Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Ninh Bình: Đánh thức những tiềm năng du lịch  (Đã xem 2969 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Ninh Bình: Đánh thức những tiềm năng du lịch
« vào: Tháng Chín 11, 2008, 09:53:50 PM »


Bằng những nghị quyết, chính sách, cơ chế của tỉnh, những năm gần đây, tiềm năng du lịch của Ninh Bình đã được đánh thức, tạo ra những bước chuyển mình lớn, với đa dạng các loại hình như du lịch sinh thái, hang động, du lịch thể thao, lịch sử....

Những cách làm hiệu quả

Đổi mới lớn nhất của ngành Du lịch Ninh Bình là sự thay đổi trong cơ chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tam Cốc - Bích Động được biết đến là một quần thể du lịch nổi tiếng vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ thiên tạo, với cảnh sắc thơ mộng, hương đồng gió nội, từng làm nức lòng bao du khách gần xa.

Từ những năm 1992 đến 2004, khu du lịch này chịu sự quản lý và khai thác của nhiều chủ thể khác nhau. Điều đó dẫn đến tình hình kinh doanh dịch vụ, quản lý phức tạp theo kiểu mạnh ai nấy làm, công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch chưa tốt.

Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có cách quản lý khoa học, thống nhất ở khu du lịch này. Tháng 10-2006, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động trực thuộc Sở Du lịch, với chức năng quản lý, quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, trực tiếp điều hành, bán vé danh lam, điều đò. Sau gần 2 năm hoạt động theo mô hình mới, đến nay Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Phong cách phục vụ khách du lịch bước đầu có sự chuyên nghiệp, tinh thần, thái độ phục vụ tốt; tình trạng ép khách mua hàng, chụp ảnh, xin tiền bo giảm hẳn; cảnh quan môi trường, văn minh, văn hoá, an ninh trật tự được đảm bảo, duy trì thường xuyên. Nhờ đó, khu du lịch dần lấy lại được thương hiệu, lượng khách bắt đầu trở lại ngày một đông, doanh thu tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong năm 2007, toàn khu du lịch đã đón trên 253.000 lượt khách, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó khách quốc tế là 142.000 lượt, thu phí đạt trên 10 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2006, nộp ngân sách trên 3 tỷ đồng.

Hiệu quả rõ nét của mô hình đã và đang dần được nhân ra diện rộng trên địa bàn. Với Tam Cốc - Bích Động, việc đổi mới quản lý đã tạo dựng lại được thương hiệu, còn với Khu du lịch Vân Long, nhờ cơ chế quản lý mới, cũng góp phần đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn ở địa phương, hoạt động du lịch bước đầu mang tính chuyên nghiệp. Tại khu du lịch này đã thành lập được trạm quản lý của UBND xã Gia Vân (Gia Viễn).

Trạm đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động như nâng cao khả năng hướng dẫn, thuyết minh tại chỗ cho khách; phong cách, thái độ đón tiếp khách niềm nở, lịch sự, văn minh. Những hiện tượng xin tiền bo, chèn ép khách mua hàng, chụp ảnh, tranh khách, chở đò không đúng quy định được hạn chế đến mức thấp nhất. Ở mỗi tour, tuyến, Trạm đều có nhân viên đi kèm, đảm bảo an toàn, giám sát các hoạt động chở đò, chấn chỉnh kịp thời những việc làm chưa tốt. Bên cạnh đó, UBND xã còn quan tâm, tập trung chỉ đạo nhân dân trong xã nêu cao ý thức, trách nhiệm, khuyến khích cùng tham gia các hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn trật tự an ninh. Với cách làm bài bản, ý thức tốt của người dân nên Vân Long đang được đánh giá là khu du lịch cộng đồng hiệu quả, trung bình hàng năm thu hút trên 50 nghìn lượt khách.

Việc đổi mới quản lý trong các khu, điểm du lịch còn tránh được hiện tượng quản lý chồng chéo giữa các ngành và địa phương sở tại. Đơn cử như ở khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư. Trước kia, do có nhiều ngành cùng quản lý, không có sự phối hợp, thống nhất trong cách làm nên dẫn đến hiện tượng chèo kéo khách mua hương, hoa, quả, xin tiền, bày bán hàng lộn xộn mất mỹ quan, xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường... Việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn cũng ít được quan tâm, đầu tư xứng tầm. Từ khi tỉnh Ninh Bình quyết định giao cho huyện Hoa Lư quản lý, tình trạng trên đã được hạn chế. Ban Quản lý khu di tích đã đưa hoạt động đón, tiếp khách đi vào nề nếp, tạo ấn tượng tốt đối với du khách tham quan.

“Để một đêm nằm bằng cả năm ở”

Không ít người đã băn khoăn: Tại sao du khách đến ăn, thưởng ngoạn cảnh trí ở Ninh Bình nhưng lại đi nghỉ ở các tỉnh lân cận? Với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, những món ẩm thực đặc sản đồng quê độc đáo, lượng khách đến với Ninh Bình đang tăng lên hàng năm. Trong năm 2007, toàn tỉnh đã đón 1,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 109 tỷ đồng. Song có một thực tế đang làm cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và ngành chức năng suy nghĩ là lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú vẫn rất hạn hẹp.

Theo thống kê được biết, việc chi tiêu cho dịch vụ ăn uống và lưu trú của khách quốc tế và nội địa trên địa bàn tỉnh thường chiếm khoảng 57%. Tính trung bình ngày lưu trú của khách những năm qua không tăng mà chỉ giữ ở ngưỡng từ 1,1 đến 1,2 ngày, nhất là lưu trú của khách quốc tế. Với nhiều tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, nếu du khách muốn được thưởng ngoạn tường tận vẻ đẹp sơn thanh thuỷ tú của các quần thể du lịch sẽ phải có ít nhất từ 4 - 5 ngày mới cơ bản tìm hiểu được những danh lam thắng cảnh của Ninh Bình. Thế nhưng, các cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được nhu cầu, ngày lưu trú trung bình của khách chỉ vào khoảng 1,2 ngày thì việc thưởng ngoạn cảnh quan cũng chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”.

Một trong những nguyên nhân làm cho khả năng lưu trú của du lịch tỉnh còn hạn chế là do cơ sở vật chất của các cơ sở lưu trú còn thấp, có quy mô vừa và nhỏ, thiếu các khách sạn 3 sao trở lên. Mặc dù những năm gần đây, số lượng các cơ sở lưu trú tăng, từ chỗ chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa Lư năm 1992, đến nay toàn tỉnh có trên 95 cơ sở, với trên 1.400 phòng, trong đó có 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng 2 sao. Nhưng, hầu hết các cơ sở có diện tích nhỏ, thiếu dịch vụ cơ bản, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trình độ quản lý, phục vụ, trang thiết bị nội thất không đồng bộ.

Phần lớn các cơ sở đều do chủ đầu tư tự quản, ít quan tâm, chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho người lao động. Do vậy, sức cạnh tranh yếu, công suất sử dụng các cơ sở lưu trú mới chỉ đạt bình quân khoảng 50%/năm. Bên cạnh đó, còn có bất cập trong công tác quản lý xây dựng các cơ sở. Việc xây dựng mang tính tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn nên thiếu cơ sở cao cấp, thừa cơ sở chất lượng thấp, trung bình, sức hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh thấp.

Ngoài ra, các dịch vụ ăn uống, các món ăn đặc sản như thịt dê, cơm cháy, nem, gỏi nhệch... chỉ được tập trung ở một số điểm rải rác, cơ sở nhỏ lẻ mà chưa được phổ rộng ở các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch, không đáp ứng được nhu cầu về ẩm thực. Một thực tế nữa là sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú, đa dạng, còn ít các dịch vụ.

Phải khẳng định rằng, dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn chưa thực sự đủ mạnh, doanh thu thấp. Làm gì để khai thác được lợi nhuận lưu trú và để du khách có ấn tượng “một đêm nằm bằng cả năm ở”. Điểm yếu này không thể giải quyết một sớm một chiều, cần thiết phải có chiến lược lâu dài, phù hợp. Để tạo ra hành lang pháp lý góp phần tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú, phải phổ biến rộng rãi hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ như Luật Du lịch, Nghị định 92, 149, Thông tư hướng dẫn, tiêu chuẩn quy chuẩn xếp hạng các cơ sở lưu trú. Trong từng khu du lịch cần có kế hoạch, quy hoạch, cơ chế rõ ràng phát triển cơ sở lưu trú; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ; tăng cường phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp, cơ sở nhằm phát huy hiệu quả cao trong kinh doanh...

Không chỉ riêng đối với vấn đề lưu trú mà để du lịch Ninh Bình phát triển bền vững, ngành Du lịch cần tập trung huy động tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế, vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất; tích cực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh; thị trường khách du lịch; không ngừng đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; chú trọng đến quy hoạch, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch...

 
Theo báo Ninh Bình
   
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
3149 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 03, 2008, 11:08:38 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
6209 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 24, 2008, 12:17:18 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2057 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 21, 2013, 11:17:08 AM
Gửi bởi gocsangtao
2 Trả lời
4715 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 29, 2015, 03:46:21 PM
Gửi bởi ekko92
0 Trả lời
1699 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 09, 2017, 10:07:44 PM
Gửi bởi dumien

Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Tour du lịch địa đạo Củ Chi 1/2 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
170,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Hạ Long
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
Đà Nẵng – Cù Lao Chàm – Bà Nà Hill
Tour: Ghép đoàn
3 ngày 2 đêm
3,719,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View