Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Cách chữa một số bệnh thường gặp khi đi du lịch  (Đã xem 2562 lần)

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Cách chữa một số bệnh thường gặp khi đi du lịch
« vào: Tháng Tư 28, 2011, 06:37:05 PM »
Sắp đến ngày 30/04, rất nhiều người đang rất nóng lòng chờ đón chuyến du lịch khá dài ngày trong năm của mình. Tuy nhiên, ngòai việc chuẩn bị hành trang du lịch, mỗi cá nhân cần chuẩn bị kiến thức để xử lý những sự cố sức khỏe thường gặp khi đi du lịch.

1) Say tàu xe

Say tàu xe là nỗi sợ hãi của không ít người trước mỗi chuyến đi. Theo các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.

Cách xử lý:

Để phòng chống say xe, trước khi đi tàu xe không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không uống nhiều nước, tránh uống rượu, hút thuốc và tránh những mùi dễ gây nôn như: mùi xăng dầu, khói xe, thức ăn nhiều dầu mỡ và những thức ăn mình không thích ăn.

Bạn cũng có thể uống một số thuốc chống say trước khi đi tàu xe vài giờ để hòa hoãn và giải trừ triệu chứng buồn nôn chóng mặt.

Nên chọn vị trí ngồi ít chòng chành (tránh chỗ bánh sau của xe) để hạn chế chóng mặt, buồn nôn và không ngồi ở chỗ có gió mạnh thổi thẳng vào mặt; không đọc sách báo, không nhìn phương tiện di chuyển bên ngòai; đắp khăn lạnh ở cổ, trán. Buộc một nhánh tỏi đã bóc vỏ vào cổ tay hoặc uống cốc trà gừng sẽ có tác dụng rất tốt chống say xe.

Ngoài ra bạn còn có thể chữa say tàu xe bằng cách áp dụng số bát quái.

Đó là liên tục nhẩm đọc dãy số 726.640. Trong cách chữa này, nhẩm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già. Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinh Dương Minh. Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau. Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh (Thổ sinh Kim).

Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh. Ngoài ra, số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của hư Hoả, của khí nghịch là âm hư. Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương. Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng khác nhau. Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . . Say xe chỉ là những triệu chứng rối loạn khí hoá. Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe.

2) Say nắng, cảm nắng

Khi không khí tại miền bắc vẫn còn khá mát mẻ, thậm chí vẫn còn những ngày lạnh thì miền Trung sẽ là điểm du lịch mơ ước với nắng và gió biển chan hòa. Tuy nhiên, việc thay đổi thời tiết đột ngột kèm tiếp xúc trực tiếp với nắng gay gắt sẽ rất dễ gây nên hiện tượng “say nắng” hay còn gọi là cảm nắng. Ở trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C.

Trong trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.

Cách xử lý

Trước một trường hợp bị cảm nắng, say nắng, ngay tại chỗ chúng ta cần phải xử trí bằng cách đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Trường hợp bị cảm nắng nặng, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám và chăm sóc sức khỏe.

3) Tiêu chảy

Mùa hè hoặc những nơi thời tiết nắng nóng rất dễ xuất hiện bệnh tiêu chảy.
Tiêu chảy là sự đi tiêu phân có nhiều nước từ ba lần trở lên trong ngày. Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do: uống phải nước nhiễm bẩn, giữ vệ sinh kém, bị nhiễm khuẩn hoặc do thuốc gây ra. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng được, và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Tiêu chảy có khi do nguyên nhân cơ thể không hấp thu được lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa. Nếu bị tiêu chảy do nguyên nhân này thì không nên dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích có thể làm tiêu chảy xấu hơn. Các loại hạt, bánh mì trắng, cà phê, nước giải khát như cola, sôcôla có chứa caffein có tác dụng kích thích làm tiêu chảy xấu hơn.

Các loại thực phẩm sinh hơi như đậu Hà Lan, đậu sấy, cải bắp, bông cải xanh... là những thực phẩm có tính kích thích; dùng nhiều chất ngọt cũng có thể gây tiêu chảy xấu hơn.

Cách xử lý

Trước tiên, người bệnh cần uống thật nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. Tốt nhất là uống dịch pha chế theo cách đơn giản như sau: mỗi lít nước đun sôi để nguội pha thêm tám muỗng cà phê đường và nửa muỗng cà phê muối bọt. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt nếu có thể.

Ăn nhiều hơn những loại thực phẩm sau đây. Các thực phẩm nướng, trái cây như lê hoặc táo bỏ vỏ, yến mạch, khoai tây chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hút bớt nước trong ruột làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Nước ép đào, lê, táo, nho tốt cho sức khỏe nói chung. Chuối, khoai tây chứa nhiều kali giúp bù lại lượng kali đã mất qua ruột. Ăn thường xuyên nếu có thể nhằm lấy lại cân nặng và dinh dưỡng đã mất.

Nếu tiêu chảy không bớt bạn nên đi khám bệnh.

4) Bong gân

Đây là loại bệnh rất dễ gặp phải và ảnh hưởng rất lớn đến chuyến du lịch của bạn và gia đình.
Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra do sự cử động quá mức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về vị trí. Bệnh nhân không bị sai khớp hay gãy xương. Tổn thương thường xảy ra khi đi giày cao gót bị lật giày, hoặc ngã do chạy nhảy.

Khi bị bong gân, bệnh nhân cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn biết đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật. Bong gân thường chia ra 3 độ:

- Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.
- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
- Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

Cách xử lý

Đắp nước đá hoặc nước lạnh ngay sau khi bị chấn thương nếu không có xây xát da. Để khớp bị bong gân nằm yên, kê càng cao càng tốt. Nếu bong gân độ 1, chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày là đủ. Nếu bong gân độ 2-3, cần làm cho hết đau, đồng thời giúp dây chằng bị đứt hoặc rách liền lại, nếu không sẽ mang tật suốt đời.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một số loại lá rất dễ kiếm ở bất kỳ đâu để hỗ trợ cho quá trình điều trị bong gân:

Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn thương. Ngày 1 lần.

Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay một lần.

Bảo Anh - NDHMoney
- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
653 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 27, 2015, 04:59:29 PM
Gửi bởi shipcaptainno1
0 Trả lời
884 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 03, 2015, 12:04:32 PM
Gửi bởi dominicdodf
0 Trả lời
1427 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 23, 2016, 03:30:07 PM
Gửi bởi ngobinh
0 Trả lời
699 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 25, 2016, 10:46:17 AM
Gửi bởi thaiha119
0 Trả lời
974 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 19, 2016, 03:04:17 PM
Gửi bởi thanhtungbooking

Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
Hà Nội – Hang Múa – Tràng An 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,200,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay
Tour tham quan Sài Gòn 1/2 ngày (Saigon City Tour)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
160,000
Đặt ngay
Tour du lịch Sài Gòn (City tour) - Củ Chi 1 ngày
Tour: Văn hóa / Lịch sử
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View