Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Kinh nghiệm leo Fansipan  (Đã xem 13754 lần)

Đã thoát ra muachungtour

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 3
Re: Kinh nghiệm leo Fansipan
« Trả lời #3 vào: Tháng Mười Một 21, 2012, 11:27:00 AM »
Có 1 số kinh nghiệm leo fansipan ( Youvivu.com)


Hy vọng giúp ích cho cả nhà
 

Đã thoát ra tapdoanhn

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 3
Re: Kinh nghiệm leo Fansipan
« Trả lời #2 vào: Tháng Mười 22, 2012, 04:24:16 PM »
Bạn có thể đặt Tour leo núi Phanxinphang khởi hành hàng tuần
LH: Hainam Travel 04.22232222
Ms Phương0975354558
dulichsapa.vn
 

Đã thoát ra co_tranh2006

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 1
Kinh nghiệm leo Fansipan
« vào: Tháng Chín 01, 2012, 08:50:12 PM »

Trích
newbielink:http://hoidulich.com/kinh-nghiem-du-lich/kinh-nghiem-du-lich-sapa-lao-cai-an-o-diem-du-lich-qua-luu-niem/ [nonactive]

KINH NGHIỆM LEO PHANXIPANG 1 – 3 NGƯỜI HOẶC MỘT NHÓM >3 NGƯỜI

A. CHUẨN BỊ

I. Tập thể lực

Lý do tập thể lực ở đây là để rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể, của đôi chân, bàn chân khi leo núi
   - Đứng lên ngồi xuống tư thế kiễng chân, mỗi ngày tập khoảng 200 cái, tập trong 3 – 4 tuần
   - Bật nhảy tại chỗ, dạng co gối 100 cái, tập trong 3 – 4 tuần

II. Hành trang mang theo

1. Balô

Dùng loại nhỡ dung tích cỡ khoảng 35l, chủ yểu đựng đồ thiết yếu là thức ăn và một ít quần áo, chọn loại ba lô có nhiều ngăn thuận tiện khi lấy các đồ linh tinh, có dây thắt ngang bụng và ngang ngực, có thêm 2 dây thắt này để đỡ lực cho vai khi đeo và tránh mất sức hơn, khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu
 (Khuyên dùng loại The North Face hoặc Deuter chuyên dùng du lịch).

2. Quần áo.


Nên mang theo quần áo chỉ đủ để mặc và một bộ quần áo dự phòng khi ướt, áo phông nên mặc hết vào người
* Bộ đồ áo mưa: Bạn không nên dùng áo mưa giấy vì đi rất vướng, dễ rách, không giữ ấm, đồ áo mưa gồm: quần, áo và mũ trùm đầu (rất cần thiết). Đừng mua loại dởm quá. Áo mưa bộ để tránh trời mưa phùn + tránh lạnh. Bộ đồ áo mưa này có thể thích hợp khi đi mùa hè vì thời tiết hay mưa còn nếu đi mùa đông thì nên xem xét tình hình thời tiết thời gian đó để cân nhắc mang theo vì nó cũng khá là nặng!
* Áo cờ đỏ sao vàng: Đồng phục áo, cái này ai chưa có thì có thể ra Hàng Bông mua với giá 35k/áo
* Quần rằn ri: Đồng phục quần, cái này rất thuận tiện vì rộng, thoáng, chắc nên dễ lê la, di chuyển, bước dài hoặc trượt chân, có thể nhờ anh Triển mua hoặc
* Áo phao hơi: Loại này vừa nhẹ vừa ấm nên cần mang loại này cho dễ mang
* Quần tất hoặc quần thun: quần bó chân nhưng co dãn tốt cái này để giữ ấm chân.

3. Giầy tất găng

* Giầy bộ đội: Loại giầy này bắt buộc phải dùng vì nó ôm đến hết mắt cá chân chống sai khớp, đế đàn hồi, có gai bám nên thích hợp nhất khi leo núi (Có thể mua ở Lê Duẩn nhưng cẩn thận mua phải hàng fake, có thể mua qua bạn ở Học viện Kỹ thuật quân sự). Nếu có điều kiện thì mua loại giầy chuyên dụng cho leo núi chống thấm nước, có trợ lực bàn chân…
* Găng tay: Cần để tránh cóng tay khi đi lạnh, tốt nhất nên mua loại có gai cao su ở lòng bàn tay thuận tiện khi bám khi leo núi (mua ở Yết Kiêu)
* Tất chân: Cần mang theo 2,3 đôi giữ ấm.

4. Khăn mũ

* Mũ rộng vành: Đội chống sương rơi khi leo để giữ ấm (có thể dùng mũ len), và chống nắng khi nắng to.
* Khăn quấn cổ: Giữ ấm cho cổ khi lạnh và khăn tránh nắng chiếu vào gáy, đồng thời có thể show hàng khi chụp ảnh nên chọn khăn rằn cho đồng bộ luôn.

5. Đồ dùng khác

* Ca hoặc cốc inox có nắp để đun nước sôi
* 1 cốc nhựa nhỏ để pha cafe
* Khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh,
* 1 chai nước 0.5l là đủ, khi hết thì lấy nước suối vì nó khá là sạch
* Còi: Để liên lạc với nhau
* Chăn hơi mỏng: Túi ngủ chưa chắc đã đủ ấm nên cần mang theo để đắp cùng
*Võng đa năng: Ai đã có thì mang đi thì không cần thuê túi ngủ, tiết kiệm chi phí cho cả đoàn
* Nến, bật lửa, cồn khô: Nến để thắp qua đêm, cồn khô để hỗ trợ đốt lửa
* Đèn pin: Quan trọng khi đi tối như đi lỡ đến nơi nghỉ muộn, đi vệ sinh. Chỉ cần mua loại dùng 1 pin tiểu là đủ
* Dao nhỏ: Dùng khi cần thiết như gọt hoa quả, thức ăn cắt dây dợ, chặt cây cối nhỏ thậm chí dùng lúc nguy hiểm, chọn loại dao gấp hoặc có vỏ bọc để tránh nguy hiểm cho chính mình.
* Ngoài ra nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ các đồ vào chống mưa ướt.

6. Thuốc và đồ dùng sơ cứu

1   Efferagan   Hạ sốt, giảm đau nhanh, mua tầm khoảng 2 viên/người
2   Metronidazone   Đau bụng đi ngoài
3    Salonpas Gel   Xoa bóp giảm đau, mỏi cơ do leo núi
4   Đường gluco   Phòng trường hợp hạ đường huyết, tăng cường năng lượng chống mệt
5   Thuốc say tàu xe   Chống say tàu xe + hoa mắt chóng mặt do độ cao
6   Bông băng gạc   Bông + băng thun 2 cuộn + urgo + betadin 1 lọ + gạc 1 gói
7   Dầu gió   Dầu nóng phòng cảm lạnh, ai có thì chuẩn bị
8   Singum   Nhai singum giúp tăng máu lưu thông lên não khi leo lên cao không khí loãng sẽ khó thở, đồng thời nhai kẹo phòng không thể đánh răng
9   Gừng và trà gừng   Phòng nhiễm lạnh ta nên ngậm gừng tươi hoặc mứt gừng, tối có thể uống trà gừng
10   DEP   Chống muỗi vắt, ngoài ra nếu ai bị ghẻ thì có thể dùng cùng :D


7. Lương thực thực phẩm mang theo

a. Chuẩn bị cho 1 nhóm
1 -   Lương khô   Dùng để ăn sáng, ăn phòng khi đói cho, cái này là lương thực dữ trữ rất tốt nhóm có thể chuẩn bị hoặc mọi người tự chuẩn bị theo nhu cầu từng người
2 -   Mỳ tôm   Dùng để ăn các bữa trưa, cái này cũng nên tự chuẩn bị vì đỡ mất công đoàn chuẩn bị và phân phát lại cho mọi người
3 -   Xúc xích   Ai muốn bổ sung thì mang thêm nhưng không khuyến khích vì sẽ nặng thêm ba lô
4 -   Sữa   Không khuyến khích mang theo
5 -   Gạo   Dùng để nấu cơm bữa tối, tùy theo số lượng người và thời gian đi mà tính toán cho hợp lý, gạo sẽ thuê poster nấu hộ. Theo kinh nghiệm của mình thì bảo poster nấu bữa tối nhiều nhiều vào để hôm sau có cơm nguội mình sẽ ăn với đồ còn lại của tối hôm trước hoặc ăn với đồ khô, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí củi lửa sẽ nhắc tới ở mục sau.
6 -   Ruốc, giò   Ăn thay thịt tươi, mang đi cho nhẹ
7 -   Củ rau khô   Ăn thay rau tươi, mang đi cho nhẹ

b. Chuẩn bị cho 1 – 3 người:

Vì khi đi 1 đến 3 người thì mình đi ké đoàn khác là thượng sách nên mình phải lo cho chính mình. Do vậy thực phẩm nên dùng đồ ăn liền như lương khô, mỳ tôm, giò, xúc xích, sữa. Nhưng nên nhớ là mang vừa đủ kẻo chết nặng! :D

B. Sắp xếp khi lên đường

1. Trong balô.

- 1 quần + áo sạch
- Bộ quần áo mưa
- 1 chai nước 0,5 lít
- Tất, găng dự trữ, khăn len
- Lương khô, mỳ tôm, phomat, kẹo…
- Đường gluco
- Cốc nhựa, ca inox, khăn, bàn chải và kem đánh răng, thuốc chống vắt…

2. Đồ gửi porter.

- Lương thực thực phẩm
- Một số vật dụng nặng như lều ngủ, túi ngủ

3. Mặc trên người.

- Đèn pin nhỏ
- Áo mayô bên trong, đông xuân dài tay ra ngoài
- Khoác áo gió mỏng ra ngoài
- Bên ngoài cùng là áo phao ấm. Đi 1 lúc nóng lên, sẽ cởi áo phao giắt vào quai balô, khi dừng lại lạnh sẽ lấy ra mặc luôn
- Quần đông xuân bên trong, quần rằn ri rộng thoáng bên ngoài.
- Quấn khăn mỏng quanh cổ
- Đội mũ len trùm tai, trên đội mũ tai bèo. Khi nóng bỏ mũ len vào trong balô
- Cổ đeo máy ảnh
Chú ý: nếu có điều kiện thì nên sắm thêm túi đeo bụng để đựng các vật dụng nhỏ, tối cần thiết và quan trọng như tiền bạc, giấy tờ, máy ảnh, pin, thẻ nhớ, đèn pin…

C. ĐI VÀ ĐẾN

1. Phương tiện đi lại

a. Tàu Hà Nội – Lào Cai + xe lên Sa Pa và thuê xe đi chơi, thuê xe từ Trạm Tôn về Sa Pa
Là phương tiện đi lại rẻ và nhanh: Tùy theo hành trình mình chọn mà đi tàu ngày hay tàu tối. Với các tàu đi ghế cứng thì vé ngày rẻ hơn vé tối, nên mượn thẻ sinh viên để được giảm giá 10%
Vì mới chỉ lên tới Lào Cai nên ta cần phải thuê xe lên Sa Pa, thông thường có 2 loại xe đó là xe 16 chỗ và xe 29 chỗ. Xe 16 chỗ giá tầm 400 – 500k/lượt, xe 29 chỗ giá từ 700 – 800k lượt. Có thể liên hệ các nhà xe: 01634445732 (16, 29 chỗ), 0903213393 (xe 29 chỗ), 0972018511 (xe 16 chỗ). Chú ý: phải mặc cả nhiệt tình và dứt khoát với giá mình đưa ra đến khi họ chịu
b.Xe khách Hà Nội – Sa Pa, Lào Cai
Có thể đi xe khách tại bến xe Mỹ Đình lên tận Sa Pa giá vé tầm 280k chiều.
c. Xe máy: xe máy là phương tiện cơ động nhất, rẻ nhất nhưng thời gian đi lâu hơn vì không đi liên tục được như tàu và xe khách.

2. ĂN UỐNG

a. Ăn uống tại Sa Pa: đơn giản nhất là vào chợ và đặt thôi, mức giá bình dân 20k/xuất, có thể rủ nhau thưởng thức các đặc sản tại Sa Pa như thịt nướng, ruợu San Lùng, rau cải mèo…
b. Ăn uống khi leo Phan: như đã nhắc tới ở trên: lương thực chính là các loại: gạo cho bữa tối và cơm nguội bữa sáng, lương khô, mì tôm cho bữa sáng, bữa trưa.

3. LƯU TRÚ

Giá phòng trên Sa Pa thường được các chủ khách sạn, nhà nghỉ hét với giá khá cao nhưng ta hãy mặc cả rứt khoát hoặc là ở với giá đó hoặc là tìm nơi khác rẻ hơn vì trên đó không thiếu nhà nghỉ, khách sạn. Giá sẽ giao động từ khoảng 150 – 200k/phòng 4 người nhưng ta có thể nhồi nhét 5, 6 người một phòng, càng đông càng rẻ. Mình đi 32 người thuê 5 phòng mất 800k.
Có thể liên hệ:
Khách sạn Đỗ Quyên: Chị Hương: 0944486508 hoặc anh Hưng: 0914486508, tại đây ta có thể làm hợp đồng du lịch leo Phan tức là làm thủ tục leo Phan và thuê luôn túi ngủ
Khách sạn Thanh Sơn: Mr Sơn: 0943169668

D. CHINH PHỤC FANSIPAN

Nên chuẩn bị trước Porter, hướng dẫn viên, túi ngủ, lều trại

1. Đăng kí leo núi


 Để tiết kiệm chi phí đi đông ta có thể liên hệ với một công ty du lịch để họ lo thủ tục làm cho vì chi phí không những không đắt hơn là ở vườn Quốc gia Hoàng Liên mà còn rẻ hơn, nếu mình thuê khách sạn đó thì trước hết hỏi họ có làm tour không, vì thường họ cũng hay làm tour luôn, khi đó ta dễ thương lượng giá cả để giảm phí xuống. Nếu không có ta có thể liên hệ với khách sạn Đỗ Quyên ở trên để nhờ họ làm thủ tục, thuê túi ngủ, thuê lều trại luôn.

2. Thuê Porter và hướng dẫn viên

Porter là những người khuân vác có trách nhiệm mang vác đồ đạc, dựng lều trại và lo ăn nghỉ cho bạn trên núi. Porter hầu hết là những người hiền lành, vui vẻ và rất dễ gần. Họ cũng có khả năng nấu ăn tốt. Trong quá trình trên núi, nên để 1 nửa porter tới điểm nghỉ trước để chuẩn bị trại (nếu dùng trại) và lán (nếu dùng lán có sẵn) và nấu cơm. Trong quá trình đi, hãy hỏi họ tất cả những gì bạn nhìn thấy, thắc mắc. Họ có thể chỉ cho bạn rất nhiều điều thú vị trên Fanxipan. Luôn tôn trọng và quan tâm đến họ.
Giá thuê tầm 200k/người/ngày nên thương lượng với porter. Cuối hành trình có thể bo thêm cho họ tầm 150 – 200k nếu họ làm việc vất vả.
Có thể liên hệ Chị Mùi vườn Quốc gia: 01693400395,  để nhờ chị liên hệ porter và hướng dẫn viên cho mình, có thể đó là 2 anh: Pờ: 01654565509 và Sùng 01632954687 (Một trong 2 là hướng dẫn viên)
Hướng dẫn viên: Porter thì có thể không thuê nhưng hướng dẫn viên thì là bắt buộc theo quy định của Vườn Quốc gia Hoàng Liên rồi. Bạn có thể nhờ anh Hưng ở vườn Quốc gia Hoàng Liên làm hướng dẫn cho: 01669135329 hoặc liên hệ với Anh Kiên điện thoại 0912047565. Đây là những hướng dẫn có kinh nghiệm lâu năm, có sức khỏe, vốn hiểu biết rộng và rất dễ chịu. Chắc chắn sẽ mang tới cho bạn 1 hành trình nhiều thi vị.

3. Thuê túi ngủ và lều trại


Túi ngủ và lều trại nên hỏi trước thuê cùng chỗ làm thủ tục cho mình. Có thể liên hệ khách sạn Đỗ Quyên
Chi phí

Vé leo Phan   150k/người
Vệ sinh    10k/người/ngày
Bảo hiểm    10k/người/ngày
Chất đốt    17k/người/lần
Kiểm soát    25k/ngày/đoàn
Ngủ đêm    25k/người/tối
Túi ngủ    50-70k/người thuê tại Khách sạn Đỗ Quyên
Thuê poster kiêm hướng dẫn viên du lịch   Hướng dẫn viên 400k/ngày
Poster 200k/ngày có thể thêm tiền bo cuối hành trình 150-200k
Phí đại diện đoàn   Thông qua các công ty du lịch là 50k/người/lượt có thể giảm về không nếu mà biết ngoại giao, thông qua vườn Quốc gia là 50k/người/ngày

4. Chọn hành trình

Chinh phục Fanxipan không cần dây hay kỹ năng leo núi kỹ thuật. Chủ yếu là đi bộ dọc theo các sống núi và các dòng suối, các con đường thoải theo sườn núi. Chinh phục Fanxipan có nhiều con đường khác nhau
Đi Cát Cát về Sín Chải
Đây là con đường khó nhất bên phía Lào Cai để chinh phục Fanxipan. Những người có thể lực tốt hoặc dài ngày thường chọn đường này để khám phá và chinh phục Nóc Nhà Đông Dương, mất tầm 4 ngày 3 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm nếu đi nhanh. Hành trình này không có lán tại các chỗ nghỉ do vậy khi đi phải mang theo lều trại để ngủ qua đêm. Cần cân nhắc mang lương thực ăn gì để mang theo, nếu nấu nướng cần phải bảo porter mang xoong nồi đi nấu
Đi Cát Cát về Trạm Tôn:
Đây là con đường dài thứ 2.
Đi Sín Chải về Trạm Tôn
So với các đường khác thì con đường này được nhiều lựa chọn để có thể thấy rõ ràng hơn về Fanxipan. Đi dễ dàng hơn Cát Cát – Sín Chải nhưng khó khăn hơn Trạm Tôn – Trạm Tôn. Tối thứ nhất nghỉ lán 2200m, tối thứ 2 nghỉ lán 2800, chiều hôm thứ 3 về đến Trạm Tôn. Làm thủ tục nhanh có thể về sớm hơn.
Đi Trạm Tôn về Trạm Tôn
Đây là con đường ngắn nhất và đơn giản nhất. Với những người có sức khỏe bình thường, ít tập luyện vẫn có thể chinh phục thành công.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 02, 2017, 09:31:52 AM Gửi bởi heokoinhatgan »
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1788 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 06, 2013, 10:43:52 AM
Gửi bởi hoaiasiantraveltours
0 Trả lời
1336 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 08, 2013, 10:31:35 AM
Gửi bởi hoaiasiantraveltours
0 Trả lời
1446 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 17, 2013, 03:16:40 PM
Gửi bởi hoaiasiantraveltours
0 Trả lời
1638 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 17, 2013, 03:34:49 PM
Gửi bởi Mưa bóng mây
0 Trả lời
2636 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 03, 2018, 09:57:29 AM
Gửi bởi sapamoments

Lặn biển Hòn Mun Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Cái Bè – Cù lao Tân Phong 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,380,000
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay
Khám phá thánh địa Mỹ Sơn
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
420,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View