Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Có một giấc mơ lớn về dân tộc Việt ở Bình Dương  (Đã xem 2566 lần)

Đã thoát ra len_ngan

  • Lữ khách
  • Xa mẹ lần đầu
  • *
  • Bài viết: 1
  • Total likes: 0
  • Karma: +0/-0
  • Mỗi chuyến đi là một câu chuyện thú vị
Re: Có một giấc mơ lớn về dân tộc Việt ở Bình Dương
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 29, 2012, 05:07:00 PM »
Up cho ai có nhu cầu đi Đại Nam dịp lễ 2/9
 

Đã thoát ra hikaruanh

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 731
Có một giấc mơ lớn về dân tộc Việt ở Bình Dương
« vào: Tháng Bảy 28, 2008, 12:25:01 PM »

Khu văn hóa lịch sử Đại Nam ( thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương ) không chỉ giữ kỷ lục với quy mô đầu tư lớn nhất Việt Nam, mà đáng nói hơn là kỷ lục về những giấc mơ thật lớn về dân tộc Việt .

Công trình thế kỷ

Đi trên quốc lộ 13, vượt qua thị xã Thủ Dầu Một, người ta thấy nổi lên giữa đồng bằng một dãy núi năm ngọn. Hỏi dân thì ai cũng nói là Bình Dương mới xây lên Ngũ Hành Sơn. Vào đến nơi mới thấy ở đó không chỉ có núi, mà cả một quần thể văn hóa lịch sử đang được hình thành.

Từ năm 2001 đến giờ, đã có 3000 công nhân đang làm việc trên công trường có diện tích hàng trăm hecta. Nói không sai khi ai đó coi Khu văn hoá lịch sử Đại Nam là công trình thế kỷ của Bình Dương. Chủ nhân của công trình cho biết, đến cuối năm 2007 sẽ xong giai đoạn 1 công trình này. Ngày 2/9 năm 2005 đã khai trương được dãy Ngũ Hành Sơn bằng bê tông cốt thép dài 250 mét, cao 65 mét, được coi là dãy núi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Người chủ của công trình dường như thích những sự so sánh. Ông cho biết điện thờ này lớn hơn điện Thái Hòa của Trung Quốc. Quảng trường 18 hecta trước điện có thể sẽ là quảng trường lớn nhất thế giới, rộng gấp đôi quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc. Đây là nơi sẽ diễn ra các sự kiện lễ hội, văn hoá lớn của tỉnh Bình Dương .

Toà nhà Đại Nam Quốc Tự nhìn từ tháp 9 tầng

Đến khi hoàn thành giai đoạn 2 ( dự kiến vào năm 2010 ), diện tích tổng thể của Khu văn hoá lịch sử Đại Nam sẽ là 450 hecta. Các hạng mục tiếp theo sẽ là Vịnh Hạ Long thu nhỏ với diện tích mặt biển 18 hecta , sông Cửu Long thu nhỏ , cùng với sự tái hiện các kỳ quan thế giới như tháp Eiffel , điện Kremlin, Vạn lý trường thành , đền Angkor .

Những ước mơ kỳ lạ của một doanh nhân
Phải gặp chủ công trình, người đã từng là doanh nhân nổi tiếng từ ngày Bình Dương bắt đầu khởi sắc, thì mới cảm thấy sự lạ lùng trong tư duy của một con người.

Ông Huỳnh Phi Dũng thể hiện quan điểm của ông : Việt Nam đang có thiên thời, địa lợi, và ngôi Đại Nam Quốc Tự và Bảo Tháp này đang đóng góp cho yếu tố nhân hòa.

Nghĩ đến đền thờ người ta thường nghĩ đến tâm linh. Nhung ở đây không chỉ có tâm linh. Ở đây có yếu tố lay động ý thức thực của con người thực. Khi đến thắp hương trước điện thờ của Đại Nam Quốc Tự, mỗi người sẽ được nhắc nhở về một cội nguồn chung, từ thời thánh mẫu Âu Cơ… Mỗi nén hương thắp lên sẽ không chỉ dành riêng cho một dòng họ của ai. Nén hương đó dành chung cho cả hơn 300 dòng họ đang có chung một cái tên : dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh dải non sông hình chữ S được lặp đi lặp lại nhiều lần, tạc trên nhũ đá, đặt trên Bảo Tháp, đưa lên chính điện của Đại Nam Quốc Tự .

Ông Dũng nói : Dân tộc mình đã gian nan nghèo khó lắm. Nhưng với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sắp tới Việt Nam sẽ không phải người nhận nữa, chúng ta sẽ là người đi cho .

Nếu nhớ đến con số viện trợ 3-4 tỉ USD mà hàng năm mà các nhà tài trợ quốc tế vẫn phải họp lại để bàn chuyện chu cấp cho Việt Nam, thì lại càng cảm nhận cái niềm tin cao xa đến xao lòng của con người này.

Bao đời nay, chúng ta đã bị bao kẻ áp bức. Nhưng một kỷ nguyên mới đã đến. Từ nay không kẻ nào có thể ăn hiếp dân mình được nữa .

Có thể nghĩ là người đàn ông này ảo vọng xa quá. Nhưng trân trọng biết bao, những ước mơ đẹp của một cá nhân dành cho dân tộc. Phải có những người dám nghĩ như vậy, tin như vậy, và đổ hết sức lực tiền của vào cho niềm tin ấy.

Nhìn lên Bảo Tháp 9 tầng và bàn thờ Bách gia trăm họ, chúng tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày xưa đã không xây nổi một cửu trùng đài vì người với người không hiểu nhau. Nay với những công trình vì hòa hợp dân tộc, một cửu trùng đài hay hay hơn thế nữa chúng ta cũng có quyền mơ ước.

Tạo giá trị mới cho Bình Dương

Cái tên Bình Dương đã nổi tiếng qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đầu tư, công nghiệp hóa. Nhưng Bình Dương đang muốn trở thành nơi hội tụ các giá trị văn hoá, tinh thần độc đáo. Theo kế hoạch, đến năm 2010 tại khu Đại Nam sẽ có Thảo cầm viên với nhiều loại thú hoang dã, có khu vui chơi với những trò mới lạ, hiện đại nhất. Bình Dương sẽ là điểm lễ hội lớn và sẽ thu hút khách du lịch từ các địa phương khác đến.

Tuy nhiên, theo cách nói của ông Dũng thì hạng mục Việt nam thu nhỏ được dành nhiều thời gian, tâm huyết hơn cả. Tất cả 64 tỉnh thành của cả nước, mỗi tỉnh sẽ được dành riêng một khu vực để trưng bày lịch sử và thành tựu kinh tế ,văn hoá qua mỗi thời kỳ.

Tỉnh Bình Dương công nghiệp hiện có hơn 600 ngàn công nhân nhập cư từ khắp mọi miền đất nước. Con số này sẽ còn tăng lên nữa. Những người con xa xứ này sẽ tìm thấy hình ảnh quê hương của mình ở đây, sẽ cảm thấy ấm lòng hơn trên quê hương mới.

Bản thân ông chủ công trình cũng là một người nhập cư gốc từ Bình Định. Có lẽ đây cũng là đặc điểm hiếm có của tỉnh : Bình Dương giúp cho người nhập cư thành đạt, và người nhập cư đang hết lòng đóng góp cho mảnh đất quê hương mới.

Bắt đầu khu Đại Nam công trình thế kỷ, người ta đã có nhìn thấy : Ý chí của người dân nơi đây đang muốn rằng, phải làm những điều gì đó để người ta không chỉ nhắc tới Bình Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, về công nghiệp hóa .

Nghĩ về sự nghiệp doanh nhân
Có ai biết những trung tâm thông tin và thư viện hoành tráng của đại học Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên, và Cần Thơ lại được xây bằng tiền tặng của ông vua nắm giữ chuỗi cửa hàng miễn thuế ở các sân bay quốc tế? Toàn bộ số tiền gây dựng cả đời kinh doanh, ông vua này đã quyết định đem tặng hết vì mục đích thiện nguyện.

Triết lý sống của các đại gia như thế hình như còn lạ lẫm với chúng ta. Hình như họ điên cả? Mồ hôi nước mắt, lo toan tích cóp làm giàu, để cuối cùng lại đem hết cho thiên hạ. Thực ra, trên thế giới đã có rất nhiều những ví dụ như thế. Để lại tài sản cho con cái là sự nghiệp nhỏ. Gây dựng tài sản cho dân tộc hay nhân loại là sự nghiệp lớn của doanh nhân.

Việt Nam chưa có những ông vua tỉ phú đô la. Bình Dương lại càng chưa có. Nhưng Bình Dương đã có một sự nghiệp lớn từ tấm lòng thiện nguyện của một doanh nhân.

Khi chúng tôi hỏi tiền ở đâu ra, ông Huỳnh Phi Dũng nói : Kỳ thực tôi gom hết tiền ở công ty gia đình và bạn bè. Gom hết, bán được cái gì thì bán. Có lần tôi nói với vợ, nếu thiếu tiền, kể cả cái nhà đang ở cũng phải bán để làm cho xong. Tất nhiên, cũng có những cái không thể bán được, chẳng hạn như bà xã nhà tôi - ông cười.

Đến nay, việc hiện thực hóa ước mơ đã ngốn của gia đình ông cả nghìn tỷ đồng. Ông nói : Đến năm 2010, khi hoàn tất công trình, số tiền đầu tư sẽ lên đến khoảng 3.000 tỷ đồng , tương đương với 200 triệu USD. Tất cả là tự nhà làm . Để có gạch ngói cho công trình, phải lập riêng một nhà máy gạch ngói. Để có sắt thép cho công trình, phải lập riêng một nhà máy cơ khí .

Chẳng ai kỳ vọng ông sẽ thu lại vốn từ công trình này. Bản thân ông cũng vậy. Đền và tháp không thu phí và cũng không quyên công đức. Thu nhập từ khu giải trí sau này cũng dành để giữ gìn tu bổ nơi thờ phụng.

Và nghĩ về tâm huyết của doanh nhân

Con người đã là một đại gia từ thời Bình Dương bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, đã từng là đại biểu Quốc hội, là Chủ tịch Hiệp hội đầu tư tỉnh Bình Dương. Đến nay ông giao lại hết cho vợ con, còn bản thân mình về lui về ở núi.

Tính tôi tham công tiếc việc, đã ham cái gì là không biết nghỉ. Mấy năm trước xin bà xã cho đóng đô tại công trình một năm, nay quay đi ngoảnh lại đã sống một mình 3 năm rồi. Ở đây riết thành quen, về nhà một hai ngày là bệnh.

Để tái hiện lịch sử, phải tự đi tìm sách học. Để thiết kế kiến trúc, phải tự đi tìm đền chùa thời Lý. Hàng ngày ăn ở với công nhân, lo lắng từ nguồn vốn khổng lồ cho đến cái bóng đèn trang trí nhỏ nhoi… Đấy là tác phong của một doanh nhân đại gia lập nghiệp từ thủa ban đầu. Những tâm huyết đã dành cho kinh doanh như thế nào, thì nay lại dành như vậy cho sự nghiệp mà ông gọi là “đi tu”.

Mai này ai có nhớ chăng

Có những người để lại tiền cho xã hội, nhưng vẫn phải giữ lấy cái tên. Đó là tại sao các trường đại học lại hay mang tên người đã cho tiền như Harvard, Stanford, Carnegie, Kellogg .

Nhưng cũng có người không muốn nổi danh. Ông tỉ phú cho tiền xây trung tâm thông tin ở các đại học Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, và Cần Thơ chẳng muốn cho ai đề tên mình.

Công trình Khu văn hóa lịch sử Đại Nam này cũng vậy. Những trăm năm sau, mong rằng người đời chỉ cần nhớ đến đây là sự nghiệp của một doanh nhân.

Và rất mong Việt Nam có nhiều doanh nhân như vậy. Với tiền và với ước mơ cho dân tộc.

Nguồn tin: VietNamNet
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
5644 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 12, 2008, 08:49:09 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
3625 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 15, 2010, 02:57:30 PM
Gửi bởi Fiditour
0 Trả lời
1180 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 03, 2014, 09:22:59 AM
Gửi bởi DuLichHyVong
0 Trả lời
1768 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 05, 2018, 11:28:46 AM
Gửi bởi Astravel
0 Trả lời
4739 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 28, 2024, 10:24:57 AM
Gửi bởi dumien

Sapa - chợ Bắc Hà 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
710,000
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
120,000
Đặt ngay
Đà Nẵng – Cù Lao Chàm – Bà Nà Hill
Tour: Ghép đoàn
3 ngày 2 đêm
3,719,000
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay
Tour du lịch địa đạo Củ Chi 1/2 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
170,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View