Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Ai Cập - Cái nôi của văn minh, biểu tượng của lòng tin  (Đã xem 6830 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Ai Cập - Cái nôi của văn minh, biểu tượng của lòng tin
« vào: Tháng Chín 03, 2008, 08:41:19 PM »


Đến với Ai Cập giữa dòng chảy cuồn cuộn của lịch sử, du khách vẫn thấy gợn lên những cảm giác mơ hồ của sự bất biến, dường như thời gian không có ý nghĩa nhiều lắm với cảnh quan và cuộc sống nơi đây. Sinh hoạt hàng ngày của người nộng dân Ai Cập thế kỷ 21 chẳng khác là bao so với những hình ảnh khắc hoạ trên tường hầm mộ của các Pharaon sống cách chúng ta hàng ngàn năm.

Nói đến Ai Cập, chắc ai cũng biết đó là xứ sở của những Kim tự tháp trơ gan cùng tuế nguyệt trên sa mạc hoang vu, của nghệ thuật ướp xác huyền bí và gần gũi hơn, là vương quốc của nữ hoàng Cleopatra xinh đẹp.

Ai Cập còn hấp dẫn du khách bằng những sự tương phản, đối chọi rõ rệt, đặc biệt trong cảnh quan vì xưa kia, ở thời kỳ trung đại, cả Thiên chúa giáo và Hồi giáo đều phát triển rất mạnh ở quốc gia này. Bạn có thể bắt gặp một toà nhà xây theo lối truyền thống, sự kết hợp này thật khập khiễng, đôi khi lố bịch, tuy nhiên, cái mới bao giờ cũng được sửa sang để cân xứng, hài hoà hơn với cái cũ. Có lẽ những hoài niệm về dĩ vãng huy hoàng không lúc nào nguôi ngoai trong lòng mỗi người dân Ai Cập.

Cairo – Vẫn quyến rũ như ngàn năm trước



Một thành phố năng động, tràn đầy sức sống. Những công trình kiến trúc đồ sộ. Một quá khứ rực rỡ, được tô điểm thêm bằng những thành tựu đáng nể trong hiện tại. Đó là Cairo, cái nội của văn minh, biểu tượng của lòng tin, điểm gặp gỡ của các nền văn hoá châu Á, châu Phi và châu Âu. Người Ai Cập vẫn tự hào gọi thủ đô của mình bằng cái tên “Mẹ của các thành phố”. Trải qua hàng chục thế kỷ, Cairo vẫn giữ nguyên được vẻ quyến rũ, mê hoặc du khách, nhưng nó cũng biết cách làm cho họ phải kinh sợ. Dạo bước trên những con phố dài và hẹp xoắn xít vào nhau, đan xen với nhau, bạn sẽ có cảm giác mình giống như anh hùng Theses đang lạc lối trong mê cung của quái vật Minotos. Bạn sẽ say sưa chiêm ngưỡng những thánh đường Hồi giáo lộng lẫy với mái vòm, trần cuốn đặc trưng, những ngọn tháp vút cao trên nền trời xanh ngắt, nhưng cũng sẽ nhăn mặt khi phải bước qua những vũng nước bẩn thỉu, đống rác nằm ngay dưới lòng đường, len lỏi qua đám đông chen chúc và đặc biệt phải đối phó với những người lẵng nhẵng chạy theo xin “baksheesh” (tiền làm quà hoặc giúp người nghèo khó). Cho baksheesh vốn là phong tục lâu đời ở xứ này, vì thế, bạn nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ theo người. “Sốc văn hoá” cũng là một phần thú vị trong những trải nghiệm của bạn về Cairo, tuy nhiên, nó có thể làm bạn thấy mệt mỏi. Nhưng dù sao, bạn hãy lấy làm vui mừng vì đã được ở nơi mà sách “Nghìn lẻ một đêm” từng phải dành cho những lời “có cánh”: Chưa đến Cairo, coi như chưa nhìn thấy thế giới. Cairo ngày nay toạ lạc ở bờ Đông sông Nile. Trung tâm giao thông công cộng của thành phố nằm ở khu Westernised, quanh Midan Tahrir (quảng trường Tự do). Khu Kim tự tháp Giza nằm ở phía Nam thành phố, còn khu Cairo Hồi giáo (Islamic Cairo) chiếm cả một vùng rộng lớn về phía Đông. Điểm hấp dẫn nhất ở Cairo là Bảo tàng cổ vật Ai Cập, nằm gần Midan Tahrir. Tại đây trưng bày hơn 100.000 hiện vật có từ vương triều đầu tiên cho đến khi người La Mã vào thống trị Ai Cập (từ năm 2815 trước Công nguyên đến năm 117 sau Công nguyên). Để xem hết số đó phải mất 3 – 4 tháng. Hấp dẫn nhất vẫn là bộ sưu tập về vua Tutakhanmon với 1.700 thứ châu báu đào lên từ hầm mộ của vị hoàng đế trẻ tuổi này, đặc biệt là hai chiếc mặt nạ bằng vàng và ngọc. tiếp theo là phòng xác ướp hoàng tộc, nơi trưng bày 11 xác ướp của các Pharaon quyền lực nhất, bao gồm cả Seti I và con trai của ông, Ramsey II (hai Pharaon này từng được nhắc đến trong kinh Cựu ước, đoạn nói về Moses và cuộc thiên di của dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, vượt qua Hồng Hải sang đất Israel). Lúc nào cũng có cảm giác như bầu không khí cổ xưa phảng phất bên mình.



Hãy ghé thắm những tàn tích của cung điện Salah ad-Din được xây dựng từ thế kỷ 12, cổng thành Bad Zuwayla ở khu Cairo Hồi giáo, bảo tàng ngôn ngữ cổ và Nhà thờ treo ở khu Cairo cũ. Khan al-Khalili, chợ lớn nhất thành phố với những người bán hàng giọng ngọt như mía lùi là nơi thích hợp cho bạn khám phá mọi sắc màu đặc trưng của Cairo. Tìm hiểu sinh hoạt đời thường của mọi người là hoạt động rất thú vị và bổ ích. Nếu muốn tìm một điểm quan sát thuận tiện, sao không rẽ vào những quán café trên vỉa hè xung quanh khu chợ và cảm nhận nhịp sống sôi động đang diễn ra quanh mình.

Có vẻ như Cairo sống về đêm nhiều hơn ban ngày và người Cairo biết rõ cách thoả mãn các nhu cầu giải trí của mình. Mặt trời vừa chìm vào lòng sông Nile cũng là lúc mọi người bắt đầu đổ ra đường. Họ mua bán, họ tán gẫu cho đến giờ ăn tối, sau đó tới các bar, vũ trường, rạp hát… Các cuộc vui cứ thế tiếp diễn, miễn là người ta còn đứng vững được trên đôi chân. Một số tụ điểm kết thúc lúc 4 giờ sáng nhưng một số khác mở cửa 24/24. Phổ biến nhất ở Cairo là các baladi bar, tức là quán café có bán đồ uống có cồn. Còn nếu bạn muốn náo nhiệt hơn, sao không tới xem các show trình diễn Sound & Light (Âm thanh và ánh sáng) ở khu Kim tự tháp hoặc lâu đài Salah ad-Din. Sự kết hợp hài hoà giữa phong cách phương Đông và nghệ thuật phương Tây chắc chắn sẽ làm bạn choáng váng. Hãy thử xem!

Memphis và tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại



Rời khỏi Cairo, đương nhiên bạn sẽ đi thăm quần thể di tích Memphis thuộc khu Gizah, nơi có những Kim tự tháp lừng danh nhất: Kheop, Khephren và Mikerinos cùng tượng con nhân sư (Sphinx) khổng lồ, biểu tượng của uy quyền. Không cần nói nhiều về những kim tự tháp này vì ai cũng đã quá rõ về chúng, bạn nên tìm hiểu đôi chút về tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Nó hoàn toàn khác ngày nay. Họ có 3 hệ thần chủ yếu: hệ thần Mặt trời, hệ thần Horus và hệ thần Osiris. Hệ thần Mặt trời xuất phát ở vùng Heliopolis nên được gọi là Đại cửu tộc thần Heliopolis. Cha của Đại cửu tộc này là thần Mặt trời Re. Hệ thần Horus là sự kết hợp giữ hệ thần mặt trời và hệ thần Osiris. Horus là vị thần Ai Cập cổ xưa nhất, cai quản thiên đường cùng Hathor và Bat. Hiện thân của Horus là con chim ưng với một mắt là mặt trời, mắt kia là mặt trăng. Osiris là thần cai quản âm phủ, biểu tượng của sự bất tử, vợ là Isis cai quản sông Nile. Hai người có con trai là Horus (nhỏ). Horus (nhỏ) sau khi chiếm lại ngôi vua Ai Cập từ tay người chú Seth được tôn làm tổ tiên của các Pharaon. Sau này, tên gọi của các Pharaon thường có chữ Horus đi kèm. Memphis cũng đồng thời là trung tâm tôn giáo lớn nhất thời đó. Việc các Pharaon xây Kim tự tháp cao hẳn lên và có bậc thang là do họ tin rằng, dưới địa ngục của thần Osiris cũng có ruộng đồng và người chết cũng phải cày cấy, kể cả Pharaon. Linh hồn vua muốn thoát khỏi cảnh đó cần được lên thuyền mặt trời về gặp thần cha Re. Các bậc ở kim tự tháp để dẫn hồn vua lên trời, còn hình chóp tượng trưng cho tia nắng đưa hồn vua về đúng đến mặt trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý sẽ thấy trong các lăng mộ hay có tượng con chó hoặc hình vẽ một người đầu chó trên tường. Đó chính là Anibis, vị thần gác nghĩa địa (trong phim Hoàng tử Ai Cập, hình ảnh vị thần này xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ).

Cụm di tích Abu Simbel



Sau quần thể di tích Memphis hãy tới thăm Abu Simbel, nơi có ngôi đền vĩ đại Pharaon Ramses II, tượng trưng cho quyền lực tuyệt đối của mình. Bốn bức tượng ngồi bên ngoài cao tới 20m, dưới chân là tượng đứa con trai yêu quý của ông ta. Rất nhiều tấm bia đã được tìm thấy ở trong đền, đặc biệt có một tấm mô tả đám cưới của công chúa xứ Hitites với Ramses. Các cột chống ở bên trong cũng được điêu khắc thành hình Ramses. Có một điều đặc biệt là ánh nắng chỉ có thể rọi vào những bức tượng Ramses ở trong đền vào hai ngày trong năm: 22/10 và 22/2. Đó là ngày sinh và ngày lên ngôi của ông ta. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không sao giải thích được tại sao người Ai Cập cổ đại có thể tính toán chính xác đến vậy. Trên tường là những bức bích hoạ lớn, vẽ lại quang cảnh trận Kadesh, trận đánh vĩ đại nhất của Ramses. Ramses đặc biệt tự hào về chiến thắng này của mình và mô tả về nó ở tất cả đền đài, lặng mộ dành cho mình. Bên trái ngôi đền lớn là đền thờ Hathor. Ramses xây cho vợ cả của mình là hoàng hậu Nefetary đứng giữa các bức tượng của chồng mình, ăn mặc như Hathor – nữ thần tình yêu. Bên trong đền mô tả cảnh Nefetary cùng Ramses tham gia vào các nghi lễ linh thiêng, dâng hiến vật tế lên nữ thần Hathor.
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1970 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 12, 2014, 08:44:08 AM
Gửi bởi halong2015
0 Trả lời
527 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 03, 2017, 11:41:37 PM
Gửi bởi huybin8196
0 Trả lời
3230 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 27, 2017, 07:53:57 PM
Gửi bởi caonguyennui86
0 Trả lời
859 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 04, 2019, 02:57:46 PM
Gửi bởi bankkiss
0 Trả lời
957 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 07, 2021, 11:41:33 AM
Gửi bởi TinViettravel

Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay
Thiên Đường – Vũng Chùa – Mộ tướng Giáp 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,500,000
Đặt ngay
Hà Nội – Hang Múa – Tràng An 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,200,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Đồng Tháp - Gáo Giồng
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
695,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View