Ngày mỗi ngày đi qua, những con người Việt Nam vẫn đang tiếp nối dòng chảy văn hoá mà ông cha ta để lại. Đâu đó trên dải đất quê hương , ta vẫn bắt gặp những lối phố, xóm làng thân thuộc . Mỗi không gian sinh sống ấy là một cộng đồng văn hoá thu nhỏ trong tổng thể của văn hoá mỗi vùng miền và dân tộc. Đừng đứng xa trông lại, đừng rảo bước đi nhanh. Hãy hoà mình vào cuộc sống nơi đây, mỗi chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn những “ Hương vị” văn hoá, và tình yêu đất nước, con người để rồi khẳng định một chân lý : có một Việt Nam như thế.
Với bề dày của truyền thống lịch sử , người Việt Nam đã xây nên một nền tảng xã hội văn minh. Từ văn hoá Núi Đọ đến văn hoá Đông Sơn, từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ đồng và sắt là những bước tiến dài của con người trên dải đất Việt nam, để rồi mỗi chúng ta cần nhận thức rõ ràng: Dân tộc Việt Nam là chủ thể sáng tạo văn hoá Việt Nam.
54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thể hiện những bản sắc văn hoá độc đáo, hội tụ nhiều yếu tố bản địa và khu vực. Văn hoá của người Thái có vẻ đẹp tinh tế mang tính hoà hợp với thiên nhiên; Văn hoá của người Hmông – Dao có nét khoẻ khoắn mang tính chế ngự thiên nhiên; Văn hoá người Khơ me Nam Bộ hài hoà và bí ẩn trong lớp vỏ Phật giáo; Văn hoá người Kinh ở đồng bằng và trung du có sự đa dang nhờ vào đặc tính linh động và ưa tiếp thu cái mới....Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển và văn hoá cũng đang biến đổi, tuy không dễ nhận ra điều đó.
Theo trục thời gian, văn hoá Việt Nam có thể được nhìn nhận ở hai yếu tố cổ và kim (cũ và mới) hay truyền thống và hiện đại; còn theo không gian, văn hoá Việt Nam lại có chiều dài phát triển từ Bắc xuống Nam. Không chỉ dừng lại ở biên giới lãnh thổ quốc gia, sắc thái văn hoá đó đang vươn mình ra thế giới. Tính truyền thống và hiện đại luôn được đề cập đến trong văn hoá của mọi thời đại. Những điều đang diễn ra ngày hôm nay sẽ trở thành quá khứ của ngày mai. Văn hoá vẫn luôn được kế thừa và phát huy bởi bàn tay con người.
Có một Việt nam mà chúng ta đang sống, có một Việt nam mà thế giới ngưỡng mộ về văn hoá và tinh thần dân tộc. Hơn thế, có một quê hương luôn trong tâm thức và lòng tự hào của người dân dù ở bất cứ nơi đâu, bởi văn hoá Việt Nam chính là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn để chúng ta vững bước đi tới tương lai.
Chúng ta đang được kế thừa một di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo và đa dạng. Những giá trị văn hoá này được khái quát trên một mảng thông tin rộng lớn và cơ bản nhất về truyền thống văn hoá cũng như đất nước và con người Việt Nam. Trang điện tử văn hoá thông tin CINET(Culture Information Network ) như một giao phổ thông tin đa dạng và nhiều chiều, phong phú về chất lượng và bản sắc. Dữ liệu trên CINET được cập nhật dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh nhằm phản ánh văn hoá Việt Nam dưới nhiều góc độ. Đây cũng là trang tin chính thức của Bộ Văn hoá - Thông tin, cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá thông tin trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tin tức trên CINET liên tục được cập nhật, đáp ứng nhu cầu về các thông tin văn hoá đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Những sự kiện nổi bật của ngành văn hoá – thông tin, những ý kiến phản ánh, đóng góp từ phía người đọc đến những giải đáp của các nhà Quản lý chuyên ngành được thể hiện trong phần Tiêu điểm.
Trở về với nguồn cội đất nước là chuyên mục “ Văn hoá Việt nam ” nơi thể hiện những thông tin chuyên đề về lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử đến các trang phục , món ăn , trò chơi truyền thống... trên khắp mọi miền đất nước . Độc giả có thể tìm thấy ở đây những thông tin lý thú, gần gũi trong cuộc sống chúng ta nhưng không phải lúc nào cũng có thể cảm nhận đầy đủ về chúng .
Đến với sắc màu văn hoá là những clip thể hiện các hoạt động văn hoá đặc trưng của Việt nam và TG được diễn ra trong năm :Như các Lễ Hội , Festival, LH phim ...ở trong và ngoài nước .
Một hệ thống quản lý đa ngành nghề với nhiều lĩnh vực được khái quát trên mọi mặt của đời sống kinh tế , xã hội . Trách nhiệm lớn lao của các nhà quản lý chuyên môn ngành VHTT là làm sao hướng dẫn, định hướng các hoạt động về văn hoá thông tin theo đường lối, chính sách của pháp luật của Nhà nước; có chính sách nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, phổ biến những giá trị văn hoá nghệ thuật, nâng cao trình độ thẩm mỹ và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.....được thể hiện ở phần thông tin hoạt động và quản lý , mục tiêu phát triển Ngành theo từng giai đoạn ….được thể hiện ở phần Bộ Văn hoá Thông tin Việt nam
Văn hoá Việt Nam hiện đứng trước sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đứng trước những thách thức gay gắt của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Nhiều ngành văn hoá nghệ thuật đang có phần chững lại, tìm đường và tự cách tân. Những thành tựu , những giải thưởng quốc tế đã đạt được trên con đường hội nhập ở hầu hết các lĩnh vực tiêu biểu của ngành VHTT Việt nam như điện ảnh , âm nhạc , mỹ thuật nhiếp ảnh, nghệ thuật biểu diễn, báo chí , xuất bản , bản quyền.... đang từng bước khẳng định vị thế của Việt nam trên trường Quốc tế.
Bằng việc giới thiệu văn hoá thông tin Việt Nam, bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam với bạn bè năm châu. Cinet luôn tự khẳng định là kênh thông tin tuyên truyền chính thức của Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam với định hướng và mục tiêu phát triển “ hướng đến nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” .
<Tổng hợp>