Bài viết này mình sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin. là các chùa nổi tiếng bao gồm nhiều hệ phái như nam tông, bắc tông, tịnh xá, thiền ... để cho cả nhà có thể đi lễ chùa hái lộc, viếng phật cầu bình an cho gia đình trong dịp đầu năm mới nhé. mọi người tham khảo và đóng góp thêm nhé. Cảm ơn hihi
Chùa Phước Hải
nhưng trên đường ra Vũng Tàu, ngang qua xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, bạn sẽ đi ngang một ngôi chùa mang tên Phước Hải mà dân gian thường hay gọi bằng cái tên chùa bún riêu hay chùa rau má. Sở dĩ chùa có những cái tên này vì khi khách thập phương ghé vãn cảnh chùa đều được nhà chùa mời ăn món bún riêu chay và nước rau má mát lịm rất ngon.
Tuy chỉ mới thành lập hơn mười năm nhưng với không gian thanh tịnh, thoáng đãng, ngôi chùa này đã trở thành điểm dừng chân của nhiều khách thập phương. Khi rời chùa, bạn đừng quên mua những món đặc sản nổi tiếng như chao môn, bánh… do chính các ni cô trong chùa làm nhé! ( chao môn rất ngon và nổi tiếng nhé )
Đại Tòng Lâm Tự
Rời chùa Phước Hải, Thế Giới Văn Hóa mời bạn cùng đến thăm Đại Tòng Lâm Tự. Có thể nói, Đại Tòng Lâm Tự (tên chính thức là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự) là một trong những ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục về Phật giáo nhất Việt Nam. Hiện tại, chùa đã có sáu kỷ lục được công nhận: chùa có ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam, bộ tượng tam thánh bằng đá hoa cương cao nhất Việt Nam…
Chắc chắn khi đến thăm chùa, bạn sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên và hiểu vì sao nơi đây là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi đến với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mỗi dịp tết đến xuân về
Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
Vào năm 1958 (có tài liệu ghi 1959), khi đất nước hai miền còn chia cắt, nhiều đồng bào từ ngoài Bắc dù đã vào Nam vẫn nhớ về ngôi chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội. Nhiều người sống trong Sài Gòn nghe danh ngôi chùa Một Cột ở Thủ đô cũng rất muốn thăm mà không thể ra Hà Nội được. Do đó, hòa thượng Thích Trí Dũng và các tăng ni của mình đã dựng nên một “phiên bản” chùa Một Cột ở miền Nam, hoàn tất vào năm 1977. Đó chính là chùa Nam Thiên Nhất Trụ như hiện nay.
Nam Thiên Nhất Trụ tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thuộc phường Bình Thọ, quận Thủ Đức. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Trước ngôi chánh điện là đài Liên Hoa, dạng kiến trúc như đài Liên Hoa chùa Diên Hựu (Hà Nội), được dựng lên giữa hồ Long Nhãn, bên trong thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Hồ trồng nhiều hoa sen và nuôi nhiều cá cùng rùa.
So với chùa Một Cột ở Hà Nội, kiến trúc chùa Một Cột miền Nam chỉ khác chất liệu xây dựng. Trong khi chùa Một Cột Hà Nội được xây bằng gỗ lim thì chùa Một Cột miền Nam được xây bằng bê tông cốt thép. Nhưng dù có là chất liệu gì, việc xây chùa cũng thể hiện sự đoàn kết, tấm lòng hướng về thủ đô của người dân Việt.
Từ khi xây xong cho đến nay, Nam Thiên Nhất Trụ đã qua nhiều lần trùng tu và kiến tạo thêm. Khuôn viên chùa rộng khoảng 1 hecta. Sau ngôi chánh điện là nhà lưu niệm và bảo tháp Nam Thiên. Chùa cũng có nhiều tượng Phật độc đáo.
Chùa Bửu Long
Nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km. Từ xa, du khách có thể nhận diện ngôi chùa qua hình ảnh của ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ nổi bật trên nền trời.
Chùa Bửu Long được thành lập năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo nét kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar…, kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn. Nhờ đó, chùa Bửu Long mang vẻ đẹp rất riêng, vừa khiêm nhường nhưng cũng vừa lộng lẫy.
Chùa Vạn Thông
Tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 16m ( kể cả đài sen và bệ thờ ) được tạc thành từ khối đá nguyên lấy từ núi Thị vãi. Hai khối đá nặng 160 tấn ( một cho đài sen,một cho bệ thờ ) được vận chuyển về chùa Vạn Thông và thi cộng tạc tượng tại chùa.
Thầy Thích Kiến Tuệ ( trụ trì chùa Vạn Thông) nung nấu trong lòng muốn thực hiện một Tôn Tượng Bồ Tát Quán Âm bằng đá kiên cố,để sống theo dòng thời gian,lưu truyền cho hậu thế, để cho hàng phật tử phát tâm gieo phước lành. Cũng bởi hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm đầy mầu nhiệm thật gần gũi với chúng ta như một người mẹ…
Một buổi sáng trong lòng thầy cảm thấy bồn chồn,không yên. Thầy quyết định lên núi Thị vãi tản bộ. Và nơi đó thấy đã bắt gặp khối đá đang trong gian đoạn tạo hình, được đặt nằm dài hơn 10m bên sườn núi. Khi thầy đến đó không gian vắng lặng không một bóng người. những vết đục đẻo trên tản đá cũng đã cũ. Thầy miên man suy nghĩ. Với hình dáng được tạo cho thấy đó là hình ảnh Bồ Tát Quán Âm, và đó là một tản đá hiếm có. Nhưng sao công trình lại ngưng không thực hiện nữa…Và thầy quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân.
Một vị phật tử sống suốt đời cho đất nước đến cuối đời muốn để lại cho dân tộc Việt Nam một công trình đậm nét văn hóa. Ông đã quyết định tạc tượng Bồ Tát Quán Âm bằng đá. Nhưng tiếc thay khi Tôn tượng chưa xong giai đoạn tạo hình,Ông đã sớm ra di lìa khỏi cõi đời này. Vì vậy việc thi công đã phải hủy bỏ. Khi thầy Thích Kiến Tuệ phát hiện ra công trình dở dang đó là khi những người chủ thầu chuẩn bị cưa đôi tản đá dể thực hiện những công trình nhỏ hơn…
Không chần chờ gì nữa, thầy biết đây là duyên lành đã đưa thầy đến, thầy đã quyết tâm thực hiện công trình này. Ngay sau đó tản đá đã được vận chuyển về chùa dể tiện cho việc theo giỏi thi công. Thầy đã ra tận miền Trung và miền Bắc để tìm những người thợ tạc đá thật sự giỏi.
Sau hai năm ròng rã thi công, giờ đây tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đứng uy nghi trong khuôn viên chùa Vạn Thông. Nếu có lần đi qua xã Phước Hòa – Tân Thành – Bà Rịa – Vũng Tàu. Mọi người đừng quên ghé thăm tôn tượng Bồ Tát Quán Âm bằng đá hiếm có này.
Chùa Phổ Hiền
Chùa Phổ Hiền Nằm kế bên Kiều Đàm ni viện (đ.c. ấp Vạn Hạnh, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), chùa Phổ Hiền từ Kiều Đàm ni viện tách ra. Nơi đây nuôi dạy các trẻ em mồ côi, cơ nhở khó khăn mọi người có thể đến thăm và giúp đỡ các e trong các dịp đến Bà Rịa Vũng Tàu
Chùa Thiền Tôn Phật Quang
Thiền tôn Phật Quang là một ngôi chùa nhỏ nằm trong thung lũng núi Dinh, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do TT. Thích Chân Quang làm trụ trì. Dù điều kiện di chuyển khó khăn và phương tiện sinh hoạt chốn núi non rất mực thiếu thốn. Song, cứ đến những ngày đại lễ hàng năm, chùa lại quy tụ số lượng Phật tử về tham dự rất đáng kinh ngạc – trung bình trên dưới 10 nghìn lượt Phật tử một kỳ lễ, đó là chưa kể có những năm có số lượng đột biến!
Trước kia, khi điều kiện còn thiếu thốn, để lên chùa dự lễ trên ngọn núi Dinh cao 500 mét, Phật tử phải hết sức vất vả. Phần là vì núi non hiểm trở, phần là vì phải bước xuống 1 dốc đá khá cao (trên 200 bậc đá) để xuống được thung lũng của chùa. Ngày nay, do sự phát tâm của Phật tử, nên một con đường đèo khá đẹp đã được xây, cho phép xe cộ có thể quẹo từ quốc lộ 51 để đi thẳng lên chùa một cách thuận tiện. Phần nữa, 2 đường tời đã được dựng lên, cho phép đưa những cụ già hay những em nhỏ có thể bỏ qua 200 bậc đá mà vẫn được xuống chùa một cách an toàn.
Còn về phần cảnh quan của chốn núi non này thì có lẽ không phải bàn. Những vách đá cheo leo cao vút có thể nhìn thấy biển, những rừng cây rậm rạp thay màu theo 4 mùa, những ngọn gió biển đem theo hương rừng trong lành. Tất cả đều đọng lại trong long người đến một cảm giác khỏe khoắn và phấn chấn kỳ lạ. Đặc biệt, nếu lên núi Dinh trong dịp tháng tư này, chúng ta còn có thể được nghe những âm thanh rộn rang, ngân vang của những chú ve rừng nữa.
Xuống thung lung để vào chùa, thì quang cảnh lại càng đặc biệt hơn. Những con đường đá trải dài uốn qua khu rừng trúc, chốc thoảng ta lại gặp những dòng suối rì rào, những khối đá hoang sơ, những cành đại thụ to lớn. Tất cả những điều đó, đã làm cho những chuyến hành hương ngày dài của Phật tử bỗng trở thành một chuyến du lịch thú vị. Và TT Phật Quang không chỉ là điểm đến tâm linh cao siêu, bỗng chốc cũng trở thành một nơi thư giãn nhẹ nhàng!
Về thiên tạo là hung vĩ và trong lành như thế, và nhân tạo cũng không kém phần trang trọng. Khắp nơi đều được giăng cờ hoa, banner hướng dẫn rất tưng bừng, rộn ràng. Khu vực sân khấu lễ đài luôn được trang trí và thiết kế âm thanh, ánh sang chuyên nghiệp. Khu vực nghỉ ngơi của Phật tử được sắp xếp rất gọn gang, bố trí hợp lý để thuận lợi việc đi lại...
Thích Ca Phật Đài
Đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn, điểm tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng ở thành phố biển Vũng Tàu. Thích Ca Phật Đài nằm trên sườn của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng Thích Ca Mâu Ni tọa thiền trên lưng chừng núi. Đứng từ rất xa, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng bức tượng.
Bằng việc kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên, Thích Ca Phật Đài phần nào tái hiện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca với các hình tượng Phật đản sanh, thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật Thích Ca thành đạo, Đức Phật ngồi trên tòa sen và Đức Phật nhập Niết Bàn.
Ngoài ra, chùa còn có một bảo tháp Xá Lợi cao 17 m, bên trong là hộp vàng đựng 13 viên xá lợi của nhà chân tu. Dưới chân bảo tháp là bốn đỉnh lớn, trong đó đặt đất thiêng được thỉnh về từ nơi Đức Phật ra đời. Đến đây, du khách như chìm vào cõi bồng lai thiền môn, quên đi những gánh lo cuộc đời và thành tâm hướng thiện.
Chùa Quan Âm Nam Hải
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng tàu, cách bãi Dâu 500m. Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ là một ngôi chùa nhỏ được xây dựng vào năm 1976, nhưng nổi bật ở giữa khu vực chùa là một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng toát.
Pho tượng cao 16m làm bằng xi măng cốt thép sắt theo hình tượng một phụ nữ hiền hòa, đức độ, mặt hướng ra biển, tay cầm bình Cam Lồ, đứng trên tòa sen. đây là một pho tượng đẹp và cũng là điểm tham quan của khách du lịch
Vào năm 1993, chùa được xây dựng lại khang trang như ngày nay. Hàng ngày chùa thu hút được rất nhiều du khách đến cúng viếng, đặc biệt là vào các ngày 6/6, 6/9 và rằm tháng 7.
Có dịp đến Bà Rịa - Vũng Tàu, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Quan Âm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Thiền Viện Thường Chiếu
Thường Chiếu là một trong những thiền viện đầu tiên thuộc hệ thống Trúc Lâm thiền viện do hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập, tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; đoạn cây số 76 - 77, quốc lộ 51.
Ngày nay thiền viện Thường Chiếu là một điểm tham quan mà du khách thường ghé tới trên đường từ TPHCM đi Vũng Tàu. Thường Chiếu là pháp danh một vị thiền sư nổi tiếng đời Lý, thuộc thế hệ thứ 12 của thiền phái Vô Ngôn Thông trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Thiền viện mang tên một danh tăng thời Lý. Thiền sư Thường Chiếu (? – 1203) họ Phạm, quê làng Phù Ninh. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Cao Tông, sau từ quan, xuất gia ở chùa Tịnh Quả, thuộc đời thứ 12, dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Trên một khu đất rộng 52 hecta do mẹ con bà Huỳnh Thị Nhơn cúng dường để xây dựng các tự viện ở Long Thành, Thiền viện Thường Chiếu có diện tích 13 hecta, do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập vào năm 1974.
Hòa thượng Thích Thanh Từ tên Trần Thanh Từ, sinh năm 1924 ở Trà Ôn, Cần Thơ (nay là Vĩnh Long). Ngài xuất gia năm 1949 tại chùa Phật Quang ở rạch Bang Chang, Thiện Mỹ, Trà Ôn. Bổn sư của ngài là cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nguyên Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hiện nay, Hòa thượng là thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là một Thiền sư giảng sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam suốt 35 năm, từ năm 1970.
Điện Phật thiền viện kiến lập năm 1986, tháp chuông dựng năm 1988. Thiền viện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện khang trang vào năm 1994 dựa trên bản vẽ thiết kế của nhóm kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam. Tường xây gạch, cột bê tông cốt thép giả gỗ, mái cổ lầu lợp ngói. Tượng đức Bổn sư Thích Ca tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu, tôn trí ở án giữa Phật điện do nghệ nhân Minh Dung thực hiện. Thiền viện cho mở rộng tổ đường năm 1998.
Từ ngoài vào, các công trình xây dựng chính của thiền viện được bố trí như sau: Qua cổng tam quan là ngôi chánh điện và tổ đường. Trước chánh điện có lầu chuông và lầu trống; hai bên và phía sau có các công trình: Tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư, trai đường, nhà khách, tăng thất, khu thiền thất, bệnh xá…
CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ 1 CHUYẾN ĐI HÀNH HƯƠNG LỄ PHẬT THẠT BÌNH AN VÀ THÚ VỊ NHÉ !!!
Gộp bài: Tháng Một 09, 2016, 08:24:04 AM
tour hành hương 10 cảnh chùa Đồng Nai - Vũng Tàu khởi hành từ mùng 2 đến Mùng 10 tết Bính Thân giá chỉ 329.000.
Liên hệ 0944.66.88.43 để đặt vé ( hạn chót đến hết ngày 20/1/2016 )