Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Phát triển Du lịch Quảng Nam: Cần sự đa dạng  (Đã xem 2148 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Phát triển Du lịch Quảng Nam: Cần sự đa dạng
« vào: Tháng Chín 21, 2008, 10:54:14 PM »

Lối vào Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Quảng Nam là vùng đất có bề dày lịch sử, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau với những giá trị mang đậm bản sắc của mỗi dân tộc đã từng và đang hiện diện trên mảnh đất này. Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng là mảnh đất hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển đa dạng các loại hình du lịch (đồng bằng, rừng, núi, biển) với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng phân bố hầu khắp các địa phương.

Từ các suối nước nóng ở Quế Sơn, Đại Lộc, hệ thống các tháp Chăm (Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ…) đến các ngôi nhà cổ Điện Bàn, Phú Ninh, các làng cổ, làng nghề truyền thống ở Lộc Yên, Tiên Phước, đúc đồng Điện Phương, làng chiếu Bàn Thạch, làng dệt Mã Châu, Đông Yên, khu căn cứ Phước Trà, Nước Oa, Bồ Bồ... tất cả tạo nên sự phong phú trong việc xác lập các tour tuyến tham quan. Đặc biệt, Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới mà khoảng cách không gian chỉ cách nhau chưa đầy 60km. Không những thế, Quảng Nam còn có một ưu thế hết sức thuận lợi khi nằm kề thành phố Đà Nẵng - một trung tâm kinh tế của miền Trung và Tây Nguyên với cơ sở hạ tầng giao thông thông suốt, hiện đại, có đầy đủ nhà ga, bến cảng sân bay rất tiện ích trong việc đón đưa khách từ khắp nơi đến. Mối liên kết này càng rõ nét hơn khi con đường “5 sao” ven biển nối liền 2 địa phương đã được đưa vào khai thác sử dụng góp phần rút ngắn quãng đường và thời gian đi lại. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Tuy có những lợi thế song dường như Quảng Nam vẫn chưa khai thác, phát huy tốt tiềm năng. Mặc dù lượng khách đến Quảng Nam trong những năm gần đây luôn tăng cao (năm 2006 là 1.650.000 khách, 2007: gần 2 triệu lượt khách, 6 tháng đầu năm 2008 hơn 900.000 khách), nhưng du lịch Quảng Nam hầu như chỉ gói gọn trong 2 di sản thế giới với điểm đầu là Hội An và điểm cuối là Mỹ Sơn. Ngay ở các di sản này, đặc biệt là Mỹ Sơn, phát triển du lịch vẫn còn mang tính “thụ hưởng”, chưa có chiến lược phát triển dài hơi, dịch vụ vẫn còn đơn điệu, nên không có khả năng lưu khách và tạo cho khách hứng thú quay lại nhiều lần, các điểm tham quan phụ kèm chưa định hình hoặc còn sơ sài. Ngoài 2 điểm di sản trên các tuyến tham quan còn lại thì hoặc du khách không biết đến, hoặc cơ sở hạ tầng giao thông không thuận lợi, dịch vụ nghèo nàn. Những điểm có vị trí thuận lợi thì chưa được quảng bá, tiếp thị rộng rãi, đúng hơn là chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa những người làm công tác quản lý du lịch với các công ty kinh doanh lữ hành. Hãy thử hình dung: điểm di tích tháp Chăm Chiên Đàn với niên đại gần nghìn năm cùng những giá trị về kiến trúc điêu khắc đặc sắc, nằm cạnh quốc lộ nhưng một tháng bán chưa đến 100 vé tham quan, và gần hơn là khu tháp Bằng An chỉ cách Hội An hơn 10km nhưng hầu như rất ít du khách biết đến. Không phải vì các điểm tham quan này không có giá trị mà chính là do công tác quảng bá chưa tốt và đặc biệt chưa có sự phối hợp với các công ty lữ hành để đưa khách đến. Dường như trong suốt một thời gian dài bên cạnh du lịch “tham quan di sản” chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng các tour tuyến tham quan mang bản sắc văn hóa vùng đất Quảng như một số địa phương khác làm và đã trở thành thương hiệu. (Đà Lạt với du lịch tham quan nghỉ dưỡng, Nha Trang với du lịch gắn liền biển, Huế với du lịch nhà vườn, Quảng Trị với các tour tuyến về nguồn cùng các di tích cách mạng...). Du lịch Quảng Nam thường chỉ rộ lên trong một thời gian ngắn khi có các sự kiện diễn ra. Và, một điều cũng không kém phần quan trọng là chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng các sản phẩm phục vụ du lịch mang đặc trưng của Quảng Nam. Du khách đến Đà Lạt sẽ được thưởng thức các loại mứt được chế biến từ các loại trái cây của vùng đất này, nhắc đến Bình Định là rượu Bàu Đá, bánh tráng dừa; Quảng Ngãi là mạch nha, cá bống Sông Trà, và Huế là mè xửng, mắm tôm, nón lá; Hà Nội là cốm... Còn Quảng Nam? Người viết bài này đã từng chứng kiến một đoàn khách yêu cầu hướng dẫn viên dẫn đi mua một đặc sản tiêu biểu của Quảng Nam về làm quà nhưng người hướng dẫn viên ấy chỉ có thể giới thiệu… mì Quảng, bò tái Cầu Mống, không thể đùm gói cho khách đi xa.

Điều thành công của làm du lịch là lưu khách lại nhiều ngày và quay lại nhiều lần, vì vậy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa những nhà quản lý du lịch và các công ty kinh doanh du lịch thông qua chiến lược quy hoạch tổng thể, dài hơi các điểm, vùng. Cần xác định lại thế mạnh và đặc trưng của từng địa phương để từ đó tạo nên những sản phẩm du lịch phù hợp; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch tạo cho du khách nhiều lựa chọn hơn khi đến Quảng Nam. Ngoài ra, phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết giao thông với các tuyến điểm cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh các tour tuyến đã thành công như “Một ngày làm cư dân phố Hội với nghề rau Trà Quế”, “Khám phá Cù Lao Chàm”, “Khám phá Thu Bồn”... có thể xây dựng các tour riêng biệt như tour “Bí ẩn đền tháp Champa” nhằm liên kết các đền tháp Bằng An - Chiên Đàn - Khương Mỹ và điểm cuối là Mỹ Sơn, hoặc tuor “tìm về với làng cổ truyền Quảng Nam”, tour khám phá các làng nghề truyền thống hoặc là tour về nguồn kết hợp với du lịch sinh thái... để phục vụ cho một bộ phận du khách quan tâm đến các loại hình du lịch này. Xây dựng khu ẩm thực với các món ăn mang đậm tính địa phương như chè bắp, bánh đập, hến trộn tại Cẩm Nam là một sự ngạc nhiên với du khách. Tuy nhiên các món ăn vẫn còn hạn chế, cần bổ sung thêm các món truyền thống khác như mì Quảng, cao lầu, bánh vạc, thịt heo cuốn bánh tráng... Đặc biệt, cần một không gian mang đậm nét làng quê Quảng Nam để tạo sự thích thú nhiều hơn cho du khách, khi đó du khách bên cạnh tham quan phố cổ sẽ có thêm một tuor tuyến mới là tour tham quan ẩm thực. Tương tự tại Mỹ Sơn nếu quy hoạch và xây dựng một khu làng người Chăm với các làng nghề truyền thống như làm gốm, dệt, chế biến các món ăn thuần Chăm do chính các nghệ nhân Chăm làm thì du lịch Mỹ Sơn chắc chắn sẽ đa dạng và tạo hiệu ứng cao hơn, và thực tế đã chứng minh du lịch ẩm thực luôn tạo sự thích thú và quan tâm của một lượng lớn khách trong và ngoài nước, nhất là khách nội địa.

Phát triển du lịch không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân, tạo nguồn thu mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương ra bên ngoài. Làm được điều này sẽ nâng tầm Quảng Nam lên một vị trí mới trên bản đồ du lịch Việt Nam, để du khách khi đến Quảng Nam không chỉ biết đến 2 di sản văn hóa thế giới mà sẽ còn háo hức với sự đa dạng văn hóa của một vùng đất “địa linh nhân kiệt” “ngũ phụng tề phi”. Làm được điều này thì mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 thu hút 3,9 triệu lượt khách tham quan không phải là một điều quá khó với du lịch Quảng Nam.


Theo QN
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
3345 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 16, 2008, 12:08:20 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2189 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 12, 2009, 10:15:35 AM
Gửi bởi caotri
2 Trả lời
4483 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 15, 2019, 08:39:27 AM
Gửi bởi infovietkingtravel
0 Trả lời
4740 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 03, 2017, 11:16:15 AM
Gửi bởi mattroi2017
0 Trả lời
5737 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 28, 2018, 10:03:43 AM
Gửi bởi dumien

Tour 1 ngày Cù lao Chàm
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay
TOUR CHÈO THUYỀN NGẮM LÁ PHONG ĐÀ LẠT 1 NGÀY
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View