Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Lò gốm cổ Hưng Lợi - Thành phố Hồ Chí Minh  (Đã xem 4284 lần)

Đã thoát ra gianglam

  • Lữ khách
  • Xa mẹ lần đầu
  • *
  • Bài viết: 13
Re: Lò gốm cổ Hưng Lợi - Thành phố Hồ Chí Minh
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 26, 2008, 02:07:00 PM »
Ở thành phố mà chẳng biết cái này, cảm ơn thông tin bổ ích của diễn đàn
 

Đã thoát ra hikaruanh

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 731
Lò gốm cổ Hưng Lợi - Thành phố Hồ Chí Minh
« vào: Tháng Bảy 18, 2008, 07:10:57 AM »
Di tích lò gốm Hưng Lợi hiện nay thuộc phường 16 quận 8, nằm trong địa phận làng Hòa Lục. Đây là một làng cổ nằm ven kênh Ruột Ngựa và kênh Lò Gốm. Theo sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, kênh Ruột Ngựa được đào vào năm 1772 để nối liền từ Sông Cát (Sa Giang) ra phía Bắc đến Lò Gốm.

Còn kênh Lò Gốm được nạo vét mở rộng để nối liền với sông Cần Giuộc. Bản đồ phủ Gia Định của Trần Văn Học (vẽ cuối năm 1815) có ghi địa danh "xóm Lò Gốm" một trong những làng nghề nổi tiếng của Sài Gòn xưa. Dựa vào bản đồ này và qua điều tra thực địa, có thể hình dung xóm Lò Gốm xưa bao gồm các làng cổ Hòa Lục (quận 8) và Phú Định, Phú Lâm (quận 6) và vùng Phú Giáo - Gò Cây Mai (quận 11).

Ngày nay ở khu vực này còn lưu lại một số địa danh có liên quan đến nghề làm gốm như Kênh- Rạch - Bến Lò Gốm, đường Lò Siêu, đường Xóm Đất ... thuộc vùng Chợ Lớn ngày nay. Phế tích Lò Gốm là một gò cao khoảng 6m theo hướng Bắc Nam, một đầu (phía Bắc) cách kênh Ruột Ngựa khoảng 50m, đầu phía Nam có một con rạch nhỏ chảy ra kênh Lò Gốm - con rạch này cách đây khoảng 10 năm đã bị cạn, nay chỉ còn dấu vết từng đoạn rạch ngắn. Hai đầu của gò đất đã bị đào phá chỉ còn lại đoạn giữa dài khoảng 40m, chân gò rộng 30m. Cấu tạo gò chính là phần còn lại của những lò gốm với đống phế phẩm và phế liệu dày đặc hai bên sườn gò. Đợt khảo sát vào tháng 4/1997 đã cho biết đây là di tích khá lớn và khá nguyên vẹn, diện phân bố của nó lên đến 10.000m2. Chưa kể những ao nhỏ - dấu tích của việc khai thác nguyên liệu làm gốm - phân bố rải rác khắp làng Hòa Lục và cả làng Phú Định bên kia kênh Ruột Ngựa.

Đợt khai quật cuối năm 1997 và đầu năm 1998 cho biết khu lò gốm Hưng Lợi có cấu trúc khá phức tạp, do có 3 giai đoạn sản xuất gồm 3 lò gốm nối tiếp và chồng lên nhau. Trên đại thể, có thể nhận thấy: cả ba lò tuy sớm muộn khác nhau nhưng đều cùng một kiểu lò gốm nối tiếp và chồng lên nhau nhưng đều cùng một kiểu lò ống (lò tàu) thông suốt từ bầu lửa đến ống khói. Độ dốc của nền cao dần từ Bắc lên Nam, bề ngang của nền ở phía Nam hẹp hơn phía Bắc đôi chút (khoảng 5-7cm), dấu tích này đã cho biết vị trí bầu lửa của cả ba lò ở phía Bắc (là phía kênh Ruột Ngựa) và cửa thoát khói (ống khói) ở phía Nam. Cửa lò đều tìm thấy ở phía Đông, là phía phân bố chính của khu lò. Như vậy cửa ra - vào sản phẩm ở cùng một phía, và có thể ở cả cửa hậu.

Ngoài cấu trúc chính là lò nung, các lò ống còn có các đoạn tường bao gia cố vách lò, đặc biệt gia cố đoạn vách gần vách hậu, nơi chịu nhiệt độ cao nhất. Tường bao thường bằng gạch xây vách lò, hoặc gạch bịt cửa hậu bị hư hỏng. Các viên gạch xếp chồng lên nhau, hơi nghiên ôm lấy chân vách lò. Có thể kè thêm một số lu hay khạp bị hỏng, hoặc xếp lu, khạp lên trên tường gạch, hoặc xây gạch lên trên hàng lu, khạp .... Tường bao có thể có nhiều lớp, tuỳ độ lan rộng của phế phẩm lò mà người ta xây tường bao chặn lại để tạo độ vững chắc cho lò. Có thể kể ra một số loại sản phẩm đặc trưng của khu lò Hưng Lợi:

Đầu tiên là loại lu (chum) lớn nhất, chất liệu sành nâu, dáng thuôn vào đáy hay bầu tròn, còn được gọi là lu 3 đôi hay lu 5 đôi nước (mỗi đôi nước 40 lít). Lu được tạo hình bằng phương pháp dải cuộn, sau đó dùng bàn dập sửa sang lại cho gắn kết và vỗ cho mỏng đều. Xung quanh các vách lò có rất nhiều lu hư hỏng chứa đầy mảnh sản phẩm hoặc đất, chất thành hàng dài hay chồng lên nhau để gia cố vách lò.

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại sản phẩm gốm và sành không men hoặc có men nâu hay men vàng (men da lươn, da bò). Về loại hình, chủ yếu là "đồ bỏ bạch" như siêu, ơ (nồi có tay cầm) với nhiều kích cỡ, các loại hộp men nâu. Trên nắp ơ, đáy siêu, đáy hay nắp hộp có in nổi ba chữ Hán trong khung hình bầu dục "Hưng Lợi Diêu" (lò Hưng Lợi). Ngoài ra còn có các kiểu khạp, hũ, chậu, vịm, chậu bông ... Đặc biệt trong lò này xuất hiện loại chậu bông (tròn hay lục giác) kích thước nhỏ, in hoa văn nổi men nâu, vàng (bông mai, cúc). Thân phủ men xanh đồng hay xanh lam, màu men đặc trưng của gốm cổ Sài Gòn.

Loại sản phẩm thứ ba là lại gốm men xanh trắng và men nhiều màu, gồm có tô, đĩa, bát, cốc. ly đèn, lư hương, ấm trà, bình rượu, thìa muôi ... Hoa văn xanh hoặc hoa văn nhiều màu (tím, đỏ, xanh lá cây, nâu, vàng), một số sản phẩm có những chữ Hán màu đen. Loại sản phẩm này không nhiều, nhưng vẫn có sản phẩm đặc trưng là tô con gà, thìa cá vàng in chìm hai chữ Hán "Kim Ngọc", cốc cao có 3 ngấn. Giai đoạn này phổ biến loại chậu kiểng lớn tạo dáng bằng khuôn in hai mang. Hoa văn in nổi là những đường hồi văn và các khung trang trí các mô típ phổ biến như Tùng Lộc, Mai Điểu, Bát Tiên ... Màu men phổ biến của chậu kiểng vẫn là xanh đồng, xanh lam, xanh lá cây ... Do sản phẩm chính là tô, bát, nên lò này còn được gọi là Lò Men.

Xung quanh khu di tích có nhiều ao nhỏ là dấu tích việc khai thác nguyên liệu làm gốm. Gần đây khu vực này vẫn còn một số lò gạch nhỏ. Bên kia làng Phú Định có vài gia đình làm ông lò (bếp lò) bằng đất sét đào ven kênh Ruột Ngựa trộn với tro (do trấu hun thành). Số lượng rất ít vì loại bếp lò này hiện chỉ tiêu thụ ở vùng ngoại thành hoặc ở miền Tây.

Cấu trúc lò gốm, sản phẩm là dấu vết kỹ thuật cho biết khu lò Hưng Lợi sản xuất từ khoảng giữa thế kỷ 18. Giai đoạn đầu là lò lu, sau đó đến lò siêu (nhưng vẫn sản xuất lu với số lượng ít), sau cùng là lò chén. Lò Siêu - mang tên Hưng Lợi - sản xuất trong thời gian khá dài. Còn lò chén chỉ sản xuất trong một thời gian ngắn và ngưng hoạt động khoảng năm 1940.

Khoảng đầu những năm 1940 những lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của xóm Lò Gốm đã ngừng hoạt động. Bên cạnh những biến cố chính trị, nguyên nhân xã hội do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của Sài Gòn - Chợ Lớn. Quá trình này thúc đẩy sự tách biệt giữa thương nghiệp và thủ công nghiệp: các làng nghề bị đẩy ra vùng ven, hoặc phải chuyển địa bàn sản xuất ra các tỉnh lân cận, nhường chỗ cho các trung tâm thương mại, phố chợ.

Đô thị hóa làm mất đi cảnh quan tự nhiên, vùng đất nguyên liệu bị thu hẹp, vị trí ưu đãi của một làng gốm không còn nữa, xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa phải nhường vai trò của mình cho vùng gốm Biên Hòa - Lái Thiêu. Di tích lò gốm Hưng Lợi là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh được khai quật và được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích khảo cổ học cấp quốc gia theo quyết định số 722 - QĐ/BVHTT ngày 25/4/1998. Tư liệu có được từ cuộc khai quật này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm của gốm cổ Sài Gòn.

Nguồn tin: Văn Hóa Tp.HCM
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2767 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 26, 2008, 07:56:32 AM
Gửi bởi Manga4vn
0 Trả lời
3387 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 28, 2008, 07:38:57 PM
Gửi bởi conhi1991
2 Trả lời
2609 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 23, 2008, 04:11:26 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
1562 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 29, 2012, 10:26:13 AM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
1833 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 13, 2015, 01:53:17 PM
Gửi bởi baonguyenngoc84

Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
120,000
Đặt ngay
Lặn biển Hòn Mun Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày Cù lao Chàm
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View