Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Tư vấn giúp mình tour du lịch Tây Bắc?  (Đã xem 3508 lần)

Đã thoát ra yeudulich123

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 99
Re:  Tư vấn giúp mình tour du lịch Tây Bắc?
« Trả lời #2 vào: Tháng Mười Hai 09, 2014, 10:18:12 AM »
Chào bạn,

Xin chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm du lịch Tây Bắc :


1. Thời gian đẹp nhất để khám phá:

Mỗi mùa Tây Bắc có một nét đẹp riêng, nhưng có hai mùa trong năm Tây Bắc mới thực sự đẹp nhất, rực rỡ nhất, đó là mùa Xuân và mùa Thu. Mùa Xuân vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 âm lịch. Thời điểm này, hoa ban, hoa mận, hoa đào...những loại hoa đẹp nhất của núi rừng Tây Bắc đua nhau bừng nở. Đây cũng là mùa đồng bào các dân tộc Tây Bắc tổ chức lễ hội, ca hát, vui chơi, trang phục màu sắc, rực rỡ nhất...

Tháng 10 là thời điểm Tây Bắc vào thu, những thửa ruộng bậc thang óng ả một màu vàng đẹp như tranh. Nắng thu Tây Bắc cũng nồng nàn và đượm màu hơn các vùng đất khác. Chợ phiên Tây Bắc thường diễn ra vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Đó là dịp để bạn có thêm những trải nghiệm khó quên. Màu sắc, âm thanh cuộc sống của các phiên chợ vùng cao là điều tuyệt diệu không thể bỏ qua.

Nếu bạn chỉ có 3 ngày để khám phá Tây Bắc, có thể đi theo tuyến Hà Nội – Mai Châu - Mộc Châu – Sơn La. Nếu bạn có 7 ngày trở lên thì có thể theo hành trình Hà Nội – Mai Châu - Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai. Từ Lào Cai có thể đi xe lửa đêm hoặc theo đường bộ về thẳng Hà Nội.

2. Phương tiện đi lại:

Từ Hà Nội có rất nhiều xe khách đi đến các tỉnh vùng Tây Bắc, nhưng đi xe khách bạn chỉ có thể đến trung tâm các thành phố, mà vẻ đẹp của Tây Bắc chính là hành trình qua mỗi chặng đường. Cách khám phá Tây Bắc tốt nhất là rủ một nhóm bạn đi cùng, thuê  xe ô tô hoặc "phượt" bằng xe máy. Phải kiểm tra cẩn thận máy móc, thắng xe, dầu nhớt... trước khi khởi hành. Dù bình xăng còn nhiều hay ít, thấy cây xăng ở đâu bạn nên đổ đầy bình ở đó, không đợi cạn bình xăng mới đổ, phòng những đoạn đường không có cây xăng.

Nếu đi bằng xe ô tô, bạn không nên đi quá 60 km/h khi lên các đèo dốc. Vận tốc tốt nhất là 40 – 50 km/h, bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa đảm bảo an toàn. Đối với xe gắn máy, tốc độ nên giữ từ 30 – 40 km/h khi lên xuống đèo. Mỗi khi lên hết một đỉnh dốc, cần dừng lại nghỉ ngơi vài phút trước khi đổ dốc. Mỗi ngày không nên đi quá 200 km. Những ngày cuối sẽ mệt hơn. Đi khoảng 150 km nên dừng nghỉ một đêm là tốt nhất. Đi du lịch Tây Bắc cần túc tắc để thưởng ngoạn phong cảnh, khám phá đời sống.

Mỗi ngày nên khởi hành từ sáng sớm để tinh thần minh mẫn, hào hứng, có đủ thời gian để đến được thị trấn, thị xã hoặc thành phố tiếp theo và có chỗ nghỉ ngơi trước khi trời tối. Không vượt đèo dốc lúc trời chạng vạng hoặc đã tối hẳn. Đây là điều vô cùng quan trọng, tránh cho bạn gặp phải rủi ro, không an toàn.

3. Chỗ nghỉ ngơi và ăn uống:

Vùng Tây Bắc, thông thường mỗi chặng đường khoảng 50 km sẽ có một thị trấn nhỏ. Mỗi thị trấn đều có nhà nghỉ, nhưng điều kiện và chất lượng dịch vụ hạn chế. Tốt nhất bạn nên tính toán cẩn thận hành trình để đến được các thành phố hoặc thị xã trung tâm. Có thể tham khảo thêm người địa phương để tìm chỗ nghỉ. Tìm chỗ ở gần chợ hoặc trên các đường chính trung tâm giúp bạn dễ tìm chỗ ăn uống và dạo phố đêm. Phần lớn các nhà khách, phòng trọ ở khu vực này giá khoảng 100.000đ – 200.000đ/đêm. Nên xem phòng trước khi quyết định nghỉ lại.

Các quán ăn trên cung đường này không nhiều, nhất là những chặng xa thị trấn, trung tâm thị xã, thành phố. Nếu thấy hàng quán, bạn nên dừng lại ăn, đừng kén chọn hoặc đợi quán tốt hơn, bạn có thể sẽ bị đói. Phần lớn hàng quán ở đây ít khách và khách đến vào các giờ khác nhau nên chủ quán ít khi nấu sẵn thức ăn. Chỉ đến khi bạn đến, gọi món thì chủ quán mới nấu để thức ăn được nóng sốt. Vì thế đừng ngại những quán ăn trông "nghèo nàn", hãy mạnh dạn vào hỏi, bạn sẽ có bữa cơm nóng ấm bụng trước khi tiếp tục hành trình.

Các món ăn “tủ” của hàng quán cung đường Tây Bắc là đậu hũ sốt cà, bò xào cần, canh rau đay ăn với cà pháo... Mấy món này khách ăn thường xuyên nên thực phẩm tươi, nấu cũng ngon hơn, lại đủ chất cho hành trình dài. Vài nhà hàng đoạn Mộc Châu có món cá suối chiên khá ngon, ăn kèm với dưa muối chua. Đoạn Sơn La-Điện Biên có món măng chua, hoặc gà rang mặn...

          Tại các tỉnh trên cung đường tây bác, có nhiều điểm, nhiều bản đã và đang được đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Khi đến đây, du khách có thể hòa mình vào, tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống, văn hóa và thưởng thức ẩm thực tại các bản du lịch cộng đồng. Mỗi địa phương, mỗi bản đều có các nét riêng trong đời sống văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực đa dạng: cá nướng, gà nướng, mẳm, chẳm chéo,….

4. Tôn trọng văn hóa của người bản địa:

         Trừ vài điểm đến đã được "du lịch hóa", nhiều vùng đất dọc theo cung đường Tây Bắc còn khá hoang sơ, người dân chân chất hiền lành, khi đến đây, bạn phải tuyệt đối tôn trọng văn hóa của người bản địa. Không đùa cợt quá mức, không trêu chọc các em gái địa phương, không cười nói ồn ào khi vào các bản làng vì sẽ làm phiền dân bản, không chụp ảnh họ nếu họ không cho phép hoặc có ý không vui.

Nếu bạn thân thiện, gần gũi, tôn trọng người bản địa, bạn sẽ nhận lại được những điều như vậy. Có khi bạn còn được mời vào nhà chơi và trò chuyện với chủ nhà. Dù muốn tìm hiểu đời sống của người dân, bạn cũng không nên dòm ngó quá mức vào các góc trong nhà, đặc biệt không ngó nghiêng vào chỗ ngủ của gia chủ.

5. Những điều cơ bản khác cần ghi nhớ:

Phải xem kỹ bản đồ về đường đi trước khi lên đường. Không nên đi cung đường này theo kiểu ngẫu hứng, sao cũng được. Để có một chuyến đi an toàn cho bản thân bạn, và không ảnh hưởng đến người khác, cần chuẩn bị cẩn thận mọi thứ. Phải tính toán hành trình mỗi ngày để đi và đến an toàn.
Phải bảo vệ phương tiện di chuyển của mình, khi thấy có đoạn khó đi cần xuống xe quan sát trước khi vượt qua. Phải làm chủ vận tốc xe trong mọi tình huống. Khi thấy mệt nên tìm chỗ an toàn dừng lại nghỉ ngơi, không đi cố...
Nên dự trữ thức ăn trên xe như bánh ngọt, chocolate, vài loại trái cây như táo, mận, cam.. phòng khi đói bụng mà không gặp hàng quán dọc đường. Luôn mang theo áo ấm dù đi cung đường này vào mùa Đông hay mùa Hè.

Và đừng quên mua nhiều kẹo, bánh để sẵn trong xe vì bạn có thể gặp trẻ em ở bất cứ nơi nào trên đường và món quà tuyệt vời nhất cho lũ trẻ vùng cao chính là bánh, kẹo. Nhìn lũ trẻ vui cười hớn hở với những chiếc kẹo xinh xinh, chuyến đi của bạn sẽ thêm trọn vẹn và ấm áp hơn.

 

Du lịch Sơn La

Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc, phía Bắc giáp với các tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp với các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với CHDCND Lào và tỉnh Thanh Hóa. Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, với 2 cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương - huyện Sông Mã và Lóng Sập - huyện Mộc Châu. Sơn La nằm trên địa bàn vùng núi Tây Bắc với độ cao trung Bình 600 -700m so với mặt nước biển thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã. Sơn La có địa hình là núi cao với độ chia cắt sâu và hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản với  địa hình tương đối bằng phẳng. Sự đa dạng về địa hình, đặc biệt trong đó có địa hình Karst khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp với các hang động có giá trị trong việc thu hút khách du lịch đến khám phá. Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do địa hình chia cắt cùng với việc hình thành hồ thủy điện Sơn La,  Sơn La có sự đa dạng về các vùng tiểu khí hậu nhiệt độ trung Bình 21oC. Đặc biệt Sơn La có cao nguyên Mộc Châu quanh năm mát mẻ thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa và nhiều loại rau quả đặc sản. Nhìn chung, khí hậu ở Sơn La tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Sơn La có vị trí rất thuận lợi để tổ chức các hành trình tour du lịch liên vùng: Tuyến du lịch Tây Bắc được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia gồm các điểm nhấn là Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên Phủ - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai. Tuyến du lịch liên quốc gia Hà Nội - Sơn La - Luông Pha Băng (Cố đô nước CHDCND Lào) - Thái Lan. Tuyến du lịch Sơn La - Sa Pa - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống dịch vụ du lịch phục vụ tương đối tốt có thể đáp ứng các nhu cầu về đi lại, thông tin liên lạc toàn cầu, lưu trú, hội họp, ẩm thực, mua sắm, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ mát, nghỉ dưỡng, chữa bệnh....

Các di tích lịch sử, danh thắng, công trình kiến trúc,.. trên địa bàn tỉnh:

Nhà tù và bảo tàng Sơn La.

Bảo tàng tỉnh Sơn La.

Văn bia Lê Thái Tông (Thẩm Ké - TP Sơn La);

Đồn Mộc Lỵ (huyện Mộc Châu);

 Kỳ Đài Thuận Châu (nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Thuận Châu), nay có thêm Đền thờ Bác Hồ tại khu căn cứ cách mạng Long Hẹ - Thuận Châu;

Cứ điểm Nà Sản, tượng đài Thanh niên xung phong (Mai Sơn);

Cầu Tà Vài  với chiến công nữ dân quân Yên Châu bắn rơi máy bay Mỹ;

Danh thắng Hang Dơi Mộc Châu; Hệ thống Hang động Chi Đảy -Yên Châu, Thác Dải Yếm, Ngũ động bản Ôn;

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và - Sốp Cộp;

Đền thờ Hai Bà Trưng Chiềng Khương - Sông Mã;

Công trình thuỷ điện Sơn La: công trình thuỷ điện lớn nhất cả nước;

Cầu Pá Uôn - cây cầu cao nhất nước có khả năng hình thành trò chơi cảm giác mạnh, gắn với lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quỳnh Nhai.

Các bản du lịch cộng đồng tại Sơn La:

Bản Phụ Mẫu 1 và Phụ Mẫu 2, bản Nà Bai (xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu);

Bản Hài, bản Cá và bản Bó (xã Chiềng An, thành phố Sơn La);

Bản Tông và bản Hụm (xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La);

Bản Lướt dân tộc Thái (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La);

Trung tâm xã Hồng Ngài - văn hoá dân tộc Mông gắn với hang vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên).

 Các Lễ hội, ca múa nhạc, sản phẩm thủ công, ẩm thực.

Các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian như hội ném còn, hội săn bắn, đánh cá, Cầu mùa, Xíp Xí, Xên Mường, Xên Bản, gắn với mùa vụ trong năm. Lễ hội hoa Ban dân tộc Thái diễn ra vào mùa hoa ban nở dịp tháng 3, đây cũng gần trùng với lễ hội cầu mưa; lễ hội đua thuyền dân tộc Thái (gắn với truyền thuyết đánh giặc sông)  huyện Quỳnh Nhai. Người Mông ở Mộc Châu có lễ hội Mùa Xuân - Lễ hội Nào Sồng với nhiều trò chơi dân gian được duy trì. Người Kháng ở Quỳnh Nhai có Lễ hội Xên Pang Ả. Người Xinh Mun ở Yên Châu có Lễ hội Mương A Ma và Lễ hội Hét chá dân tộc Thái - Mộc Châu, Ở Phù Yên có tết Xíp sí của người Mường, người Thái trắng…

Hàng năm, vào dịp  ngày 1/9 tại  trấn huyện Mộc Châu diễn ra ngày hội dân tộc Mông, đồng bào Mông các tỉnh từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hoá, Hủa Phăn (Lào) đều về Mộc Châu tham gia lễ hội phổ biến đến toàn bộ cộng đồng dân tộc Mông trên toàn quốc và cả các nước láng giềng của Việt Nam. Từ năm 2000 tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đã tổ chức thành ngày hội văn hoá các dân tộc huyện Mộc Châu và hiện đã là sản phẩm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước mến mộ.

Về vũ nhạc dân tộc: người Thái nổi tiếng với điệu múa xoè, múa nón; người Mông có khèn, múa ô; người Dao có múa chuông, người Khơ Mú có múa Cống Tốp, Au eo... Các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái là khăn piêu, vải thổ cẩm, đệm bông gạo, các đồ vật bằng mây tre đan với các hoa văn độc đáo.

 Về ẩm thực, các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều món ăn đặc sản như: Pa pỉnh tộp (cá nướng), Mọ tu cáy (gà tơ tần), thịt hun khói, Cơm lam, Bánh dầy...cùng với nhiều loại đặc trưng; rượu cần, rượu chuối, rượu vang Sơn tra…là những thực phẩm hấp dẫn đối với khách du lịch.

  Các hạn chế, khó khăn:

Hạ tầng kinh tế kỹ thuật trên địa bàn còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu của du lịch đặt ra. Cơ cấu kinh tế du lịch trong nền kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với vai trò, vị trí nên trong kế hoạch đầu tư và phát triển cho du lịch trong phân bổ ngân sách đầu tư phát triển chung chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực nền kinh tế - tài chính của tỉnh và của các thành phần kinh tế trên địa bàn còn yếu nên công tác đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch và các dự án về du lịch còn chậm, dự án "treo", quy hoạch "treo" vẫn tồn tại.

Chất lượng dịch vụ ( Chất lượng buồng phòng của các cơ sở lưu trú xuống cấp, trang thiết bị trong phòng lạc hậu, chi phí tiêu hao thất thoát điện, nước cao ...), vùng dịch vụ vui chơi giải trí còn nhiều hạn chế, yếu kém. Lực lượng lao động trực tiếp tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu.

Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc còn hạn chế. Chưa chú trọng đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo vệ các di tích lịch sử, giữ gìn, củng cố, duy trì và phát triển nền văn hóa, văn nghệ đặc sắc của các dân tộc. Các đơn vị kinh doanh du lịch chưa quan tâm đầu tư vào dịch vụ bổ sung, góp phần tôn tạo các điểm du lịch, chỉ biết khai thác một chiều.

Hoạt động du lịch chủ yếu tập trung vào khai thác hệ thống khách sạn, nhà nghỉ. Chưa khai thác được các tiềm năng thế mạnh của Tỉnh về phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa…

Lượng khách đến Sơn La còn ít, tăng chậm so với tốc độ tăng chung của toàn ngành du lịch. Thời gian nghỉ lại của khách còn ít, khách du lịch thuần tuý còn chiếm tỷ trọng thấp, phần lớn là khách đến công tác và kết hợp du lịch

Trên địa bàn tỉnh khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên còn rất ít, các khách sạn ít quan tâm đến công tác lữ hành, phần lớn các khách sạn còn thụ động chờ khách, chưa mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị lữ hành để kết nối tour với các thị trường lớn để tạo nguồn khách du lịch ổn định.

Bạn có thể liên hệ mình để được tư vấn thêm:
 Ms. Bông - 0974 9348 466
Skype: bongnguyen90
 

Đã thoát ra VesMax

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 511
Tư vấn giúp mình tour du lịch Tây Bắc?
« vào: Tháng Mười Hai 08, 2014, 02:59:06 PM »
Mình đang có nhu cầu đi Tây Bắc nhưng chưa biết nên đi như thế nào, tư vấn giúp mình với?
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
3 Trả lời
1927 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 01, 2014, 02:29:07 PM
Gửi bởi huynhngoc168travel
1 Trả lời
2061 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 10, 2014, 04:20:54 PM
Gửi bởi nguoibohanh
1 Trả lời
2393 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 19, 2015, 05:23:38 PM
Gửi bởi linhit
6 Trả lời
4083 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 10, 2015, 05:05:52 PM
Gửi bởi saigonstartours
1 Trả lời
7045 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 08, 2016, 04:43:16 PM
Gửi bởi vang pham

Sapa - chợ Bắc Hà 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Khám phá rừng quốc gia Bạch Mã
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Động Thiên Đường - sông Chày - Hang Tối 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View