Tháng 5/2009, Ủy ban Ðiều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) chính thức công nhận Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) và Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau) của Việt Nam trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG), nâng tổng số KDTSQTG ở Việt Nam lên 8 khu, gồm:
1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000;
2. Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, 2001;
3. Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, 2004;
4. Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển ba tỉnh châu thổ sông Hồng (Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình), 2004;
5. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006;
6. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007;
7. Cù Lao Chàm (Quảng Nam), 5/ 2009;
8. Mũi Cà Mau (Cà Mau), 5/ 2009.
Đến thời điểm này, Việt Nam đứng đầu các nước Ðông-Nam Á về số lượng các KDTSQTG. Hiện trên Thế giới có hơn 500 KDTSQ được UNESCO công nhận thuộc 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mô hình khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được lựa chọn là mô hình bảo vệ thí điểm. Việt Nam thực hiện l*ng ghép bảo tồn với phát triển bền vững. Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam thực hiện bảo tồn tính đa dạng sinh học và sự đa dạng về văn hóa, cộng đồng dân cư.
NguồnTrung tâm Thông tin du lịch