Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Thanh Hoá: nâng cao chất lượng làng văn hóa gắn với bảo tồn, gìn giữ và ...  (Đã xem 3629 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699


Thanh Hóa cũng là mảnh đất mà vốn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh ta rất đa dạng và phong phú, chủ yếu tồn tại ở dạng văn hóa dân gian qua các loại hình như truyền miệng, âm nhạc, lễ hội, tín ngưỡng, ẩm thực, các điệu nhảy múa, phong tục, tập quán... Ngoài ngôn ngữ chung là tiếng Việt, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ giao tiếp riêng, một số dân tộc có chữ viết từ khá sớm.

Từ điểm xuất phát đó, trong những năm qua, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hoá  luôn đặt công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa vùng miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa  cơ sở miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng làng văn hóa, để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm, bài trừ mê tín dị đoan và phòng, chống các tệ nạn xã hội có hiệu quả.

Sau gần 15 năm thực hiện và nhân rộng các điển hình về xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa, đến hết tháng 9-2008, trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh ta đã khai trương xây dựng 1.576 làng, bản, cơ quan, đơn vị văn hóa, đạt 60,13%; khai trương xây dựng 18 xã, thị trấn văn hóa (đạt 8,14%); có 106.550 gia đình đạt chuẩn văn hóa (chiếm 54,49%); xây dựng 1.132 nhà văn hóa làng - điểm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc miền núi (đạt 71,83%). Phong trào xây dựng làng văn hóa đã thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Tại các làng văn hóa, đồng bào đã hiến kế, hiến công, hiến của để tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa như sinh hoạt câu lạc bộ, liên hoan văn nghệ quần chúng, mở các hội thi, hội trại tại các làng văn hóa, xây dựng các trạm truyền thanh, phòng truyền thống, câu lạc bộ, nhà văn hóa... Đặc biệt là công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc để gìn giữ và phát huy, hình thành nên những nếp sống mới tốt đẹp. Các lễ hội văn hóa cổ truyền được khôi phục, loại bỏ dần những thói hư, tật xấu, các hủ tục lạc hậu... Có thể thấy khá rõ không  gian văn hóa đang ngày càng được mở rộng và thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc tham gia. Hội diễn văn nghệ quần chúng hàng năm, liên hoan văn hóa các dân tộc hai năm một lần thường xuyên được luân phiên tổ chức là những hoạt động khá ấn tượng. Nhiều loại hình nghệ thuật như múa dân gian Thái với điệu khua luống của bản Chiềng, xã Bát Mọt (Thường Xuân); người Thái ở bản Na Mèo, xã Na Mèo (Quan Sơn) lưu giữ trò múa Cá Sa mang đậm chất giao duyên, trữ tình; người Mông ở xã Pù Nhi (Mường Lát) có điệu múa khèn, thổi khèn lá... đã và đang được khai thác, phát huy. Hàng trăm truyện cổ, truyền thuyết, truyện cười, nhiều bài dân ca đặc sắc ca ngợi lao động, tình yêu đôi lứa... đã được sưu tầm, như Nàng lúa Hư Ngo, họ Tạ Kiêu, họ Pít... Người Dao ở bản Pù Quăn, xã Pù Nhi (Mường Lát) vẫn lưu giữ các trò múa Săn ba ba, lễ Cấp sắc, múa Chuông...  hay các trò múa Rùa đặc sắc của huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy... Thông qua xây dựng làng, bản văn hóa, nền nếp sinh hoạt mang tính cộng đồng truyền thống ngày càng thêm bền chặt và được gìn giữ. Những trò chơi, trò diễn gắn với tên đất, tên Mường, như lễ hội Nàng Han, Xiên Bản, Xiên Mường, Sớ Pha... đã làm nên bản sắc độc đáo của nhóm Thái Táy Dọ. Một số lễ hội gắn với tên bản, tên Mường độc đáo như lễ hội Mường Xia xã Sơn Thủy (Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da xã Hồi Xuân (Quan Hóa), lễ Chá Mùn xã Yên Thắng (Lang Chánh), lễ Cầu Mưa của xã Kỳ Tân (Bá Thước)... lễ hội dân tộc Dao cũng phong phú các làn điệu dân ca, dân vũ, nghi thức tế lễ... như lễ Cấp sắc và Tết nhảy của người Dao là 2 lễ hội được tổ chức thường niên không những từ xa xưa mà còn được bảo tồn và phát huy đến ngày nay. Đặc biệt là nghệ thuật dệt thổ cẩm của người Dao đã đến độ tinh xảo, hiện rất phát triển và được nhân rộng ở nhiều địa phương miền núi.

Nhằm nâng cao ý thức tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở vững chắc để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện nay, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, cùng với các cơ quan chức năng, địa phương  lựa chọn các làng văn hóa truyền thống có di sản văn hóa tiêu biểu lập dự án để bảo tồn,  khai thác và phát huy, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Trong đó có dự án hỗ trợ tu sửa kiến trúc nhà truyền thống, khôi phục các đồ dùng sinh hoạt và công cụ sản xuất, phục hồi và duy trì các làng nghề thủ công truyền thống, phục hồi và duy trì các sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ hội, nhạc cụ, trang phục, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực... Chẳng hạn: Làng văn hóa Lương Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) gắn với địa danh có suối cá thần, nơi đây thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan; làng văn hóa Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh) gắn với điểm du lịch thác Ma Hao; làng văn hóa Đồi Muốn, xã Điền Quang (Bá Thước) gắn với điểm du lịch thác Mơ; làng văn hóa Lùm Nưa gắn với các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa...

Tuy nhiên, vẫn còn không ít những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vốn phong phú, có giá trị lớn đang bị mai một dần trước sự khỏa lấp của thời gian và sự xâm hại ồ ạt từ các luồng văn hóa bên ngoài. Hệ thống thiết chế, đội ngũ cán bộ văn hóa vùng dân tộc thiểu số tuy đã được hình thành nhưng chừng đó là  chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bảo tồn, gìn giữ, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là chính sách lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Song song với các chương trình xóa đói, giảm nghèo, Chương trình 135, 134, Chương trình quốc gia về mục tiêu văn hóa, thông qua việc xây dựng làng, bản văn hóa, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đã và đang được bảo tồn và phát huy, tạo bước phát triển mới trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, đánh thức tiềm năng, thế mạnh của văn hóa làng bản. Đồng thời, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tạo động lực quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Theo TH
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
4846 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 19, 2008, 04:18:21 PM
Gửi bởi quangtruong
0 Trả lời
2895 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 06, 2009, 09:15:48 AM
Gửi bởi taophung
0 Trả lời
3154 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 19, 2011, 11:16:49 AM
Gửi bởi vivian
0 Trả lời
769 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 08, 2016, 04:00:04 PM
Gửi bởi nguyenanh0822
0 Trả lời
247 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 09, 2022, 10:46:27 AM
Gửi bởi dulichsontra

Tour du lịch Sài Gòn (City tour) - Củ Chi 1 ngày
Tour: Văn hóa / Lịch sử
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Nha Trang - Hang Rái - Vĩnh Hy - Bình Hưng - Bình Lập 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
828,000
Đặt ngay
Động Thiên Đường - sông Chày - Hang Tối 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,620,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Đồng Tháp - Gáo Giồng
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
695,000
Đặt ngay
Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View