Ai Cập cổ đại vẫn luôn là một kho tàng văn hóa bí ẩn đối với các nhà khảo cổ và con người nói chung. Lịch sử đã ghi nhận vô số những phát minh được cho là thuộc về người Ai Cập cổ đại, danh sách các phát minh vẫn còn mở. Dưới đây là những phát kiến thú vị của Ai Cập cổ đại về thời trang, thực phẩm, hôn nhân và loài mèo. Những phát minh Ai Cập đó, được kế thừa và phát triển trong nền văn hóa hiện đại ngày này.
1. Nhiều nhà lịch sử khẳng định ý tưởng về nhẫn cưới bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại. Chiếc nhẫn là một vòng tròn khép kín, có thể đoán là mang nghĩa vô tận hay vĩnh cửu, được lấy làm biểu tượng cho một cuộc hôn nhân lâu dài với cam kết của mỗi người tự nguyện vĩnh viễn dâng hiến cho người kia. Cùng với ý nghĩa đó, người Ai Cập tin rằng nếu chiếc nhẫn bị vỡ thì đó là một điềm rất gở. Và khi một người tháo bỏ chiếc nhẫn cưới, tình yêu sẽ rời bỏ trái tim người ấy, mối nhân duyên với người kia cũng sẽ tiêu tan. Họ cũng tin rằng tĩnh mạch từ ngón tay áp út của bàn tay trái chạy trực tiếp đến trái tim. Vì thế mà người ta trao nhau chiếc nhẫn cưới vào ngón tay ấy và nó được gọi là "ngón đeo nhẫn cưới".
2. Nếu bạn thuộc cung hoàng đạo Leo (ngày sinh trong khoảng 23/07-22/08) thì bạn hoàn toàn có khả năng gia nhập quân đội Ai Cập thời cổ đại và được bổ nhiệm chức vụ cao. Đế chế Ai Cập yêu cầu những cá nhân có khả năng chiến đấu và lãnh đạo để tham gia chiến trận. Theo điều kiện đó, chỉ những ai sinh ra dưới chòm sao Leo - sư tử mới được làm tướng bởi trong các cung hoàng đạo, những người thuộc cung Leo nổi bật nhất về sự mạnh mẽ và khả năng lãnh đạo.
3. Các nhà nghiên cứu lịch sử trang phục đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục rằng chính người Ai Cập phát minh ra quần lót đầu tiên vào khoảng năm 1500 trước Công Nguyên. Họ cũng mô tả thêm rằng khi ấy trông nó giống với cái mà bây giờ chúng ta gọi là "chiếc khố", nó cũng đồng thời là dạng đầu tiên của quần áo trong văn hóa cổ đại. Một bằng chứng khảo cổ có thực dẫn đến kết luận trên được tìm thấy năm 1922 khi người ta phát hiện ra xác ướp của hoàng đế Tut (1332 BC-1323 BC) trong tình trạng được quấn quanh bởi một thứ giống như chiếc khố.
4. Người Ai Cập vào thời kỳ năm 1500 trước Công Nguyên có một quan niệm khá lạ về làm đẹp, họ cho rằng tiêu chuẩn cơ bản nhất của một phụ nữ đẹp là để đầu trọc. Phụ nữ Ai Cập thời đó cạo sạch tóc trên đầu bằng một dụng cụ đặc biệt làm từ vàng, sau đó làm sáng bóng da đầu bằng một loại vải chuyên biệt. Thế nhưng vào những dịp lễ đặc biệt, họ sẽ lại đội tóc giả. Các nhà sử học cho rằng việc đội tóc giả từng là mốt thịnh hành từ năm 3000 trước Công Nguyên, và đối với cả đàn ông chứ không riêng gì phụ nữ.
5. Phụ nữ Ai Cập được cho là những người đầu tiên tạo ra chất khử mùi và làm thơm cơ thể. Vào những ngày thời tiết vô cùng nóng nực, họ đặt lên đầu (đã cạo hết tóc) một miếng sáp nhỏ đã được ướp mùi bằng tinh dầu chiết xuất từ cây tuyết tùng, một trong những mùi hương nổi tiếng nhất. Miếng sáp sẽ tan dần, chảy ra xung quanh vùng da đầu, rơi xuống quần áo và mùi thơm của nó sẽ khử bớt mùi mồ hôi của cơ thể.
6. Cách trang điểm mắt của người Ai Cập cũng là một điểm đặc biệt, và nó vẫn được ưa chuộng đến tận ngày nay bởi một số ngôi sao phim ảnh và ca nhạc. Người Ai Cập cổ đại biết trang điểm mắt từ rất sớm, vào khoảng năm 4000 trước Công Nguyên, và đó lại một lần nữa không phải đặc quyền riêng của phụ nữ. Cả đàn ông và phụ nữ đều kẻ đậm viền mắt và làm bóng phần mí mắt, trong đó phụ nữ lại ưa dùng màu xanh lá để tô phần mí mắt và thích làm nó lấp lánh để tăng sự lộng lẫy của mình.
7. Người dân Ai Cập có công trồng trọt cây hành từ cách đây hơn 5000 năm và đưa nó vào sử dụng rộng rãi. Họ giữ gìn hành thu hoạch được với sự quý trọng cao độ và dùng để dâng lên các vị thánh của họ. Những nô lệ xây kim tự tháp cũng được trả một phần công bằng hành. Sau khi được Christopher Columbus mang đến châu Mỹ, hành trở thành một loại gia vị phổ biến nhất toàn cầu.
8. Ổ bánh mì nướng cũng là một phát minh của người Ai Cập cổ đại. Họ đã tìm ra cách làm nở bột mì bằng cách dùng men. Họ cũng đồng thời là những người đầu tiên làm ra lò nướng. Bột mì sau khi làm nở và nặn thành hình đã có thể mang nướng, tuy nhiên không thể nướng trực tiếp trên ngọn lửa. Họ đã tìm ra cách xây một vật chứa rỗng bằng đất sét, đốt lửa bằng gỗ từ phía dưới để làm nóng và cho bánh mì vào từ một cửa trên. Đó cũng là lò nướng bánh mì đầu tiên của nhân loại.
9. Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã mang thế giới điều ngọt ngào nhất, là kẹo. Tuy rằng tên gọi "candy" chưa từng tồn tại trong suốt hàng ngàn năm và nó thực chất có nguồn gốc từ thuật ngữ "gandi" của người Bắc Phi (có nghĩa là "có đường"), nhưng phát minh kẹo là của người Ai Cập vào khoảng năm 1000 trước Công Nguyên. Họ trộn ra một hỗn hợp nhiều vị gồm mật ong, trái cây, quả hạch và thảo mộc, được dùng sau bữa ăn chính và ăn bằng cách dùng ngón tay. Người ta kết luận rằng người Ai Cập ăn quá nhiều đồ ngọt, bằng chứng là rất nhiều xác ướp được tìm thấy đều có dấu hiệu răng đã bị phá hủy hoặc bị rụng.
10. Cuối cùng là những thú vị về mèo trong văn hóa Ai Cập thời cổ đại. Mèo là vật nuôi của người từ thời cổ đại, được cho là có nguồn gốc từ một loài mèo hoang châu Phi sống vào khoảng năm 2500 trước Công Nguyên mà người Ai Cập mang về nuôi và gọi là "Kaffir". Nhiều nhà sử học khác lại đưa ra giả thiết rằng mèo được huấn luyện từ trước thời kỳ đó trong các bộ lạc châu Phi để trông nhà và làm bạn với con người. Tuy nhiên, dù nguồn gốc có là thế nào, thì chính người Ai cập cổ đại mới có công phát hiện ra kỹ năng bắt chuột, rắn và các loài chim có hại, từ đó mèo có nhiệm vụ trông coi kho thóc. Qua những tranh vẽ còn lại của người Ai Cập, có thể nhận thấy mèo được thờ như một vị thánh. Nữ thần Bastet của Ai cập, nữ thần bảo vệ con người chống lại các bệnh truyền nhiễm và các linh hồn ma quỷ, là Con mắt của thần Ra, và là một vị thần có cơ thể phụ nữ với chiếc đầu mèo. Nữ thần Bastet có thể sống lâu tới 9 đời người, từ đó mà người ta tin rằng mèo có tới 9 mạng.
Mèo cũng được ướp xác sau khi chết và chôn cất chúng trong nghĩa địa riêng cho mèo cùng với xác khô của chuột và một đĩa nhỏ đựng sữa - những thực phẩm của chúng khi còn sống.