Hội du lịch Việt Nam

Du lịch ba miền (Không quảng cáo tour ở đây) => Miền Nam => Tác giả chủ đề:: motorbike vào Tháng Bảy 05, 2022, 04:04:06 PM

Tiêu đề: dulichthangcanhVungtau
Gửi bởi: motorbike vào Tháng Bảy 05, 2022, 04:04:06 PM

Thành phố Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu từng là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển đến thành phố Bà Rịa. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam Việt Nam. Vũng Tàu là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.

Thành phố Vũng Tàu được nhiều người biết đến vì nơi đây là trung tâm du lịch lớn của tỉnh. Thành phố Vũng Tàu có 2 ngọn núi chính: núi Tương Kỳ (còn gọi là núi Lớn) cao 249 thước, núi Tao Phùng (còn gọi là núi Nhỏ) cao 170 thước được cấu tạo bởi 521 mẫu đá, phần đất còn lại của Vũng Tàu là một lớp cát thật sâu, dù đào giếng sâu tới đâu cũng chỉ thấy toàn là cát.

Thành phố Vũng Tàu có một dãy đồi cát nằm song song với bãi biển ở hướng Đông – Nam (tức bãi Thùy Vân), chạy từ chân núi Tao Phùng đến cửa Lấp với chiều dài khoảng 10 cây số. Đồi cát cao nhất là 32 thước nằm trong phường Thắng Nhứt, đồi thấp nhất cao bốn thước ở phường Thắng Tam.

Những hàng dương liễu được trồng dọc theo các dãy đồi cát theo bờ biển vừa làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên vừa để cản bớt các trận gió biển từ hướng Đông Nam thổi cát lấn vào đồng bằng, giúp cho hoa màu trồng trọt trên đất liền đỡ bị thiệt hại. Ngoài ra, còn vài đồi cát nằm rải rác giữa khu phố Thắng Nhất và Phước Thắng.

Sông lớn nhất của thành phố là sông Dinh, dài 11 cây số, nằm về phía Tây Bắc. Phía Đông Bắc có rạch Cây Khế dài sáu cây số. Rạch bà nằm chính giữa thành phố, làm ranh giới của hai khu phố Thắng Nhứt và Phước Thắng, dài gần 8 cây số. Tại khu phố Thắng Nhì, phía Nam cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình. Về phía Đông khu phố Phước Thắng, nơi cửa Lấp, có ba con rạch dẫn nước vào thành phố là rạch Suối Nước, rạch Sông Cái và rạch Ông Năm

Trong lịch sử, Vũng Tàu là một bán đảo, từ thời chúa Nguyễn và các vua Nguyễn sau này đều cho xây dựng các công trình quân sự quốc phòng và pháo đài ở nơi đây; trước kia vùng đất này là một bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Vũng Tàu có địa mạo là một mũi đất nhô về biển ở phía nam, địa hình thành phố là một vùng đồng bằng liền kề dưới hai ngọn núi: Núi Lớn (hay còn gọi là núi Tương Kỳ) cao 245 mét và núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng) cao 170 mét.

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của miền Đông Nam bộ, nên trong quá khứ, Vũng Tàu có nhiều pháo đài phòng ngự do các vua Nguyễn và sau này là người Pháp xây dựng. Vũng Tàu cũng là miền đất giàu trầm tích văn hóa, với sự giao thoa Đông – Tây.

Thành phố Vũng Tàu có 16 phường và một xã. Xã duy nhất ở ngoại ô thành phố là xã đảo Long Sơn. Công trình kiến trúc – điểm đến nổi tiếng ở Long Sơn là Nhà Lớn, hay còn gọi là nhà thờ Đạo Ông Trần. Nhà Lớn do Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, người Hà Tiên, đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng năm 1900) cho khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng đặc sắc, đậm tính nhân văn và bản sắc Việt Nam.

Vũng Tàu có 42km bờ biển, trong đó dài nhất và đẹp nhất là Bãi Sau, trải dài gần 10 km, nằm ở phía Nam thành phố, có tên gọi là Thùy Vân, là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam với những bãi cát trắng mịn, thẳng tắp; tiếp đến là Bãi Trước, còn được gọi là bãi Tầm Dương do nằm ở phía Tây, có thể ngắm mặt trời lặn trên biển; ngoài ra còn có Bãi Dứa, nơi biển len sâu vào bờ, tạo nên những ghềnh đá vươn dài ra biển, đồng thời tạo thành những vũng tắm kín đáo, thơ mộng.

Bãi Dâu, một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng; hay Bãi Vọng Nguyệt, một bãi tắm còn hoang sơ nằm dưới chân Núi Nhỏ, ba bề là vách đá cheo leo hùng vĩ, dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm…

Nằm trong vùng năng động nhất về kinh tế của Việt Nam, nên Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và TP. Vũng Tàu nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nguồn khách du lịch. Số giờ nắng cao trong năm, nhiệt độ không khí khá ổn định, không có mùa đông và ít bão là các yếu tố tạo nên lợi thế cho TP. Vũng Tàu so với các địa phương ven biển miền Bắc và miền Trung trong phát triến du lịch.

Giới Thiệu Về Bãi Biển Vũng Tàu Văn Ngắn là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể học hỏi và ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Vũng Tàu là thành phố biển thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bãi Sau là bãi biển thường được khách du lịch Vũng Tàu lựa chọn để tắm biến nhất. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng có những điểm tham quan đáng chú ý như Tượng Chúa Kitô Vua trên núi Nhỏ, Chùa Thích Ca Phật Đài và tòa Bạch Dinh nằm sát biển. Lễ hội Nghinh Ông và lễ hội Dinh Cô là hai lễ hội văn hóa nổi bật nhất của Vũng Tàu.

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 3 tiếng lái xe, với đường bờ biển trải dài 20km, Vũng Tàu là một trong những điểm đến yêu thích của du khách phía Nam. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất, từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Bên cạnh những giá trị cảnh quan thiên nhiên, Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời.

Đến với Vũng Tàu bạn sẽ có cảm giác bình yên, dễ chịu với những con đường rộng rãi, thoáng đãng. Dưới là biển xanh, trên là những ngọn núi to, núi nhỏ, cùng những ngôi chùa thanh tịnh… Tất cả tạo nên một Vũng Tàu đầy ma lực, một thành phố Vũng Tàu không chỉ hiền hòa bình dị mà còn vô vàn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C.

“Nếu một ngày em ghé lại quê anh
Đứng trước biển Vũng Tàu xanh biêng biếc
Em sẽ thấy ngoài khơi tàu mải miết
Đưa chuyến hàng vượt sóng đến phương xa.”

Mỗi khi nhắc đến biển, người ta lại nghĩ ngay đến Nha Trang, Phan Thiết, một trong số đó phải kể đến Vũng Tàu. Từ rất lâu bất kể các khu du lịch bãi biển mọc lên ngày càng nhiều, nhưng Vũng Tàu vẫn giữ nguyên giá trị của mình, vẫn luôn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình.

Trải dài trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam thiêng liêng, đâu đâu cũng có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng địa điểm mà có thể hội tụ đầy đủ những cảnh núi đồi, non nước hùng vĩ thì phải nhắc đến Thành phố Vũng Tàu. Vũng Tàu có vị trí vô cùng thuận tiện chỉ cách TPHCM 110 km tương đương lái xe tầm 2h30 phút là có thể đến. Ngoài việc di chuyển bằng xe du khách còn có thể đi bằng đường thủy với tàu cánh ngầm một cảm giác vô cùng độc đáo, thú vị.

Tàu xuất phát ngay tại bến Bạch Đằng, di chuyển len lỏi qua các khu vực của thành phố, băng qua giữa những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, du khách có thể tận hưởng để ngắm cảnh, và chỉ sau 1h15 phút tàu sẽ cập bến, trước mắt hiện ra một vùng biển xanh biếc, bao la. Kể cả khi ngồi trong khoang tàu, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn các địa danh nổi tiếng khác trong suốt một hành trình như Núi Lớn, Núi Nhỏ,..

Hằng năm, Vũng Tàu được biết đến là khu du lịch, nghĩ dưỡng với lượng khách đông đảo ghé thăm, song song đó các nhà hàng, khách sạn, phòng trọ xung quanh đây mọc lên ngày càng nhiều, nhờ đó mà đã đem lại một nguồn lợi lớn về kinh tế cho nơi đây.

Vũng Tàu mang trong mình đầy đủ cảnh sắc của núi trời, non nước, xung quanh là những ngôi chùa, tất cả hòa lại tạo nên một vẻ đẹp đầy ma lực, nhưng cũng thật hiền hòa, bình dị. Chịu ảnh hưởng của dòng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân chia 2 mùa rõ rệt trong một năm.

Nhiệt độ trung bình luôn được duy trì ở mức 27 độ C do đó mà tạo nên một vùng khí hậu dễ chịu, mát mẻ, thích hợp để tận hưởng thiên nhiên. Vũng Tàu tọa lạc trong một địa thế vô cùng hùng vĩ, ba mặt được bao bọc bởi biển Đông, lại có hai ngọn núi mọc ngay giữa thành phố là Núi Lớn và Núi Nhỏ.

Xung quanh là đồi núi trập trùng, bao lấy núi Nhỏ là con đường Hạ Long, được kẹp giữa một bên là biển một bên là núi cao, cảnh sắc vô cùng thoáng đãng, như được đắm chìm trong cảnh sắc mây trời.

Dọc hai bên đường là các quán ăn, nước uống, nhà hàng, resort cung đường đầy thích thú với những dịch vụ đa dạng cho khách du lịch. Khu du lịch có 2 bãi tắm, trong đó bãi sau là nơi ít sóng lớn, có bờ biển thơ mộng, nơi được lựa chọn nhiều của các dịch vụ ăn uống chổ ở cho khách. Chính vì điều này mà Bãi sau luôn là một khu tấp nập nhộn nhịp, thu hút khách du lịch nhiều nhất.

Còn về Bãi Trước đây chính nơi gần nhất với trung tâm thành phố Vũng Tàu, vì địa thế là nơi nhiều cư dân sinh sống, do đó mà vấn đề ô nhiễm luôn là điều đáng lo ngại. Bãi Trước gần trung tâm có nhiều cao ốc, các trung tâm siêu thị, khu mua sắm, đây là nơi được nhiều di khách chọn làm nơi để ngắm hoàng hôn hay đi dạo ngắm cảnh biển, ánh đèn của thành phố.

Ngoài 2 bãi trên Vũng Tàu còn có các bãi biển đẹp nổi tiếng khác như bãi Dứa, Bãi Dâu, bãi biển Long Hải đều mang những nét đẹp riêng biệt. Bãi Dâu tọa lạc ép mình quanh chân núi Lớn về phía Tây và ở phía Bắc trung tâm của thành phố.

Xưa nó còn có tên là Vũng Mây do xung quanh được bao phủ bởi rừng cây biển lớn, mây trời bao la, tạo nên một khung cảnh bồng bềnh thơ mộng. Nhìn xa xa quanh chân núi Lớn du khách có thể thấy được một dãi màu xanh trong hòa quyện vào màu xanh thẳm của cây cỏ thiên nhiên tạo nên một vẻ đẹp đa sắc màu.

Trên bờ Bãi Dâu còn có các hàng cây dương xanh mát tỏa bóng mát xuống bãi như xua đi những âu lo, muộn phiền của du khách. Ngay tại trên Bãi Dâu là đền thờ Đức Mẹ linh thiêng, với chiều cao 32m , đây được coi là một công trình kiến trúc tâm linh kì vĩ, độc đáo, giúp cho du khách khi ghé đến có thể cầu mong sự bình an, sức khỏe.

Nếu như Bãi Dâu mang trong mình vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên, thì bãi Dứa hiện lên như một người con gái e ấp dịu dàng nữ tính tỏa ngát hương thơm. Nghe tên thôi cũng đủ biết xưa đây là nơi mọc rất nhiều loại dứa dại, một loại cây thảo mộc có gai và hương thơm đặc biệt, nhờ vậy mà đã tạo cho vùng một nét đặc trưng rất riêng giữa các bãi trong thành phố Vũng Tàu.

Bù lại bãi Dứa là khu vực có diện tích khá nhỏ so với khu vực khác, nhưng lại là nơi có không gian vô cùng yên tĩnh,thanh bình, thích hợp để thư giãn. Núi Lớn có tượng đức mẹ Maria thì núi nhỏ lại có tượng chúa Kito nằm trên đỉnh núi cao thách thức sự kiên trì của du khách với cả hàng ngàn bậc thang.

Ngay tại phía trên đỉnh của núi Nhỏ còn là vị trí của ngọn đèn Hải Đăng lấp lánh, có hình dạng tháp tròn, cách mặt nước biển 170 m. Ngoài khung cảnh được tạo hóa ba tặng, đây còn là địa điểm du lịch nổi tiếng với đa dạng các loại ẩm thực độc đáo như bánh khọt, bánh xèo, gỏi cuốn mang đậm nét truyền thống văn hóa của Việt Nam

Vũng Tàu từ xa xưa cho đến nay dù đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nó vẫn luôn cất giữ một vẻ đẹp riêng biệt, vừa dịu dàng sâu lắng, vừa hùng vĩ hoang sơ. Một địa danh không thể thiếu trong mỗi hành trình nghỉ dưỡng của du khách, chính vì điều đó mà thành phố đã và đang phát triển không ngừng, xây dựng và hoàn thiện hơn để xứng đáng trở thành khu du lịch sinh thái biển bậc nhất Việt Nam.

Mẹ thiên nhiên luôn ban tặng cho trần gian những cảnh đẹp hùng vĩ làm say đắm lòng người. Với những ai đã từng đặt chân lên thành phố biển Vũng Tàu, thả mình vào khung cảnh tuyệt diệu lúc bình minh nơi đây chắc hẳn sẽ không thể nào quên.

Trời tờ mờ sáng, không khí còn se se lạnh. Cái lạnh không se sắt, hao gầy như gió heo may mùa thu. Gió biển buổi sớm mát rượi, thổi mát tâm hồn, xua đi bao nỗi lo toan, mệt nhọc hàng ngày. Gió khẽ lay động hàng phi lao ven bờ nghe xào xạc, những giọt sương đêm vẫn còn đọng lại trên chiếc lá xanh mướt, long lanh như hạt ngọc.

Mở ra trước mắt là một vùng trời nước rộng lớn mênh mông mang trọn một màu xanh biếc. Từng đợt sóng bạc đầu gối nhau như những dải lụa trắng mềm mại bao bọc lấy biển mẹ bao dung. Tiếng sóng vỗ rì rào ngân lên khúc trường ca bất tận.

Rồi vừng Đông xuất hiện những tia nắng đầu tiên. Ông mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại cứ thế đội biển mà nhô lên, nở nụ cười phúc hậu, rạng rỡ, ban phát những ánh sáng diệu kỳ cho trần gian, xua đi cái lạnh lẽo, tăm tối của màn đêm. Cả đất trời như khoác trên mình chiếc áo mới. Bờ cát trắng được tô hồng. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao.

Nắng trải dài trên sóng nước như dát vàng, dát bạc. Nắng nhảy nhót, đùa nghịch để chào đón một ngày mới đang đến thật gần. Nước thủy triều dâng cao hơn, xô vào bờ tưới tắm cho bãi cát. Phải chăng vì lưu luyến con người quê hương, Tổ quốc mà cát đã lưu giữ bước chân trần đi qua. Những hạt cát nhỏ li ti như viên pha lê được những người đi ngắm bình minh trên biển xây thành tòa lâu đài lộng lẫy, lung linh.

Không gian được dệt lên bởi một điệu xanh. Xanh lam của trời, xanh ngọc của nước, xanh mơn mởn của những hàng cây và sắc xanh tràn đầy sức sống trong tâm hồn con người. Trên nền trời, từng đàn hải âu trắng muốt đang bay lượn, thỉnh thoảng chao liệng xuống sát mặt nước như để tìm kiếm thứ gì đó. Cảnh biển lúc này giống như một bức tranh thủy mặc mà Mẹ thiên nhiên đã hào phóng vẽ nên.

Không gian vốn im lặng, bỗng chốc bị xua tan bởi tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ của ngư dân vùng biển và của du khách may mắn được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp tuyệt bích của thiên nhiên. Bình minh lên cũng là lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Những cánh buồm vút cao, thon thả, rướn thân trắng để thâu góp gió, đưa thuyền cập bến. Sự vui mừng, rạng rỡ không thể giấu nổi trên gương mặt những người dân làng chài, những gương mặt đã sạm đi vì dãi dầu mưa nắng. Nụ cười đó thấm đẫm chất mồ hôi mặn và cả cái mặn mòi của biển cả. Họ vui sướng vì những đứa con của quê hương đã trở về an toàn với cá bạc đầy khoang. Họ thầm cảm ơn biển mẹ bao dung đã luôn yêu thương, che chở, nuôi lớn con người.

Thật tự hào khi biển đảo Việt Nam ta luôn chứa đựng những điều tuyệt vời. Nhưng ngày nay, vùng biển đang dần trở nên ô nhiễm do bị khai phá quá mức. Mỗi chúng ta, mỗi công dân của đất nước này hãy cùng chung tay bảo vệ biển đảo quê hương, để khi bình minh lên là một ngày ý nghĩa và đáng sống bắt đầu.

Thành phố cảng Vũng Tàu xinh đẹp thường được biết đến với những bãi biển trải dài, những rừng cây ngút ngàn, là một trong những trung tâm kinh tế, trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Nhưng chính thành phố xinh đẹp ấy cũng mang theo nó những giá trị lịch sử vô giá chứa đựng trong những địa danh thắng cảnh nổi tiếng mà một trong số đó phải kể đến Bạch Dinh.

Bạch Dinh được viên toàn quyền người pháp Paule Doume xây từ năm 1898 đến năm 1916, tức từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, có tên là Vilaa Blanche theo tên con gái yêu của ông ta. Bạch Dinh có vị trí địa lý rất độc đáo: nằm trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m phía trước là biển, sau lưng là núi, và màu xanh của rừng Sứ và rừng Tỵ. Địa thế độc đáo và gần gũi với thiên nhiên là điểm thu hút để Bạch Dinh hằng năm thu hút một lượng khách tham quan lớn.

Khách du lịch đến thăm quan Bạch Dinh hằng năm không chỉ có khách trong nước mà còn có du khách nước ngoài. Họ đến đây cũng bởi Bạch Dinh đã phần nào làm thỏa mãn sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của họ về lịch sử Việt Nam.

Bởi Bạch Dinh trước khi được xây dựng ở đó là vùng đất Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn xây pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Bạch Dinh trở thành niềm tự hào, một dấu tích đáng nhớ trong lịch sử oai hùng của nhân dân Vũng Tàu từ khi dân ta nổ phát súng đầu tiên ở pháo đài này để cản bước tiến của quân Pháp bằng đường biển và thành công trong một ngày đêm. Nhưng sau đó vào năm 1898 Pháp cho san bằng pháo đài và xây Bạch Dinh ngày nay.

Nơi đây từng là nơi giam lỏng vua Thành Thái, là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại trong những lần cùng gia quyến ra thăm Vũng Tàu, cũng từng là nơi ở của các Tổng thống chế độ Cộng hòa. Nhưng có lẽ đáng nói nhất là nơi đây đã chứng kiến sự hi sinh công sức, mồ hôi, máu và nước mắt của hơn 800 người tù khổ sai xây dinh ròng rã suốt 10 năm trời để xây nên Bạch Dinh. Bạch Dinh khang trang đẹp đẽ tráng lệ ngày nay có lẽ là Cửu Trùng Đài thứ 2, một Vạn Lý Trường Thành thứ 2 mà Pháp đã xây ở Việt Nam.

Khách du lịch đến đây đều ấn tượng bởi kiến trúc của Bạch Dinh. Tuy được xây vào thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh đã mang kiến trúc vô cùng hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu , kiến trúc Pháp- một trong những kiến trúc nổi tiếng thế giới. Nếu vào cung đình Huế cho ta một cảm giác khác về lăng tẩm dinh thự mang kiến trúc truyền thống của Việt Nam thời xưa thì vào Bạch Dinh có một ấn tượng rất khác.

Bạch Dinh có 2 lối vào: một lối dành cho xe ô tô, một lối dành cho người đi bộ. Dinh có 3 tầng: tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt để tiếp khách, tầng lầu dùng để nghỉ ngơi. Toàn bộ tòa nhà được sơn màu trắng, có ngói đỏ tươi và được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế: nào là hình đôi chim công màu xanh ngọc , khuôn mặt của những phụ nữ Châu Âu xinh đẹp, tượng những vị thần, đôi cá chép, hoa cúc, hoa hướng dương…

Những nét kiến trúc tinh tế và hài hòa khiến cho từ đó đến nay Bạch Dinh vẫn mang nét tráng lệ, uy nghi, tạo ấn tượng đặc biệt đối với những du khách đến đây. Bạch Dinh còn đẹp hơn cả khi nổi bật trên nền của rừng Gía Tị thanh bình và thơ mộng, còn hướng ra trước mắt là bãi biển nổi bật với Hòn Hải Ngưu, là nơi câu cá của những người từng ở Bạch Dinh, và của những du khách đến tham quan dinh.

Đứng đó hơn 1 thế kỉ, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm trong lịch sử của nhân dân Việt Nam nói chúng, dân tộc Việt Nam nói riêng. Nó trở thành niềm tự hào muôn đời của nhân dân thành phố cảng, đồng thời là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng năm.

Bạch Dinh nhắc cho ta nhớ về một Vũng Tàu ngoài vẻ sôi động náo nhiệt của cảng biển lớn thì còn có những nơi trầm mặc yên ả lắng đọng những giá trị lịch sử lâu đời. Sâu xa hơn nó nhắc cho mỗi người về ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa cũng như bảo tồn lịch sử ngàn năm của dân

Theo đường Hạ Long, vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa, hoặc theo đường Thùy Vân, lên núi Nhỏ đến Mũi Nghinh Phong, theo một đường bậc thang khá đẹp lên núi Nhỏ để đến thăm Tượng Chúa Ki Tô.

Tượng Chúa Ki Tô còn được gọi là Tượng Chúa Giang Tay, hoặc thượng Thánh Gioóc được khởI xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở, bức tượng mới chỉ xong phần xây lắp thô ở bên trong và hoàn thiện về cơ bản ở bên ngoài, đường lên chưa có.

Do yêu cầu của đồng bào công giáo, và du lịch ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định cho xây dựng tiếp công trình này. Ngày 02 tháng 12 năm 1994 công trình đã được hoàn tất như hiện nay.

Tượng Chúa được xây trên đỉnh núi Nhỏ, ở độ cao 136 mét. Tượng đài cao 32 mét, hai cánh tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên phần bệ hình khốI có chạm trổ Chúa và 13 tông đồ trên mặt.

Phía trong bụng Tượng Chúa có thể chứa cùng một lúc hàng trăm người theo cầu thang xoắn ốc bằng đá mài 133 bậc từ chân đến tận cổ tượng chúa. Từ đây du khách có thể chui ra hai ống tay Chúa. Mỗi cánh tay cùng một lúc có thể chứa được từ 4 đến 5 người đứng ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu. Bàn tay tượng dài 2,2 mét. Ngón tay tượng dài 1,1 mét. Bàn chân tượng rộng 1,1 mét.

Trên đỉnh đầu tượng Chúa có 9 tia sáng hào quang chính là hệ thống thu lôi được nối liền từ tay tượng dẫn xuống hầm hợp chất than, cát, muối để chống sét. Dưới chân tượng trong gian phòng rộng có trưng bày những bức tranh, ảnh nói lại quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này.

Để lên thăm Tượng Chúa Ki Tô bà con giáo dân đã xây dựng xong một con đường dốc bậc thang sạch đẹp, uốn lượn trông xa như Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc. Tượng Chúa Ki Tô được xây dựng bằng kiến thức khoa học, lối kiến trúc mang tính nghệ thuật văn hóa dân tộc. Được làm bằng bàn tay lao động của con người, không sử dụng cơ giới.

Cảnh đẹp nơi đây thật là sơn thủy hữu tình, hàng ngày đón hàng trăm du khách thập phương kể cả khách quốc tế đến thăm một công trình du lịch mang tính tôn giáo nổi tiếng này.

Nhắc đến Vũng Tàu, người ta thường nghĩ ngay tới những bãi biển trải dài, những hàng cây xanh ngút ngàn. Đây là một trong những trung tâm kinh tế và trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Hàng năm có biết bao nhiêu du khách tới với Vũng Tàu để du lịch, ngắm cảnh. Bên cạnh những thắng cảnh đẹp, Vũng Tàu còn nổi tiếng với những giá trị lịch sử vô giá như Bạch Dinh.

Từ năm 1989 đến năm 1916, viên toàn quyền người Pháp Paule Doume đã cho xây dựng Bạch Dinh. Thời điểm ấy, Bạch Dinh có tên là Vilaa Blanche. Viên toàn quyền người Pháp đã đặt tên cho Bạch Dinh theo tên của con gái ông. Vị trí địa lý của Bạch Dinh khá độc đáo, nó nằm ở trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m và mặt trước của nó là biển, sau lưng là núi. Xung quanh Bạch Dinh là rừng Sứ và rừng Tỵ xanh mướt. Chính nhờ có địa thế độc đáo này mà hàng năm Bạch Dinh thu hút không biết bao nhiêu lượng khách tham quan.

Không chỉ có khách trong nước tìm đến với Bạch Dinh mà du khách nước ngoài cũng thích tìm đến Bạch Dinh để tham quan. Khi đến đây, du khách được thỏa mãn sự tò mò của mình cũng như có thêm hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

Trước khi được xây dựng Bạch Dinh, nơi đây là vùng đất vua Minh Mạng xây pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Cũng chính nhờ 1 phần lịch sử ấy mà giờ đây Bạch Dinh trở thành niềm tự hào, là dấu tích đáng nhớ trong lịch sử oai hùng của nhân dân Vũng Tàu. Không phải bây giờ mà là từ khi dân ta nổ phát súng đầu tiên ở pháo đài này để cản bước tiến của quân Pháp bằng đường biển và thành công chỉ trong vòng 1 ngày đêm.

Vào năm 1898, quân đội Pháp đã san bằng pháo đài và xây dựng Bạch Dinh mà chúng ta thấy ngày nay. Chính nơi đây cũng đã từng giam lỏng vua Thành Thái, là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại mỗi khi ông đến đây cùng gia quyến. Không chỉ vậy nơi đây còn là nơi ở của các Tổng thống chế độ Cộng hòa.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Điều đáng ghi nhớ nhất có lẽ nơi đây đã chứng kiến sự hi sinh công sức, mồ hôi, máu và nước mắt của hơn 800 người tù khổ sai xây dinh ròng rã trong suốt 10 năm trời để có được Bạch Dinh như ngày hôm nay. Khi nhắc đến Bạch Dinh người ta thường ví nơi đây như Cửu Trùng Đài thứ 2 hoặc một Vạn Lý Trường Thành thứ 2.

Kiến trúc của Bạch Dinh là điều khiến tất cả mọi người cảm thấy ấn tượng. Mặc dù được xây dựng từ thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh vẫn mang lối kiến trúc hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu, kiến trúc Pháp mà trước nay chúng ta đều ngưỡng mộ. Nếu đã từng đến lăng vua Khải Định bạn cũng có thể thấy kiểu kiến trúc Pháp vô cùng ấn tượng.

Có 2 lối để vào Bạch Dinh là một lối dành cho xe ô tô và một lối dành cho người đi bộ. Bạch Dinh có 3 tầng, tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt thì dùng để tiếp khách và tầng lầu là nơi để con người nghỉ ngơi. Ấn tượng của người nhìn khi đến tham quan tòa nhà này có lẽ là lớp sơn màu trắng và mái ngói đỏ tươi.

Bên cạnh đó chúng được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế chẳng hạn như hoa hướng dương, hoa cúc, đôi cá chép, tượng những vị thần, khuôn mặt của những người phụ nữ Châu Âu xinh đẹp, đôi chim công màu xanh ngọc,… Những nét kiến trúc ấy khiến cho Bạch Dinh mang một nét tráng lệ, uy nghi và gây ấn tượng mạnh với du khách.

Được xây dựng trên nền của rừng Gia Tị thanh bình và thơ mộng, Bạch Dinh lại càng nổi bật hơn bao giờ hết. Mặt trước của Bạch Dinh là bãi biển với Hòn Hải Ngưu. Đây là nơi mà những người từng ở Bạch Dinh hay những du khách đến đây tham quan đến câu cá.

Đã hơn 1 thế kỉ trôi qua, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt. Nơi đây cũng trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.

Giờ đây khi nhắc về Vũng Tàu người ta không chỉ nhớ về một thành phố sôi động và còn nhớ về một nơi yên ả, trầm mặc và nhuốm màu lịch sử. Bảo tồn Bạch Dinh cũng chính là bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Đảo Phú Quốc
Với diện mạo thành phố hướng ra biển và gần như không có mùa đông, từ nhiều năm qua, Vũng Tàu đã xây dựng cho mình trở thành một thành phố du lịch biển bậc nhất ở Việt Nam với nhiều bãi tắm nhỏ xinh xắn chạy vòng quanh thành phố. Bãi Sau, Bãi Dâu hay Bãi Dứa vốn là những cái tên được nhắc đến nhiều khi tới đây, nhưng nếu đến Vũng Tàu, trước hết bạn hãy cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu nơi Bãi Trước.

Bãi Trước (hay còn gọi là bãi Tầm Dương) nằm giữa núi Lớn và núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi Trước nằm trong khoảng từ đèn Xanh (đèn hàng hải) tới cầu Đá, bắt đầu từ số 01 Trần Phú, qua hết đường Quang Trung tới một phần đường Hạ Long. Cảnh quan thiên nhiên ở Bãi Trước ngoài núi Lớn, núi Nhỏ còn có hòn Ngưu nhô hẳn ra ngoài biển có thể coi là một kỳ quan của bãi biển này.

Công trình kiến trúc là điểm nhấn của Bãi Trước có thể kể đến là Bạch Dinh do người Pháp xây dựng sau khi đã Bình Định được Nam bộ; công trình mới xây dựng có Cáp treo Vũng Tàu, Bảo tàng tổng hợp và Trạm Hoa tiêu Vũng Tàu (Cao ốc Sen Biển – Toà nhà được Hiệp hội kiến trúc sư vinh danh là một trong những toà nhà có kiến trúc độc đáo tại Việt Nam). Đây cũng là khu vực còn lưu dấu Pháo đài Phước Thắng, trận địa phòng thủ bờ biển của nhà Nguyễn.

Bãi Trước nằm ở phía tây nam của thành phố nên rất thích hợp ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn trên biển. Dọc theo bờ biển là những hàng dừa mà trước đây thường được gọi là vịnh Hàng Dừa, phía bên dưới là khu công viên đầy hoa cũng là địa điểm đi dạo nghe tiếng sóng vỗ rì rào cũng không kém thú vị.

Bạn có thể thuê xe đạp đôi để dạo quanh bờ biển Tầm Dương và tham quan một vài địa điểm ở Vũng Tàu. Đi xe đạp đôi vừa thú vị vì chở được nhiều người, vừa giúp bạn khám phá được hết những ngóc ngách hay ho của phố phường. Khi ấy, ta chỉ muốn tan đi trong tiếng cười giòn và tiếng sóng vô bên những người thân yêu.

Do là nơi neo đậu tàu đánh cá nên nước biển ở Bãi Trước không được sạch như các bãi biển khác ở Vũng Tàu. Tuy nhiên, khi thuỷ triều lên thì khu vực tiếp giáp công viên Bãi Trước vẫn là bãi tắm khá đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân Vũng Tàu.

 Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu, một điểm check-in không thể bỏ qua nếu có ghé thăm vùng đất Vũng Tàu.

Vũng Tàu là vùng đất lâu nay vẫn chiếm trọn niềm tin yêu của rất nhiều du khách bằng những bãi biển mộng mơ, những đồi núi nên thơ hay cả những góc phố bình yên. Và đặc biệt nhất phải kể đến ngọn Hải Đăng Vũng Tàu, là một trong những ngọn hải đăng có lịch sử lâu đời nhất nước ta.

Theo thống kê hiện nay thì trên toàn quốc có cả thảy 92 ngọn hải đăng trải dài từ bắc vào nam, và hầu hết chúng đều nằm trên các đảo thuộc lãnh hải. Tuy nhiên hải đăng Vũng Tàu lại là một trong số rất ít những ngọn hải đăng được xây dựng bên trong đất liền.

Ngọn hải đăng Vũng Tàu này có lịch sử khá lâu đời, được xây dựng từ năm 1862 bởi người Pháp. Thời gian này ngọn hải đăng được đặt ở độ cao 149m so với mực nước biển. Tuy nhiên đến năm 1913 người Pháp quyết định di dời ngọn hải đăng lên độ cao 170m nhằm mang đến tính chỉ đường, báo hiệu hiệu quả cao nhất cho các tàu thuyền đi lại trên biển. Và đến ngày nay, sau rất nhiều năm làm tròn chức trách của mình, ngọn hải đăng Vũng Tàu được coi biểu tượng không thể thiếu của thành phố biển thơ mộng này.

Ngọn hải đăng Vũng Tàu này được xây dựng trên một diện tích đất rất rộng, hơn 3400 m2 với rất nhiều khu vực riêng biệt như: tháp hải quan, nhà quản đăng, công trình phục vụ quân sự như đường ngầm, hầm chứa, cột tín hiệu…

Cột hải đăng Vũng Tàu có màu trắng và thiết kế dưới dạng một tháp hình trụ cao 18m và đường kính cột là khoảng 3km. Đèn của ngọn hải đăng Vũng Tàu khi bật sáng vào mỗi đêm có công suất là 500W và có thể chiếu xa đến khoảng 34 hải lý (tương đương với 63km) báo hiệu cho tàu thuyền đi lại trên biển.

Phía bên trong ngọn hải đăng Vũng Tàu còn được xây dựng một cầu thang bộ dẫn lên đỉnh hải đăng, nơi có lan can và ban công chắc chắn, nơi mà du khách có thể thu toàn bộ cảnh sắc thơ mộng của thành phố biển này vào mắt.

Ngọn hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh ngọn núi Nhỏ (hay có tên gọi khác là núi Tao Phùng) thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nằm ở độ cao cách mực nước biển 170m, để lên được đến ngọn hải đăng, du khách có thể lựa chọn phương thức đi ô tô, xe máy hoặc dạo bộ. Đường đi của núi Nhỏ tuy hơi quanh co, uốn lượn và khá nhỏ, nhưng đổi lại cảnh sắc hai bên đường vô cùng hùng vĩ và thơ mộng. Vì vậy nếu không quá bận rộn thì bạn nên chọn cách dạo bộ dưới những tán cây xanh mát và đắm mình trong khung cảnh uốn lượn bên triền núi xinh đẹp hùng vĩ để lên tới ngọn hải đăng Vũng Tàu.
 Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo

Vào mùa hè rồi, tôi và các bạn học cùng lớp đã có một chuyến du lịch đến Vũng Tàu, và đó là một chuyến đi vui vẻ đối với chúng tôi. Vũng Tàu cách Thành phố Hồ Chí minh khoảng 3 giờ đi xe máy, vậy nên chúng tôi tập trung lúc 5 giờ sang ở ngay trước cổng trường để có thể đến nơi sớm.

Con đường dẫn đến Vũng Tàu có rất nhiều khung cảnh đẹp, và chúng tôi đã dừng lại ở một số nơi như rừng cây và cánh đồng cỏ để chụp một số bức ảnh. Khoảng 9 giờ thì chúng tôi đến nơi. Sau khi nhận phòng tại khách sạn, cả đoàn cùng nhau lên ngọn hải đăng nổi tiếng ở Vũng Tàu để ngắm cảnh, sau đó chúng tôi ăn các món ăn điển hình của Vũng Tàu như ya ua và trứng gà luộc. Vào buổi trưa, chúng tôi về phòng nghỉ ngơi trước khi ra bờ biển vào buổi chiều.

Bãi biển ở Vũng Tàu sạch và ít đông đúc hơn những năm về trước, vì thế chúng tôi đã có một khoảng thời gian thư giãn bên bờ biển. Các bạn nam thì tổ chức một cuộc thi bơi lội, trong khi các bạn nữ dành phần lớn thời gian để chụp ảnh và tản bộ dọc bờ biển. Chúng tôi chia nhóm thành hai đội để chơi bóng chuyền, và đội thua sẽ phải chi trả cho bữa ăn tối đó. Đội của tôi thắng, vì thế tôi rất háo hức để được thưởng thức bữa tiệc hải sản miễn phí.

Chúng tôi ăn ở một khu chợ, và tất cả hải sản ở đó đều rất tươi và ngon. Tôi ăn rất nhiều món khác nhau như tôm, cua, cá, mực.v..v, và điều vui nhất là tôi không cần phải trả tiền cho chúng. Sau khi ăn, chúng tôi lái xe một vòng Vũng Tàu để ngắm cảnh về đêm và tận hưởng không khí trong lành của biển.

Sáng hôm sau chúng tôi ăn sáng với bánh khọt – một món ăn nổi tiếng của Vũng Tàu. Vào lúc 12 giờ trưa, chúng tôi trả phòng ở khách sạn và đến một số cảnh đẹp để chụp ảnh trước khi bắt đầu quay trở về Sài Gòn. Tôi hơi mệt vì phải di chuyển một quãng đường dài, nhưng được đi một chuyến đi vui vẻ cùng với các bạn làm tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc.

 Vịnh Hạ Long

Thuyết Minh Về Vũng Tàu Lớp 9 Ngắn Hay sẽ mang đến cho các em nhiều ý tưởng thú vị và ý văn mới để hoàn thiện bài văn của mình.

Thành phố du lịch biển Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hóa như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố biển tuyệt đẹp.

Vũng Tàu có nhiều di tích thắng cảnh như Hải đăng Vũng Tàu cao 18m, chiếu xa tới 35 hải lý, Niết bàn tịnh xá (chùa Phật nằm) với pho tượng Phật Thích ca nằm nghiêng dài 12m trên bệ cao 2,5m, Tượng chúa Jêsus giang tay cao 32m trên Núi Nhỏ; dinh thự Bạch Dinh và chùa Thích Ca Phật Đài trên Núi Lớn; di tích Nhà lớn Long Sơn trên xã đảo Long Sơn.

Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như: Bãi Sau (Thùy Dương), Bãi Trước (Tầm Dương), Bãi Dâu (Phương Thảo), Bãi Dứa (Hương Phong). Vũng Tàu không có mùa đông, do vậy các khu nghỉ mát có thể hoạt động quanh năm.

Ngoài thế mạnh về du lịch, Vũng Tàu còn có thế mạnh phát triển dầu khí.

Nằm trên bờ của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam. Đây là thành phố duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại làng Nga, hay khu vực gồm nhà tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho con em họ.

Nhiều cửa hàng bên cạnh làng Nga hay các cơ quan thuộc liên doanh dầu khí Vietsovpetro ở Vũng Tàu mang biển hiệu bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Nga.

Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng khá phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc đồi mồi… phục vụ du k

Vũng Tàu – thành phố du lịch biển khá quen thuộc với người dân vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

Là một thành phố có đường bờ biển dài, nhiều thắng cảnh đẹp lại gần trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Vũng Tàu trở thành điểm đến quen thuộc của du khách khắp mọi nơi. Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể đi theo hướng quốc lộ 51 qua Long Thành, Tân Thành của Đồng Nai, qua địa phận tỉnh Bà Rịa để vào trung tâm thành phố.

Cảm nhận đầu tiên khi đến với Vũng Tàu đó chính là hơi gió còn đọng lại chút dư âm của biển khi vào sâu trong đất liền. Dưới đây là những điểm du lịch nổi tiếng mọi người nên tham khảo khi sắp xếp du lịch.

Tượng chúa Kito hay tượng Chúa dang tay được biết đến như một biểu tượng của Vũng Tàu, tọa lạc trên đỉnh núi cao, hướng ra biển. Với chiều cao tượng lên đến 32m, chiều dài tay 18,4m. Tượng chúa Kito không chỉ là nơi chiêm bái, tâm linh của những người con có đạo mà đó còn là điểm du lịch lý tưởng đối với nhiều du khách. Để có thể lên được đỉnh núi, bạn phải bước lên hơn 1.000 bậc thang với độ cao 500m so với mặt nước biển. Mặc dù sẽ mất nhiều sức để lên đỉnh núi, nhưng chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm cực thú vị.

Hòn Bà là một hòn đảo nằm giữa biển, vào những ngày thủy chiều xuống, xuất hiện một con đường mòn dẫn vào bên trong. Nhìn từ xa nơi đây như một bức tranh sơn mài độc đáo, sống động. Nơi này không chỉ là điểm tham quan du lịch của khách thập phương mà còn là nơi hành hương, là địa điểm tâm linh của nhiều người dân miền biển.

Không giống như những ngọn hải đăng bình thường khác. Ngoài tác dụng chỉ hướng cho tàu thuyền trên biển, thì khu vực này cũng trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều bạn trẻ. Đứng từ vị trí ngọn hải đăng có thể quan sát toàn thành phố, những ngôi nhà, những con đường xa tít tắp. Ngọn hải đăng có chiều cao lên đến 18m, thiết kế theo lối kiến trúc cổ, bên trong có cầu thang dẫn lên đỉnh tháp. Phần đa giới trẻ đến đây sẽ chụp hình, ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời bên gia đình, người thân.

Đồi con heo, cái tên nghe thật dễ thương và gần gũi. Ngọn đồi này nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Vũng Tàu. Với vẻ hoang sơ, bình dị đồi con heo mang đến cho du khách trải nghiệm mới lạ. Mọi người có thể cùng ngồi ngắm bình minh trên biển hay trò chuyện với nhau khi chiều xuống trên đồi con heo.

Tương tự như đồi con heo thì hồ đá xanh cũng là điểm du lịch còn khá mới với du khách. Cảnh vật tại đây yên bình, thơ mộng vẫn còn vẻ hoang sơ kì bí tạo cho con người sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn. Ngoài ra thì khu du lịch suối tiên nằm gần núi Dinh cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá hết thành phố biển. Người ta ví suối tiên giống như Đà Lạt thứ 2 bởi cảnh vật thơ mộng, không khí mát mẻ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này.

Bên cạnh những thắng cảnh kể trên thì bãi biển Vũng Tàu cũng chính là tâm điểm thu hút mọi du khách. Bãi dâu, bãi dứa, bãi trước, bãi sau… tất cả đều góp phần tạo nên bức tranh tuyệt mỹ về nơi này. Chạy xe máy men dọc theo con đường Thùy Vân khi thành phố đã lên đèn để cảm nhận tiếng rì rào của biển, cảm nhận từng hơi thở của đất và ngời nơi đây.


Vũng Tàu là một địa điểm quen thuộc của người dân vùng Đông Nam Việt Nam. Nằm ở tỉnh Bà Rịa và chỉ cách vài giờ lái xe từ thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu thực sự là một nơi lý tưởng để thay đổi không khí. Hiện nay các quầy thức ăn trên bãi biển đã được dọn sạch, do đó bờ cát đã trở nên rất sạch sẽ.

Mặt nước ở khu vực gần bờ cũng khá tĩnh lặng, vì vậy chúng ta có thể dễ dàng bơi và chơi đùa ở đó. Tuy nhiên, ở một số nơi khác cũng có rất nhiều đá và đá ngầm dưới nước rất nguy hiểm cho người bơi lội, và chúng ta không nên đến gần chúng. Buổi sáng và đầu giờ buổi tối là thời điểm mà bãi biển đông đúc nhất. Ở xa xa, chúng ta có thể thấy nhiều ngọn núi và đồi.

Chúng ta có thể leo lên vách núi đá ngay sát bên bờ biển, và khung cảnh ở nơi đó rất đẹp để chụp ảnh. Vũng Tàu không có nhiều nơi để giải trí, nhưng nó không ngăn mọi người đến đó và tận hưởng cuối tuần của họ.

e mountains, the forests, beaches, thermal springs, urban architecture and cultural heritage gives the province many advantages to develop tourism. The offshore of Ba Ria Vung Tau is Con Lon archipelago where shelters the vestiges of the Con Dao Prison, Con Dao National Park and many beautiful beaches. it is home to many rare and precious marine species. Every year, in the province, one can enjoy many typical folk festivities of the sea shore in an animated and jubilant atmosphere.


Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô với nhiệt độ trung bình năm khoảng 27°C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng bởi có tiềm năng lớn về dầu khí mà còn được biết đến là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, cảng biển của cả nước.

Đặc biệt, sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, rừng, núi, bãi tắm, suối nước nóng, kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá tạo cho tỉnh nhiều ưu thế phát triển du lịch. Ngoài khơi biển Bà Rịa Vũng Tàu là quân đảo Côn Lôn, nơi có di tích nhà tù Côn Đảo, vườn quốc gia Côn Đảo cùng nhiều bãi tắm đẹp và hải sản quý hiếm. Hàng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội dân gian đặc trưng của vùng biển, thu hút đông đao du khách tham quan, trải nghiệm.




Mobile View