Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Khai thác GT DL từ các làng nghề truyền thống của Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái  (Đã xem 3913 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699


Cuối tháng 10/2008, tại Phú Thọ đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 3 tỉnh Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai”. Chủ đề xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống trong mối tương quan với sự phát triển ngành du lịch của 3 địa phương trên đã được bàn tới.

Tiềm năng và những khó khăn

Không chỉ có Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái mà ở nhiều địa phương khác của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống để đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách. Có thể nói du lịch làng nghề có vai trò quan trọng trong việc hình thành các sản phẩm du lịch.

Làng nghề là nét bản sắc của từng địa phương. Nó không những mang lại những nguồn lợi kinh tế, giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động tại chỗ mà còn là cách khẳng định những giá trị văn hóa, tinh thần của người dân, là cách giới thiệu sinh động nhất những độc đáo của mỗi vùng, miền.

Trên thực tế, ba tỉnh Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái cùng có một đặc điểm chung là những tỉnh miền núi, nên các làng nghề đều gắn với cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những sắc thái riêng, hấp dẫn riêng.

Với Phú Thọ, mặc dù không phải là đất nghề nhưng với những con người tài hoa và óc thẩm mỹ phong phú, những làng nghề của Phú Thọ đã định hình khá rõ nét thông qua một số mô hình tiêu biểu như: làng nghề mỹ nghệ than tre của xã Phú Lạc (huyện Cẩm Khê); làng mây tre đan Đỗ Xuyên; nghề làm nón lá Sai Nga; ủ ấm Sơn Vy; nghề mộc Vinh Đức; nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết…

Với Lào Cai, tuy không nhiều làng nghề song lại định hình rõ nét hơn. Ở đây nổi tiếng với các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Dao, dệt vải lanh của người Mông hay rượu ngô Bản Phố-Bắc Hà, rượu San Lùng-Bản Xèo-Bát Xát hoặc tạo ra thuốc tắm đặc trưng từ lá rừng của dân tộc Dao… Nhìn chung, các làng nghề của Lào Cai đã gắn với các điểm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình. Ví dụ như ở làng Sín Chải, năm 2000 có 68% số hộ đói nghèo đến nay chỉ còn 26% (theo tiêu chí mới).

Tại các làng nghề của Yên Bái, các sản phẩm được làm theo phương pháp thủ công truyền thống vừa để người dân sử dụng trong các sinh hoạt thường ngày, vừa là các sản phẩm hàng lưu niệm bán cho du khách. Đây cũng là địa phương mà các làng nghề dệt thổ cẩm khá được ưa chuộng và thu hút một lượng lớn các bạn trẻ tham gia.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai thì cả 3 tỉnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục: Các làng nghề mang tính mùa vụ, các làng nghề chỉ gồm một bộ phận mang tính chuyên sâu còn lại giải quyết thời điểm nông nhàn là chính, các làng nghề nhiều khi trùng về sản phẩm. Bên cạnh đó, hiện nay, tính thương mại hóa trong sản phẩm các làng nghề đã xuất hiện khiến nhiều mặt hàng được sản xuất đại trà, đưa ra thị trường những mặt hàng dù có khai thác bản sắc văn hóa dân tộc song lại không có giá trị về mặt văn hóa, không truyền tải được ý nghĩa tinh thần trên từng sản phẩm. Người ta so sánh rằng, một vuông thổ cẩm của người Dao hay người Mông được sản xuất hàng loạt với chất liệu sợi tổng hợp chỉ bán được 30.000đ trong khi nếu dệt thủ công bằng chất liệu sợi lanh hay sợi bông sẽ có giá trị không dưới 30 USD. Song vì chạy theo những lợi nhuận trước mắt mà nhiều nơi đã quên đi những giá trị đích thực nằm trong sản phẩm của mình.

Cùng với các khó khăn chung của ngành du lịch nước ta như hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, sự thiếu đa dạng trong các loại hình du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch còn chưa cao, vấn đề môi trường… thì một vấn đề của du lịch 3 tỉnh được mọi người đặc biệt quan tâm là các làng nghề chưa kết hợp được giữa bán hàng với trình diễn sản phẩm. Vấn đề này ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai chia sẻ: “Đây là điểm yếu nhất của các làng nghề 3 tỉnh hiện nay. Hầu như các làng nghề chỉ dừng lại ở việc sản xuất sản phẩm mà thiếu đi phần nghệ thuật trình diễn, thổi nét văn hóa vào trong từng sản phẩm. Chúng ta phải chú ý rằng, sản phẩm du lịch phải gắn chặt với trình diễn chứ đừng để nó chỉ là một thứ hàng hóa bởi tâm lý chung của du khách là vừa mua nó nhưng lại vừa muốn được là người biểu diễn, là người tận tay, tận mắt xem nó được làm ra thế nào”.

Giải pháp phát triển

Trên thực tế, các làng nghề đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của 3 địa phương trên. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả những lợi thế này cần phải có những giải pháp cụ thể và kịp thời.

Trước hết, cần phải tạo ra các điểm du lịch làng nghề trọng điểm của 3 địa phương này để tập trung mọi nguồn lực đầu tư chẳng hạn như: Tại Yên Bái hình thành các mô hình hợp tác xã dệt thổ cẩm ở Nghĩa Lộ, hay ở Phú Thọ phát triển làng nghề mỹ nghệ than tre Phú Lạc, làng nghề ủ ấm Sơn Vi… Ở Lào Cai: làng nghề thêu thổ cẩm của phụ nữ Xa Phó-Hợp Thành Lào Cai, làng nghề rèn của người Mông ở Cát Cát, làng nghề nấu rượu tại Bản Phố… Hình thành các mô hình kinh kinh tập thể, liên kết sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất và người kinh doanh. Bên cạnh đó cần áp dụng một số khoa học kỹ thuật hiện đại vào một số khâu trong sản xuất nhưng không làm mất đi những giá trị truyền thống.

Nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động mang tính chuyên nghiệp đối với các lao động tại các làng nghề để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sự đa dạng trong mẫu mã.

Tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, các điểm du lịch, các điểm có du khách. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu thị hiếu của khách để có những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách.

Từng bước gắn các làng nghề với phát triển mở rộng các tuyến, điểm, tour du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh hơn nữa của các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Mặt khác hiện nay, nhiều làng nghề người dân không có vốn để sản xuất. Chính vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề hoặc có hình thức vay vốn hợp lý để các làng nghề được duy trì và phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Theo website ĐCSVN
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1975 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 28, 2012, 09:58:14 AM
Gửi bởi topo
0 Trả lời
1363 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 17, 2014, 08:57:21 AM
Gửi bởi booktrip
0 Trả lời
1585 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 19, 2014, 08:19:14 AM
Gửi bởi booktrip
1 Trả lời
3262 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 02, 2015, 09:18:32 AM
Gửi bởi khamnamkhoa
0 Trả lời
4665 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 14, 2016, 05:16:04 PM
Gửi bởi Kate789

Thiên Đường – Vũng Chùa – Mộ tướng Giáp 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,500,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay
Động Phong Nha - Kẻ Bàng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
TOUR CHÈO THUYỀN NGẮM LÁ PHONG ĐÀ LẠT 1 NGÀY
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View