Hội du lịch Việt Nam

Du lịch ba miền (Không quảng cáo tour ở đây) => Đến đâu ăn đó! => Tác giả chủ đề:: Bad1988 vào Tháng Bảy 23, 2008, 03:34:32 PM

Tiêu đề: Khách tây với cơm chay nhà chùa
Gửi bởi: Bad1988 vào Tháng Bảy 23, 2008, 03:34:32 PM
Cơm chay nhà chùa không còn xa lạ với những đoàn khách nuớc ngoài đến từ đủ mọi phương trời khi đặt chân đến Việt Nam dù các khách sạn, nhà hàng đều có cơm chay.

 (http://www.baodulich.net.vn/Uploaded/admin1/nem%20tuoi.JPG)

Sư bác Diệu Hiên ở chùa Phổ Linh quận Tây Hồ cho biết khách muốn ăn cơm chay phải đặt trước 2 đến 3 ngày, giá khoảng 300.000 - 500.000đ/mâm. Một mâm chay thường có từ 10 đến 13 món: từ giò chả làm bằng phù trúc lá, phù trúc cuộng và phù trúc cành làm cá rán, tôm làm bằng bột mì, đỗ xanh, mực xé phay, đến bánh đúc lạc, canh hạnh nhân đều được nấu rất kỳ công. Hay su hào, cà rốt, nấm hương, đậu Hà Lan, xúp lơ tím, xanh, nấu canh ngũ sắc; Món thịt gà được làm bằng hoa chuối và nghệ, nhìn vàng ươm…

Các món chay đều được làm rất công phu. Từ chuyện lựa chọn nguyên vật liệu đến pha chế, ngâm tẩm, tất cả đều phải được chế biến hết sức kỹ lưỡng để giữ món ăn vừa thanh, vừa có vị mới hấp dẫn được thực khách. Như những món cơm chay nổi tiếng ở chùa Phụng Khánh mà người dân Hà Nội thường gọi chệch đi là chùa Phúc Khánh còn có thêm các món chay châu Âu do các sư thầy của chùa học được khi đi nấu cơm chay ở nước ngoài. Món chay của ba miền Bắc, Trung, Nam cũng có những nét riêng, khác biệt. Người Bắc thích vị chua nhiều hơn ngọt, người miền Trung ăn cay, trong khi miền Nam thì phải ngọt nhiều. Một ví dụ là nộm đu đủ, su hào cà rốt, vừng lạc, rau thơm... sao cho ra vị của từng miền cũng là cả một kỳ công.

Dịp lễ vào hè, lễ Phật đản, hay đơn giản là tiếp đón khách quốc tế đến thăm, nhà chùa làm cỗ chay như một cách để giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt. Có những gia đình người Việt đặt cơm chay còn vì muốn tận hưởng không gian yên tĩnh của nhà chùa, có sân vườn, có khế, có hoa mộc, hoa ngâu... một không gian Việt không bị trộn lẫn. Theo như sư bác Diệu Hiên thì: “Không chỉ ngày lễ, ngày vắng khách cũng có gia đình đặt cơm chay. Lại có trẻ chỉ mong ngày tết, ngày mùng một cả nhà đi lễ chùa để ăn xôi vò chè đường.”

Trong không khí đại lễ Phật đản, được thưởng thức miếng cơm chay nơi cửa Phật có khi lại thấy lòng nhẹ nhàng hơn.

Việt Hằng
Mobile View