Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Tưởng nhớ Giáo sư Ca Văn Thỉnh  (Đã xem 3754 lần)

Đang xem diễn đàn dumien

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 461
Tưởng nhớ Giáo sư Ca Văn Thỉnh
« vào: Tháng Ba 25, 2022, 11:12:09 AM »
BDK - Giáo sư Ca Văn Thỉnh được biết đến là một trí thức lớn. Ông tiên phong tham gia tổng khởi nghĩa. Ông vừa là nhà giáo mẫu mực, vừa là nhà nghiên cứu Nam Bộ có uy tín. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động cách mạng, giáo dục và văn hóa, được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Giáo sư. Để ghi nhớ về ông, nhiều công trình ở Bến Tre đã mang tên ông. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của cố Giáo sư Ca Văn Thỉnh (21-3-1902 - 21-3-2022) là dịp để nhắc nhớ những giá trị văn hóa, giáo dục, về tinh thần hiếu học mà ông đã để lại cho đời.

Khu lưu niệm Giáo sư Ca Văn Thỉnh (xã Tân Thành Bình, Mỏ Cày Bắc).

Phong hàm giáo sư

Theo tài liệu “Bến Tre - Đất và Người” của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bến Tre, Giáo sư Ca Văn Thỉnh quê quán Rạch Cái Sấu (nay là ấp Thành Hóa 1), xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay là Mỏ Cày Bắc). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Nhờ cần mẫn, hiếu học, năm 17 tuổi, ông đỗ bằng tốt nghiệp tiểu học tỉnh và nhận học bổng vào Trường Sư phạm Sài Gòn. Năm 1925, ông đỗ tiếp vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Năm 1928, ông tốt nghiệp và được bổ nhiệm làm Đốc học Trường Tiểu học lớn nhất của tỉnh bấy giờ.

Qua các giai đoạn lịch sử, ông có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động cách mạng, giáo dục và văn hóa. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Giáo sư cùng với các ông: Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh… Ông từng giữ các chức vụ: Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục, trực tiếp nhận chỉ thị từ Bác; Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ phụ trách giáo dục; Viện trưởng Viện Khoa học xã hội miền Nam (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ)… Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Ông mất năm 1987.

Tuy sáng tác của ông không nhiều, nhưng thông qua mỗi tác phẩm đã thể hiện nhân cách cao đẹp và nhân hậu của con người ông. Đó là các tác phẩm như: “Đất và người Nam Bộ”, “Xây dựng con người mới từ tuổi thơ”, “Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX” (viết chung với nhà thơ Bảo Định Giang)… và nhiều bài đăng trên các báo Văn nghệ, Tạp chí Đại Việt, Nam Kỳ tuần báo, Tạp chí Văn học…

Ngôi trường mang tên ông

Để vinh danh công lao to lớn của ông đối với nền văn hóa, giáo dục của dân tộc và địa phương, một ngôi trường tại xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam đã vinh dự được mang tên ông: Trường THPT Ca Văn Thỉnh (tiền thân là Trường THPT Mỏ Cày B, được thành lập từ tháng 8-1980). Cô Phùng Thị Thu Liễu - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường hiện có 17 lớp (3 khối 10, 11 và 12), với 739 học sinh. Hiện trường đã tổ chức dạy học trực tuyến hơn một tuần qua để phòng dịch Covid-19. Trước đó, trường cũng đã có bước chuẩn bị tốt cho công tác dạy học trực tuyến và triển khai cho học sinh trang bị các thiết bị học trực tuyến, kịp thời hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo tất cả các em đều được học theo chương trình.


Tượng Giáo sư Ca Văn Thỉnh trong khuôn viên Trường THPT Ca Văn Thỉnh (xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam).

Trong năm học 2020-2021, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 100%. Trong học kỳ I năm học 2021-2022, trường có 1 học sinh đạt giải Tư Dự án nghiên cứu Khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh với chủ đề nghiên cứu về những khó khăn, thách thức khi học online. Đây là kết quả phấn khởi của trường trong nhiều năm qua. Hướng đến học kỳ II năm học 2021-2022, Phó hiệu trưởng Phùng Thị Thu Liễu chia sẻ thêm: Trường tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý cùng một số nhiệm vụ khác.

Bên cạnh ngôi trường mang tên Giáo sư Ca Văn Thỉnh, phải kể đến Di tích Khu lưu niệm Giáo sư Ca Văn Thỉnh (tọa lạc tại ấp Thành Hóa 1, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc), được xếp hạng Di tích cấp tỉnh năm 2013. Hiện tại, nơi đây có di ảnh và phần mộ của ông cùng gia đình, được gia đình trông coi và chăm sóc. Đoàn công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có các chuyến thăm, khảo sát, nhằm ghi nhận hiện trạng, xem xét tham mưu UBND tỉnh có các hướng tiếp theo trong trùng tu, tôn tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử tại đây.

 Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Bàn cho biết: Khi có đủ điều kiện sẽ hướng đến xin chủ trương thiết kế khu trưng bày, chỉnh trang khu di tích, thiết lập điểm đến gắn kết các tua tuyến du lịch, tham quan giáo dục lịch sử cho các thế hệ.

Tại TP. Bến Tre cũng có một con đường mang tên Giáo sư Ca Văn Thỉnh. Thư viện Nguyễn Đình Chiểu cũng đã sưu tập, trưng bày giới thiệu nhiều tác phẩm về Giáo sư Ca Văn Thỉnh.

Giáo sư Ca Văn Thỉnh là tấm gương hiếu học, hết lòng phụng sự cách mạng và trọn đời tâm huyết với công tác nghiên cứu văn hóa, giáo dục và những nét đẹp về tính cách, tri thức cho các thế hệ noi theo.

Bài, ảnh: Ánh Nguyệt - baodongkhoi.vn
 

Tags:
 

Related Topics


Ngắm hoàng hôn và câu mực đêm tại Phú Quốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
400,000
Đặt ngay
Tour Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày - QN7
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
750,000
Đặt ngay
Mỹ Tho - Bến Tre (Lễ 2/9) - 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
540,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
Động Thiên Đường - sông Chày - Hang Tối 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,620,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View