Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Ga Đà Lạt làm du lịch  (Đã xem 6775 lần)

Đã thoát ra caonguyen

  • Lữ khách
  • Xa mẹ lần đầu
  • *
  • Bài viết: 15
Re: Ga Đà Lạt làm du lịch - Ga Đà Lạt - hoài niệm buồn xứ cao nguyên
« Trả lời #3 vào: Tháng Chín 07, 2009, 11:39:01 AM »
Cùng với ga Hải Phòng, ga hỏa xa Đà Lạt được xem là nhà ga đẹp nhất Đông Dương, cổ kính nhất Việt Nam hiện nay. Đây là nhà ga cao nhất Việt Nam (tọa lạc ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển) đã được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa. Nhưng hiện nay, di tích này đang xuống cấp trầm trọng...

Từ huyền thoại đẹp còn lại trong ký ức...
Nhà ga Đà Lạt xây dựng từ năm 1932- hoàn tất năm 1936. Công trình do 2 kiến trúc sư Moncet và Revéron thiết kế.

Trong ý tưởng sáng tạo, họ mô phỏng hình ảnh dãy núi LangBian - Biểu tượng của Đà Lạt, tòa nhà chính với 3 vòm mái nhô cao như 3 đỉnh núi, nên nó không hề giống bất cứ dinh thự hay nhà ga nào trước đó. Sự tài tình của các kiến trúc sư là một mặt họ giữ được nét đặc trưng của Đà Lạt, mặt khác lại đưa nét kiến trúc độc đáo của Pháp vào thông qua những mái vòm, chiếc đồng hồ đặt trên “đỉnh núi” ở mặt tiền ga, tượng trưng cho thời gian bác sĩ Yersin đã chinh phục cao nguyên Lâm Viên mà ông đã ghi trong nhật ký.

Xe lửa chỉ để tham quan thành phố những dịp cuối tuần. (Ảnh: PV)

Từ năm 1933 tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt hoàn thành được đưa vào sử dụng. Để tàu vượt lên đèo Ngoạn Mục hiểm trở,  các chuyên viên đến từ Pháp, Thụy Sĩ đã phải thiết kế đường ray răng cưa, đồng thời bên cạnh một đầu máy kéo còn có một đầu máy đẩy phía sau... Đoạn đường sắt chỉ dài hơn 100km nhưng phải thi công trong hơn 10 năm mới hoàn thành, vì địa hình trắc trở và có nhiều hầm chui nên chi phí xây dựng cũng cao gấp nhiều lần so với đường hỏa xa ở đồng bằng.

Những năm trước Ga Đà Lạt liên kết với SaiGonTourist, Công ty Du lịch Việt Nam, Du lịch Thanh Niên... và Khách sạn Sotifel DaLat Place đưa khách đi tham quan, tổ chức ăn điểm tâm, ăn trưa trên tàu cho nhiều đoàn khách. Một chuyến tham quan bằng xe lửa trên phố núi quả là thú vị, nhưng giá vé chỉ 20.000đ/ người, với người nước ngoài là 5USD.

Đến di tích xuống cấp trầm trọng

Chỉ trừ những ngày lễ tết, dịp cuối tuần, ga Đà Lạt còn có khách tham quan, còn thông thường ga vắng như “chùa bà đanh”. Hiện nay nếu hành khách đi bằng xe lửa đến ga Đà Lạt phải chuyển xuống Phan Rang để chuyển tiếp vào nam ra bắc.

Ở cổng nhà ga chỉ lác đác vài bác xe ôm. Trong tiếng thở dài ngao ngán, anh Vũ - xe ôm thâm niên nhất ở đây bảo: “Khách đi xe lửa ngày một ít dần, thông thường chỉ có người ở các tỉnh về tham quan dịp lễ, chứ người Đà Lạt như tôi mấy khi đi tàu lửa ở ga này?”. Bên chỗ anh Vũ đứng là lối vào nhà ga chưa được... tráng nhựa, bụi bay mù mịt. Hầu hết người dân Đà Lạt chọn phương tiện là ô tô.
 

Buồn hiu hắt ở ga Đà Lạt.

Nhìn tổng thể ga chính rất đẹp, tuy nhiên vào lối này tham quan phải mua vé nên nhiều người chọn lối đi tắt rất dễ dàng, là đi từ lối sau với những bụi cây rậm rạp, cũng không có nhân viên nào kiểm tra ở lối ấy để tránh thất thoát vé.

Từ trên cao nhìn xuống, phía sau Ga Đà Lạt như một ngôi nhà bỏ hoang buồn hiu hắt. Thời gian trôi, công trình nổi tiếng một thời, giờ cây cỏ mọc đầy, nó trở thành niềm hoài cổ của người dân xứ sương mù...
 
Thời Pháp thuộc, mỗi ngày có 2 đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt - Nha Trang, Đà Lạt – Sài Gòn với 3 toa khách, 1 toa tàu hàng và ngược lại. Hành khách bao giờ cũng đông với phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Nếu đi từ Sài Gòn sẽ mất khoảng nửa ngày để đến Đà Lạt. Tuyến đường sắt đã bị ngưng từ năm 1972 do chiến sự ác liệt ở miền Nam.
 
Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, đường sắt được vận hành trở lại nhưng chỉ chạy được đúng 7 chuyến từ Đà Lạt đến cầu Tân Mỹ (Ninh Sơn - Ninh Thuận) thì bị ngưng lại vì không hiệu quả kinh tế. Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sửa chữa đường sắt Thống Nhất. Phần còn lại bị người dân tháo dỡ bán sắt vụn. Năm 2004, khi cầu đường sắt Dran (thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) bị tháo dỡ thì Ga Đà Lạt bị tách rời hoàn toàn khỏi hệ thống đường sắt Việt Nam. Rất may mắn là năm 2001-  công trình tuyệt mỹ này đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia.
 
 T.Bảo - giadinh.net.vn
 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Ga Đà Lạt, những điều chưa biết
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 12, 2008, 02:57:14 PM »


Ga Đà Lạt hiện lên với một kiến trúc độc đáo, một hình ảnh rất quen thuộc đối với người Đà Lạt. Từ cổng đi vào ta dễ dàng bắt gặp toàn cảnh nhà ga với một lối kiến trúc như hình đỉnh núi: ba đỉnh chóp hình tam giác như những đỉnh núi Lang Biang vây quanh xứ lạnh này.

Ga Đà Lạt được gắn liền với tên tuổi một kiến trúc sư người Pháp tên là Moncet. Năm 1932, kiến trúc sư Moncet cùng đồng nghiệp của mình là Reveron đã thiết kế và thi công ga hỏa xa Đà Lạt. Sau 5 năm thi công (vào năm 1936), nhà ga hoàn thành.
Tuy vậy, theo một tư liệu lịch sử cho biết dự án xây dựng tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt được toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1922, Công ty thầu khoán Á Châu được ủy nhiệm nghiên cứu làm đoạn đường xe lửa răng cưa Kroongpha - Dran theo kiểu Thụy Sỹ, với đoạn đường sắt răng cưa dài khoảng 10km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% để đến đất Dran của Lâm Đồng.
Kể từ khi có nhà ga Đà Lạt thì số lượng khách du lịch đến với thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Theo tư liệu, mỗi ngày có ba đôi tàu thường xuyên hoạt động trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm. Khi đó, trên mỗi chuyến tàu, ngoài toa vận chuyển hàng hóa còn có 3 toa chở khách, và những toa chở khách này cũng được phân ra theo 3 hạng khác nhau.
Sau khi người Pháp rời Việt Nam, việc chạy tàu từ Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ chiếm đóng, tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thiết bị cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đứt và nhà ga này ngừng hoạt động năm 1972. Sau giải phóng, tuyến đường sắt này được khôi phục và chính thức kéo còi vào ngày 19-5-1975, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.
Ga Đà Lạt có thể coi là đặc biệt bởi nó không hề giống với bất cứ một dinh thự hay công sở nào lúc bấy giờ, và cũng không giống với bất cứ lối kiến trúc của một nhà ga nào khác ở Việt Nam. Nhà ga có chiều dài 66,5m, rộng 11,4 m, cao 11m. Ga Đà Lạt là nhà ga có độ cao cao nhất Việt Nam vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, và lúc bấy giờ nó cũng được xem là nhà ga đẹp nhất Đông Dương và cả nước Pháp. Hiện nay ở nước ta ngoài ga Hải Phòng thì ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, loại tàu hỏa chạy bằng hơi nước chỉ còn lại vài chiếc, chủ yếu là ở Hà Nội. Ở miền Nam chỉ duy nhất có ở Đà Lạt. Chiếc đầu máy chạy bằng hơi nước này được sản xuất tại Nhật vào năm 1932. Theo tính toán của các kỹ sư thì để chiếc đầu máy này chạy được phải cần đến một nhiệt độ 3.000C, đun 12m3 nước để tạo ra một sức kéo 700 tấn. Tuyến đường ray mà con tàu này chạy cũng độc đáo không kém: đường sắt răng cưa, một đường sắt độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Vào năm 1960, dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, khối tài liệu mộc bản với hơn 35.000 tấm được chứa trong 3 toa mỗi toa nặng khoảng 25 tấn, nên đã phải dùng đến toa tàu hỏa có răng cưa để vận chuyển khối mộc bản lên cao nguyên này. Khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành dưới triều Nguyễn bao gồm những tác phẩm chính văn, chính sử; những áng văn ngự chế của các vị hoàng đế triều Nguyễn... Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ thì toàn bộ những ván khắc in mộc bản này được chuyển về Đà Lạt.
Ngày nay, tuyến đường sắt này chỉ còn 17 km đi từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát, và được đưa vào tuyến du lịch trên những toa tàu và đầu tàu cổ kính. Khi một cột khói đen bốc lên, những bánh răng cưa bắt đầu chuyển bánh. Những du khách hiếu kỳ có dịp ngắm phong cảnh Đà Lạt bên ngoài những ô cửa sổ với ngút ngàn đồi thông chập chùng và khung cảnh bầu trời Đà Lạt trong veo.


HanhDungTourist (Theo Tuổi Trẻ)
 

Đã thoát ra bin_lin

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 238
Ga Đà Lạt làm du lịch
« vào: Tháng Tám 09, 2008, 11:35:25 PM »

Tại Việt Nam, thú du lịch trên đầu máy xe lửa cổ chạy bằng hơi nước như ở Đà Lạt (Lâm Đồng) là độc nhất vô nhị. Hơn thế, ga xe lửa Đà Lạt còn được xem là đẹp nhất Đông Dương và đây còn là một trong hai di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia thuộc loại hình kiến trúc ở Lâm Đồng đã được công nhận.


Ông Ngô Minh Châu, Trưởng ga Đà Lạt cho biết: "Ngoài công tác bảo tồn (di tích lịch sử - văn hóa), Ga Đà Lạt với đặc điểm riêng là nằm trong lòng một thành phố du lịch nên việc thu hút khách đến nơi này còn là một trong những nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ ngành đường sắt VN".

Trên cơ sở thực tế này, gần một năm qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đồng ý cho Ga Đà Lạt được phép bán vé cho du khách vào tham quan như tất cả những điểm du lịch khác trong thành phố Đà Lạt. Như vậy, vấn đề đặt ra là, Ga Đà Lạt làm thế nào để vừa bảo tồn nhưng vừa thu hút du khách như tất thảy những điểm tham quan - du lịch khác của Đà Lạt?

"Trong 10 tháng đầu năm, du khách đến tham quan ga Đà Lạt và du ngoạn bằng đường tàu lửa trên thành phố có độ cao 1.500m này đã tăng đáng kể so với trước" - ông Châu cho biết. Số liệu thống kê gần đây cho thấy: Trong 10 tháng đầu năm 2005, lượng du khách đến với Ga Đà Lạt đã đạt con số 40.000 người (cả năm 2004 chỉ đạt chưa đến 35.000 du khách), trong đó khách quốc tế chiếm 9.261 người, tăng gần gấp đôi so với cả năm 2004 (5.541 người).

"Nhờ vào đâu mà Ga Đà Lạt thu hút được sự chú ý của du khách?". Trả lời câu hỏi này, ông Ngô Minh Châu đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố "văn hóa - lịch sử" của nhà ga. Theo các tài liệu lịch sử thì Ga hỏa xa Đà Lạt được gắn liền với tên tuổi của một kiến trúc sư (KTS) người Pháp tên là Moncet. Năm 1932, KTS Moncet cùng với một đồng nghiệp của mình là Revenron bắt tay vào việc thiết kế và thi công Ga hỏa xa Đà Lạt, và đến năm 1936 thì hoàn thành.

Trong quá trình lập đồ án xây dựng Ga hỏa xa Đà Lạt, hai KTS người Pháp này đã định sẵn trong đầu hình ảnh các ngọn núi Langbian - biểu tượng bất biến qua thời gian của các dân tộc thiểu số Lâm Đồng, để từ đó làm bay bổng những ý tưởng sáng tạo của mình. Mãi đến ngày nay, du khách dễ dàng nhận ra ý tưởng sáng tạo trên cơ sở định sẵn biểu tượng ấy bằng hình ảnh 3 vòm mái nhô cao của nhà ga giống như 3 đỉnh núi Langbian theo sự sắp xếp khá cân đối với mái ngói kéo dài và xếp đều lên nhau.

Ga Đà Lạt theo thiết kế của Moncet, có chiều dài 66,5m, chiều ngang 11,4m và chiều cao là 11m. Đặc biệt, với nhà ga này, nhìn ở cả hai mặt trước và sau, chúng ta dễ dàng nhận ra biểu tượng của dãy núi Langbian với 3 đỉnh chóp hình tam giác nhô cao. Rồi nữa, giá trị "cổ" và "lạ" của chiếc đầu máy hỏa xa chạy bằng hơi nước ở Ga Đà Lạt cũng là một trong những "tầm ngắm" của du khách khi đến với thành phố hoa xinh đẹp Đà Lạt. Và cũng cần nói thêm: Tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm (Phan Rang - Ninh Thuận) là tuyến đường sắt răng cưa duy nhất của Việt Nam từ trước đến nay (nhưng rất tiếc là hệ thống răng cưa này đã bị tháo dỡ gần hết sau năm 1975).

Ga Đà Lạt được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa (dạng kiến trúc) quả là xứng đáng. Nhưng, nói như ông Ngô Minh Châu - Trưởng ga Đà Lạt, việc được công nhận di tích quốc gia là một nhẽ; vấn đề lúc này là làm thế nào để "nâng tầm" giá trị của Ga Đà Lạt trong bối cảnh của một thành phố du lịch nổi tiếng như Đà Lạt.

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gửi ngành đường sắt về việc tu sửa, tôn tạo, nâng cấp Ga Đà Lạt để biến nơi đây thành một trong những điểm du lịch thu hút du khách nhân dịp Festival hoa Đà Lạt sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 12 tới. Động thái tích cực nhất có thể được ghi nhận là mới đây, đơn vị chức năng đã tiến hành sơn sửa lại hai đầu máy và bốn toa xe phục vụ du khách; điểm đến của hành trình du lịch bằng tàu hỏa là Ga Trại Mát (cách Đà Lạt 7km) cũng đã được chỉnh trang…

Việc làm này có thể xem là động thái tích cực của chính quyền địa phương trong lộ trình đưa Ga Đà Lạt thành một điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách đến với thành phố hoa này như thiện ý của địa phương và của ngành đường sắt VN.

Rồi nữa, không chỉ động thái này, khoảng hơn 3 tháng trước đây, với mục đích xây dựng Ga Đà Lạt thành một điểm văn hóa hấp dẫn du khách, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng đã đề ra chủ trương thu hút các "mạnh thường quân" đầu tư vào đây.

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng
 
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
2 Trả lời
4581 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 25, 2008, 10:15:14 AM
Gửi bởi boydeptrai
1 Trả lời
5243 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 23, 2015, 09:21:51 AM
Gửi bởi hoanganha1q2
0 Trả lời
2776 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 31, 2008, 11:58:37 AM
Gửi bởi khidotdh88
1 Trả lời
4922 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 19, 2012, 02:47:40 PM
Gửi bởi blogdiscovery
0 Trả lời
2190 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 03, 2008, 12:43:38 PM
Gửi bởi bin_lin

Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay
Tour tham quan Sài Gòn 1/2 ngày (Saigon City Tour)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
160,000
Đặt ngay
Nha Trang - Hang Rái - Vĩnh Hy - Bình Hưng - Bình Lập 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
828,000
Đặt ngay
Hà Nội - Hạ Long
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,044,000
Đặt ngay
Tour Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày - QN7
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
750,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View