Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:   Những món bánh xưa đất Hà thành  (Đã xem 2019 lần)

Đã thoát ra mybalo

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 34
Những món bánh xưa đất Hà thành
« vào: Tháng Tám 21, 2010, 04:36:08 PM »

Chán ngán những thứ bánh kem, bánh ngọt du nhập từ trời Tây, người ta lại muốn tìm về hương vị xưa của miếng bánh cổ truyền thơm thảo đất kinh kỳ. Chẳng cầu kỳ, rực rỡ, những chiếc bánh bé xinh như gói cả sự đảm đang, khéo léo của người con gái Tràng An
   
Với người trẻ thuộc thế hệ của pizza, fastfood, những cái tên bánh Gấc, bánh Mảnh cộng, bánh Củ cải…dường như thật xa lạ. Nhưng với những ai đã mang trên đầu hai thứ tóc, các món bánh đầy hoài niệm ấy lại là niềm nhung nhớ khôn nguôi, là con đường dẫn về những ký ức một thời thơ trẻ về ẩm thực Hà Nội xưa

Ngày xưa, trong mâm cỗ cúng tất niên của người Hà Nội, không thể nào thiếu mâm bánh với những chiếc bánh Gấc đỏ tươi, bánh Chín tầng mây sặc sỡ, bánh Tô Châu, bánh Mảnh cộng, Củ cải trắng ngần, bánh Dành dành vàng óng ả…Nhìn mâm bánh, nếm thử hương vị ngọt ngon, có thể đoán biết được tài nữ công gia chánh của cô con gái hay bà chủ nhà khéo léo. Miếng bánh ngọt ngào tuổi thơ và cũng làm nên duyên bao đôi lứa. Mỗi loại bánh một hương vị, một cái ngon riêng biệt chẳng lẫn vào nhau. Bánh Gấc dẻo mềm cái dẻo của nếp cái hoa vàng, thơm ngậy hương thơm đặc trưng của gấc và ngọt bùi nhân đậu xanh, dừa tươi, mứt bí, hạt sen…

"Thịt" Gấc thổi xôi ăn chóng ngán, nhưng khi trộn vào bột nếp thành món bánh Gấc sao hấp dẫn đến thế. Ngày Tết, bên cạnh chồng bánh chưng xanh ngắt có đĩa bánh gấc đỏ tươi, cái màu đỏ của may mắn thịnh vượng như đang mỉm cười, như thu hút mọi người nếm thử. Giờ đây, những món bánh xưa của Hà thành đã trở thành của hiếm. Những người được ăn bánh khi còn là một đứa trẻ nay cũng đã qua tuổi hoa niên.
 Dịp Tết đến, trên mâm cúng gia tiên, thể nào cũng phải có mâm bánhgồm bánh Gấc, bánh Dành Dành, bánh Mảnh Cộng, bánh Gai, bánh Tô Châu,bánh Vừng (bánh rán). Ngọt ngon miếng bánh Bánh Gấc, bánh Mảnh Cộng,bánh Dành Dành có ba màu xanh, đỏ và vàng với tên gọi chung là bánh SuSê. Bởi vẫn nguyên công thức đó, gạo nếp xay mịn thành bột, nhân là đậuxanh xào đường ngọt thanh thanh. Nếu là bánh Gấc thì lấy thịt gấc, bánhMảnh Cộng lấy nước lá mảnh cộng, bánh Dành Dành lấy nước hạt dành dành đem trộn với bột tạo màu rất tươi. Bánh Su Sê của người Hà Nội  xưa ăn dẻo và thơm mùi lá, mùi quả chứ không vô vị như những loại su sê bán tràn lan  bây giờ, được làm bằng bột sắn trộn với phẩm màu, ăn sần sật và dễ chán.
Tất cả những thứ bánh trên đều là món ăn bài thuốc rất bổ dưỡng. Lá mảnh cộng là một loại thuốc quý, chữa được bệnh loãng xương,kể cả bệnh mãn tính. Lá mọc hoang, theo mùa nên phải là những ngườiquen làm bánh mới có khả năng nhận biết lá ngon, lá dại (độc). Mùa hèlá mọc nhiều trong góc vườn, ngoài bờ tường, bãi đất trống... cho đến khi mùa đông, lá cây trụi hết còn độc lại thân cây với những cành, cọng mọc vươn dài. Vì thế, bánh vào mùa hè bao giờ cũng ngon hơn, thơm màu lá tươi và đầy màu nhựa sống của cây lá.

     Bánh Vừng cũng là thứ bánh mà nhiều cô gái  Hà Nội  về nhà chồng dễ được lòng em chồng hay cháu nhỏ. Bánh Vừng phải đạt độ giòn mềm, khi lắc nghe cả tiếng của nắm nhân đậu xanh vo lại lăn tròn trong lòng vỏ bánh, khi đó, cô gái  mới được khen là khéo tay. Để làm được điều đó thì phải phụ thuộc vào... thời tiết. Thời tiết nồm, gió mùa Đông Nam, vỏbánh nở rất to nhưng rồi xẹp lại, vì thế hình dáng nhân khi nặn phải ăn nhập với vỏ bánh. Rồi khi Đông về, những cơn gió mùa Đông Bắc tràn qua,bột bánh sẽ nở đẹp, gia đình  chồng dù kỹ tính đến mấy cũng khó lòng mà chê. Cho nên, công thức ủ bột, làm bánh phải tuỳ theo thời tiết để điều chỉnh. Cái tỉ mỉ, cẩn thận cũng ở chỗ đó. Không hiểu tên bánh Tô Châu bắt nguồn từ đâu, chỉ biết rằng khi bánh vừa ra lò, người làm bánh đã có thể tự hào về miếng bánh vừa ngậy, vừa thơm. Cắn miếng bánh thấy dìu dịu vị ngọt lan  tỏa khắp khoang miệng, rồi nhân bánh giòn giòn, mằn mặn mà ngầy ngậy làm khó người thưởng thức đoán xem nguyên liệu  làm bánh là những gì. Cô gái  Hà Nội  nào dù chưa biết công thức làm bánh cũng có thể tinh ý đoán chắc sẽ có mỡ phần của lợn, thứ mỡ vừa giòn lại thơm và ngậy nhẹ, không quá ngán. Nhưng đến khi biết rõ công thức gồm thịt thănvà mộc nhĩ, người ăn sẽ hiểu làm được thứ bánh này khó đến thế nào, và khi đó người làm bánh mới thành công. Ai chưa từng ăn thì khó đoán định xem mình yêu món bánh Tô Châu đến đâu, ăn rồi, chắc hẳn chỉ muốn làm rể đất Hà thành. Không tin, mời bạn đến tiệm bánh Gia Trịnh (16A Lý Nam Đế, Hà Nội) nếm thử món ngon này!
Nguồn: du lich ha noi
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2544 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 20, 2010, 10:29:30 AM
Gửi bởi dulichbamien
0 Trả lời
550 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 11, 2016, 01:58:08 PM
Gửi bởi xuantiepdesign
2 Trả lời
6863 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 04, 2017, 01:13:52 PM
Gửi bởi conan2001
0 Trả lời
230 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 25, 2022, 11:03:26 AM
Gửi bởi dumien
0 Trả lời
3075 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 29, 2023, 10:47:31 AM
Gửi bởi dumien

Tour 1 ngày: Tiền Giang - Bến Tre
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
595,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
TOUR CHÈO THUYỀN NGẮM LÁ PHONG ĐÀ LẠT 1 NGÀY
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Vĩnh Long
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
986,000
Đặt ngay
Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View