Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Đảo Hòn Khoai - Cà Mau  (Đã xem 6668 lần)

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Re: Đảo Hòn Khoai - Cà Mau
« Trả lời #5 vào: Tháng Tám 22, 2008, 09:37:37 PM »
Cảm giác ngỡ ngàng về màu xanh của vườn rau, cây trái nơi đỉnh Hòn Khoai không chỉ có riêng tôi cảm nhận. Dừng chân trên đỉnh dốc của trạm. Ánh mắt của mọi người ra thăm đảo như bị cuốn hút bởi sắc xanh nơi đây, những tiếng trầm trồ, tỏ vẻ ngạc nhiên, khâm phục. Gió biển mặn thổi ràn rạt, mát rượi trên khuôn mặt. Màu xanh cây lá mát dịu và đẹp giản dị giữa biển trời.

Khách vui và chủ cũng vui. Những cái siết tay rất chặt ngày xuân ấm áp và chân tình. Trong đoàn chúng tôi thăm đảo có một người rất đặc biệt. Vừa lên đến Trạm, gặp cán bộ nào, đồng chí ấy cũng bắt tay, choàng ôm, xúc động, cười vui như lâu năm mới được trở về thăm nhà. Đồng chí ấy, vui vì những đổi thay ở trạm. Vui từ những đám rau xanh, những cây ăn trái, những giàn mướp sai quả nở hoa vàng rực. Vui vì trạm có ngày hôm nay, khang trang và đẹp hơn giữa đỉnh chóp của hòn đảo tiền tiêu. Đó là thiếu tá Nguyễn Ngọc Hòe, Chỉ huy trưởng Phân đội N51, Vùng E Hải quân. Không vui sao được, khi chúng tôi được biết, đồng chí Hòe là người có 11 năm gắn bó với Hòn Khoai và trạm N95 thân yêu này. Chính đồng chí ấy là người đầu tiên khai mở, dựng lên con “mắt biển” cuối cùng của vùng biển của Tổ quốc.

Anh Hòe bồi hồi nhớ lại trong câu chuyện kể với chúng tôi. Đó là thời điểm cuối năm 1988, sau khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế từ chiến trường K trở về và đang công tác ở đảo Thổ Chu thì chàng sĩ quan trẻ Nguyễn Ngọc Hòe, quê ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được điều động nhận nhiệm vụ mới, cùng 2 chiến sĩ khác tên là Hùng và Côn vượt biển đến đảo Hòn Khoai. Tổ chức tiền trạm và thiết lập cơ sở hạ tầng cho Trạm, thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhận lệnh là đi. Nhiệm vụ luôn đặt trên mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn giữa biển trời trong thời điểm còn bộn bề khó khăn chung. Họ vượt biển hành quân ra đảo. Đảo Hòn Khoai hiện ra trong buổi hoàng hôn. Hun hút và hoang vắng. Cây cối âm u đến rợn người. Con đường nhựa cũ dẫn lên căn cứ K51 (Căn cứ hải lục không quân của chế độ cũ xây dựng) đã phủ đầy cây lá, chắn hết lối đi. Để lên trạm, 3 người thay nhau dùng dao phát cây cối chằng chịt, mở đường. Những ngày đầu, hòn đảo heo hút không một bóng người, cơm nắm cơm đùm, lương khô đem theo, không quản mưa nắng, họ tập trung mở đường. Con đường dốc dài 3 km rộng dần và được khơi thông. Đỉnh đảo hiện ra chỉ là cái nền và khung nhà tiền chế cũ nát, rêu phủ. Hoang vắng. Đêm, tiếng vượn hú những hồi như xoáy vào giấc ngủ.

Những cảm giác ban đầu cũng qua đi. 3 người, 6 bàn tay và ý chí vượt khó, vượt khổ, khắc phục khó khăn đã từng được tôi luyện trong chiến tranh, họ bắt đầu dựng lên những cơ sở và nền tảng đầu tiên cho Trạm. Từ dựng tạm mái nhà để lót lưng đến lắp đặt các bộ phận máy móc, đường thông tin để truyền những tín hiệu đầu tiên về sở chỉ huy cấp trên…

Chỉ một thời gian ngắn sau, trạm N95 được chính thức thành lập. Nguyễn Ngọc Hòe trở thành trạm trưởng đầu tiên. Anh bắt đầu sửa sang nền cũ, làm mới lại trạm. Để có vật tư, nhờ được sự trợ giúp của lực lượng Hải công của Vùng E Hải quân hỗ trợ, cán bộ chiến sĩ, trừ kíp trực, ngày ngày xuống dưới chân con dốc để cõng, vác những tảng đá, những bao đất vượt dốc lên san mặt bằng xung quanh trên trạm. Rồi vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng để dựng tạm căn nhà cấp 4 vừa để ở, vừa đặt máy móc. Những bàn chân như sưng tấy, đỏ ửng; những bàn tay tứa máu, bầm tím trong mỗi đêm vì vượt dốc, mang vác. Vậy mà không ai kêu than một lời nào. Mỗi đồng chí đều có những quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Chỉ trong một thời gian ngắn, trạm đã được xây dựng, cải tạo khang trang. Nhưng một nhiệm vụ đặt ra trước mắt hết sức nặng nề. Trên chóp đảo giữa trùng khơi này, không làng, không ấp, không dân cư, không chợ búa, có tiền cũng không mua được lương thực thực phẩm. Lương thực, thực phẩm rau quả đều phải chờ từ đất liền đưa ra. Ngày biển động, tàu bè không ra, có khi cả tháng, cán bộ, chiến sĩ phải chia sớt từng lon gạo, mớ rau. Thực phẩm, lương thực làm sao để đáp ứng đủ? Trên chóp đảo này, nước sinh hoạt không đủ, nói gì đến việc tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống. Nhưng nếu không tăng gia sản xuất thì không đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Phải làm sao để làm chủ tình huống và đáp ứng nhu cầu tự túc lương thực, thực phẩm? Những câu hỏi ấy cứ xoáy riết trong tâm trí các đồng chí trong cấp ủy, chỉ huy của trạm. Rồi bằng sự quyết tâm, vấn đề tăng gia sản xuất được đưa vào nghị quyết chuyên đề, vạch ra kế hoạch và phương pháp, biện pháp cụ thể. Cán bộ chiến sĩ đều chung một quyết tâm, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Khai hoang” trên chóp đảo Hòn Khoai.

Để thức dậy diện tích khô cằn trên đỉnh đảo, cán bộ chiến sĩ đã phải ròng rã hàng tháng trời để gùi đất từ chân đảo lên đỉnh để dùng san lấp mặt bằng bằng phẳng, mua giống rau, cây ăn trái từ đất liền ra ươm mầm, gieo hạt. Để có nước tưới tiêu, duy trì sự sống cho cây lá, cán bộ, chiến sĩ phải dùng mọi vật dụng để tích trữ nước và chia nước sử dụng theo chế độ cụ thể, thực hiện phong trào thi đua tiết kiệm nước, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt trong sinh hoạt. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt đã đành, còn phải biết tận dụng để tăng gia sản xuất. Nước dùng để sinh hoạt được dẫn vào các đường dẫn, tích lại dùng để vệ sinh chuồng lợn… Sau đó theo đường ống dẫn đến các luống rau xanh. Biết chia nước và tinh thần trách nhiệm cao, những luống rau dần được mở rộng, ươm mầm tươi tốt, dần đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của đơn vị.

Năm 2002, anh Hòe được điều chuyển công tác về đảo Phú Quốc, các thế hệ tiếp theo đã phát huy truyền thống của trạm, dần mở mang những vườn rau, ao cá, chuồng trại. Đại úy Nguyễn Văn Tuân, Chính trị viên Trạm N95, cho chúng tôi biết:

- Cán bộ, chiến sĩ của trạm đã phát huy tinh thần vượt khó của các thế hệ đi trước, giờ đây, tăng gia sản xuất của Trạm luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Trạm đã mở rộng được 2 ao cá rộng hơn 1.000m2, năm 2006 thu hoạch hơn 500kg cá các loại; diện tích trồng rau xanh rộng 700m2, đảm bảo nhu cầu rau xanh cho đơn vị; nuôi 15 con lợn/năm… Từ quỹ tăng gia sản xuất, cùng với vốn hỗ trợ của cấp trên, Trạm đã đầu tư xây dựng được sân bóng chuyền để cán bộ, chiến sĩ cùng chơi thể thao, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác và tăng giá trị bữa ăn hàng ngày.

Anh Tuân vừa nói với tôi vừa đưa tay chỉ về hướng sân bóng chuyền trước trụ sở đơn vị nằm gọn sâu trong một triền núi. Còn nữa, cán bộ chiến sĩ của trạm còn chăm sóc các chậu cây kiểng, trồng các loại cây ăn quả quanh đơn vị như xoài, đu đủ, chuối…

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ “khai hoang”, tăng gia sản xuất trên đảo đá, cán bộ chiến sĩ N95 là đơn vị nhiều năm liền đạt thành tích xuất sắc vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên đỉnh đảo, mùa nắng thì khát khô, mùa mưa thì sương mù dày đặc, Trạm luôn đảm bảo tốt trang thiết bị, máy móc, duy trì chính qui về kỹ thuật và làm chủ kỹ thuật, vũ khí trang bị khí tài phục vụ sẵn sàng chiến đấu. Mùa mưa bão, các kíp trực của trạm luôn phải thay phiên nhau theo dõi sát tình hình vùng biển, vùng trời để kịp thời cảnh báo cho tàu bè đánh bắt hải sản tránh bão, kịp thời thông báo thông tin các tàu bị nạn trôi dạt trên biển cho cấp trên và ngành chức năng có biện pháp cứu nạn cứu hộ kịp thời.

Tiếp nối các thế hệ trạm trưởng đi trước, thượng úy Nguyễn Quang Hưng vừa nhận chức vụ trạm trưởng giữa năm 2006. Tiếp xúc ở người cán bộ trẻ quê ở tỉnh Hải Dương này, chúng tôi thấy ở anh sự tự tin, nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ. Hưng tâm sự:

- Hòn Khoai (còn được gọi là hòn Giáng Hương, hòn Độc Lập) là đảo tiền tiêu ở vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, có vị trí chếch về phía Nam của Mũi Cà Mau, là nơi diễn ra dấu ấn lịch sử đấu tranh hào hùng mang tên cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, gắn liền với tên tuổi của anh hùng Phan Ngọc Hiển và là vị trí giữa vùng biển có đường giao thông biển quốc tế, giàu tiềm năng biển và ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh. Giữa biển trời và đảo, chúng tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ, động viên anh em và cũng đoàn kết thực hiện tốt nhiệm vụ, vượt mọi khó khăn. Xuân Đinh Hợi, cán bộ chiến sĩ đều xác định rõ nhiệm vụ, tình nguyện ở lại đảo và ai cũng quyết tâm cùng giữ rừng, tạo thêm màu xanh cây lá, chủ động, sẵn sàng chiến đấu cao trên đất đảo để thực hiện tốt nhiệm vụ canh trời, canh biển mãi xanh…

Đặng Hoàng Vinh - Báo Cần Thơ


- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Re: Đảo Hòn Khoai - Cà Mau
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 22, 2008, 09:36:44 PM »
Nắng mùa khô như đổ lửa. Lội bộ vượt con dốc Hòn Khoai, vai áo chúng tôi túa đầy mồ hôi. Nắng khô khát làm những lá vàng rụng đầy, xao xác trên 2 lề con dốc. Rừng nguyên sinh âm u, chằng chịt cây lá. Ngỡ tưởng nơi đỉnh đảo đá Hòn Khoai được mệnh danh là “đảo khát” này, khó có thể có được những vườn rau xanh, những cây trái xum xuê, nặng trĩu trái chín. Vì nếu ươm mầm, nước chưa đủ để dùng lấy đâu mà dành cho cây. Vậy mà, khi vượt qua một khúc cua điểm đầu con dốc, trụ sở của trạm ra đa N95 (Phân đội N51, Vùng E Hải quân) hiện ra nơi đỉnh đảo, cao ngất giữa nền trời không một gợn mây là những vườn rau xanh, giàn mướp nở hoa vàng rực, sai quả; những chậu kiểng, mai vàng rực rỡ, thắm đượm sắc xuân…
- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Re: Đảo Hòn Khoai - Cà Mau
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 22, 2008, 09:34:58 PM »
Hòn Khoai là đảo đá có đồi và rừng gần như còn nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã luôn cuốn hút khách du lịch.

Thuở xưa, Hòn Khoai còn có tên là hòn Giáng Hương, hòn Ðộc Lập, thời Pháp thuộc gọi là đảo Poulo Obi mà trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ nằm phía nam mũi Cà Mau. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như củ khoai khổng lồ. Ngư dân địa phương còn dựa vào hình dáng của mỗi hòn đảo mà đặt tên như Hòn Tượng, Hòn Ðồi Mồi, Hòn Ðá Lẻ...

Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi, cây cối mọc um tùm che rợp lối đi. Mít và xoài ở đây rất nhiều và có không ít cây cổ thụ. Trên đảo còn có nhiều cây là vị thuốc chữa trị được một số bệnh.

Bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (rong biển) đóng quanh những tảng đá. Loại rong này ăn rất mát và bổ. Ở đảo còn có nhiều chim quý, đặc biệt là giống chim cao các lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy.

Hòn Khoai còn là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Ðông và vịnh Thái-lan. Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống đèn biển từ Cần Giờ, Côn Ðảo, Phú Quốc, Hòn Khoai nhằm phục vụ cho các loại tàu biển đi lại an toàn. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318 m, năm 1920 chúng cho xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4 m, cao 14,50 m được xây bằng đá hộc và xi-măng. Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam.

Trước đây ngọn hải đăng này sử dụng bầu đèn chạy bằng dây cót nay được thay thế bằng bầu đèn hiện đại quay từ trường qua kính hội tụ có độ chiếu sáng xa đến 35 hải lý.

Hòn Khoai còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta đã đánh chiếm Hòn Khoai từ tay giặc Pháp.

Với khí hậu mát mẻ, thời tiết tốt, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, ngày nay Hòn Khoai rất thích hợp với các loại hình du lịch về nguồn, dã ngoại, nghiên cứu, nghỉ ngơi. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Hy vọng du khách sẽ khám phá nhiều điều mới lạ khi đặt chân lên hải đảo ở cực nam Tổ quốc này.
- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

Đã thoát ra caotri

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 6
  • *
  • Bài viết: 1943
    • Romanticvn nơi gởi gắm yêu thương.
Re: Đảo Hòn Khoai - Cà Mau
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 22, 2008, 09:33:03 PM »
Đảo hòn khoai thuộc tỉnh Cà Mau cách đất liền 14,6km gồm 5 đảo lớn nhỏ: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích 4km2 núi cao nhất 318m, hệ động thực vật phong phú nguyên sinh, ở đây xưa kia Pháp cho xây dựng ngọn đèn biển hướng dẫn tàu thuyền qua lại khu vực biển nam.
Hiện nay Hòn Khoai là điểm du lịch được lựa chọn của nhiều người dân khu vực Cà Mau-Bạc Liêu...
- Nơi gởi gắm yêu thương
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
Tô pô - Không gian Tô pô Việt Nam
 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Đảo Hòn Khoai - Cà Mau
« vào: Tháng Bảy 28, 2008, 11:31:11 AM »

Vị trí: Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 14,6km, nằm về phía tây nam thị trấn Năm Căn.

Đặc điểm: Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quí, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi cuốn.

Nếu đi tàu 90CV từ Rạch Gốc (cửa ngõ của huyện Ngọc Hiển ra biển Đông), thì chỉ sau 3 giờ vượt biển, du khách đã có thể chiêm ngưỡng được Hòn Khoai - một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc.

Thật ra địa danh Hòn Khoai không chỉ có một đảo; trái lại, ngoài hòn Khoai là đảo lớn nhất, còn có thêm 5 hòn đảo xinh xắn khác vây xung quanh.

Đến Hòn Khoai, ngoài việc du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển đầy đá cuội tròn như trứng ngỗng, du khách còn có dịp leo núi, băng rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm ở nước ta với hơn 1.000 loại thực vật và hàng trăm giống chim thú vẫn còn nguyên vẹn.

Trên đỉnh cao nhất của hòn Khoai, hiện nay vẫn còn một cây hải đăng do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Nơi đây, vào những năm 40, khi bị thực dân Pháp lưu đày ra Hòn Khoai, thầy giáo Phạm Ngọc Hiển đã lãnh đạo một nhóm tù nhân nổi dậy giết chết tên chúa đảo và chiếm ngọn hải đăng, làm nên chiến công Hòn Khoai lừng lẫy đến tận ngày nay. Ngọn hải đăng và địa danh Hòn Khoai đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mà cụ thể là cuộc khởi nghĩa của thầy giáo Phạm Ngọc Hiển (sau này tỉnh Minh Hải đã đặt tên Ngọc Hiển cho huyện Năm Căn trước đây).

Từ trên ngọn hải đăng, du khách còn có dịp được các chiến sĩ biên phòng cho phép thông qua kính viễn vọng, nhìn một trong 5 hòn đảo vây quanh hòn Khoai là hòn Đồi Mồi với thảm thực vật xanh biếc, giống hệt con đồi mồi đang bơi giữa biển xanh. Đặc biệt, bạn có thể hướng kính viễn vọng về mũi Cà Mau để một lần trong đời được chiêm ngưỡng từ xa cái mũi đất thiêng liêng của tận cùng tổ quốc, mà không dễ có ai ngắm được nếu không ra Hòn Khoai.

<Nguồn: www.camau.gov.vn>
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
4143 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 01, 2013, 03:00:14 PM
Gửi bởi lequyen889
0 Trả lời
940 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 12, 2014, 12:08:43 PM
Gửi bởi Mộc Miên
4 Trả lời
3284 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 19, 2015, 11:06:59 PM
Gửi bởi thanhdat7a
0 Trả lời
570 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 28, 2015, 08:36:53 AM
Gửi bởi thaolt
0 Trả lời
820 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 04, 2016, 02:58:29 PM
Gửi bởi namcuong1477

Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay
Hòn Khô - Eo Gió
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Bà Nà Hills - Cầu bàn tay: đường lên tiên cảnh
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,020,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Tiền Giang - Bến Tre
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
595,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Hạ Long
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View