Hội du lịch Việt Nam

Kiến thức du lịch cơ bản => Kinh nghiệm du lịch => Tác giả chủ đề:: NatuhaiTrip vào Tháng Mười Hai 02, 2021, 08:53:20 PM

Tiêu đề: Làm Gì Khi Bị Rắn Cắn ?
Gửi bởi: NatuhaiTrip vào Tháng Mười Hai 02, 2021, 08:53:20 PM
"Cứ đến mùa mưa là chủ đề về Rắn rất sôi động, tuy nhiên đa phần những người post bài, sưu tầm thông tin đều là những người không có kinh nghiệm thực tế. Mình từng bị Rắn Lục cắn 1 lần cũng chưa dám nói đủ kiến thức để viết về rắn. "

Trần Đại - Hội Kỹ Năng Trekking Sinh Tồn

Mình (anh Trần Đại - Hội Kỹ Năng Trekking Sinh Tồn) sẽ trích dẫn lại bài của thằng em Lĩnh Nguyễn - Cộng tác viên Viện sinh thái học miền Nam là Admin của hội nuôi rắn và cũng bị cắn thường xuyên. Còn một bài khác của thằng em tên Hiếu, người bị cắn mấy chục lần nửa rất hay mình đính kèm ở cuối bài trích này luôn. Cả hai bài này đều đáng tin cậy vì khi mình bị rắn Lục cắn đã áp dụng và còn sống nhăn răng.

👉 Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì có thể không phải rắn độc.

(https://natuhai.com/lam-gi-khi-ni-ran-doc-can.jpg)
Làm Gì Khi Bị Rắn Cắn

👉 Dấu hiệu tại chỗ vùng bị rắn cắn: đau nhức, sưng tấy, chảy máu, bầm tím đen, viêm, sưng phù nề, bóng nước, sưng hạch, rối loạn đông máu… / dấu hiệu toàn thân: bồn chồn, buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân (mệt lả, chóng mặt, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, vã mồ hôi lạnh, tê bại chân tay, mạch nhanh không đồng đều, đồng tử co nhỏ (không thể co dãn, có thể dãn rất to gây hoa mắt), sụp mí mắt, liệt cơ mặt, hoa mắt (vì bạn sẽ bị liệt 2 phần cơ điều khiến con mắt, nên mắt sẽ bị khóa nhìn về 2 hướng), (mô tả theo kinh nghiệm từng trải: liệt, thụt lưỡi, cảm thấy đắng cuống họng (vì lưỡi bạn đã bị vô hiệu hóa); co thắt cổ họng, đờm dãi trào không ngưng, tắt đường thở; đây là một trong những nguyên nhân gây tử xong); ngất xỉu, (liệt cơ hoành, trụy tim chết ngay tức thì)…). Chắc chắn là rắn độc.

👉 Nếu triệu chứng dừng ở trước dấu "/" là nhóm rắn lục, sau dấu "/" là nhóm rắn hổ.

(https://natuhai.com/lam-gi-khi-ni-ran-doc-can-natuhai-ghi-dau-hanh-trinh-8.jpg)

Những Loài Rắn Nước Cơ Bản Thường Gặp, Dễ Bị Nhầm Lẫn Với Viper Nhiều Nhất

✴️ Khi xác định là rắn độc nói chung cắn, nạn nhân cần:
1. Vệ sinh vết thương bằng nước sạch.
2. Hạn chế tối đa cử động.
3. Không đắp thuốc lá cây trà rượu hay thuốc bí truyền v.v...
4. Để vị trí nơi vết cắn thấp hơn tim.
5. Thở đều, bình tĩnh, cố gắng trao đổi vs mng về tình trạng bản thân (cảm thấy ntn, bắt đầu những triệu chứng gì? Ví dụ: sưng, đau, ê, nhức đầu, hoa mắt, chống mặt, tức ngực, không cảm nhận được cơ quan nào,...).
Vết Cắn Rắn Hổ Đất
(https://natuhai.com/lam-gi-khi-ni-ran-doc-can-natuhai.jpg)
Vết Cắn Rắn Hổ Đất

✴️ Khi bị rắn cắn, người trợ giúp cần:
1. Giữ bình tĩnh không bấn loạn, trấn an nạn nhân hết mức.
2. Giữ bình tĩnh, theo dõi tình trạng nạn nhân.
3. Không, rạch, cắt, mở rộng vết thương to hơn!
4. Không chườm nóng, lạnh.
5. Không hút độc từ vết cắn (người hút độc có thể chết vì thiếu hiểu biết).
6. Khi nạn nhân ra hiệu khó thở, hãy hô hấp nhân tạo, duy trì mọi cách để sự hô hấp của họ đc đảm bảo đến khi tiếp cận y tế.


✴️ Với rắn lục, chàm quạp, lục núi:
👉 Người khỏe mạnh trưởng thành tỉ lệ chết rất thấp, phụ nữ, trẻ em, người già thì cao.
👉 Loại này cắn tỉ lệ sống cao nhất nên tinh thần khá ổn, nhưng hoại tử đoạn chi rất cao nếu sơ cứu sai và đến y tế chậm (càng nhanh tỉ lệ đoạn chi càng thấp).
👉 Khi xác định lục cắn, tháo mọi tư trang gần vết thương, không quấn băng gạt vì tụ máu quá trình hoại tử diễn ra nhanh hơn.
👉 Nạn nhân lên đến cơ sở y khoa trong vòng 24 tiếng và du di 48 tiếng tùy thể trạng và diễn biến độc tố!
vết cắn rắn chàm quạp
(https://natuhai.com/lam-gi-khi-ni-ran-doc-can-natuhai-ghi-dau-hanh-trinh-3.jpg)
Vết Cắn Rắn Lục Chàm Quạp

✴️ Với rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, hổ chúa:
👉 Tuyệt đối không garô! Hãy băng gạt, xiết vừa phải cả vùng chi nơi bị cắn để máu lưu thông chậm lại chứ k làm tắt mạch máu.
👉 Độc nguy hiểm bậc nhất! Hổ mang cắn, bạn có từ 1 - 3 tiếng để kịp đến cơ sở y tế có đủ thiết bị trợ oxi
👉  Cạp nia, cạp nong cắn tương tự, nhưng nguy hiểm hơn vì vết cắn không gây đau, không cảm giác, chỉ lừ đù rồi thiếp đi... Người quen mình gặp rất nhiều ca từ bệnh viện tỉnh lẻ bị cạp nia cắn và chết trên đường chuyển lên tuyến trên vì khi triệu chứng rõ ràng nhóm rắn thì quá muộn.
Rắn Lục Đuôi Đỏ Cắn
(https://natuhai.com/lam-gi-khi-ni-ran-doc-can-natuhai-ghi-dau-hanh-trinh-5.jpg)
Khi Bị Rắn Lục Cắn Tuyệt Đối Không Ga-Rô

👉 Hổ chúa: từ 15' - 60', thật may mắn vì chúng rất khôn ngoan lẩn tránh con người, và đây là loài cực kì quý hiếm song song với nguy hiểm, thấy thì bỏ chạy cấm được đến gần!
Diễn biến thông thường nhất của độc thần kinh đã đc liệt kê phía trên theo mức độc nguy hiểm nghiêm trọng dần đến cao nhất là chết. Nếu nạn nhân đã liệt toàn bộ cơ mặt, mọi người cố giao tiếp với nạn nhân qua tín hiệu bằng ngón tay. Khi nạn nhân ra hiệu khó thở, hãy hô hấp nhân tạo, làm mọi cách để duy trì sự hô hấp của họ. Cố giữ họ tỉnh táo đừng để họ hôn mê. Khi họ có dấu hiệu trào đờm, trào dãi, hãy đặt nghiêng đầu để đờm dãi thuận tiện trào ra ngoài, và tìm cách hút hết đờm dãi tù động càng nhanh càng nhiều càng tốt, để mở đường thở yếu ớt cho họ.
Tình trạng nạn nhân giờ đây nếu k rơi vào bất tỉnh, thì nôm na họ đang là người thực vật, họ hoàn toàn có thể suy nghĩ tư duy như chúng ta, nhưng mọi cơ quan bày tỏ cảm xúc, hô hấp, và cử động đã bị đánh liệt. Cố gắng giúp họ trao đổi đơn giản qua kí hiệu ngón tay. Thính giác k bị ảnh hưởng nên họ nghe bình thường.
Cách xử lý khi rắn hổ cắn
(https://natuhai.com/lam-gi-khi-ni-ran-doc-can-natuhai-ghi-dau-hanh-trinh-4.jpg)
Cách Xử Lý Khi Bị Rắn Hổ Cắn

✴️ Khi chuyển viện, ít nhất trong miền nam, nên chọn Chợ Rãy nếu bác sĩ cho bệnh nhân chọn tuyến, vì ở đây có full huyết thanh các loài phổ biến. Nếu là rắn lạ thì thiết bị y tế cũng đủ để lọc máu và điều trị triệu chứng cho đến khi bạn khỏi, có huyết thanh mất 2-3 ngày, không huyết thanh mất 2-3 tháng nằm viện! Điều trị dịch vụ, không BHYT tầm khoảng 1triệu/ ngày full service, huyết thanh khoảng 1triệu/ lọ.

✴️ Người có nhiều thâm niên bị rắn cắn nhiều nhất ====> KHI BỊ RẮN CẮN THÌ HÃY ĐI BỆNH VIỆN

Tác giả: Lĩnh Nguyễn - Cộng tác viên Viện sinh thái học miền Nam

CHÚC BẠN CÓ CHUYẾN ĐI AN TOÀN VÀ THÚ VỊ !
Hãy Like và Share nếu bạn thấy bài viết hữu ích!


---> Bạn có thể xem thêm bài viết chia sẻ khác tại link: https://natuhai.com/kinh-nghiem-da-ngoai/di-bo-duong-dai-hiking/ (https://natuhai.com/kinh-nghiem-da-ngoai/di-bo-duong-dai-hiking/)
Mobile View