Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  “Từ đơn ngành sang đa ngành: Sẽ là cơ hội tốt thúc đẩy ngành du lịch phát triển…  (Đã xem 3970 lần)

Đã thoát ra Bad1988

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 79
“Từ đơn ngành sang đa ngành: Sẽ là cơ hội tốt thúc đẩy ngành du lịch phát triển…”

Gần 50 năm xây dựng và phát triển, ngành du lịch đã vượt qua nhiều thách thức và khó khăn; mức tăng trưởng trung bình từ 15 đến 20% và là nước có tốc độ phát triển du lịch năng động trong khu vực Đông Nam Á… Trong bối cảnh hội nhập, phát triển, ngành du lịch được sáp nhập cùng với các ngành văn hóa, thể thao đây là cơ hội đồng thời cũng là những thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch. Phóng viên báo Du lịch đã có cuộc trao đổi cùng ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về những nội dung trên.

PV: Thưa Thứ trưởng, các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch đã được hợp nhất gần 1 năm, tuy nhiên trong bối cảnh bộ máy từ Trung ương đến địa phương đang dần ổn định, do còn nhiều khó khăn nên các lĩnh vực trên hoạt động chưa thực sự thông suốt. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?

Các lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch có đặc thù riêng và có rất nhiều lợi thế để phối hợp với nhau, tương tác hoạt động tạo hiệu quả tốt cho cộng đồng và xã hội. Bằng chứng của sự gắn kết trong những năm qua là một loạt các hoạt động lễ hội: Chương trình du lịch về nguồn giữa 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai, Tuần du lịch văn hóa Bắc Hà, Tuần du lịch Ninh Bình, Liên hoan du lịch Đồ Sơn – Biển gọi, Lễ hội du lịch Hạ Long… Nổi bật giữa Văn hóa, Thể thao, Du lịch trên bình diện chung hoạt động du lịch luôn tồn tại và phát triển, khai thác các giá trị văn hóa. Trong thời gian qua, đã xuất hiện dòng khách quốc tế đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực văn hóa, thể thao như: đánh gôn, thể thao bãi biển, du lịch mạo hiểm, và các hoạt động giao lưu văn hóa khác. Tuy nhiên sự phối hợp đa ngành trên thực tế chưa thực sự nhuần nhuyễn, kể từ khi được sáp nhập nổi lên có nhiều bất cập: sự thiếu hụt về kiến thức ở đội ngũ cán bộ quản lý trong điều hành sở mới, quản lý đa ngành đa chức năng, thiếu các chuyên gia đầu ngành, đứng mũi chịu sào ở công việc có tính chất chuyên sâu, hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở, nhất là ở các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo thiếu về số lượng, thiếu về chất lượng hoạt động. Tình trạng di tích bị xâm hại và xuống cấp còn diễn ra khá phổ biến, hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ chưa xứng với tiềm năng, đáng chú ý trong ngành du lịch sự phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, giữa các doanh nghiệp du lịch với các ngành khác chưa chặt chẽ nên dịch vụ du lịch Việt Nam chưa đa dạng, giá dịch vụ du lịch Việt Nam còn cao so với các nước trong khu vực. Các vấn đề nóng trong xã hội như giao thông, quy hoạch đô thị, vệ sinh an tòan thực phẩm còn chưa được giải quyết dứt điểm đã ảnh hưởng đến chất lượng, dịch vụ, khả năng cạnh tranh, thu hút của ngành du lịch. Điều đáng ghi nhận trong thời gian qua là các kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra đều đã thực hiện và hoàn thành đó là sự nỗ lực của tòan ngành văn hóa, thể thao, du lịch, tiêu biểu như: lễ hội Đền Hùng, Năm du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008, Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế năm 2008 tại Đà Nẵng, Festival Tây Sơn – Bình Định 2008…

PV: Thưa Thứ trưởng, Du lịch là ngành dịch vụ khai thác tổng hợp mọi giá trị văn hóa, thể thao… những yếu tố văn hóa trong việc phát triển du lịch làm tăng giá trị hoạt động du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo dựng hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Thứ trưởng đánh giá về vấn đề này như thế nào?

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Và là ngành kinh tế tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao; là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, đứng thứ năm sau những ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao như: dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, đạt trên 3 tỷ USD mỗi năm. Hơn thế, du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu người dân. Với thế mạnh của du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với làn sóng đầu tư nước ngòai, ngành du lịch Việt Nam cũng dần khởi sắc. Năm 2007 cả nước đón 4,2 triệu lượt khách Quốc tế, 19,2 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 56 nghìn tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng khá cao, tăng hơn năm trước 17%. Trong năm 2008, ngành du lịch dự kiến sẽ đón 5 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có từ 25,5 đến 26,2 triệu lượt khách nội địa.

Khi sáp nhập du lịch từ đơn ngành sang đa ngành sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới yếu tố văn hóa luôn được coi là gốc, là nền tảng, điểm khởi đầu của sự phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm cho đến hôm nay. Việt Nam có rất nhiều dấu ấn về truyền thống văn hóa và dân tộc, đã và đang được bảo tồn và phát huy các giá trị, ở bất kỳ vùng đất nào chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều di tích, danh thắng ghi đậm dấu ấn lịch sử, các làng nghề thủ công truyền thống, các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa dân gian… Đó là tiềm năng, nguồn tài nguyên phong phú cho sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch Việt Nam đã và đang nghiên cứu, đầu tư, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, xây dựng và phát triển các loại hình du lịch: du lịch khám phá về cội nguồn, du lịch sinh thái, làng nghề, lễ hội…, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Thời gian qua trong lĩnh vực du lịch đã thu hút được một nguồn vốn khá lớn từ nước ngoài, theo tôi đây là mảng sáng trong bức tranh phát triển du lịch Việt Nam. Ngoài ra để tạo đà cho sự phát triển của ngành du lịch thì vấn đề phân cấp mạnh theo chủ trương của Bộ sẽ là đòn bẩy để ngành du lịch phấn đấu hòan thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra.

PV: Thưa Thứ trưởng, trong thời gian tới ngành du lịch phải làm những gì trước những vận hội và thách thức mới?

Sáp nhập để phát triển, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành du lịch; khi đã về một mái nhà chung, quen mà lạ, lạ mà quen, chìa khóa để các ngành vượt qua thử thách đó chính là sự đòan kết, sự hỗ trợ lẫn nhau. Sáp nhập để khai thác đồng bộ có hiệu quả trong cùng một hoạt động xúc tiến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và làm phong phú các sản phẩm du lịch. Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành du lịch mà là trách nhiệm chung của các đơn vị thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Để phát triển cần xây dựng môi trường du lịch bền vững, xây dựng yếu tố văn hóa trong du lịch, tạo thói quen ứng xử văn hóa thân thiện với môi trường nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, và các sản phẩm du lịch hiện có; theo tôi đây cũng là đích hướng tới của ngành du lịch.

Nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, các cấp các ngành cần tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch, đảm bảo môi trường văn hóa – du lịch lành mạnh. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển ngành, xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình đầu tư phát triển du lịch gắn với các dự án tôn tạo, bảo vệ di tích, môi trường, cảnh quan các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý ngành, tập trung đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình cơ sở. Đặc biệt cần quan tâm tới đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các công việc có tính chất chuyên sâu. Xây dựng kế hoạch liên kết, phát triển hỗ trợ giữa các lĩnh vực với nhau theo vùng, miền, khu vực để tạo sự phát triển đồng bộ./.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng

Mạnh Hà (thực hiện)
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1769 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 27, 2018, 02:19:29 PM
Gửi bởi hieuvietpower
1 Trả lời
686 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 29, 2022, 05:04:39 PM
Gửi bởi trang_travel84
0 Trả lời
601 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 07, 2022, 04:42:27 PM
Gửi bởi trang_travel84
0 Trả lời
549 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 05, 2023, 03:12:58 PM
Gửi bởi Vietpower09
0 Trả lời
795 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 11, 2023, 10:36:37 AM
Gửi bởi HRchannels

Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Nha Trang - Điệp Sơn 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
768,000
Đặt ngay
ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Suối khoáng nóng núi Thần Tài
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View