Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Trùng tu di tích: Cần có một lộ trình hợp lý và khoa học  (Đã xem 2077 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Trùng tu di tích: Cần có một lộ trình hợp lý và khoa học
« vào: Tháng Chín 09, 2008, 09:45:39 PM »

Cần có một lộ trình hợp lý, khoa học trong việc khai quật và trùng tu di tích.

Có thể thấy, chưa bao giờ, các di tích, nhất là các tháp Chăm ở Bình Định, lại được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, việc khai quật, trùng tu cấp tập như vậy liệu có dẫn đến nguy cơ: tháp nào cũng dang dở, trong khi giá trị di tích không được phát huy hiệu quả?

* Trùng tu cấp tập ?

Còn nhớ, năm 1987, với sự giúp đỡ của phía Ba Lan, Bình Định bắt đầu chống xuống cấp tháp Bắc của cụm tháp Dương Long. Mãi đến năm 1990, tức phải sau bốn năm, công việc mới hoàn thành. Những người trùng tu khi ấy cũng chỉ đào sâu dưới móng tháp, xây các bức tường chênh nhau với tường cũ của tháp khoảng 10cm, chủ yếu nhằm mục tiêu để chống sụp. Nguyên liệu được sử dụng là gạch giống gạch Chăm, các mạch vữa bằng xi măng, mục đích là để phân biệt phần nguyên gốc và phần được trùng tu.

Tiếp đó, năm 1991, tháp Đôi là tháp đầu tiên được các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam trùng tu. Chất kết dính được sử dụng là xi măng. Những người trùng tu mài lõm hai viên gạch rồi cho xi măng vào giữa gắn lại với nhau, nên khi đặt hai viên gạch chồng lên nhau, sẽ không phát hiện lớp vữa bên trong. Tuy nhiên, công đoạn này cũng chỉ làm ở lớp ngoài, còn lớp bên trong vẫn xây bình thường. Sau tháp Đôi, từ năm 1998 đến năm 2004, tháp Bánh Ít được trùng tu. Tiếp đó lại là tháp Cánh Tiên (2005), rồi Dương Long (năm 2006) đang tiến hành trùng tu theo phương pháp truyền thống của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng). Hiện nay, tháp Bình Lâm đang được tiến hành khai quật khảo cổ học mà mục tiêu sắp tới cũng là phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, trùng tu, tôn tạo ngọn tháp này. Nghĩa là, chỉ vài năm trở lại đây, hàng loạt tháp Chăm ở Bình Định được “dỡ” ra, khai quật khảo cổ học rồi trùng tu. Tốc độ như vậy phải nói là nhanh.

Sẽ là một tín hiệu mừng nếu việc trùng tu được tiến hành với một phương pháp và chuẩn mực khoa học, phù hợp; trong một lộ trình hợp lý. Tuy nhiên, điều đáng nói là công việc này vẫn tiến hành theo kiểu: mỗi tháp một phương pháp. Tháp Đôi trùng tu một kiểu; Cánh Tiên và Dương Long lại theo một kiểu khác mà không có sự thống nhất.

Nhưng đáng lo ngại nhất là công tác khai quật và trùng tu tháp chưa theo một lộ trình khoa học. Chẳng hạn, với tháp Dương Long, khu vực phía sau ba tháp và hông tháp Bắc chưa được khai quật; đồng thời, các nhà khảo cổ học cũng mới chỉ khai quật xung quanh tháp, còn những công trình ngoại phụ trong khu vực tháp thì chưa có điều kiện làm lộ diện. Bởi vậy, chúng ta vẫn chưa có được cái nhìn toàn cục về tháp Dương Long. Tuy nhiên, việc trùng tu vẫn cứ tiến hành và đến nay, vẫn chưa thực sự hoàn tất. Theo một nhà khoa học, với tháp Dương Long, nếu làm cho tới nơi tới chốn thì vài năm nữa chưa chắc đã xong. Bên cạnh đó, tháp Cánh Tiên vẫn còn dang dở, thì nay đã thấy “rục rịch” ở tháp Bình Lâm. Việc khai quật, trùng tu trải ra trên diện rộng, tiến hành đồng thời nhiều tháp như vậy, liệu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc khảo sát, lập dự án đến nhân lực phục vụ trùng tu và có thực sự cần thiết?

Phát huy giá trị di tích sau khi trùng tu cũng là một vấn đề. Tháp Bánh Ít tiếng là trùng tu xong từ vài năm nay, nhưng nay, vẫn chưa thể khai thác gì nhiều để phục vụ du lịch, dù đây là ngọn tháp độc đáo, tọa lạc ở vị trí đẹp, thuận tiện về giao thông. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của ngọn tháp này đang tiến hành, nhưng do không phù hợp với cảnh quan di tích, đã bị đình lại, nay dở dang vẫn hoàn dang dở, mà chưa tiến hành những biện pháp nhằm khắc phục một cách thực sự hiệu quả nhằm trả lại vẻ đẹp vốn có cho tháp.

* Cần một lộ trình

Các nhà khoa học thuộc Đại học Milan - Ý (do UNESCO chỉ định) khi tiến hành công tác trùng tu di tích tại Mỹ Sơn, công việc mà họ làm cũng thận trọng dừng lại ở việc phát quang và gia cố chống sập. Chuyên gia Ba Lan Kazik trước đây cũng chỉ làm đến thế. Đây là một thái độ ứng xử thận trọng với di tích cần tham khảo, nhất là trong tình hình chúng ta chưa thống nhất về vật liệu và phương pháp xây dựng tháp Chăm, cũng như chưa có một phương pháp mang tính chuẩn mực trong trùng tu tháp.

Hiến chương Quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ, thông qua tại VENICE năm 1964, viết: “Những phần đóng góp có giá trị ở mọi thời kỳ vào việc xây dựng di tích cần phải được tôn trọng, vì tính thống nhất của phong cách không phải là mục tiêu cần đạt được của tu bổ…” (Điều 11). Như vậy, trong trùng tu tháp Chăm, chúng ta không nhất thiết tuân thủ hoàn toàn kỹ thuật truyền thống mà vẫn có thể dùng vật liệu và kỹ thuật hiện đại để làm mới những bộ phận kiến trúc chìm và các thành phần kiến trúc phụ. Tuy nhiên, việc vận dụng kỹ thuật truyền thống hay hiện đại vào chi tiết hay bộ phận nào cho phù hợp thì quan yếu là cần sự nghiên cứu sâu ngay trong từng tháp một.

Bên cạnh đó, tiến hành khai quật khảo cổ học hay trùng tu cũng cần có một lộ trình thống nhất. Tháp nào làm trước, tháp nào sau, thời gian bao lâu, kinh phí từ đâu, khai thác sau trùng tu ra sao… cần xác định rõ. Trong đó, chỉ những tháp nào đã khai quật, nhận diện đầy đủ hãy tiến hành trùng tu. Không nên trùng tu khi chưa hoàn thành khai quật.

Ngay với di tích thành Hoàng đế cũng vậy. Sau mấy lần khai quật khảo cổ học, đến nay, những dấu tích cung điện xưa phần nào đã lộ diện, nhưng những công việc tiếp theo là gì, sẽ tiếp tục khai quật hay tổ chức hội thảo khoa học, rồi đầu tư tôn tạo... thì vẫn chưa tính đến. Cần lưu ý rằng di tích khi còn nằm yên trong lòng đất thì chưa sao, nhưng khi đã lộ diện mà không có phương án bảo vệ khoa học, sẽ bị tàn phá nặng, trước hết là do các nguyên nhân đến từ khí hậu và thời tiết.

Việc đưa di tích vào khai thác phục vụ du lịch cũng cần được tính toán, nhất là khi hiện nay, hai ngành văn hóa và du lịch đã nhập về một đầu mối là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh.


Theo BĐ
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
1 Trả lời
3599 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 05, 2008, 05:43:00 PM
Gửi bởi Logan
0 Trả lời
2971 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 05, 2008, 10:42:52 AM
Gửi bởi bin_lin
0 Trả lời
4432 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 18, 2008, 11:27:33 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
482 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 16, 2015, 09:22:44 AM
Gửi bởi thuyhuong
0 Trả lời
475 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 04, 2017, 10:16:30 AM
Gửi bởi khanhlinhs96

Tour Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày - QN7
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
750,000
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
120,000
Đặt ngay
Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
180,000
Đặt ngay
Suối khoáng nóng núi Thần Tài
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View