Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?  (Đã xem 33591 lần)

Đã thoát ra hnbrand

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 9
Re: Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?
« Trả lời #7 vào: Tháng Năm 16, 2014, 03:08:53 PM »
cảm ơn với những kiến thức bạn chia sẻ , giờ mình đã biết thêm nhiều cách phòng tránh côn trùng rồi
 

Đã thoát ra vantam79

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 2
    • Vacation Indochina
Re: Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?
« Trả lời #6 vào: Tháng Ba 18, 2013, 08:15:17 PM »
Nếu đi trekking trong rừng nhất là vào mùa mưa thì có rất nhiều vắt. Con vắt nó thuộc họ đỉa, nhỏ như đầu tăm đến đầu que nhang. Vắt thường đậu ở dưới cỏ hoặc ở những gốc cây, khi thấy động vật tới dần nó búng người bám vào vậ chủ và hút máu.
Đi trekking trong rừng nên chuẩn bị sà cạp bịt kín từ chân lên tới đầu gối chùm luôn quần dài rồi đi giày ra bên ngoài. Nhớ mang theo thuốc chống vắt, chống muối. Thông thường ban quản lý các rừng quốc gia nơi thường xuyên có khách du lịch tới thăm thì họ bán các loại thuốc này. Đi rừng Nam Cát Tiên vào mùa mưa nhiều vắt vô cùng. Tôi đã đi giày và đi sà cạp rồi mà cứ một lúc lại phải phủi vắt bám ở quần. Khi đi về vawchj chỗ khe giày ra có hàng chục con vắt giấu mình trong đó.
Đi trekking rất thú vị nhưng cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đi để được an toàn các bạn nhé.
Nhà tổ chức tour chuyên nghiệp
 

Đã thoát ra greenhornet

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 40
    • Du lịch Việt Nam
Re: Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?
« Trả lời #5 vào: Tháng Hai 04, 2013, 05:18:19 PM »
sợ mấy con ve với con vắt lắm =.=
 

Đã thoát ra bety_koko

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 10
Re: Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?
« Trả lời #4 vào: Tháng Mười Hai 25, 2012, 12:20:24 AM »
Trước giờ, khi đi du lịch mình chỉ để tuýt thuốc xức khi bị côn trùng cắn chứ chưa biết những cách này. Thanks bạn nhiều nhé!!!
 

Đã thoát ra buonviban

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 27
    • http://dulichdatnang.com/
Re: Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?
« Trả lời #3 vào: Tháng Chín 04, 2012, 03:20:23 PM »
Thank bài viết rất có ích
http://dulichdatnang.com/  <-- Miền đất nắng mới
 

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Khi bị rắn cắn?
« Trả lời #2 vào: Tháng Chín 27, 2008, 03:32:41 PM »
Các loại rắn hổ mang, rắn ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, rối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.

Các loại rắn hổ mang, rắn ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, rối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.

Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30' đến 1h: nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất.

Nếu bị rắn cắn sau 15-30' mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.

Xử trí

- Đặt garo trên chỗ rắn cắn: không thắt quá chặt, không để garô lâu quá 30'.

- Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, hút máu bằng ống giác..., rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 1%.

- Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc toàn nǎng (ống 5-10ml): 1 ống xung quanh chỗ rắn cắn, 1 ống dưới da ở đùi bị rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đến muộn, tình trạng thật nguy kịch không thể trì hoãn được, có thể tiêm tĩnh mạch thất chậm 1 ống (thử phản ứng trước nếu xét thời gian cho phép).

Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn:

- Tiêm dưới da xung quanh vết rắn cắn dung dịch KMnO4 1% (vô trùng) 10ml.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o: 1500-2000ml.
- Tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT 1500 đơn vị dưới da và anatoxin 2ml cũng tiêm dưới da, ở vị trí khác và bằng một bơm tiêm khác.
- Kháng sinh: penicillin, streptomycin...
- Trợ tim mạch: long não, coramin, uống nước chè nóng.
- Chống sốc và dị ứng: Depersolon 30mg x 1-2 ống tiêm tĩnh mạch.
- Nếu có tan huyết: truyền máu, vitamin C, Ca gluconat tiêm tĩnh mạch.
- Nếu ngạt: thở oxy, hô hấp hỗ trợ.

Nọc Colubridae giải phóng nhiều histamin trong cơ thể, phải chống dị ứng: tiêm pipolphen, promethazin...
- Nếu nạn nhân đau nhiều: cho thuốc giảm đau nhưng không dùng các loại opi vì có thể ức chế trung tâm hô hấp.
- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Đi du lịch bị côn trùng cắn bạn cần phải làm gì?
« vào: Tháng Chín 27, 2008, 03:30:51 PM »
Trích
Phòng tránh côn trùng khi đi dã ngoại
Tránh bị rắn cắn khi đi du lịch dã ngoại
Xử lý sứa đốt, chuột rút khi đi tắm biển mùa hè
Tuyệt chiêu chống muỗi cắn khi du lịch

Khi bị o­ng chích nạn nhân thường bị hoảng loạn hơn là nguy hiểm. Thời gian đầu có thể rất đau nhức kèm theo sưng nhẹ. Tuy nhiên có một số người rất dị ứng với các loại chất độc này là nhanh chóng phát triển thành bệnh nguy hiểm, đó là sốt anaphylactic. Bạn không nên coi thường nếu bị o­ng đốt ở miệng hay cố họng vì sưng phồng có thể làm nghẽn khí đạo.

Những điều nên làm


Làm giảm đau, giảm sưng.

Sắp xếp để đưa nạn nhân đi bệnh việc nếu cần.
Vết chích trên da
Dùng nhíp lấy ngòi chích ra nếu còn.
Đắp băng lạnh lên vết thương để giảm đau, sưng.
Sau một hai ngày nếu vẫn còn bị sưng hay có chiều hướng nặng thêm nên đưa nạn nhân đi bác sĩ.

Vết chích trên miệng
Cho nạn nhân ngậm đá để giảm sưng.
Đưa đi cấp cứu ngay.

Vết ve cắn

Ve là loài sinh vật nhỏ có hình thù giống con nhện thường có trong đám cỏ hay vạt rừng. Chúng thường bám vào động vật hay người để hút máu, đặc biệt là khi nó cắn không gây đau. Loại ve này lúc còn đói rất nhỏ và có thể không nhìn thấy được. Vùng da xung quanh vết cắn của chúng sẽ bị sưng lên và có hình hạt đậu và có thể bị nhiễm trùng

Cách gắp ve ra

Do khi cắn, miệng ve bám chặt vào da nên bạn có thể dùng loại nhíp đầu nhọn gắp nó. Tuy nhiên bạn nên bẩy nó ra tốt hơn là kéo vì khi kéo mạnh ve sẽ bị đứt ra, đầu còn bám lại.

Sưu tầm
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 09, 2013, 10:26:32 AM Gửi bởi conan2001 »
- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1994 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 08, 2012, 11:32:19 AM
Gửi bởi thuphuong15_1982
6 Trả lời
7065 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 31, 2015, 11:15:21 AM
Gửi bởi Ngay Kia Mot
0 Trả lời
1487 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 23, 2014, 09:23:56 AM
Gửi bởi thonguyen
0 Trả lời
764 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 03, 2017, 03:09:58 PM
Gửi bởi ctyxkld2016
0 Trả lời
1810 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 10, 2021, 09:49:54 AM
Gửi bởi dumien

Tour 1 ngày Cù lao Chàm
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay
Tour Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày - QN7
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
750,000
Đặt ngay
Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
180,000
Đặt ngay
Thiên Đường – Vũng Chùa – Mộ tướng Giáp 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,500,000
Đặt ngay
Tour du lịch địa đạo Củ Chi 1/2 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
170,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View