Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Sáng giá di sản văn hóa thế giới  (Đã xem 2149 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Nghìn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội sắp cận kề, công tác chuẩn bị hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) trở thành việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết và đang thu hút sự quan tâm của dư luận. PV đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Quang Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa Thành cổ Thăng Long - Hà Nội xung quanh vấn đề này.

Theo ông, UNESCO dựa trên những tiêu chí nào để công nhận một di tích lịch sử quốc gia là DSVHTG?

- UNESCO đưa ra 1 hệ thống tiêu chí để công nhận xếp hạng DSVHTG để các quốc gia thành viên căn cứ, đối chiếu xem di sản nước mình phù hợp với tiêu chí nào. Theo đó chỉ cần 1 tiêu chí hoàn chỉnh là có thể được công nhận là DSVHTG. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long bảo đảm đến 3 tiêu chí, đó là các tiêu chí 2, tiêu chí 3 và tiêu chí 6 trong bảng hệ thống tiêu chí của UNESCO.

Cụ thể, Quy định tiêu chí 2 là tiêu chí dành cho “những di sản có khả năng biểu đạt sự giao thoa giữa các giá trị nhân văn trong 1 giai đoạn lịch sử, trong 1 vùng văn hóa của thế giới...”. Chúng ta xác định vị trí Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long có sự giao thoa, biểu đạt văn hóa giữa các vùng của khu vực Đông Bắc Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Hay tiêu chí 3 UNESCO yêu cầu chúng ta phải “phản ánh được khu di sản có ý nghĩa như một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng là đặc thù của 1 truyền thống văn hóa hay của một nền văn minh đang tồn tại hoặc vừa mất đi”. Trong bản hồ sơ tường trình, chúng ta lập luận rằng Khu Hoàng Thành Thăng Long là ví dụ nổi bật về trung tâm quyền lực chính trị lớn ở châu Á, với chức năng tượng trưng cho quyền lực quân chủ nhiều hơn là chức năng đô thị. Thực tế, liên tục từ khi vua Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (và thậm chí trước đó nơi đây đã từng tồn tại trung tâm của An Nam đô) sau đó 52 đời vua từng đóng đô tại đây và duy trì đến thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định sự liên tục, xuyên suốt về một trung tâm quyền lực đất nước qua các thời đại.

Không những thế, nơi đây còn điều hành toàn xứ Đông Dương với tư cách trung tâm chính quyền đô hộ khống chế, điều hành quyền lực của khu vực, nên trong hồ sơ chúng ta phải chứng minh rõ điều đó.

Đáp ứng đến 3 tiêu chí là một hy vọng lớn để Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là DSVHTG.

Vì sao chúng ta phải thiết lập hồ sơ gấp gáp như vậy, thưa ông?

- Tâm tư tình cảm đồng bào cả nước đều mong muốn di sản quý giá của ông cha để lại nếu được UNESCO công nhận là DSVHTG trước Lễ Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long thì có ý nghĩa gấp nhiều lần. Lần này không phải chỉ các chuyên gia trong nước mà cả các chuyên gia quốc tế rồi các chuyên gia của UNESCO phái cử đến giúp đỡ chúng ta cũng mang tâm lý, ý chí rất cao để thúc đẩy nhanh tiến độ.   

Vậy, quá trình lập hồ sơ vấp phải những khó khăn gì, thưa ông?

- Do thời gian gấp gáp nên chúng ta gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, UNESCO quan tâm nhiều hơn đến Di sản thiên nhiên, vì Di sản Văn hóa đã quá nhiều, khiến UNESCO sẽ cân nhắc nhiều hơn. Thứ nữa, hiện tại chưa có ai bắt tay vào làm hồ sơ di sản nên tất cả phải mày mò, trong khi các hồ sơ Di sản Hội An, Mỹ Sơn đều làm trước 2005, tức là trước khi UNESCO đưa ra hướng dẫn mới thực hiện công ước về Di sản thế giới, với nhiều yêu cầu khắt khe hơn.

Việc xây dựng hồ sơ khoa học Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội được tiến hành hết sức nghiêm túc, với sự tham gia của nhiều cơ quan, các nhà khoa học có uy tín, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, trong đó có Ủy ban Chuyên gia hỗn hợp Việt - Nhật, Vùng Ile de France (Pháp), nhiều chuyên gia UNESCO. Trước 30/9/2008 tới đây, hồ sơ phải được đệ trình lên UNESCO. UNESCO sẽ xem xét hồ sơ xem chúng ta thiếu những gì để đến 15/11/2008 họ sẽ có văn bản trả lời để chúng ta bổ sung. Việc bổ sung này sẽ hoàn tất trước ngày 30/1/2009. Tiếp đó, các chuyên gia do UNESCO phái cử vào Việt Nam sẽ đến để đánh gia thẩm định di sản.

Nếu được UNESCO công nhận là DSVHTG, Khu Hoàng thành Thăng Long sẽ có ý nghĩa thế nào trong việc quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa?

- Trước mắt, chúng ta tập trung cho nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học; quy hoạch chi tiết, bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích, thậm chí chưa tiến hành tôn tạo tu bổ, vì cần phải có quy hoạch chi tiết mới có cân nhắc tổng thể, không bị manh mún, nhỏ lẻ, chắp vá. Thứ nữa, phải chỉnh trang và nhắm đến Lễ Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long. Dù có được UNESCO công nhận là DSVHTG hay không thì chúng ta vẫn tiến hành các thủ tục phê duyệt quy hoạch, phục hồi tu bổ tôn tạo, vì khu di sản này không phải chỉ để phục vụ ngày lễ mà nó là giá trị lịch sử trường tồn của dân tộc cho muôn đời sau.

Xin cảm ơn ông!


Theo Thanh tra
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1844 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 11, 2008, 10:47:34 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2004 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 25, 2008, 11:53:10 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2289 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 15, 2008, 09:09:25 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
1889 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 02, 2010, 03:59:10 PM
Gửi bởi umove2009
0 Trả lời
2600 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 10, 2010, 09:15:47 AM
Gửi bởi thuhuong

ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Đà Nẵng – Cù Lao Chàm – Bà Nà Hill
Tour: Ghép đoàn
3 ngày 2 đêm
3,719,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay
Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View