Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Danh lam thắng cảnh của Bà Rịa - Vũng Tàu  (Đã xem 28519 lần)

Đã thoát ra conan2001

  • Administrator
  • Lữ hành cấp 6
  • *****
  • Bài viết: 2418
Re: Danh lam thắng cảnh của Bà Rịa - Vũng Tàu
« Trả lời #4 vào: Tháng Ba 07, 2017, 09:58:42 PM »
Bạch Dinh:



Bạch Dinh dọc theo bãi trước về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh. 

Bạch Dinh được người Pháp xây dựng năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta, dân địa phương quen gọi Bạch dinh là biệt thự trắng.Sau đó nhiều đời toàn quyền đông dương (người Pháp) cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên gọi là Villa Dugouverneur (Dinh toàn quyền).

Sau này Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu cũng lấy Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên Bạch Dinh còn có tên là Dinh ông Thượng.Phía trước Bạch Dinh hướng ra biển. Tại đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước, núi nhỏ, núi lớn nhìn thẳng xuống ta sẽ thấy hòn Hải ngưu, đó là mũi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng một con trâu nằm dưới nước bây giờ Bạch dinh được là dùng nhà bảo tàng trưng bày cổ vật tìm được ở Hòn Cau - Côn Đảo.

Tượng chúa Kitô:



Theo đường vòng núi nhỏ (đường Hạ Long) từ bãi trước qua bãi Dứa đến mũi Ninh Phong. Tượng chúa được xây dựng từ năm 1972 những công trình bị bỏ dở, do yêu cầu cuả đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất. Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng.

Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu.

Hải Đăng:



Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1907, lúc đầu đặt ở mỏm thấp của núi nhỏ, thắp bằng dầu năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn có đường kính 3 mét cao 18 mét được làm trên đỉnh cao nhất của núi nhỏ có độ cao 170 mét.

Hải đăng Vũng Tàu dọi xa đến 35 hải lưu có kính viễn vọng để theo dõi tàu và hướng dẫn thuyền trên biển.

Núi Lớn:



Vũng Tàu có hai hòn núi là Núi Lớn và Núi Nhỏ. Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có ba đỉnh lớn là Vũng Mây, Núi Lớn và Hòn Sụp.

Theo đường Núi Lớn (đường Trần Phú ) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ đến chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi Trước dài 10 km, đường dốc quanh co, trên là núi, dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ lên thơ. Có nhiều thắng cảng dọc đường đi như tượng Đức mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh ...

Núi Nhỏ:



Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170 m. Về truyền thuyết, Núi Nhỏ mang tên Tao Phùng kể về câu chuyện giữa người con gái vua Thuỷ Tề và một chàng trai làng chài.

Theo đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ bãi trước qua Bãi Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong và ra Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và đẹp. Hai bên đường có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá, tượng Chúa Kitô, Hòn Bà ...

Lăng cá ông:



Lăng Cá Ông nằm trên đường Hoàng Hoa Thám , trong khuôn viên rộng và thoáng mát trong cả quần thể gồm đền thần Thắng Tam và miếu Bà Ngư Hành. Chuyện kể rằng, vào thế kỷ XIX có một đầu cá Ông rất lớn trôi dạt vào Bãi Sau. Đầu cá to đến nỗi không thể kéo lên bờ nên ngư dân địa phương phải lấy gỗ, tre rào lại cho thịt rữa hết rồi tháo từng khớp xương rửa sạch đem về thờ tại một miếu sơ sài tại Bãi Trước. Cùng thời gian đó ở Cần Giờ, có một thân cá và ở Long Hải có một đuôi cá dạt vào bờ. Do vậy trong giới ngư phù có một truyền thuyết cho rằng Cá Ông này là vị Tướng quân được Long Vương ra lệnh phải bảo vệ và giúp đỡ thuyền bè qua lại trong vùng biển này. Những vị Tướng quân này không hoàn thành nhiệm vụ khiến cho chiếc tầu bị đắm trong cơn bão tố, nên Long Vương nổi giận hạ lệnh chém làm ba khúc.

Đối với ngư dân khắp vùng biển phía Nam thì Cá Ông được xem là loài linh thiêng thường hay cứu giúp những con thuyền gặp sóng to gió lớn. Vì vậy mỗi khi có xác Cá Ông trôi dạt vào bờ, thì người đầu tiên trông thấy được coi là con trưởng nam, phải có bổn phận để tang và lo toan việc chôn cất xác cá thật chu đáo. Khoảng 40 năm sau lại có một xác Cá Ông lớn trôi vào Bãi Sau, dân làng được tin kéo tới đem xác cá lên bờ rồi chôn cất tử tế. Đến năm 1911, ngư dân địa phương chung nhau góp tiền xây một Lăng tại khu vực lăng hiện nay, rồi đào xương cá Ông này và dời xương cá Ông trước đó về thờ trong lăng. Từ đó Lăng được nhiều lần tu bổ và đến tháng 4 năm 1969 được sửa chữa có hình dáng như hiện nay. Giữa lăng là bàn thờ được trạm trổ công phu các hình long, ly, quy, phụng giao đầu, cá hoá Rồng giỡn sóng. Phía sau bàn thờ là ba tủ kính lớn đựng xương cá. Tủ bên trái đựng xương cá Ông nhỏ vớt được trong những lần sau. Ngày vua Ông (ngày Giỗ) được định vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.Vào ngày nay, ngư dânVũng Tàu kéo về làm lễ cúng bái rất linh đình, trọng thể

Cảng Cầu Đá:



Cảng Cầu Đá được xây dựng tế năm 1896 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, đồng thời phục vụ cho việc bốc xếp về kho, hàng hoá phục vụ cho thành phố nghỉ mát và các căn cứ quân sự.

Tiền cảng Vũng tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m được kè bằng đá đổ bê tông chạy dài tế mũi phía bắc Núi Nhỏ ra giữa biển, song song với bãi trước. Đê cảng Vũng Tàu được kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc đó phê duyệt và thi công.

Tiền cảng được xây dựng và sử dụng chưa tới bảy năm đã hư hỏng do những tính toán sai lầm của người Pháp. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng cấp quốc gia.

Hòn Bà:



Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.

Miếu Bà hiện nay có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m. Trong là điện thờ các vị thần linh. Bên dưới có một tầng hầm dài 6m rộng 3m, trước kia tếng là nơi hội họp bí mật của đồng bào yêu nước chống đế quốc.

Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.

Căn cứ Minh Đạm:



Núi Châu Long - Châu Viên ở đông Nam huyện Long Đất ,Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 30km. Từ Đông xang Tây dài 8km điểm cao nhất là 355m. Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Dãy núi này là căn cứ chống Pháp, Mỹ của Tỉnh uỷ Bà Rịa và Huyện uỷ Long Điền. Năm 1948 đổi tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của hai đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ Long Điền đã hy sinh tại đây.

Căn cứ Minh Đạm bao gồm 4 khu : Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng.

Căn cứ Minh Đạm được công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/QĐ VHTT ngày 18/01/1993 của Bộ Văn Hoá Thông Tin.

Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu:



Ngôi nhà lưu niệm nữ liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang công an nhân dân Võ Thị Sáu thật đơn sơ, khiêm nhường bên tỉnh lộ 23 ,cách thị xã Bà Rịa 12km về phía Tây, thuộc xã Phước Long Thọ, Huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài rộng 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kế sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân. Nối giữa phòng ngoài và vòng trong là một hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà.

Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư¬ tỉnh lộ 32 là khu công viên tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn mùa bát ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió.

Địa đạo Long Phước:



Thuộc xã Long Phước thị xã Bà Rịa là căn cứ cách mạng của tỉnh Bà Rịa Long Khánh. Năm 1948 nhằm bảo tồn lực lượng và củng cố phong trào cách mạng, đảng bộ Long Phước phát động phong trào đào hầm bí mật trong toàn xã. Tiền thân chọn là căn hầm nhà ông Năm Hồi với chiều dài 300 mét nhờ đó tháng 10 năm 1949 lực lượng vũ trang cách mạng đã chiến thắng cuộc càn quét của giặc Pháp giữ vững xam ấp và cơ sở cách mạng.

Năm 1963 địa đạo được khôi phục và phát triển ở ấp Nam Tây chiều dài 200 mét, có cấu trúc thêm giao thông hào, ụ chiến đấu kho lương thực, kho về khu, hầm cứu thương.Địa đạo đã trở thành thế trận vững chắc để lực lượng cách mạng bám trụ kiên cường đánh bại nhiều cuộc tấn công lấn chiếm của địch góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng miền Nam.

Ngày 09 tháng 1 năm 1990 bộ văn hoá Thông tin - Thể thao-Du lịch đã ra quyết định số 34/HVQĐ công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho trùng tu lại khu di tích địa đạo Long Phước và đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Căn cứ núi Dinh:



Núi Dinh chạy hình vòng cung theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Đỉnh cao nhất là núi Ông Trịnh cao 504m, phần còn lại thoải dần về 2 phía. Đầu thế kỷ 20, ở đây là rong nguyên sinh với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, nhiều lại cây gỗ qúi hiếm.

Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là căn cứ cách mạng, trải dài trên một diện tích có địa hình phức tạp, hiểm trở. Mỗi hốc đá, bờ suối đều tạo lên những kỳ tích anh hùng. Những địa danh như¬ Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang, Mai Chùa Diệu Linh, Hang Dơi đều làm nhiều thế hệ bồi hồi xúc động.

Suối nước nóng Bình Châu:



Khu du lịch nước nóng Bình Châu nằm cách huyện Xuyên Mộc khoảng 30 km, theo quốc lộ 23. Nằm giữa rừng nguyên sinh rộng tới 7000 ha, một bầu nước sôi với hơn 70 điểm phín nước lộ thiên, vùng có nước nóng hoạt động rộng hơn 1 km vuông, gồm nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy có lưu lượng nhỏ. vùng hồ rộng nhất khoảng 100 m vuông với độ sâu hơn 1m. Đây là điểm nóng nhất, nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 64 độ và đáy nước là 84 độ. Những nơi nông, nước chỉ nóng khoảng 40 độ, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh.

Khu du lịch này đã được đầu tư thành nơi phục vụ đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. Du khách có thể tắm nước nóng trong bồn tại phòng riêng hay chọn ở hồ hoặc tự nhiên giữa thiên nhiên tại các dòng mương dẫn nước khoáng nóng.

Rừng nguyên sinh Bình Châu:



Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một quẩn thể cảnh quan đa dạng, có sức thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Khu rừng cấm quốc gia Bình Châu - Phước Bửu nằm dọc theo ven biển, thuộc phía nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này trải dài trên đại phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Địa hình rừng cấm tương đối bằng phẳng, những ngọn đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt và hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên đã tạo lên cảnh quan tuyệt đẹp.

Với hệ thực vật phong phú, đa dạng, có tới 113 họ, 408 chi, 661 loài trong đó có rất nhiều loại cây qúi hiếm. Dưới tán rừng là vô số loại cây cảnh sinh sống như thiên tuế, vạn tuế, mai, lan ... Động vật có 178 loài thuộc 70 họ, 29 bộ, 36 loài thú như voi, báo, khỉ, voọc, heo, hoẵng ... 96 loài chim, 33 loài bò sát ...

Giữa rừng già hoang sơ, du khách sẽ gặp dòng sông Hòa êm đềm chảy về biển. Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một trong những khu rừng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 194, đưa rừng Bình Châu - Phước Bửu vào danh mục rừng cấm quốc gia.

Cầu Tàu:



Cầu Tàu được khởi công xây dựng vào văn 1873,với chiều dài là 107m, từ mép lộ trước cổng dinh Chúa Đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại di tích lịch sử này. Trong hơn một thế kỷ qua chọn là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá đó đã đè nát bao nhiêu thân tù khi họ đưa nó từ núi Chùa về đây. Cái thời đau thương ấy như vẫn còn âm vang trong từng phiến đá và có câu trường hận của tù nhân : "Côn Lôn ơi, viên đá mạng người....".

Cầu Tàu đã từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách Mạng Tháng Tám (1945) thành công ở Côn Đảo. Trên 2000 tù nhân đã trở về tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 4/5/1975 trên chuyến tàu đầu tiên ra giải phóng Côn Đảo 500 bức ảnh Bác Hồ được in lụa đã được chuyển tới Cầu Tàu để về đất liền, chấm dứt hơn một thế kỷ "địa ngục trần gian " nơi Côn Đảo.

Côn Đảo:



Là quần đảo Côn Lôn bao gồm 14 đảo lớn nhỏ nằm ở phía Nam Tây Nam biển Đông cánh Vũng Tàu 97 hải lưu ,cánh mũi Cà Mau 100 hải lưu. Là quần đảo có diện tích rộng 76.71km, dân cư thưa thớt. Hòn đảo lớn nhất gọi là Côn Đảo (Còn có tên là Phú Hải ) rộng 51.52km vuông.

Côn Đảo là trung tâm Kinh tế - Chính trị - Xã hội của quần đảo. Côn Đảo có 200km bờ biển, có rừng rậm quốc gia rộng 6.043ha là rừng nguyên sinh. Có thảm thực vật phong phú, có rất nhiều loại động vật qúi hiếm vùng nhiệt đới.

Côn Đảo có ngư trường lớn, phạm vi đánh bắt hải sản rộng rất thuận tiện cho các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác xây dựng cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu. Có nhiều thắng cảnh và bãi tắm nổi tiếng.

Nghĩa trang Hàng Dương:



Được quy hoạch rộng 190.000m2. Bao gồm khu A, khu B và khu C.Theo ước định có khoảng 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo, tuy nhiên không phải tất cả đã nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù này được lập đầu tiên ở Chuồng Bò sau đó chuyển lên Hàng Keo. Tính đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) nghĩa trang lịch sử này đã tròn 35 tuổi.

Khu A nghĩa trang, nơi có phần mộ của cụ Nguyễn An Ninh và đồng chí Lê Hồng Phong, là nơi chôn những ngôi mộ đầu tiên. Năm 1944 khu A đã chôn chật mộ nhà tù mở rộng nghĩa trang về phía Nam tức khu B hiện nay.

Hài cốt của lớp tù nhân trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía Nam nơi có ngôi mộ của người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Hài cốt của lớp tù nhân chống Mỹ được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chuyển sang khu C.

Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao áo. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/07/1980. Dưới chân bức tượng có ghi dòng chữ "Vĩnh biệt các đồng chí". Nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang Hàng Dương với hàng ngàn nấm mộ có tên và không có tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta.

Rừng nguyên sinh Côn Đảo:



Rừng nguyên sinh Côn Đảo là khu bảo tồn quốc gia rộng 6.043ha trên 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn ,được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km .Quần đảo bao gồm 3 hệ sinh thái : Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, Rừng đồi cát khô, Rừng đước và rừng sau đước.

Những khảo sát sơ bộ cho thấy có khoảng 361 loài cây thuộc về 22 lớp, 71 họ, 191 giống đại diện cho vùng khu hậu Việt Nam.Trong đó có 26 loại cây lấy gỗ (Với nhiều loại cây gỗ qúi như : lát, quăng, sao, giáng hương...), và có 76 loại cây thuốc dân tộc.

Khu rừng có 100 loài chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp : 18 loại động vật có vú; 62 loài chim; 19 loài bò sát; 6 loài ếch và 150 loại động vật thân mềm. Đông vật qúi có Sac đen, Sac da đỏ, Sac bay, khỉ vàng, đại bàng biển, trăn...

Hòn Trứng trong quần đảo là nơi trú ngụ của các loài chim biển với mật độ dày đặc có thể so sánh với sân chim ở miền Tây Nam Bộ.

Trong biển có những bãi Hải Sâm lớn, nơi cư ngụ của các Heo. Những bãi biển của hòn Bảy Cạnh, hòn Tre Lớn là nơi sinh đẻ của Voọch và đồi mồi. Nhiều hang, vách đá của hòn Cau, hòn Tre Nhỏ, vịnh Đầm Tre ... là nơi trú ngụ của chim yến.Khu rừng bảo tồn quốc gia Côn Đảo là bức tranh thu nhỏ, thiên nhiên rừng Việt Nam. Tại đây người ta đã bắt đầu phát hiện được những di tích lịch sử văn hoá cổ. Tương lai Côn Đảo đáng được nghiên cứu hoạch định để Côn Đảo có thể trở thành một trong những trung tâm du lịch thiên nhiên hấp dẫn nhất vùng Đông Nam á .

Thắng cảnh Suối Tiên:



Đã từ lâu, du khách trong và ngoài nước đều gọi khu du lịch Suối Đá, Suối Tiên là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi này.Suối Đá, Suối Tiên đều bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh cao 491m do những dòng suối nhỏ chảy men theo các vách núi, sườn đồi hợp thành chảy êm đềm uốn lượn quanh những rừng cây tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú.

Núi Dinh với rất nhiều vách núi đẹp tự nhiên khi nhìn từ xa có hình chú voi khổng lồ nằm chầu về phía biển. Những chùm hoa cương trần trụi, bám đầy địa y xen lẫn rêu phong, có lẽ hàng ngàn năm rồi đá nằm ngủ trong rừng sâu nay bỗng thức giấc, có rất nhiều những tảng đá cao với hình khối sống động: Đây là hai tảng đá đứng gần nhau như hai mẹ con lâu ngày gặp nhau đang ngồi trò truyện, còn kia là cảnh một hòn đá giống chú bé con đang hờn dỗi mẹ, kế đó là cảnh một cụ già đang ngồi trầm tư với con mắt đang thả vào cõi mông lung, xa thẳm...

Dọc theo suối còn có những thạch bàn phẳng lỳ nằm nghiêng nghiêng khá rộng, bạn có thể ngồi hay nằm nghỉ khi dừng chân, ở đây bạn có thể nghe tiếng suối ào ạt tuôn chảy từ đỉnh thác của suối Tiên đổ xuống tạo thành những giếng trời khá sâu nước trong xanh có thể nhìn thấy những hòn sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung toé, hơi nước hoà vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. Từ tháng 7 - 8, suối cuộn mình tung bọt trắng xoá để tới tháng 10 khi bắt đầu vào mùa khô dòng suối hiền hoà trở lại. Du lịch suối Đá, bạn nên chuẩn bị giày thể thao và một chiếc gậy nhỏ để đi dọc các bờ và vượt thác, qua đoạn đường gập ghềnh và dốc trơn, bạn có thể dừng chân nghỉ hoặc tắm ở những giêng nước nhân tạo trong mát.Từ Suối Đá đến Suối Tiên phải vượt qua 600m đường rừng quanh co. Tương truyền ở nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời thường xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng suối này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới về trời. Hiện nay ở phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là dấu chân tiên. Có lẽ người xưa qúa yêu cảnh sắc nơi đây nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyến ảo: Suối Tiên. Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.

Tổ đình Thiên Thai & thắng cảnh Dinh Cố:



Tổ đình Thiên Thai - nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ) - được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hoà Thượng Thích Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay.

Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích tương đối rộng (6ha), được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là : điện chính (Thiên Thai), Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp (được xây dựng năm 1936). hai câu đối bằng chữ Hán trước cửa Thạch Động: "Tá thạch vi tường thục lão tăng cùng đáo đế, Vĩ phong tác chiến thuỳ chi đại đạo lạc vô cương"(tạm dịch: Đá mượn làm tường, ai có biết lão tăng nghèo đến thế; Gió dùng thay quạt, người đâu hay đạo lạc vô cương.)

Cụ tổ Thiên Thai đạo hiệu Huệ Đăng (ngọn đèn Huệ soi sáng mãi tương lai ), tên thật là Lê Quang Hoá, sanh năm 1873 tại xã An Đông, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Lê Quang Hoá tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp từ năm 17 tuổi. Năm 1895 phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng thất bại. Nhiều cơ sở, tổ chức ở Bình Định bị phá vỡ, anh em chiến sỹ bị bắt, bị tù đày. Ông tìm đường vào Nam và đi tu. Nhưng hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong lòng bậc chân tu, thể hiện trong cuộc sống, trong giảng dạy đạo pháp Phật giáo cho đệ tử, đã đào tạo được nhiều tăng ni yêu nước. Những người trụ trì Thiên Thai đều thực hiện theo tinh thần đạo pháp gắn với dân tộc. Sư tổ Huệ Đăng vốn quen biết cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đầu mới dựng chùa, cụ phó bảng có ghé thăm và ở lại Thiên Thai một đêm để đàm đạo với Huệ Đăng.Rời tổ đình Thiên Thai, du khách rẽ trái theo con đường tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú Long Đất,Tân Thành vàn xa xa là Xuyên Mộc mờ ảo...

Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng công phu trên những khối đá lớn, tương truyền đó là miếu thờ một hiền nữ, còn gọi là Dinh Cố. Không biết trước khi có danh sơn trên, núi Dinh Cố còn có tên gọi nào khác ?

Một số người say mê tìm hiểu lịch sử địa phương cho rằng núi Dinh Cố xưa được gọi là núi Bà Rịa. Nếu quả thật như vậy thì giữa ngôi miếu thờ một hiền nữ không tên không tuổi được sử tịch ghi chép và lưu truyền kia với Bà Rịa, một nhân vật lịch sử có thật có mối quan hệ gì chăng?Núi Dinh Cố không cao lớn, hình dáng như một chiếc nón khổng lồ úp trên cánh đồng Tam An. Lên Dinh Cố, du khách không quên vào miếu Hiền Nữ thắp hương. Theo nhân dân Tam An, từ khi Bà Cố qua đời ngọn núi này trở nên linh thiêng. Người ta truyền rằng đến đây dâng hương, cầu mong cuộc sống gặp nhiều may mắn, hạnh phúc sẽ được toại nguyện. Những huyền thoại thần bí về Bà Cố có thể đã được nhân dân thêu dệt thêm rất nhiều, âu đó cũng là mơ ước về con người tư đức, công hạnh để nhân dân tôn kính ngưỡng mộ.
www.topo.vn - Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
www.tiepthiquangcao.com - Tiếp thị là sáng tạo.
 

Đã thoát ra tey

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 3
  • *
  • Bài viết: 584
Re: Danh lam thắng cảnh của Bà Rịa - Vũng Tàu
« Trả lời #3 vào: Tháng Ba 07, 2017, 03:11:47 PM »
Đền Dinh Cô

Trích
Dinh Cô, Long Hải, huyện Long Điền, BRVT

Là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải. Dinh Cô được dựng lên bằng lòng tin, sự tín ngưỡng vốn có lâu đời trong nhân dân. Hàng năm, lễ hội thường mở trong 3 ngày (10 - 11 - 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm. Hàng chục vạn khách thập phương từ miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Thuận... lũ lượt kéo về


Dinh Cô (ảnh sưu tầm)

Dinh Cô là một khu đền hoành tráng có lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại; hiện tọa lạc bên bờ biển tại thị trấn Long Hải, thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là một di tích in đậm bản sắc dân tộc Việt mà chủ thể trực tiếp là ngư dân ở địa phương. Ngày 16 tháng 1 năm 1995, Dinh Cô đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 65QĐ/BT.





Ban đầu, Dinh cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 (không rõ năm) để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng (tên thông thường là Thị Cách)

Tương truyền, cô là người ở Tam Quan Bình Định. Trên đường đi qua đây thì thuyền gặp giông bão, cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang (gần khu di tích Dinh Cô bây giờ). Lúc ấy, cô chỉ vừa sang tuổi 16. Thương tiếc, người dân địa phương lúc bấy giờ đã đem xác cô vào chôn cất trên đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh, phù trợ ngư dân…nên dân trong vùng tôn xưng cô là "Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần".

Năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay. Năm 1987, Dinh Cô được xây dựng và trùng tu lớn sau khi bị hỏa hoạn. Năm 2006 - 2007, Dinh Cô lại được trùng tu.



Kiến trúc, thờ cúng


Dinh Cô có diện tích trên 1.000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Thùy Vân, hai bên có đặt tượng rồng và cọp. Phía trên mái có gắn "Lưỡng long chầu nguyệt" và "song phụng chầu". Lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp.

Trong chính điện bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm là bàn thờ Bà Cô (Lê Thị Hồng). Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến, đội mão gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.

Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,...và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát,...

Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2âm lịch, người dân Long Hải mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) long trọng theo nghi thức cổ truyền, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,...Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm bái.

Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn bên bờ biển, cách Dinh Cô chừng 1 km. Mộ Cô cũng là một nơi khang trang đẹp đẽ.


 




mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.
 

Đã thoát ra conan2001

  • Administrator
  • Lữ hành cấp 6
  • *****
  • Bài viết: 2418
Re: Danh lam thắng cảnh của Bà Rịa - Vũng Tàu
« Trả lời #2 vào: Tháng Ba 07, 2017, 02:59:29 PM »
Nhà thờ Giáo xứ Vũng Tàu (nhà thờ Lớn)

Còn được gọi là " Nhà Thờ Lớn " vì đây là ngôi Thánh Đường kiên cố đầu tiên do chánh quyền Pháp xây dựng tại Cap.Saint Jacques (Vũng Tàu)để phục vụ cho các công dân Pháp đang sinh sống và làm việc nơi đây cùng với một số giáo dân người Việt bản xứ.Giáo xứ Cap.Saint Jacques được thành lập vào năm 1889 và lúc đó chỉ là một ngôi Nhà Thờ nhỏ bằng gỗ...




Tạm dịch:
Ngày 27 tháng 12 năm 1942
Ngài Jean.CASSAIGNE
Giám Mục Địa Phận Gadara
............................................
trước sự hiện diện
của Ngài Toàn Quyền DECOUX
Tư Lệnh vùng Thái Bình Dương
Toàn Quyền Đông Dương
và Ông ROGER
Thị trưởng Cap.Saint Jacques
và một số lớn giáo dân
Đã làm phép long trọng.
nhà Thờ này.
Xây dựng từ tháng 3 năm 1941 đến tháng 10 năm 1942
trên bản thiết kế
của Ông MASSON kiến trúc sư D.P.L.G
và cung hiến
cho Thánh Giacôbê ( tiền )






Vào năm 1968








Trước cơn bão lịch sử năm 2006


Và sau cơn bão


Một trong những đợt trùng tu sửa chữa


Vào năm 2012




Mừng Chúa Giáng Sinh (2012)


Bên trong Nhà Thờ Lớn




Điều đáng chú ý là nơi đây vẫn còn đang sử dụng các bộ bàn ghế quỳ cầu nguyện bằng gỗ quý đã được trang bị ngay từ lúc khánh thành.Những bộ bàn ghế như thế này bây giờ trong các Nhà Thờ trên toàn quốc chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.


Những giàn cây được sử dụng để chịu đựng phần mái ngói đều là các danh mộc nên đến ngày hôm nay vẫn còn rất tốt.


Nhà lưu giữ hài cốt các giáo dân rất trang nghiêm và sạch sẽ
[/color]

www.topo.vn - Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
www.tiepthiquangcao.com - Tiếp thị là sáng tạo.
 

Đã thoát ra dulichmuasam

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 157
Danh lam thắng cảnh của Bà Rịa - Vũng Tàu
« vào: Tháng Năm 10, 2011, 02:57:39 PM »
Trích
THAM KHẢO kinh nghiệm du lịch Long Hải

Di tích Cách Mạng nhà Tròn

Nhà Tròn tên gọi quen dung của nhân dân Bà Rịa. Để gọi tên tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền thực dân Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ, sau khi xâm lược và đặt nền móng đô hộ nước ta.

Nhà Tròn chiếm một vị trí quan trọng, nổi bật giữa trung tâm hợp điểm của 2 đường 27/4/1975 ( Lê Lợi cũ) và đường Cách mạng tháng tám (Thành Thái cũ). Nhà tròn là điểm giao lưu chính của các con đường: với lộ 15 ở phía Tây là con đường chính nối liền Sài Gòn, Biên Hòa qua Bà Rịa đến Vũng Tàu; Phía Bắc từ Xuân Lộc theo lộ 2 đổ về; Phía Đông từ Đất Đỏ theo tỉnh lộ 23 và Phía Nam từ Long Hải theo đường 44 ra tỉnh lộ 23 xuống. Nhà Tròn còn là một đài quan sát từ xa rất tốt.
 

Di tích Nhà Tròn ngày nay

Năm 1945 sau khi đảo chính Pháp, phát xít Nhật cho đặt một bộ hệ thống loa báo động gồm 6 cái bên dưới bồn nước (nay vẫn còn). Hiện nay, Nhà tròn có thêm các loa truyền thanh của đài truyền thanh huyện Châu Thành. Chung quanh Nhà Tròn là một loạt các công sở, biệt thự do Pháp xây dựng với các đường nét kiến trúc cổ: Hội đồng xã Phước Lễ (nay là UBND thị trấn Bà Rịa), nhà dành riêng cho sĩ quan. Năm 1954, nơi đây là trụ sở của Thanh niên tiền phong Bà Rịa (nay là Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Châu Thành). Bungalow, nơi ăn uống vui chơi dành riêng cho sĩ quan gần giống như khách sạn (nay là Công đoàn huyện Châu Thành), trụ sở sĩ quan gần giống như khách sạn (Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện Châu Thành). Hai dãy phố chạy song song Nhà Tròn, cùng với chợ cũ, bến xe đối diện với Nhà Tròn về phía sông Dinh là Trung tâm thương mại sầm uất thời bấy giờ. Hiện nay, chợ cũ và bến xe không còn. Khoảng đất đó giờ là quảng trường huyện Châu Thành với một bia đài liệt sĩ và một lễ đài được xây dựng cạnh sông Dinh.
 
Chiều cao Nhà Tròn từ chân lên đỉnh khoảng 20 m kể cả bồn chứa nước phía trên có mái che bằng tôn, đường kính 7,20m. Bồn chứa nước trụ trên tám trụ đứng bằng xi măng cốt sắt, liên kết với nhau bởi các xà ngang. Có 2 ống dẫn nước lên bồn và 1 ống dẫn xuống, một thang sắt dung cho lên xuống bồn.

Ngoài ra, dưới chân Nhà Tròn có một nhà bát giác, cạnh dài 6m, cao 4m, bao quanh 8 trụ đứng Nhà Tròn.

Trong thời Mỹ Ngụy, ngôi nhà này là trụ sở của cục cảnh sát thị trấn Bà Riạ. Sau giải phóng do hư hại vì pháo đạn có tu sửa lại. Hiện nay làm câu lạc bộ Thanh niên thị trấn Bà Rịa.

Trong những ngày sôi động, cướp chính quyền mùa thu 1945, chính nơi đây khu vực Nhà Tròn đã chứng kiến ngày lịch sử vẻ vang, đổi đời của nhân dân Bà Rịa, đó là những ngày 25/8/1945. Một cuộc mít tinh trọng thể chào mừng ngày chính quyền về tay nhân dân, chào mừng chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên ra mắt công chúng.

Cùng với khí thế sôi sục của cả nước trong cao trào tổng khởi nghĩa sôi sục, quân dân Bà Rịa với sự chỉ đạo của Ủy ban khởi nghĩa địa phương đã tích cực, ráo riết, chuẩn bị chờ đón ngày lịch sử trọng đại, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bè lũ tay sai phong kiến. Với sức mạnh như nước vỡ bờ, những dòng người từ khắp các nơi nô nức kéo về thị xã đủ các thành phần giai cấp, lứa tuổi, tôn giáo, dân tộc, trí thức, công nhân, nông dân, tiểu thương, học sinh, cả binh lính …cùng các khẩu hiệu, phù hiệu bằng cờ… đủ các loại vũ khí từ sung, tầm vông vạt nhọn đến gương giáo, búa, ná, tên, cuốc, xẻng rầm rộ trên các hướng, ngã đường trục lộ dẫn về thị xã từ 2,3 giờ sáng ngày 24/8/1945, những đèn chải, đèn chụp, đèn lòng, đuốc tranh, đuốc nứa chạy đèn sáng rực cả bầu trời ngày hội, những tiếng trống, tiếng mõ, tiếng còi, tiếng hát, tiếng chào hỏi…quyện vào nhau. Trong khí thế sục sôi, hồ hởi.

Hướng Bắc trên lộ 2 là đoàn công nhân cao su của các đồn điền Hàng Gòn, Cẩm Mỹ (Courtenny), Xà Bang, Cù Bị, Xuân Sơn, Bình Ba, Hắc Hổ…hợp vời đoàn nông dân của các xã Long Phước, Long Tân, Long Kiên, Long Xuyên (Hòa Long) đổ xuống.

Hướng Tây trên lộ 15 là các đoàn Phước Hòa, Phú Mỹ hợp cùng các đoàn núi Thị Vải, núi Dinh, đoàn của đồng bào ngư dân vùng sông biển Bà Trau, Sơn Long, Thạnh An, Cần Giờ…và đoàn của đồng bào dân tộc thiểu số kéo xuống.

Hướng Đông trên tỉnh lộ 23 là các đoàn người dày đặc của Long Điền, An Ngãi, Tam Phước, Long Mỹ, An Nhất hợp với đoàn Đất Đỏ, Phước Lợi, Hội Mỹ, Phước Hải, Xuyên Mộc.

Phía nam trên đường 44 la các đoàn duyên hải, lò vôi Phước Tỉnh, Long Hải, cùng với đoàn Cỏ May kéo lên.


Nhà tròn Bà Rịa buổi tối

Trong bầu không khí sôi động, những đoàn người dày đặc, chỉnh tề cuồn cuộn kéo đi, biểu ngữ băng cờ lớp lớp, cùng với những tiếng hô vang dội: "Đả đảo phát xít Nhật", "Đả đảo đế quốc phong kiến", "Đả đảo thực dân", "Việt Nam độc lập muôn năm", "Chính quyền cách mạng muôn năm", "Tự do, cơm áo, hòa bình muôn năm", hòa lẫn trong tiếng hát của những bài ca hung tráng vang vọng mãi non sông "Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng", "Này thanh niên ơi đứng lên đáp lời sông núi".

Cả thị xã và ngoại vi, với cờ sáo biểu ngữ oai hùng, các đoàn người tập trung chỉnh tề khung cảnh thật trang nghiêm. Tất cả hướng về lễ đài mới được dựng lên cùng với bàn thờ tổ quốc uy nghi giữa trung tâm thị xã, lưng dựa và lầu nước, mặt hướng về phía Long Điền. Các tự vệ chiến đấu quân Thanh niên Tiền phongcùng với anh em Cộng hòa vệ binh do ta vận động, bố trí bao quanh Tòa án tỉnh là nơi bọn Nhật đang tập trung, phòng ngừa kẻ thù có phản ứng,…Trên lầu nước là các tự vệ chiến đấu quân, hàng bô lão áo dài khăn đóng, đứng cạnh bàn thờ tổ quốc trang nghiêm trịnh trọng, đứng trước lễ đài là đoàn học sinh, chung quanh là đoàn thể quần chúng các giới, các ngành, trước mỗi đoàn đều có khẩu hiệu, biểu ngữ riêng, với 2 cờ: cờ đỏ sao vàng và cờ Thanh niên Tiền Phong.

Điều đáng chú ý là các anh em binh sĩ mã tà, cảnh sát, hiến binh cũng đều xếp vào hàng ngũ của nhân dân.

Đúng 8 giờ sáng ngày 25/8/1945 cuộc mít tinh bắt đầu Dương Văn Xà (1) Thủ Lĩnh Thanh niên Tiền phong Bà Rịa lên nói chuyện trước nhân dân, tuyên bố chính quyền về tay nhân dân, xóa bỏ mọi quyền hảnh của bè lũ tay sai và phát xít Nhật. Thông báo cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công ở một số nơi: Hà Nội, Huế, kêu gọi tầng lớp nhân dân hãy ủng hộ chính quyền mới. Lễ chào cờ bắt đầu, hơn 1 vạn người vô cùng phấn khởi, xúc động hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang thượng đỉnh. Tiếng hát "Hành khúc Thanh niên" trổi lên hùng tráng hàng vạn con người, có những người quá phấn khởi đưa cả nắm tay lên chào. Trước không khí thiêng liêng hào hùng đó, tỉnh trưởng Lê Thành Long tuyên bố trao quyền cho nhân dân và tên quan ba Nhật " Sato" cam kết tôn trọng quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Chính quyền cách mạng Ủy ban nhân dân lâm thời đầu tiên của Bà Rịa được thành lập. Từ nay, mọi quyền hành của bọn tay sai phản động bị xóa bỏ hoàn toàn. Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay kéo dài chấn động cả thị xã, tiếp theo đại biểu nhân dân lên phát biểu ý kiến vạch trần tội ác của kẻ thù, nối tiếp nhau từng nhóm đại diện cho các đoàn thể, các ngành, các giới đứng ra trước bàn thờ tổ quốc, long trọng tuyên thệ trung thành với tổ quốc nhân dân, quyết tâm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập tự do.

Cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành thị uy qua các đường phố thị xã. Tiếng hô khẩu hiệu, tiếng hát lại tỏa ra vang dội khắp bầu trời tháng tám mùa thu lịch sử của dân tộc.

Ngày 25/8/1945, Nhà Tròn đã đi vào lịch sử vẻ vang của nhân dân Bà Rịa, chứng kiến sự ra đời của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thực sự đem lại cuộc sống độc lập tự do cho người dân, mở đầu cho trang lịch sử mới vô cùng rạng rỡ của nhân dân Bà Rịa.

Ba mươi năm sau, cũng tại khu vực Nhà tròn mùa xuân 1975, cùng với khí thế tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam. Quân và dân Bà Rịa với tinh thần sục sôi cách mạng đã đồng loạt nổi dậy tấn công vào tận hang ổ, sào huyệt cuối cùng của địch. Với sức mạnh phi thường, chỉ sau 1 ngày đêm chiến đấu từ chiều ngày 26/4/1975 đến ngày 27/4/1975 lực lượng vũ trang đã chiếm lĩnh, giải phóng toàn bộ thị xã, chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ hoàn toàn tan rã, khắp các đường phố, cờ mặt trận giải phóng tung bay ngạo nghễ giữa ngày xuân giải phóng. Niềm vui sướng trào dâng, mọi người hớn hở tham gia dọn dẹp đường phố, sôi nổi phát động tổ chức lực lượng quần chúng, đoàn thể cách mạng làm nòng cốt ổn định sinh hoạt, cấp tốc sửa sang lại những nơi đổ nát, phá bỏ đi những tàn tích của kẻ thù. Trong không khí vui mừng khôn xiết như để cở mở tấm lòng chào đón ngày hội non sông, những loạt sung lớn nhỏ vang dội cả bầu trời thị xã. Khu vực Nhà Tròn trong những ngày này là nơi tập trung lực lượng của ta làm bàn đập tiến tới giải phóng thị xã Vũng Tàu.

Ngày 1/5/1975, tại đây một cuộc míttinh trọng thể được Thị ỷ Bà Rịa kịp thời tổ chức chào mừng ngày giải phóng thị xã, giải phóng miền Nam, kỷ niệm ngày quốc tế lao động, đồng thời chào đón đoàn quân chiến thắng với các lực lượng bộ binh, cơ giới, pháo binh kéo về biểu dương lực lượng ra mắt đồng bào. Một lần nữa, từ khắp mọi nơi, người dân Bà Rịa đủ các thành phần nô nức đổ về trung tâm thị xã mừng ngày toàn thắng trên 1 vạn người với khẩu hiệu cờ xí ngợp trời tề tựu trang nghiêm trước lễ đài vừa được cấp tốc dựng lên cạnh Nhà tròn, mặt hướng về phía sông Dinh. Trước lá cờ giải phóng tung bay ngạo nghễ trên đỉnh Nhà tròn. Đ/c Võ Văn Ấn, Trưởng ban nghiên cứu khu ủy miền Đông đọc diễn văn chào mừng ngày đại thắng, nêu ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân ổn định đời sống, kêu gọi binh lính, viên chức chế độ cũ ra trình diện chính quyền cách mạng.

Ủy ban quân quản thị xã đã ra mắt đồng bào gồm các đồng chí: Hai Khanh, Năm Đường, Sáu Nguyên, Tám Tấn. Cuộc mítting trở thành cuộc diễu hành qua đường phố trong không khí tưng bừng náo nhệt của ngày giải phóng.

Ngày 15/5/1975 cùng với cả nước, cũng tại khu vực này, một cuộc mítting quy mô được tổ chức trọng thể chào mừng đại thắng mùa xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, các đoàn đại biểu các tầng lớp quần chúng nhân dân lại nô nức kéo về: từ Long Tân, Đất Đỏ, Tam Long, dọc lộ 23, lộ 15 Long Sơn, Bà Trau, Xuyên Mộc…cùng với các đơn vị chủ lực quân giải phóng, lực lượng vũ trang Bà Rịa, đến dân quân du kích hơn hai vạn người tràn ngập trung tâm và ngoại vi thị xã trong không khí sống chan hòa niềm vui sướng. Khẩu hiệu, cờ xí rợp trời thị xã. Trước lễ đài mới xây cạnh sông Dinh đối diện Nhà tròn, quần chúng, các đoàn đại biểu tề tựu đông đủ chờ khai mạc. Cạnh Nhà Tròn bia đài "Tổ quốc ghi công" cũng vừa mới xây, các đ/c bộ đội trang nghiêm đặt tràng hoa "Đời đời nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này". Sau lễ chào cờ mặc niệm, đ/c Võ Văn Ấn Tỉnh ủy viên Bà Rịa – Long Khánh thay mặc chủ tọa đoàn đọc diễn văn khai mạc, đ/c Lê Minh Nguyện thường vụ tỉnh ủy Bà Rịa – Long Khánh đọc diễn văn chính thức chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Từ nay, nhân dân được sống trong cảnh hòa bình, đất nước hoàn toàn được độc lập tự do. Tiếng hoan hô vang dội cả quảng trường, cuộc mítting trở thành cuộc biểu tình tuần hành qua đường phố. Những khẩu hiệu "Việt Nam muôn năm", "Hồ Chí Minh muôn năm", "Đảng lao động Việt Nam muôn năm"…được giương cao trên đường đi, cùng những tiếng hô vang dội, những đội lân càng làm cho không khí ngày lễ thêm tươi vui, sống động. Đặc biệt là cuộc diễu hành biểu dương lực lượng của quân giải phóng với tăng, pháo, xe rầm rộ trên đường phố về phía Long Điền.

Lại một lần nữa Nhà Tròn đã đi ghi dấu ngày hội thiêng liêng của nhân dân Bà Rịa: Giải phóng hoàn toàn thị xã, đập tan chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ, cùng với sự kiện lịch sử trọng đại trong cách mạng tháng tám/1945: chứng kiến sự ra đời của chính quyền nhân dân. Nhà Tròn đã đi vào lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào, là minh chứng hùng hồn chứng minh sức mạnh to lớn tinh thần quật khởi tô điểm cho truyền thống cách mạng kiên cường bất khuất của quân và dân Bà Rịa trong đấu tranh giải phóng dân tộc

Theo baria.baria-vungtau.gov.vn
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 07, 2017, 02:48:34 PM Gửi bởi conan2001 »
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
4 Trả lời
3333 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 23, 2008, 11:21:59 PM
Gửi bởi boydeptrai
0 Trả lời
2453 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 29, 2008, 10:09:19 PM
Gửi bởi nhantam
2 Trả lời
26553 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 18, 2011, 10:32:14 AM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
2171 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 06, 2008, 09:32:07 PM
Gửi bởi Logan
0 Trả lời
1839 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 10, 2014, 10:30:03 PM
Gửi bởi tiepthiquangcao

Nha Trang - Điệp Sơn 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
768,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay
Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay
Thiên Đường – Vũng Chùa – Mộ tướng Giáp 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,500,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View