáo đồng qui" ( Phật - Lão - Nho). Cho nên, tại chùa Đất Sét ( Bửu Sơn Tự), các bạn sẽ thấy chùa vừa thờ các vị phật như Thích Ca Mâu Ni, Như Lai, Quán Thế Âm lại có các vị thần Thiện , Ác ( đạo Lão) và cũng có các "Mẫu" đặc trưng của người Việt.

* Những nét đặc biệt của chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét là một ngôi chùa của dòng họ Ngô. Lúc ban đầu, chùa được xây dựng bằng những vật liệu đơn sơ sẵn có tại địa phương như cây, tre, lá. Qua bao năm tháng, chùa cũng hư mục nhiều lần và đã được con cháu dòng họ Ngô tu bổ nhiều lần. Xin nói thêm, khi ra đời, Bửu Sơn Tự là một ngôi chùa nghèo nên không có tiền mua tượng Phật về thờ. Nhưng với lòng mến mộ Phật pháp, ông Ngô Kim Tòng ( trụ trì đời thứ 5) đã miệt mài xây đắng ngôi chùa Đất Sét hiện nay trong suốt 42 năm ròng rã. ( Nếu ngày xưa ông Ngô Kim Tòng có tiền thì ắt hẳn ông đã "thỉnh" những pho tượng bằng thạch cao hay xi măng hoặc giả là ông sẽ thuê thợ về tạc tượng chứ không tự mình nặn ra các bức tượng của chùa Đất Sét ngày nay, vậy là cái khó đã ló cái khôn vậy).

Theo lời kể của người giữ chùa hiện nay, khi còn trẻ, ông Ngô Kim Tòng là một người hay đau yếu nhưng rất mộ đạo. Vì lòng mộ đạo nhưng lại không có tiền nên một hôm, ông Ngô Kim Tòng nằm mơ thấy Phật đến chỉ bảo cho ông đi về hướng tây để lấy đất sét về xây đắp tượng mà thờ. Có lẽ do đức tin cùng với lao động mà sức khỏe của ông ngày một cải thiện. Trong suốt 42 năm miệt mài sáng tạo, ông Ngô Kim Tòng đã dùng đất sét trộn với "mạt cưa làm nhang" ( bột hương) và keo Ô Dước để ngày nay, theo thống kê, chùa Đất Sét có 1991 tượng đất sét lớn nhỏ do một tay ông Ngô Kim Tòng làm ra. Trong đó, có những tác phẩm hết sức kỳ công như: 3 đỉnh; 6 lư hương; 1 toà sen nghìn cánh, mỗi cánh có 1 tượng Phật; 1 tháp Gia Bảo 13 tầng có 208 cửa, 208 tượng Phật và 156 con rồng nâng toà tháp. Tòa bảo tháp là một kỳ công mà ông Ngô Kim Tòng đã tạo ra để thỉnh Xá Lợi Phật về làm lễ trong vòng 2 giờ đồng hồ rồi mang trả lại. Tòa bảo tháp này có hình bát giác, theo nhiều người,hình bát giác là tượng trưng cho triết lý bát quái của Á Đông và đạo giáo ( càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài) nhưng theo tôi, hình bát giác đó là tượng trưng cho Bát Chánh Đạo ( Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm & Chánh định ) của Phật giáo hơn là Đạo Giáo. Tuy nhiên, để biết ai chính xác hơn, nếu bạn nào có dịp thì xin hãy đến chùa Đất Sét để xác minh lại nhé!

Ngoài hàng ngàn bức tượng bằng Đất Sét ra, chùa còn có 8 đôi đèn "cầy" ( nến) khổng lồ rất đặc biệt. Để đổ được 8 đôi đèn này, ông Ngô Kim Tòng đã phải mua sáp "thiệt" ( sáp nguyên chất, không lẫn tạp) từ "Sài Gòn" về nấu chảy ra rồi mới "đúc" đèn. Do các đôi đèn này có kích thước quá to nên ông Ngô Kim Tòng không tìm được khuôn thích hợp nên ông đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn "đúc" đèn. Sau một tháng, các đôi đèn mới khô hẵn, khi dở bỏ khuôn, các đôi đèn này tự nhiên có hình dợn sóng của các tấm tôn!!!!! Sau đó, một đôi đèn nhỏ đã được thắp lên ròng rã trong 32 năm mà không tắt kể từ ngày ông Ngô Kim Tòng viên tịch.

Một chi tiết khá thú vị khác là người giữ chùa hiện tai là một ông lão tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Năm 2001, tôi có dẫn một người bạn, lúc đó là phó giám đốc viện bảo tàng tỉnh An Giang và một đoàn khách cùng đi tham quan chùa. Đến chùa, ngoài sự độc đáo của ngôi chùa ra, sự am hiểu của người giữ chùa cùng với vốn tiếng Pháp điêu luyện của ông cũng làm cho mọi người thán phục. Lúc tôi đưa đoàn khách tỉnh an Giang đến viếng, ông lão giữ chùa đang bận thuyết minh về ngôi chùa cho một đoàn khách đến từ Thụy Sĩ. Các ngưòi bạn tôi đã thốt lên " nói tiếng tây như bẻ cây".

Sau khi nghe thuyết minh xong, các vị khách đã hết sức thán phục trước tài năng, sự sáng tạo và lòng kiên trì của ông Ngô Kim Tòng để ngần ấy hiện vật ra đời trong suốt 42 năm ròng rã.

* Vấn đề bảo tồn di tích

Trải qua bao năm tháng, ngôi chùa có nhiều hiện vật bi xuống cấp do ý thức giữ gìn của một số du khách chưa cao. Do ông Ngô Kim Tòng khéo tay, các tượng "đất sét do ông nặn ra khá tinh xảo lại được sơn phủ bên ngoài bằng sơn, kim nhũ nên các hiện vật trông rất giống đồng thao, thạch cao hay xi măng. Có nhiều du khách hiếu kỳ đã bẻ gãy hiện vật để xác định xem tượng làm bằng vàng!!!!! hay đất sét. Trên các đôi đèn sáp thì có "hằng hà sa số" vết vân móng tay của du khách như ghi dấu lại kỷ niệm của những lần viếng thăm.

Trên đây là những kiến thức hạn hẹp của tôi về một công trình văn hóa đặc trưng của tỉnh nhà. Nếu các bạn thấy chổ nào chưa chính xác hoặc còn thiếu thì xin bổ khuyết cho. Và dĩ nhiên vốn kiến thức hạn hẹp của tôi không thể nào chuyển tải hết cái hay, cái đẹp của chùa Đất Sét tới các bạn được. Nếu bạn nào chưa đến thăm chùa thì hãy đến thử một lần để thưởng thức cái hay của công trình này. Còn ai đã lâu chưa trở lại thì xin hãy viếng thăm ngôi chùa một lần nữa để có thể phát hiện nhưng cái hay của ngôi chùa mà lần viếng thăm trước bạn đã bỏ sót.




 

Đã thoát ra quehuongsoctrang

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 10
HÌNH ẢNH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC-QUÊ HUƠNG SÓC TRĂNG
« vào: Tháng Chín 01, 2010, 09:49:40 AM »
hình ảnh quê hương sóc trăng











 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2574 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 01, 2013, 04:38:55 PM
Gửi bởi travel5
0 Trả lời
1624 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 20, 2013, 09:55:04 PM
Gửi bởi Phan huynh le
2 Trả lời
3817 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 30, 2015, 04:14:25 PM
Gửi bởi ekko92
0 Trả lời
3836 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 12, 2017, 11:29:33 AM
Gửi bởi Trang Anh
0 Trả lời
5138 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 10, 2019, 11:54:20 AM
Gửi bởi Litcheetravel

Tour miền Tây 2N1Đ (Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ)
Tour: Thám hiểm
2 ngày 1 đêm
610,000
Đặt ngay
Tour Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày - QN7
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
750,000
Đặt ngay
ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Vĩnh Long
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
986,000
Đặt ngay
TOUR CHÈO THUYỀN NGẮM LÁ PHONG ĐÀ LẠT 1 NGÀY
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View