Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Quảng Bình: Những lúng túng trong quy hoạch phát triển du lịch Phong Nha - Kẻ Bà  (Đã xem 2321 lần)

Đã thoát ra bin_lin

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 238
Mặc dù Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới, nhưng đến nay, tỉnh Quảng Bình vẫn loay hoay tìm hướng đi và tìm nhà đầu tư cho phát triển du lịch tại đây. Website chính thức về di sản này cũng chưa được xây dựng.


Kể từ khi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực để gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo góp phần làm cho di sản ngày một đẹp hơn; đồng thời từng bước tổ chức khai thác những giá trị thắng cảnh của di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển ngành du lịch, dịch vụ là một trong những trọng tâm của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hạn chế, bất cập...

Phát huy lợi thế

Trước hết là thành công về công tác bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tại vùng phụ cận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (PNKB) có khoảng 56.000 người dân sinh sống, trong đó có hơn 60% số dân thuộc diện hộ nghèo.

Trước đây, người dân ở khu vực này sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cùng với việc lập các dự án vùng đệm với mục tiêu, xây dựng Vườn quốc gia PNKB thành khu du lịch bền vững và bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện và ổn định thu nhập cho người dân địa phương, nên người dân đã có ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản. Tình trạng phá rừng, săn bắt động vật so với trước giảm rất nhiều.

Dự án bảo tồn Vườn quốc gia PNKB đã tranh thủ được vốn tài trợ trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Quảng Bình tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tại PNKB.

PNKB đã sớm hình thành tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ, hướng dẫn viên và tổ chức dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch tương đối đồng bộ. Trung tâm khu du lịch động PNKB ở Xuân Sơn, xã Sơn Trạch (Bố Trạch) đã được đầu tư nhiều tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết. Con đường từ đường Hồ Chí Minh rẽ vào bãi tập kết đã được mở rộng và láng nhựa. Bãi đỗ xe, bến thuyền, khu đón tiếp, các cửa hàng, khách sạn đã được bố trí sắp xếp, cải thiện, nâng cấp nhằm phục vụ khách thuận tiện hơn. Bến thuyền Xuân Sơn có hơn 300 thuyền du lịch, có khả năng đưa đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan mỗi ngày... Ðiều đáng mừng, từ khi có tuyến du lịch hang động PNKB, nhiều người trước đây hay vào rừng chặt cây, săn bắt thú, nay trở thành chủ thuyền tại bến Xuân Sơn.

Ông Nguyễn Văn Sơn là một thí dụ, ông tâm sự: "Từ khi PNKB được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới, hàng nghìn người dân trong xã và vùng lân cận có việc làm với nghề dịch vụ phục vụ du khách tham quan động Phong Nha, có nguồn thu nhập khá".

Quảng Bình đã phối hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nhiều nhà khoa học tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm tòi những tiềm năng to lớn của Vườn quốc gia PNKB nhằm lên kế hoạch tổ chức khai thác phục vụ cho phát triển ngành du lịch. Qua đó, đã phát hiện thêm nhiều tiềm năng, nhất là giá trị nổi bật của khu vực này về tính đa dạng sinh học.

Tỉnh đang xây dựng tiếp hồ sơ đăng ký Di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí "Những sinh cảnh quan trọng cho bảo tồn tại chỗ và giá trị đa dạng sinh học" đối với PNKB.

Phát huy lợi thế là Di sản thiên nhiên thế giới, lại là nơi mang nhiều dấu tích lịch sử của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, như đường Hồ Chí Minh huyền thoại, đường 20 Quyết thắng, hang Tám cô, bến phà Xuân Sơn, cùng các di tích Chăm và Việt cổ, PNKB đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn.

Du khách khi đến đây đều chung nhận xét: Chưa thăm PNKB là chưa đến Quảng Bình! Chính vì thế, PNKB trở thành trọng điểm của tỉnh về phát triển du lịch và dịch vụ. Năm năm qua, tại đây đã đón tiếp khoảng gần 1,4 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, chiếm gần 50% tổng số lượt khách đến tham quan du lịch của cả tỉnh. Trong đó, khách du lịch quốc tế gần 33.000 lượt khách đến từ các nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ...

Ông bà Pred, du khách người Anh, cho biết: "Phong Nha không hổ danh Ðệ nhất động. Năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục sang đây để thám hiểm dòng sông ngầm dài nhất thế giới ở Phong Nha".

Thời gian tới, Quảng Bình sẽ mở thêm một số tuyến du lịch mới nhằm khai thác tiềm năng to lớn của PNKB, như tuyến du lịch sinh thái vùng suối nước Moọc trên sông Chày. Tuyến du lịch này sẽ đưa du khách theo đường thủy trên sông Chày, hoặc theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây với nhiều thắng cảnh đẹp, thơ mộng và được chiêm ngưỡng dòng suối nước Moọc (nước mọc lên từ lòng đất).

Quảng Bình cũng đã khảo sát, xác định chín tuyến du lịch mạo hiểm trong Vườn Quốc gia PNKB như tuyến: bản Ban - hang Khe Ri, tuyến đường 20 - cây Gùa đường kính 5 m - thung lũng Sinh Tồn, tuyến bản Ðoòng - hang Én - hang Khe Ri... Ðây là cơ sở để tỉnh kêu gọi đầu tư, nhằm khai thác tiềm năng của di sản phục vụ du khách.

Một số vấn đề đặt ra

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với PNKB. Trước hết, tiềm năng của di sản để phát triển du lịch hết sức đa dạng, phong phú nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và chưa tổ chức khai thác ngang tầm vóc của nó. Do điều kiện ngân sách của tỉnh còn nhiều hạn chế và chưa xã hội hóa đầu tư, cho nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khu du lịch PNKB còn thiếu về nhiều mặt, chất lượng thấp và chưa đồng bộ.

Ðến nay, vẫn chưa xây dựng được trang thông tin điện tử (Website) để phục vụ quảng bá thông tin, du lịch cũng như thu hút đầu tư phát triển và hỗ trợ bảo tồn; còn thiếu tính chủ động trong hợp tác quốc tế và một số điều kiện hợp tác chưa bảo đảm; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư cũng còn những mặt hạn chế, chưa đủ mạnh. Ðội ngũ những người làm du lịch, hướng dẫn viên chưa được đào tạo bài bản, còn yếu và thiếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khu du lịch PNKB còn thiếu nhiều mặt, chất lượng thấp và chưa đồng bộ. Các hoạt động phụ trợ phục vụ du lịch như hàng lưu niệm, nơi vui chơi, giải trí chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng phục vụ còn thấp... Vì thế PNKB chưa thu hút được du khách lưu lại nhiều ngày.

Ðáng nói hơn, dù Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, nhưng đến nay, tỉnh vẫn loay hoay tìm hướng đi và tìm nhà đầu tư cho phát triển du lịch. Phong Nha - Kẻ Bàng được xác định là tâm điểm phát triển du lịch của tỉnh với hệ thống hang động Phong Nha, Tiên Sơn hiện nay và các tuyến du lịch mạo hiểm, sinh thái sau này.

Nhiều nhà đầu tư đã tới tỉnh và hăng hái tìm cơ hội đầu tư, nhưng chưa triển khai được những dự án lớn. Mở đầu lớn nhất và cũng được kỳ vọng nhiều nhất là dự án du lịch sinh thái Phong Nha của Công ty TNHH Phát triển văn minh đô thị (CIVIDEC - Hà Nội), với số vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Năm 2004, công ty này khởi công xây dựng công trình như khu nghỉ mát, giải trí sinh thái, khách sạn phía hữu ngạn sông Son, khu mê cung, rừng mưa nhiệt đới và công viên đá, khu đặc trưng Quảng Bình... trên diện tích đắc địa rộng 50 ha. Nhưng từ đó đến nay, công trình trên chỉ hoàn thành được mỗi một hạng mục là... cây cột đá mang sự tích trầu cau.

Ðể triển khai hiệu quả các dự án đầu tư du lịch ở PNKB, cần có một quy hoạch phát triển toàn vùng và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch. Nhưng đến nay, tỉnh vẫn chưa làm được. Theo đồng chí Phạm Thị Bích Lựa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, do thiếu kinh phí, nên tỉnh chưa làm được quy hoạch cho PNKB. Ðiều này đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến với PNKB để đầu tư khai thác tiềm năng du lịch, nhưng đành chờ đợi.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở di sản vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: Tập quán sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân vùng đệm vẫn gây áp lực lớn; chưa ngăn chặn triệt để tình trạng một số người vào khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã trái phép, nhiều loài động thực vật đang suy giảm số lượng đáng kể; tình trạng buôn bán gỗ và động vật hoang dã vẫn còn xảy ra trong vùng đệm và các vùng lân cận; sự phối hợp của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có lúc, có nơi còn lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng thiếu số lượng, yếu về chất lượng; người dân địa phương và chính quyền các cấp một số nơi vẫn chưa thật sự hợp tác tích cực và đồng thuận cao với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia PNKB... Tất cả các vấn đề đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác phát triển và bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia PNKB.

Phạm Thu (Theo Nhân Dân)
 

 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1889 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 02, 2008, 01:46:13 PM
Gửi bởi bin_lin
0 Trả lời
2167 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 12, 2009, 10:15:35 AM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
3407 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 03, 2010, 10:24:38 AM
Gửi bởi aloso
0 Trả lời
1851 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 18, 2011, 05:08:50 PM
Gửi bởi booktrip
0 Trả lời
2599 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 12, 2018, 02:29:17 PM
Gửi bởi dumien

Đà Nẵng – Cù Lao Chàm – Bà Nà Hill
Tour: Ghép đoàn
3 ngày 2 đêm
0
Đặt ngay
Tour du lịch địa đạo Củ Chi 1/2 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Nha Trang - Hang Rái - Vĩnh Hy - Bình Hưng - Bình Lập 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Du lịch City Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View