Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Cảnh sát trật tự phục vụ du lịch?  (Đã xem 4335 lần)

Đã thoát ra booktrip

  • Global Moderator
  • Lữ hành cấp 5
  • *****
  • Bài viết: 1294
    • Nhất cự ly nhì tốc độ
Cảnh sát du lịch - nên hay không?
« Trả lời #3 vào: Tháng Sáu 07, 2013, 09:58:18 AM »
Trước nạn chặt chém khách du lịch có xu hướng gia tăng, doanh thu từ ngành du lịch đang có xu hướng giảm, một giải pháp được đề xuất là thành lập lực lượng cảnh sát du lịch.


Hàng rong đeo bám du khách

Tình trạng đeo bám, ép khách là vấn đề không mới, nhưng gần đây có xu hướng rộ lên ở một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh... và tập trung nhiều ở những lĩnh vực mà ngành du lịch không trực tiếp quản lý, ví dụ như taxi, xích lô, nhà hàng, cá biệt xảy ra ở một số khách sạn.

Một chuyên gia cho biết giá tour tại Việt Nam cao hơn các nước khác trong khu vực đến 30%, và nạn chặt chém cũng là một trong những điều mà du khách than phiền nhiều nhất. Không chỉ du khách nước ngoài, ngay cả khách du lịch trong nước cũng là nạn nhân của chặt chém giá.

Việc này làm ảnh hưởng đến hình ảnh và khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đang nỗ lực quảng bá hình ảnh ra nước ngoài, chúng ta phải cần một môi trường du lịch văn minh, lành mạnh để tạo cảm hứng, ấn tượng tốt với khách.

Nhiều vụ chặt chém khách du lịch, cướp giật của khách… được báo chí đưa tin trong thời gian gần đây cho thấy môi trường du lịch đang có xu hướng bất ổn. Liên tục có các vụ tài xế taxi thu thêm tiền của khách, khách bị cướp giật đồ, phải trả tiền quá đắt cho các dịch vụ nhất là vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chỉ khi khách du lịch lên tiếng các cơ quan chức năng mới vào cuộc, nhưng trong thực tế có nhiều khách âm thầm chịu đựng sựx khó chịu đó và không quay trở lại Việt Nam.

Tổng cục thống kê cho biết lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 chỉ đạt 558.000 người, và là tháng thứ 3 liên tiếp lượng khách quốc tế bị sụt giảm. Như vậy tính từ đầu năm đến nay trong 5 tháng số du khách đến Việt Nam là 2,9 triệu lượt người, giảm 1.5% so với năm trước.

Để cải thiện tình hình này, nhiều giải pháp liên ngành đã được đưa ra với sự vào cuộc của nhiều địa phương, bộ ngành. Ví dụ như bộ Lao động – thương binh và xã hội tìm cách quản lý những người ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách, địa phương yêu cầu các cơ sở dịch vụ niêm yết giá công khai, hiệp hội taxi cam kết không tính tiền theo kiểu “chặt chém”, thành lập đường dây nóng hỗ trợ khách như cách mà Đà Nẵng đã làm, phát tờ rơi…


Tình trạng đeo bám, ép khách... đang có xu hướng rộ lên

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là nếu các giải pháp này thiếu giám sát thì cũng chỉ là những chương trình tuyên truyền, “ra quân” rầm rộ mà thực tế không cải thiện được nhiều hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Trước những hoài nghi về việc các giải pháp liên ngành có thực sự hiệu quả khi thiếu lực lượng giám sát, nhiều ý kiến đã đề xuất nên thành lập lực lượng cảnh sát du lịch.

Theo ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc sở Văn hoá – thể thao và du lịch TP.HCM, ở những nước trong khu vực, bộ phận cảnh sát du lịch là cần thiết để tham gia và trấn áp kịp thời những hành vi xâm phạm tới tài sản và tính mạng của khách.

Lực lượng này vừa có tác dụng tạo hình ảnh, tạo an tâm cho khách, đồng thời có tác động thiết thực đến những trường hợp cụ thể, có thể hỗ trợ du khách ngay tức khắc. Ông Khánh cho biết, Thái Lan là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn và rất thành công trong khai thác du lịch một phần do 20 năm qua nước này đã áp dụng thành công mô hình cảnh sát du lịch. Campuchia hiện cũng đang triển khai lập lực lượng cảnh sát du lịch tương tự.

Với đề xuất thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc thành lập lực lượng này cần nhiều thời gian, không thể nhanh chóng được. Phó Thủ tướng yêu cầu bộ Văn hoá – thể thao và du lịch trong vòng từ nay tới hết quý 4 cần rà soát lại và có kiến nghị xem quy chế hiện nay liệu có thể giao cho lực lượng cảnh sát trật tự tham gia đảm nhiệm thêm chức năng đảm bảo an toàn trật tự cho ngành du lịch hay không. “Do đây là nhiệm vụ không có trong chức năng của họ, nên địa phương và ngành du lịch xem xét có kinh phí để hỗ trợ lực lượng này”, ông Nhân nhấn mạnh.

Trích
Được biết, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành kiên quyết chấn chỉnh nạn “chặt chém” du khách, đặc biệt là ở bãi biển Sầm Sơn. Công văn nêu rõ, du lịch Sầm Sơn vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có và vẫn còn nhiều tồn tại. Hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng dịch vụ chưa tốt, tình trạng cò mồi, ép giá, ép khách vẫn diễn ra, gây phiền hà và bất bình cho khách du lịch.

UBND tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, tình trạng bán hàng rong, đánh tẩm quất vẫn còn; cùng với đó là ý thức về xây dựng môi trường văn hóa du lịch của phần lớn các hộ kinh doanh trên địa bàn còn rất hạn chế, chưa thực sự trân trọng và giữ gìn tài nguyên du lịch, thiếu tôn trọng và công bằng với khách du lịch, làm giảm sự hấp dẫn của du lịch Sầm Sơn nói riêng và du lịch Thanh Hóa nói chung.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, UBND thị xã Sầm Sơn và các sở, ban, ngành cần kiên quyết chấn chỉnh công tác bố trí, sắp xếp các dịch vụ tại khu vực bãi tắm và các dịch vụ khác; quản lý chặt chẽ các phương tiện tham gia giao thông, các hoạt động vận tải; các tổ an ninh du lịch trực 24/24 giờ; chuẩn bị điều kiện để tổ chức Năm du lịch Quốc gia - Thanh Hóa 2015.

Nguồn: thebox.vn
๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥www.bootrip.me•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑
♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Tạo hiệu ứng rao vặt, chữ ký diễn đàn•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥
 

Đã thoát ra booktrip

  • Global Moderator
  • Lữ hành cấp 5
  • *****
  • Bài viết: 1294
    • Nhất cự ly nhì tốc độ
Đề xuất lập lực lượng cảnh sát du lịch
« Trả lời #2 vào: Tháng Sáu 07, 2013, 09:52:46 AM »
TT - Nhiều ý kiến của đại diện các địa phương, cơ quan quản lý tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch do Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch tổ chức ngày 6-6 đã thừa nhận tình trạng cướp giật, chèo kéo, ăn xin, ép giá... đang làm xấu môi trường du lịch VN và ngày càng có xu hướng lan rộng.


Bán hàng rong chèo kéo khách du lịch tại nhà thờ Núi, TP Nha Trang - Ảnh: TIẾN THÀNH

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trưởng Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, đã chủ trì hội nghị.

Chèo kéo khiến khách tẩy chay

Theo Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, tình trạng cướp giật, chèo kéo, đeo bám, chèn ép khách du lịch tại các điểm du lịch hiện vẫn tiếp diễn ở các khu vực trung tâm thành phố, điểm du lịch... Chính quyền một số đô thị và các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp nhưng kết quả đạt được vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực...

Để xảy ra tình trạng này, theo ban chỉ đạo, chính quyền một số địa phương còn buông lỏng quản lý, nhiều cơ quan quản lý chồng chéo nhưng thiếu đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách. Mức sống trong dân cư phần đông còn thấp, nếp sống văn minh, ý thức trách nhiệm chưa nghiêm.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trước đây du lịch phát triển khá nhưng gần đây phát triển chậm lại, một trong nhiều nguyên nhân là tình hình mất an toàn, an ninh trật tự không được cải thiện.

Trích
Xây dựng điểm du lịch văn minh

Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường du lịch VN giai đoạn 2013-2020 đã đề ra bốn nhiệm vụ, 14 nhóm giải pháp cụ thể, với mục tiêu hướng đến năm 2020 giảm 70% số vụ việc xâm hại tài sản, tính mạng của khách du lịch (so với năm 2013); đảm bảo ổn định giá cả dịch vụ phục vụ du lịch, tăng không quá 15% các dịp cao điểm; tiếp tục duy trì không còn tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; hình thành hệ thống các khu, điểm du lịch dịch vụ khách du lịch văn minh, hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế, đặc trưng của VN...

Theo ông Lê Thanh Dũng, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, những ngày cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) lượng khách đến tỉnh nghỉ rất đông, nhiều lúc quá tải nên đã xảy ra tình trạng nâng giá, ép khách, “chặt chém” chủ yếu là các nhà hàng.

Nếu trước đây tình trạng này chỉ xuất hiện ở khu vực Bãi Sau thì hiện đã lan rộng. Để giải quyết tình trạng này, tỉnh dự kiến thành lập trung tâm hỗ trợ du khách để thông qua đường dây nóng du khách phản ảnh tình hình nhằm phối hợp xử lý kịp thời.

Đề cập về những khó khăn trong việc giải quyết tình trạng chèo kéo du khách ở Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng khi phát hiện và lập biên bản với các trường hợp người bán hàng rong chèo kéo du khách, quy định hiện nay cũng không thể giữ họ quá 12 tiếng và áp dụng mức phạt đụng trần chỉ là 150.000 đồng nên không đủ sức chế tài.

Vì vậy xảy ra tình trạng khi bị bắt, lập biên bản chỗ này thì họ sang chỗ khác bán tiếp.

Tình trạng chèo kéo không chỉ xảy ra ở những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội... mà còn lan rộng sang nhiều địa phương khác. Đại diện tỉnh Thanh Hóa cho rằng nạn chèo kéo, ép giá du khách đang xảy ra hết sức nghiêm trọng ở khu du lịch Sầm Sơn, tình hình này nếu kéo dài có nguy cơ du khách sẽ tẩy chay, không đến Sầm Sơn.

Các địa phương tham gia hội nghị kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành chỉ thị về chấn chỉnh tình trạng cướp giật, chèo kéo, đeo bám, ép giá khách du lịch; phát động Chiến dịch cải thiện môi trường du lịch VN...

Kinh nghiệm của TP.HCM

Ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM, cho biết tám năm trước TP đã xây dựng lực lượng hỗ trợ du khách nhưng lượng khách đến ngày càng tăng và tình hình có những diễn biến phức tạp nay phải tăng cường nhân sự. Ông Khánh đề xuất phải thành lập lực lượng cảnh sát du lịch vì tính cần thiết của lực lượng này sẽ giúp cải thiện tình hình.

“Các quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia... đang có lực lượng này và hỗ trợ rất tốt cho du khách” - ông Khánh dẫn chứng. Bà Phạm Thị Thu Thủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ủng hộ ý kiến phải tiến hành thành lập lực lượng cảnh sát du lịch để hỗ trợ du khách và trấn áp kẻ xấu.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh “nụ cười của khách du lịch chính là tương lai của du lịch VN”, theo đó lấy sự hài lòng của khách du lịch làm tiền đề phát triển lâu dài và bền vững của ngành du lịch VN.

Trích
Nhiều mô hình du lịch cần nhân rộng

Đối phó với tình trạng “chặt chém”, chèo kéo du khách, một số địa phương đã có những giải pháp riêng biệt. Cụ thể tại TP.HCM đã thành lập lực lượng bảo vệ du khách, phát huy sức mạnh liên ngành, thành lập trung tâm hỗ trợ du khách, thiết lập đường dây nóng tại Đà Nẵng.

Đặc biệt là việc vận dụng l*ng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư nâng cao nhận thức cộng đồng, vận động tất cả đối tượng kinh doanh dịch vụ du lịch nhận thức vai trò của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đối với sự phát triển của du lịch và hình ảnh điểm đến... Hội An (Quảng Nam) được xem là mô hình có thể nhân rộng ở nhiều điểm đến trong cả nước.

T.DŨNG - T.VŨ - V.TRƯỜNG

Ông Nhân cũng đồng ý cần có các trung tâm hỗ trợ du khách ở những vùng trọng điểm phát triển du lịch.

Trao đổi với các ý kiến về cảnh sát du lịch, kết luận của ông Nhân nêu rõ đây là việc chưa thể giải quyết trong ngắn hạn.

Từ đây đến hết quý 4-2013, Bộ VH-TT&DL cần rà soát các quy định để xác định có thể giao cho lực lượng cảnh sát lo về trật tự an toàn xã hội làm thêm chức năng trật tự an toàn cho du lịch được hay không. Đồng thời, cần xem xét đến khả năng hình thành lực lượng cảnh sát du lịch.

Chấn chỉnh taxi, thêm nhà vệ sinh

Về hình thành các chợ du lịch địa phương, ông Nhân nói ý tưởng này hay, đề nghị các địa phương chủ động làm để giới thiệu sản phẩm theo mùa, theo tuần... Ngoài ra, khuyến khích những thành phố trung tâm du lịch nên có Internet không dây để khách có thể truy cập trong và ngoài khách sạn, tham khảo kinh nghiệm của Hội An, khu vực Hạ Long...

Ông Nhân yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt hoạt động kinh doanh taxi, trong đó có phục vụ du khách. Có thể dùng camera như ở khu vực sân bay Nội Bài làm, hoặc dùng chip điện tử để nhận dạng taxi vi phạm và xử lý ngay.

Nhiều ý kiến cũng đề cập vấn đề nhà vệ sinh phục vụ du khách. Trao đổi thêm, ông Nhân gợi mở đối với những tuyến du lịch đi qua các tỉnh, các công ty lữ hành phối hợp với chủ cây xăng để thỏa thuận về phục vụ nhu cầu vệ sinh cho du khách, kể cả biện pháp công ty lữ hành góp kinh phí duy trì đảm bảo vệ sinh hoặc địa phương hỗ trợ kinh phí.

Ông Nhân băn khoăn tại các điểm tham quan lớn ở TP.HCM, chỉ 26% số điểm có nhà vệ sinh đạt yêu cầu trong khi có đến 74% chưa đạt... “Làm sao từ nay đến cuối năm có bức tranh tổng thể tình hình nhà vệ sinh phục vụ du lịch trong cả nước. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cần sớm có chỉ đạo để xây dựng hạ tầng văn hóa này cho du lịch” - ông Nhân yêu cầu.

LÊ NAM - QUỐC THANH - tuoitre.vn
๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥www.bootrip.me•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑
♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Tạo hiệu ứng rao vặt, chữ ký diễn đàn•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥
 

Đã thoát ra booktrip

  • Global Moderator
  • Lữ hành cấp 5
  • *****
  • Bài viết: 1294
    • Nhất cự ly nhì tốc độ
Cảnh sát trật tự phục vụ du lịch?
« vào: Tháng Sáu 07, 2013, 09:47:59 AM »
SGTT.VN - Trước nạn chặt chém khách du lịch có xu hướng gia tăng, doanh thu từ ngành du lịch đang có xu hướng giảm, một giải pháp được đề xuất là thành lập lực lượng cảnh sát du lịch.


Cảnh sát trật tự phục vụ du lịch sẽ cải thiện hình ảnh du lịch Việt Nam? Ảnh: TL

Tuy nhiên cần thời gian để giải pháp này đi vào thực tế trong khi khách du lịch lại đang có rất nhiều lựa chọn đến những điểm khác thân thiện hơn.

Theo phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thời gian qua tốc độ tăng trưởng du lịch của nước ta chậm lại. Cụ thể, trong tháng giêng khách quốc tế đến Việt Nam tăng thấp 2,2% so với cùng kỳ, tháng 2 giảm 1,8%, tháng 3 tăng nhẹ 1,6% và tháng 4 giảm 2,4%. Tính chung năm tháng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 1,4% so với cùng kỳ. “Một trong những nguyên nhân đó là do môi trường du lịch của chúng ta thiếu văn minh, thiếu an toàn”, ông Nhân nói.

Nhiều vụ chặt chém khách du lịch, cướp giật của khách… được báo chí đưa tin trong thời gian gần đây cho thấy môi trường du lịch đang có xu hướng bất ổn. Liên tục có các vụ tài xế taxi thu thêm tiền của khách, khách bị cướp giật đồ, phải trả tiền quá đắt cho các dịch vụ nhất là vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chỉ khi khách du lịch lên tiếng các cơ quan chức năng mới vào cuộc, nhưng trong thực tế có nhiều khách âm thầm chịu đựng sựx khó chịu đó và không quay trở lại Việt Nam.

Để cải thiện tình hình này, nhiều giải pháp liên ngành đã được đưa ra với sự vào cuộc của nhiều địa phương, bộ ngành. Ví dụ như bộ Lao động – thương binh và xã hội tìm cách quản lý những người ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách, địa phương yêu cầu các cơ sở dịch vụ niêm yết giá công khai, hiệp hội taxi cam kết không tính tiền theo kiểu “chặt chém”, thành lập đường dây nóng hỗ trợ khách như cách mà Đà Nẵng đã làm, phát tờ rơi… Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là nếu các giải pháp này thiếu giám sát thì cũng chỉ là những chương trình tuyên truyền, “ra quân” rầm rộ mà thực tế không cải thiện được nhiều hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Trước những hoài nghi về việc các giải pháp liên ngành có thực sự hiệu quả khi thiếu lực lượng giám sát, nhiều ý kiến đã đề xuất nên thành lập lực lượng cảnh sát du lịch. Theo ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc sở Văn hoá – thể thao và du lịch TP.HCM, ở những nước trong khu vực, bộ phận cảnh sát du lịch là cần thiết để tham gia và trấn áp kịp thời những hành vi xâm phạm tới tài sản và tính mạng của khách. Lực lượng này vừa có tác dụng tạo hình ảnh, tạo an tâm cho khách, đồng thời có tác động thiết thực đến những trường hợp cụ thể, có thể hỗ trợ du khách ngay tức khắc. Ông Khánh cho biết, Thái Lan là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn và rất thành công trong khai thác du lịch một phần do 20 năm qua nước này đã áp dụng thành công mô hình cảnh sát du lịch. Campuchia hiện cũng đang triển khai lập lực lượng cảnh sát du lịch tương tự.

Với đề xuất thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc thành lập lực lượng này cần nhiều thời gian, không thể nhanh chóng được. Phó Thủ tướng yêu cầu bộ Văn hoá – thể thao và du lịch trong vòng từ nay tới hết quý 4 cần rà soát lại và có kiến nghị xem quy chế hiện nay liệu có thể giao cho lực lượng cảnh sát trật tự tham gia đảm nhiệm thêm chức năng đảm bảo an toàn trật tự cho ngành du lịch hay không. “Do đây là nhiệm vụ không có trong chức năng của họ, nên địa phương và ngành du lịch xem xét có kinh phí để hỗ trợ lực lượng này”, ông Nhân nhấn mạnh.

LÊ PHƯỢNG - sgtt.vn
๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥www.bootrip.me•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑
♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Tạo hiệu ứng rao vặt, chữ ký diễn đàn•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2514 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 25, 2008, 07:53:10 PM
Gửi bởi conhi1991
3 Trả lời
5253 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 06, 2008, 09:39:53 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2480 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 06, 2008, 09:38:57 PM
Gửi bởi Logan
0 Trả lời
2773 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 20, 2008, 09:46:41 AM
Gửi bởi Demen
0 Trả lời
2470 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 14, 2010, 11:26:50 AM
Gửi bởi Fiditour

Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Sapa – Cát Cát – Hàm Rồng
Tour: Ghép đoàn
2 ngày 1 đêm
1,250,000
Đặt ngay
ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Ngắm hoàng hôn và câu mực đêm tại Phú Quốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
400,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View