Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Kinh nghiệm du lịch Hưng Yên  (Đã xem 5198 lần)

Đã thoát ra conan2001

  • Administrator
  • Lữ hành cấp 6
  • *****
  • Bài viết: 2418
Kinh nghiệm du lịch Hưng Yên
« vào: Tháng Sáu 27, 2011, 11:34:59 AM »
Trích
Tham khảo kinh nghiệm du lịch Miền Bắc TẠI ĐÂY

Sơ lược về Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.


Thành phố Hưng Yên về đêm

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố Hưng Yên , 1 thị xã Mỹ Hào và 8 huyện.

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh có địa hình hoàn toàn đồng bằng , không có rừng, núi và không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, địa hình rất thuận lợi.

ĐẾN HƯNG YÊN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Thời gian từ tháng 4 – 10, Hưng Yên bước vào mùa mưa, với lượng nước chiếm 70% lượng nước hàng năm nên bạn cần hạn chế đến trong thời điểm này. Còn lại những tháng khác, Hưng Yên khá đẹp và có nhiều lễ hội như: lễ hội Đền Mẫu, lễ hội đền Hóa Dạ, Đền Đa Hòa, Đền Dạ Trạch… để bạn tham gia, chiêm bái.

Di Chuyển

Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội sau đó sẽ đi các tỉnh, các bạn ở nơi khác thì chịu khó tham khảo thêm danh sách các nhà xe ở Hưng Yên rồi liên lạc đặt vé xe ở khu vực mình ở nha.
Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Bắc đều di chuyển bằng Ôtô. Các bạn có thể liên hệ các xe chất lượng cao - nếu nhà xe có dịch vụ đưa đón tận nhà thì liên hệ đón tại nhà luôn cho tiện:

Trích
Danh sách các nhà xe ở Hưng Yên

Trích
THAM KHẢO Khoảng cách giữa các tỉnh thành

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Tuyến bến xe Lương Yên – Hưng Yên:
Bến xe Lương Yên – Hưng Yên lượt đi qua các tuyến phố: BX Lương Yên - Nguyễn Khoái (dốc Minh Khai) – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải (đê trên) - cầu Chương Dương – Nguyễn văn Cừ – Nguyễn Văn Linh- Quốc lộ 5 – Như Quỳnh – Phố Nối – Đường 39 – Liêu Xá – Tân Lập – Yên Mỹ – Trung Hưng – Minh Châu – Bô Thời – Trương Xá – Lương Bằng – Nguyễn Văn Linh (Hưng Yên)- BX Hưng Yên – Điện Biên (Hưng Yên) – Bãi Sậy – Bờ hồ Bán Nguyệt (thị xã Hưng Yên).

Tuyến bến xe Giáp Bát – bến xe Hưng Yên:
Bến xe Giáp Bát – Bến xe Hưng Yên lượt đi qua các tuyến phố: BX Giáp Bát – Quốc lộ 1 – Thường tín – Quán Gánh – Đồng Văn – QL38 – Hoà Mạc – Cầu Yên Lệnh – Thị xã Hưng Yên – BX Hưng Yên

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Thành phố Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 64km, với khoảng cách này khá ngắn cho một chuyến phượt bằng xe ô tô hay xe máy nên bạn hoàn toàn có thể lên lịch cho một chuyến tham quan trong ngày hay cuối tuần. Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ giấy tờ xe, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang kính, bao tay, khẩu trang để tiện đi đường…

Khách sạn - Lưu Trú

Các bạn tham khảo

Trích
Danh sách các khách sạn - nhà nghỉ ở Hưng Yên

Nhớ gọi điện đặt trước để tránh tình trạng đến Hưng Yên du lịch mà không có phòng để ở.
Khu vực trung tâm Hưng Yên gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé: Bãi Sậy, Điện Biên Phủ, Chu Mạnh Trinh, ...

Ăn Uống

Các bạn tham khảo

Trích
Các địa chỉ ăn uống NGON - RẺ -  NỔI TIẾNG ở Hưng Yên

Nếu đi về các bạn hãy vào đây chia sẻ thêm kinh nghiệm cũng như phản hồi về các quán ăn cho mọi người nhé :) !

Địa điểm vui chơi

1. Phố Hiến (thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên)


Phố Hiến

Vào thế kỷ XIII, phố Hiến là một thương cảng rất sầm uất, nổi tiếng với câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Cho đến nay, sau khi vai trò thương cảng quan trọng bậc nhất ở khu vực sông Hồng nhường lại cho cảng Hải Phòng, phố Hiến vẫn còn giữ lại cho mình những văn hóa bản sắc gắn liền với khối tài sản vô giá là các di tích kiến trúc cổ bao gồm 100 bia ký, đền chùa và 60 di tích lịch sử.

Đến thăm phố Hiến mà chưa đi đến chợ phố Hiến để cảm nhận chút hoài niệm về một góc chợ quê xưa thì thật không nỡ. Ở Phố Hiến còn có một sản vật rất đặc biệt, đó là nhãn l*ng, một loại trái cây được chọn để tiến vua. Đây là giống nhãn có chất lượng hảo hạng, nhãn đường phèn, dáng to, tròn, cùi dày, hạt nhỏ và hương thơm ngào ngạt.

2. Chùa Hiến (đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên)


Chùa Hiến

Chùa Hiến có từ thời nhà Trần, được xây nên bởi công của Tô Hiến Thành, một quan đại thần nhà Lý. Kiến trúc chùa được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”, bao gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và hành lang ba mặt. Trong chùa hiện còn lưu giữ một số pho tượng có từ thế kỷ XIX; các tấm bia có các niên đại: Vĩnh Tộ thứ 7 (1625), Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đây cũng chính là nơi duy nhất còn lại cây nhãn Tổ (có từ thế kỷ thứ 16) xum xuê cành lá và cho trái mỗi năm.

3. Đền Chử Đồng Tử

Cả hai đền Đa Hòa và Dạ Trạch đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và 2 người vợ của ông. Nếu như đền Dạ Trạch lại chính là nơi chàng Chử bay về trời cùng hai người vợ của mình, thì đền Đa Hòa lại là nơi chàng Chử và công chúa Tiên Dung bén duyên vợ chồng.

Đền Đa Hòa (thôn Đa Hoà, xã Bình Minh)


Đền Đa Hòa

Đền này tọa lạc trên một khu đất cao, khá bằng phẳng, nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Toàn bộ kiến trúc đền bao gồm 18 ngôi nhà mái ngói cổ tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Khu ngọ môn có 3 cửa. Cửa chính là toà nhà 3 gian bề thế, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt và không đón khách. Hai cửa bên được mở đến để đón khách tham quan. Các đầu đao, bờ nóc của đền đều được chạm trổ tinh vi, tỉ mỉ với nhiều hình dáng rồng, sư tử. Các hình chim phượng, hoa lá dùng trang trí đều được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Đẹp nhất là bức tượng đồng sắc sảo của đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân. Báu vật của đền Đa Hòa hiện nay chính là đôi lọ Bách thọ, một chiếc lọ gốm khắc một trăm chữ thọ khác nhau.

Đền Dạ Trạch (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu)


Đền Dạ Trạch

Điểm đặc biệt của Dạ Trạch chính là các sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự được lưu giữ đến nay đều thuộc loại cổ quý. Trong đó chiếc nón và cây gậy phép tương truyền của Chử Đồng Tử được cho là có sức mạnh cứu nhân độ thế.

Hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch ở hai ngôi đền thờ đức thánh Chử Đồng Tử đều có lễ hội lớn thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách tham dự.

4. Đền Phượng Hoàng (thôn Phượng Hoàng, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên)


Đền Phượng Hoàng

Đền Phượng Hoàng là nơi thờ nàng Cúc Hoa, người con gái xinh đẹp, giàu có nhưng có tấm lòng nhân ái bao la. Đền được xây theo lối chữ tam. Các hàng vì, kèo đều có chạm khắc hình hoa dây rất mềm mại và uyển chuyển. Hiện, trong đền còn lưu giữ một quả chuông lớn đúc thời Bảo Đại.

5. Văn miếu Xích Đằng (thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên)

     
Văn miếu Xích Đằng

Văn Miếu Xích Đằng được xây dựng vào năm 1839 (Minh Mạng thứ 20). Miếu tọa lạc trên khu đất rộng rãi và cao ráo với diện tích khoảng 4.000m2. Hiện, nơi đây còn lưu giữ các tấm bia ghi danh khoa bảng Hưng Yên, trong đó 8 tấm bia có niên đại Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) và 01 tấm bia có niên đại Bảo Đại thứ 18 (năm 1943).

Qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay kiến trúc Văn Miếu Xích Đằng còn khá nguyên vẹn với lối kiến trúc truyền thống. Đây chính là biểu tượng của nền văn hiến tỉnh Hưng Yên.

6. Chùa Hương Lãng/ Chùa Lạng (thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm)

Chùa Hương Lãng được xây dựng với quy mô lớn theo kiểu kiến trúc "nội công, ngoại quốc". Hiện nay, trong chùa vẫn còn khá nhiều di vật thời Lý có giá trị. Tiêu biểu trong số đó là tượng đá sư tử (2,8m x 1,5m x 0,9m) được đẽo khắc vô cùng tinh xảo. Cùng với đó là các tác phẩm thời Lý vô giá khác như: mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng, chồn và hoa cúc dây; 4 cột đá vuông góc đỡ các xà đá của công trình…

7. Chùa Thái Lạc/Chùa Pháp Vân (thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm)


Chùa Thái Lạc

Chùa Thái Lạc được xây dựng từ đời Trần (1225 - 1400). Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay kiến trúc chùa vẫn theo lối "nội công, ngoại quốc", gồm 5 gian tiền đường, 3 gian thượng điện, 2 dãy hành lang mỗi bên 9 gian, nhà tổ 7 gian. Bộ vì gỗ thời Trần ở gian giữa toà thượng điện là một trong những vật báu của chùa. Ngoài ra, nơi đây còn bảo tồn nguyên vẹn được 16 bức chạm nổi tinh xảo với các đề tài khác nhau. Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng năm 1964.

8. Đền Đậu An/ Đền An Xá (làng An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ)


Đền Đậu An

Đền Đậu An thờ các đấng có công khai hoang vùng đất, diệt trừ hổ dữ và bảo vệ sự bình yên của xóm làng bao gồm Ngũ Lão tiên ông và đấng Thiên Tiên, Địa Tiên. Trong chùa, đến nay vẫn còn lưu giữ nhang án đất nung thời Trần và tháp đất nung có niên đại thế kỷ XVII. Hàng năm, từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch nơi đây đều mở hội với rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

9. Chùa Chuông/ Kim Chung tự (thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên)


Chùa Chuông

Chùa Chuông có từ thời Lê. Cảnh đẹp của chùa được ví như một “danh lam cổ tích” của phố Hiến. Ngoài sự hài hòa trong tổng thể kiến trúc gồm tam qua, chồng diêm 2 tầng, 8 mái, nhà tiền đường, thiên hương, thượng điện, lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ, chùa Chuông còn là nơi lưu giữ những bộ tượng quý giá như bộ Tam thế, Di Đà tam tôn, tượng Cửu Long,... Trong đó, đặc biệt nhất là bộ 8 tượng kim cương, 18 vị la hán, 4 tượng bồ tát. Ngoài ra, các bức hoành phi, câu đối, đồ thờ, bia đá,... trong chùa đều có giá trị nghệ thuật và lịch sử quý giá.

10. Chùa Phố

Chùa Phố được xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII. Đến nay chùa đã trở thành trụ sở của Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên. Chùa tự của chùa Phố là Bắc Hoà Nhân Dân tự bởi chùa được xây bởi những người Hoa và người bản địa. Kiến trúc chùa theo kiểu “trùng thềm điệp mái”gồm 6 gian nối liền nhau theo chiều dọc tạo ra một không gian thoáng đãng giữa chốn thâm nghiêm.

11. Hồ Bán Nguyệt


Hồ Bán Nguyệt

Đi dọc theo đường Bãi Sậy, đối diện đền Mẫu, thuộc địa bàn phường Quang Trung, cách trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên chừng 1km về phía Nam là bạn đến được chùa.

Đây là dấu tích đổi dòng của sông Hồng xưa, gắn với truyền thuyết về mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi. Song dù là gì chăng nữa thì đây luôn là mảng xanh quý giá của thành phố Hưng Yên và là cảnh đẹp nức lòng các tao nhân mặc khách đến thưởng lãm. Hồ có dáng vẻ cong cong như nửa vầng trăng khuyết nên được gọi là hồ Bán Nguyệt.
« Sửa lần cuối: Tháng Hai 07, 2017, 10:54:38 AM Gửi bởi conan2001 »
www.topo.vn - Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
www.tiepthiquangcao.com - Tiếp thị là sáng tạo.
 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2582 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 27, 2008, 12:31:45 AM
Gửi bởi vagus_x
0 Trả lời
5920 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 10, 2014, 12:36:28 PM
Gửi bởi Kinh oto
1 Trả lời
1200 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 25, 2019, 11:07:43 AM
Gửi bởi hoamaiseo
0 Trả lời
2560 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 17, 2018, 04:52:40 PM
Gửi bởi travel tourist
0 Trả lời
7227 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 31, 2019, 09:01:33 PM
Gửi bởi htngiau1993

Tour 1 ngày: Đồng Tháp - Gáo Giồng
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
695,000
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
120,000
Đặt ngay
Hà Nội – Hang Múa – Tam Cốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,080,000
Đặt ngay
Lặn biển Hòn Mun Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Du lịch City Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View