Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Tháng Giêng về dự hội Gầu Tào của người Mông ở Sapa  (Đã xem 4017 lần)

Đã thoát ra daohongnhung

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 11
Re:  Tháng Giêng về dự hội Gầu Tào của người Mông ở Sapa
« Trả lời #2 vào: Tháng Hai 26, 2017, 09:40:27 AM »
cám ơn thớt nhé ! :D
 

Đã thoát ra MaiLe

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 27
    • saodieu.vn

Đặt vé xe khách đi Sapa: 0466.5225.33 (0902.252.200)

Đồng bào người Mông ở huyện Sapa cứ mỗi độ xuân về là mở hội Gầu Tào, có nơi gọi là hội Sải Sán (hội xuân đạp núi) vào một ngày đẹp nhất trong tháng Giêng.

Hội Gầu Tào – một trong những lễ hội Sapa đặc sắc nhất

Hội Gầu Tào là hội xuân cầu phúc đã có từ lâu đời của đồng bào người Mông. Lễ hội được tổ chức khi có một gia đình trong bản, trong vùng đã xây dựng gia đình mà chậm có con, có con một bề hoặc hay có người đau ốm, làm ăn không được may mắn... Nếu được sự chấp thuận của dân bản, sẽ có khoảng ba gia đình có chung các hoàn cảnh như trên sẽ dựng cây nêu mở hội Gầu Tào cầu phúc để có được những điều mong muốn.


Hội xuân Gầu Tào của đồng bào Mông ở Sapa thu hút rất nhiều người dân và du khách

Nơi được chọn là địa điểm tổ chức lế hội Gầu Tào là một bãi đất trống rộng rãi ven sườn núi để mọi người dễ dàng tham gia, tiếng Mông gọi là Hấu Tào. Để tổ chức được lễ Gầu Tào, gia chủ phải mời người làm chủ lễ, một người giúp việc, hai nam nữ thanh niên để giúp đỡ việc cúng lễ.

Hai nghi lễ chính của hội Gầu Tào là chặt nêu và dựng nêu. Ngày dựng nêu, chủ nhà bày mâm lễ và người chủ lễ cùng các người giúp việc tiến hành nghi thức cúng. Gia chủ mời chủ lễ hai ly rượu, sau đó chủ lễ hát bài “sây giể”, tiếp đến xòe ô, hát bài sáy dìn sê rồi đi chặt che. Cây tre dùng để làm cây nêu phải là cây tre thẳng, các đốt đều nhau, cao từ 9-12 mét, không cụt ngọn, sâu bệnh, ra hoa, ngọn cây phải hướng về phía mặt trời mọc.

Tre được mang về bãi đất nơi diễn ra lễ hội theo nghi thức gốc hướng phái trước, ngọn hướng phía sau, không được chạm đất và không được nghỉ giữa đường. Đến bãi người ta đào lỗ để cắm tre và dựng thành cây nêu, nhất định không được trùng với các lỗ của các năm trước. Chủ lễ buộc hai mảnh vải lanh màu đen và màu đỏ, một bầy rượu, ba bông lúa nếp và một túm cây sưi lên ngọn cây nêu tượng trưng cho lời mời tổ tiên về dự hội, sức mạnh và sự sinh sôi nảy nở.

 Lễ cúng được tiến hành với các lễ vật là rượu, gà và cơm trắng. Chủ lễ cúng bái và rải riền mã xung quanh cây nêu theo chiều ngược kim đồng hồ để báo cho thần linh biết về việc gia chủ dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn rồi mang lộc cho mọi người được thưởng lộc ngay dưới chân cây nêu.

Theo tục lệ truyền thống thì chủ lễ phải thực hiện lễ hội Gầu Tào với thời gian là 3 ngày trong vòng ba năm liên tục. Nếu như gia chủ muốn rút ngắn năm tổ chức lễ hội Gầu Tào lại thì sẽ tổ chức lễ hội tăng lên 15 ngày liên tục trong một năm.

Hội Gầu Tào, lễ hội thu hút rất nhiều người đến tham gia

Hiện nay, do cuộc sống đã thay đổi nhiều, vì còn cần thời gian để lao động, sản xuất nên thời gian tổ chức lễ hội Gầu Tào chỉ diễn ra trong một ngày nhưng vẫn giữ được những nét chính của lễ hội truyền thống của người Mông ở Sapa.

Hội xuân Gầu Tào ngày nay đã không chỉ với nguyên mục đích là cầu phúc cho cặp vợ chồng hiếm muộn như trước đây mà còn trở thành một ngày hội để bà con người Mông nói riêng và nhân dân vùng xã San Sả Hồ dưới chân núi Fansipan gặp gỡ, vui chơi, trai gái giao duyên...


Trai gái vui chơi, múa hát giao duyên cùng nhau

Đã thành truyền thống, khi mùa xuân về mà nhìn thấy cây nêu cao giữa bãi đồi thì người Mông biết năm ấy có hội Gầu Tào. Người nó báo người kia, thông tin cho người khác biết để cùng đến dự hội. Hội xuân Gầu Tào là dịp để cho những nam thanh nữ tú đến để hát giao duyên cùng nhau với những làn điệu, bài hát Mông, cùng chơi những chò trơi truyền thống như đánh còn, đánh yến, bịt mắt bắt dê hay bắn nỏ, leo núi... Người thạo múa khèn, người ưa thổi sáo, người lại khoe những bài võ, bài quyền cho mọi người chiêm ngưỡng...Ai ai cũng náo nức, vui vẻ, rộn ràng trong không khí mùa xuân.

Hội Gầu Tào ngày nay không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi đời sống người Mông nữa, đồng bào các dân tộc khác ở Sapa và đông đảo khách du lịch cũng đã biết và tìm đến vào mùa lễ hội. Khách du lịch trong nước và ngoài nước đều rất thích thú và hào hứng khi được tham gia vào lễ hội Gầu Tào này.

Nếu bạn muốn thử một lần được hòa mình vào không khí lễ hội Gầu Tào ở Sapa trong mùa xuân thì có thể đặt vé xe khách lên Sapa Tại đây!

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
857 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 15, 2016, 05:31:34 PM
Gửi bởi osisvn1994
0 Trả lời
916 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 16, 2016, 01:31:30 PM
Gửi bởi osisvn1994
0 Trả lời
1437 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 15, 2016, 10:56:11 AM
Gửi bởi fiditourbinh88
0 Trả lời
1745 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 15, 2019, 10:53:57 AM
Gửi bởi fiditourbinh88
0 Trả lời
2598 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 11, 2020, 08:50:08 AM
Gửi bởi conglyvaness

Tour miền Tây 2N1Đ (Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ)
Tour: Thám hiểm
2 ngày 1 đêm
610,000
Đặt ngay
Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Động Thiên Đường
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
900,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
Hà Nội – Hang Múa – Tam Cốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,080,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View