Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Một thoáng Myanmar  (Đã xem 5876 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Yangon, một lần tới thủ đô
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 08, 2008, 11:34:46 PM »
Chiếc phi Cơ của hãng hàng không Bankok Airways hạ thấp độ cao chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế Yangon. Hơn một giờ đồng hồ trên máy bay từ thủ đô Bangkok, Thái lan không làm số du khách ít ỏi trên chuyến bay quên đi được vẻ háo hức tò mò đối với Yangon. Yangon và khu ngoại vi hiện ra dưới cánh máy bay, một màu xanh mướt của cây cối, những con đường đất ngoằn ngoèo màu nâu và hai dòng sông Yangon và Bago xanh mướt nhơ đôi cánh tay ôm lấy thành phố một thời đã là thủ đô của Liên bang Miến điện. Và rực rỡ hơn cả là những tháp chùa dát vàng lộng lẫy trong ánh nắng, thật đúng với tên gọi Suvanna Bhumi, vùng đất của vàng.


Đâu đâu cũng gặp những tháp chùa

Khi các nước trong khu vực Đông Nam Á đang vươn mình để trở thành tâm điểm của du lịch trong khu vực thì Miến Điện dường như bị lãng quên cùng với vị thế nằm giữa hai nền văn minh lớn của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.

Những khó khăn về phát triển kinh tế và chính trị đã làm cho tiềm năng du lịch của đất nước này chưa được khai thác hết. Miến Điện được biết đến trên các phương tiện thông tin đại chúng về mặt chính trị nhiều hơn là du lịch và văn hoá. Những gì mà người ta thường nghe và xem trên các phơơng tiện thông tin làm cho du khách phải phân vân nhiều hơn trước khi tới đây.


Chùa được xây dựng với nhiều lối kiến trúc khác nhau

Điều này có thể thấy rõ khi du khách đặt chân xuống sân bay Quốc tế Yangon, điểm đặt chân đầu tiên của các du khách đến Yangon bằng đường không. Sân bay đang trong quá trình cải tạo, với những toà nhà lớn và hứa hẹn trở thành một cảng hàng không nhộn nhịp trong tương lai.

Thủ tục nhập cảnh được hoàn tất không nhanh lắm mặc dù mỗi bàn làm việc có 2 nhân viên cùng làm, các cán bộ xuất nhập cảnh Miến Điện làm việc rất kỹ lưỡng, họ đọc kỹ từng chi tiết trên tờ khai nhập cảnh của khách, đối chiếu thông tin trên hộ chiếu, xem kỹ mặt khách và cẩn thận viết lại vào sổ của mình từng chi tiết.
Những chuyến bay tới Yangon không đủ làm lên sự tấp nập của một cảng hàng không quốc tế, những cán bộ xuất nhập cảnh Miến Điện còn sẵn lòng lấy bút sửa những chi tiết trên tờ khai nhập cảnh của khách bởi họ luôn có đủ thời giờ làm việc đó.

Dọc hai bên đường vào trung tâm thành phố là những công viên và hàng cây xanh mướt và những hồ nước tuyệt đẹp. Tuyệt nhiên không có những dấu hiệu của sự ô nhiễm như khói xe, bụi đất từ các công trường xây dựng cũng như sự tắc nghẽn giao thông.

Vào đến trung tâm của Yangon mà tôi vẫn tưởng nhơ mình đang ở ngoại vi của thành phố. Xen giữa những khu nhà cao tầng vẫn là những mảnh đất um tùm cỏ dại. Lác đác giữa những khu phố vắng vẻ, có các trung tâm mua bán khá lớn nhưng không đông người. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới, mà nhiều nhất là các hãng lớn của Hàn Quốc cũng có mặt tại Yangon nhưng xem ra vẫn còn xa lạ với đại đa số người dân Miến Điện.


Món ăn đường phố ở Yangon

Buổi chiều trên đơờng phố Yangon, vẻ hối hả tấp nập duy nhất là tại các điểm chờ xe buýt, công chức, học sinh xếp hàng tràn cả ra đường phố chờ những chuyến xe giờ tan tầm. Phương tiện giao thông chủ yếu của người dân là xe buýt và xe đạp.

Trên tay các nhân viên văn phòng giờ tan sở ai cũng xách một cặp l*ng cơm trưa, giống như tại miền bắc Việt Nam những năm 80, thật bình dị, lo toan nhưng không hề có sự gay gắt và vội vã của thời kinh tế thị trường. Những người có vẻ an nhàn hơn thì đạp xe sát lề đường, đàn ông vẫn mặc xà rông đạp xe đạp và miệng nhai trầu hoặc hút thuốc lá cuộn.

Ôtô và xe taxi chỉ là phương tiện của số ít ngơời dân Yangon và du khách. Taxi tại Yangon không có công-tơ-mét và giá cả được thoả thuận giữa khách hàng và chủ xe. Ngoài ra xe đạp lôi 3 bánh cũng là một phương tiện phổ biến cho người bình dân. Được thiết kế tương tự một chiếc xe đạp, gắn với một khoang cabin có thể chở đơợc 2 ngơời bên cạnh, ngồi theo vị trí quay lưng vào nhau.


Tượng Phật thếp vàng ròng

Điểm tài tình là các bác lái xe vẫn bận xà rông dài tới cổ chân và đạp rất nhanh trên đường phố với 2 khách hàng ngồi bên cạnh.Thật thú vị khi ngồi trên phương tiện này đi dạo phố Yangon, chỉ phải trả khoảng 2 USD cho một giờ đi xe là có thể chiêm ngưỡng những ngôi chùa đẹp trong trung tâm thành phố, khu phố tàu và khu chợ sầm uất Bogyoke Aung San.

Người dân Yangon thật sùng đạo, sáng sáng đi làm hầu như ai cũng ghé qua các ngôi chùa trong thành phố để cầu nguyện. Một nền chính trị do quân đội làm chủ, một nền kinh tế bình lặng và hầu như không có dấu hiệu của cạnh tranh, xem ra những người đi lễ chùa vào buổi sáng cầu cho sức khoẻ và cuộc sống bình yên của chính họ.


Phương thiện giao thông ở thủ đô Yangon là xe hơi và xích lô đạp

Với 80% dân số theo đạo Phật cùng sự hiện diện đông đảo của các ngôi chùa lớn nhất thế giới tại đây nhưng ta vẫn nhận ra có những đền thờ của người theo đạo Hindu, thánh đường của người Hồi giáo gốc Ấn và những nhà thờ đạo Thiên chúa đồ sộ và cổ kính tại Yangon.

Mỗi sắc dân đều có tín ngưỡng riêng của mình và sự hoà hợp đó đan xen giữa Yangon làm nên sự đa văn hoá và tín ngưỡng nơi đây. Sẩm tối, sau giờ tan lễ những dòng người Hồi giáo cũng hoà vào những dòng ngơời Phật giáo trên các phố Tàu. Tuy nhiên tại các nhà hàng thì khác hẳn, trong các quán ăn Hồi giáo thì chỉ toàn một sắc phục màu trắng của người Hồi mà thôi.

Đêm trên các con ngõ nhỏ của khu phố tàu, đèn đường lờ mờ dơới những làn khói và mùi thơm từ những chiếc xe đẩy bán đồ ăn, người ta ngồi ăn, nhậu rất vui vẻ và dân dã. Món nhậu phổ biến cho đàn ông là các món thịt nai khô, thị trâu, bò khô, và cả chuột đồng nữa, uống với rơợu được chương cất từ nhựa cây cọ. Nếu không phải là đêm cuối tuần thì đến 9 giờ rưỡi tối là bạn có thể trở về khách sạn nghỉ ngơi vì mọi hàng quán trên phố sẽ đóng cửa hết.


Phụ nữ Myanmar bôi bột cây trên mặt để chống nắng

Tại Yangon, có rất nhiều các văn phòng du lịch với những nhân viên nhiệt tình sẽ giới thiệu cho du khách đầy đủ về những danh thắng và di tích không chỉ ở Yangon mà từ các bang khác thuộc liên bang Miến Điện. Điều đặc biệt và gây kinh ngạc cho không ít du khách là trình độ Anh ngữ của ngơời dân Yangon thật đáng nể phục, hầu như không gặp chút cản trở nào khi bạn giao tiếp tiếng Anh ngoài đường phố.

Nếu bạn nói tiếng Anh và thích khám phá, tại sao không chọn Miến Điện là điểm đến trong chuyến đi tiếp theo của mình? Tất cả những ngơời dân đáng mến mà tôi đã gặp tại Yangon đều khuyến khích tôi tới thăm liên bang tươi đẹp của họ nhiều hơn nữa, những cái tên như Mandalay, hồ Inlay và Bagan đơợc xem nhơ Ankorwat thứ hai tại châu Á chắc chắn sẽ là điểm đến tiếp theo của tôi khi trở lại Miến Điện.


<Theo: Voyages>
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 02, 2017, 02:03:48 PM Gửi bởi conan2001 »
 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Mianma - Đất nước của đền chùa
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 08, 2008, 11:28:42 PM »
Ngoài Thái Lan, Lào và Campuchia trong khu vực Asean thì Mianma cũng được xem là đất nước có nhiều đền chùa. Dạo qua một tí để hiểu thêm một đất nước nằm gần chúng ta:


Chùa Shwedagon (Yangon), một trong những biểu tượng của Myanmar. Tháp chính của chùa cao gần 100m, được dát vàng lá từ chân lên đỉnh tháp, do người dân cúng hiến.

Là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam á, Mianma có diện tích 677.000 km2, dân số gần 44 triệu người, gồm 135 dân tộc, đông nhất là người Bơ-ma, chiếm 68% dân số. Khoảng 85% dân số Mianma là các tín đồ Phật giáo, ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo, ấn giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Nho giáo... Tiếng Miến là ngôn ngữ chính thức của Mianma. Ngôn ngữ tiếng Miến thường thay đổi theo vùng. ở một số bang như Arakan (miền Đông), Tavoy, Mertgui (miền Nam), thổ ngữ được sử dụng ở đây là những ngôn ngữ của tiếng Miến cổ. Ngoài ra, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và trong các văn kiện chính thức.


Phật giáo là quốc giáo ở Myanmar, người dân sùng đạo, thành kính lễ Phật

Khắp nơi là những ngôi đền, hàng trăm ngôi đền nối tiếp nhau hết cái này đến cái khác như chẳng bao giờ dứt. Pagan vượt xa trí tưởng tượng của du khách đến đây, về vẻ đẹp, sự tràn trề và cả sự kỳ ảo, đến mất phương hướng. Chẳng khác gì như ở Pháp, người ta gom lại vào cùng một nơi tất cả những nhà thờ lớn, nhỏ thuộc các phong cách Rô-man, Gô-tích, Phục Hưng... Thật không tưởng tượng nổi. Thế nhưng, trước mắt du khách tít tắp một quang cảnh choáng ngợp bí ẩn. Làm sao đã có thể hình thành một cuồng nhiệt như thế !? Những con người trong thế kỷ thứ 10 vì lý do gì đã quyết định xây dựng thủ đô của Phật tại đây, trung tâm của Mianma ? Mỗi ông vua, mỗi ông hoàng, mỗi tín đồ của thời đó dường như chỉ có trong đầu một ý nghĩ : xây tặng cho thần tượng Đức Phật của mình một nơi ở đẹp nhất có thể được. Lòng sùng đạo kiên trì ấy đã kéo dài ba thế kỷ. Kết quả là vô số những ngôi chùa bằng gạch đỏ đã ra đời ở Pagan, thành phố có ông hoàng là một kẻ khất thực. Theo Pierre Pichard, một kiến trúc sư người Pháp của Trường Viễn Đông bác cổ chuyên nghiên cứu Pagan, người ta đã thống kê được ở đây có tất cả 2.500 ngôi chùa, chưa kể hàng ngàn cái khác bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh.


Quần thể chùa ở Bagan (Pagan)

Mandalay chính xác là một đối âm của Pagan. Xây dựng hầu như toàn bằng gỗ, thành phố thứ hai của đất nước này có tu viện của đền Vàng, hòn ngọc của kiến trúc cổ truyền với các bức hoành chạm trổ tinh vi - sự náo nhiệt đông đúc trên bến cảng, đường phố, chợ búa sau lặng lẽ hiu quạnh và trống vắng của Pagan như nói lên Mianma còn là một đất nước đầy sức sống và tươi trẻ. Ở Mandalay, không thể không đến thăm chùa Kulhodan nổi tiếng với cuốn "sách kinh lớn nhất thế giới" bằng 700 tấm bia cẩm thạch khắc toàn bộ sách kinh Tripitaka của phái Tiểu thừa. Hồ Inlé là một địa chỉ du lịch đáng giá của Mianma. Nằm trên độ cao hơn 1.000 mét, như một "vườn địa đàng được tìm thấy lại", vây quanh là núi non, biển hồ nội địa - đó là một nơi ẩn náu thanh bình. Có thể trên thế giới chẳng đâu có sự yên tĩnh như ở đây. Rangoon, thủ đô của Mianma, thành phố này là một truyền thuyết. Người ta đi vào đây như trong một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu. Những ngôi nhà xưa đổ nát theo phong cách "đế quốc Ấn Độ" và khắp nơi, đám đông vận robe kiểu Xcốt-len và đi dép nhựa. Người ta đi thêm ba bước và ngỡ đang ở Louisana, hoặc gần như thế : những công viên rợp bóng cây trên thảm cỏ non tuyệt vời, những ngôi nhà nhiều hàng cột với những cây phượng vĩ bao quanh, những ngôi biệt thự bằng gỗ tếch.


Chùa Atumashi Kyaung, ở Mandalay

Rangoon là thành phố nhiều cây xanh nhất thế giới. Từ trên cao của 104 bậc cấp hoành tráng của chùa Shwedagon, ngôi chùa cao nhất thế giới, người ta khám phá một thế giới rực rỡ màu sắc và sùng tín. Dưới chân lăng Phật dát vàng cao 90 mét, bên trong chứa 8 sợi tóc của Phật, một đám trẻ con hiền hòa đi vòng quanh, bao giờ cũng theo chiều kim đồng hồ. Xung quanh hành lang chính điện, những tín đồ thiền ngồi theo tư thế hoa sen, người rắc phấn tanaka, im lìm như những pho tượng. Cao hơn phía trên kia, trên gác chuông nhỏ bằng vàng khối, có một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới được gắn vào giữa hàng ngàn viên đá quý, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Không thể nào thăm hết đền chùa ở Mianma vì có biết bao điều ở đây người ngoại quốc chưa được thấy bao giờ. Sau nửa thế kỷ đóng kín cửa với thế giới bên ngoài, Mianma nay đang mở ra cho du khách một thế giới kỳ lạ.


Thủ đô Yangoon

<Nguồn: vietnamtourism-info.com>
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 02, 2017, 01:56:46 PM Gửi bởi conan2001 »
 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Một thoáng Myanmar
« vào: Tháng Tám 07, 2008, 10:03:28 PM »
Trong ký ức của tôi, Myanmar là: “xứ sở thịnh vượng, xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới; là đất nước có đội bóng đá từng vô địch Châu Á; quê hương của U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào năm 1961, ông là người Châu Á đầu tiên lãnh đạo một tổ chức quốc tế … và …”


Chợ nổi và những ngôi nhà sàn trên sông

Xứ sở chân quê

Từ Sài Gòn muốn đi Yangoon phải chuyển máy bay ở Bangkok. Nhìn từ trên không, Yangoon bạt ngàn xanh, thấp thoáng những tháp vàng rực rỡ nổi bật trong nắng chiều, giữa vô số những mái nhà lụp xụp, gợi nhớ về hình ảnh quê xưa. Sân bay quốc tế Yangoon hiền hòa, bình lặng và vắng vẻ, vừa được nâng nấp khá đẹp, có tới 30 quầy thủ tục nhưng chỉ mới sử dụng chưa tới 20%. Không có quầy đổi ngoại tệ, không bán bất cứ thứ gì.


Phi trường Yagon- hiện đại bất ngờ

Đường phố tuy rộng, rợp bóng cây, nhưng mặt đường khá xấu, xe hơi, xe lửa đều cũ kỹ. Xe taxi thì hạ kính, xe buýt thì lộng gió, chỉ có xe tư nhân và du lịch mới có máy lạnh. Tuyệt nhiên không thấy xe gắn máy, xe đạp. Yangoon được người Anh qui hoạch ngăn nắp và lịch lãm, không có hẻm. Kiến trúc cổ Âu, Ấn, Trung xen lẫn với các công trình hiện đại. Chùa, nhà thờ và thánh đường Hồi giáo đều nổi bật. Có con đường hai bên toàn biệt thự, cũng lại có con đường toàn chung cư cổ lổ, có đường phố như quê.


Đường phố Yangoon

Khác với nét cũ kỹ của đường phố và xe cộ, khách sạn ở Yangoon khá hiện đại. Cước phí điện thoại gọi về Việt Nam là 4 USD/phút. Ở Myanmar điện thoại di động rất rẻ nhưng sim cực mắc, giá tới trên 1.000 USD/cái. Các cửa hàng Internet, đường truyền hơi chậm, giá 3USD/giờ.

Đơn vị tiền tệ ở Myanmar là Chyat. Du khách thường nhờ hướng dẫn viên đổi USD thành tiền Myanmar, 1 USD = 1.200 Chyat. Phương tiện giao thông phổ biến ở Yangoon là taxi, không có đồng hồ km, chỉ tính theo đoạn đường, mỗi km chừng 1.000 Chyat. Siêu thị hàng hóa cũng đủ loại, đủ nguồn gốc, giá tương đương Việt Nam. Chợ Bogyoke bán rất nhiều đá quý, đồ trang sức, hàng lưu niệm bằng gỗ thơm và đồ thủ công. Giá rất rẻ, nhất là các loại tranh đá, vòng tay, dây chuyền…Trả giá thoải mái và có thể trả trực tiếp bằng USD. Thị trường tranh tượng nghệ thuật của Myanmar rất được thế giới chú ý.

Khu China Town giống hệt Chợ Lớn ở Sài Gòn thời bao cấp, bán trái cây, hàng rẻ tiền và thức ăn đường phố, cả hàng của Trung Hoa lẫn Myanmar. Giá mỗi phần ăn no chỉ chừng 1,5 USD còn vào nhà hàng lớn phải tốn chừng 5 USD. Giá bia khoảng 2 USD/lon trong nhà hàng. Các máy điện thoại công cộng của tư nhân ở Yangoon hoạt động rôm rả, giá cả cũng phải chăng. Buối tối ở nhà hàng thuyền rồng nổi KARAWEIK được thiết kế và trang hoàng lộng lẫy có tiệc buffet và ca múa dân gian Myanmar, giá vé 10 USD/người. Ẩm thực Myanmar là tổng hợp từ ẩm thức Ấn Độ, Trung Quốc, Thái và cả Châu Âu.


Trẻ em Miến trang điểm bằng bột cây thankha

Người Myanmar già, trẻ, lớn, bé, nam nữ… ai cũng ăn trầu. Nhiều người thích thoa một lớp vôi màu lên má để làm đẹp, giữ da, chống gió và để… cầu Phật. Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Ra khỏi Yangoon là gặp xe Honda, rất nhiều xe đạp và xe đạp lôi. Bị Hoa Kỳ cấm vận 30 năm nền kinh tế Myanmar gặp vô vàn khó khăn. Đến xe đạp cũng nhập từ Trung Quốc và Thái Lan rồi chế thêm cái thùng bên cạnh bề ngang chừng 4 tấc cho 2 người ngồi xoay lưng. Nhìn bề ngoài có vẻ mảnh mai mà có thể chở cùng lúc 4 người (cả người đạp) hoặc 300kg hàng hóa. Nông nghiệp còn lạc hậu, vẫn là con trâu đi trước cái cày theo sau.

Một vùng di sản đất Phật

Hơn 80% dân số Myanmar theo Phật giáo tiểu thừa, trong chùa chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca. Sư sãi ăn uống như dân thường nhưng không được sát sinh và không ăn sau 12 giờ trưa. Sáng sớm, từng đoàn tăng lữ, áo nâu hay áo vàng tùy mùa, rồng rắn khắp các đường phố khất thực. Buổi chiều thì các ni cô trong cà sa màu hồng cũng từng đoàn nhộn nhịp.


Tượng Phật nằm , thếp vàng ,dài 72 mét ở Yangon

Shwe Dagon là chùa lớn và nổi tiếng nhất ở Yangoon có tượng sư tử và rồng Naga khổng lồ canh giữ. Vào chùa như lạc vào thế giới Phật. Gần 1.000 tượng Phật lớn, nhỏ, khuôn mặt đẹp đến lạ lùng và không tượng nào giống tượng nào. Mấy chục tượng bằng cẩm thạch trắng, được du khách và tín đồ hành hương thay nhau đến tắm Phật để cầu an cho gia đình và bản thân. Có người ngồi thiền giữa sân, có kẻ ngồi hẳn trong trong chuông chùa để tụng niệm. Có nhóm cầu kinh trước điện Phật. Tất cả đều thiện tâm và tự nguyện, không ồn ào nhang khói như nhiều chùa ở Việt Nam. Chủ yếu là dâng hoa quả và cúng dường. Khách nước ngoài chỉ mua một lần vé 10 USD/người rồi đi khắp các chùa. Yangoon còn có chùa Laba Moni nơi có tượng Phật bằng cẩm thạch xanh to nguyên khối cao 20m và nặng hơn 900 tấn, có chùa Kaba Aye với hàng trăm tượng Phật bằng vàng đủ các kích cỡ với tư thế khác nhau.


Tượng Phật 4 mặt cao 30 mét, nằm trên đồi Adorn gần tp. Bagon

Ở Bago, có Kanbawzathardi Palace và Museum vốn là bảo tàng và cung điện hoàng gia từ thế kỷ 16. Phế tích hoang tàn, còn sót lại những bức tường gạch cổ, những nền móng cũ đang cố chứng minh quá khứ hưng thịnh. Mấy tòa nhà mới được trùng tu và phục chế mà vẻ tráng lệ vẫn còn đậm nét trong từng họa tiết điêu khắc nạm vàng, nom có vẻ lạc lõng giữa cỏ cây hoang dại. Bago còn có chùa Shwe Mawdaw, chùa cao tới 116m với những tượng Phật đồ sộ. Trong chùa có tượng Phật dài 55m cao 16m. Phía sau, giữa trời xanh l*ng lộng là tượng Phật dài 100m cao 20m. Chỉ riêng 2 bàn chân Phật nằm đã cao 16m. Tượng Phật lớn nhất Myanmar nằm ở Bagan, dài tới 300m, bên trong tượng là bảo tàng về Phật pháp. Còn chùa Phật 4 mặt thì sừng sững giữa rừng cây. Đây là chùa duy nhất không có tháp. Bốn mặt Phật nhìn 4 hướng, bao quát cả vũ trụ càn khôn. Du khách đến viếng thường khấn nguyện trước tượng Phật hướng về quê mình rồi dóng chuông cầu an cho cha me, anh em, thân hữu. Bago còn có cả một thánh đường Phật giáo đồ sộ, nơi diễn ra các đại hội quyết định những vấn đề liên quan đến cả đạo lẫn đời, được xây dựng dưới ngọn núi nhân tạo độc đáo.


Hang động Pindaya trong rừng nơi có hàng ngàn tượng Phật cỗ

Myanmar, vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí, không phải là nơi cho các du khách thích giải trí vui chơi, hưởng thụ. Ai đến đây bằng cả thiện tâm thì ra về sẽ bội thu ân sủng.


<Nguồn: Báo Du lịch>
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 02, 2017, 01:48:52 PM Gửi bởi conan2001 »
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2239 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 27, 2008, 07:33:34 AM
Gửi bởi TonyViet
0 Trả lời
1941 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 29, 2011, 11:33:31 AM
Gửi bởi Fiditour
1 Trả lời
2999 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 07, 2011, 04:56:39 PM
Gửi bởi Cecil0903
0 Trả lời
2670 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 18, 2013, 03:22:11 PM
Gửi bởi lequyen889
0 Trả lời
1474 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 18, 2014, 12:08:21 PM
Gửi bởi bichphuong3787

Động Phong Nha - Kẻ Bàng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay
Sapa - chợ Bắc Hà 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
710,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay
Nha Trang - Điệp Sơn 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
768,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View