Vào ngày hè, Ðồ Sơn thật sống động. Du khách khắp mọi miền đất nước cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn ba thế biển đẹp. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa nên nước biển ở khu vực này xxxc nhưng vẫn có sức thu hút du khách.Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc du khách có thể đi ra đảo Cát Bà hoặc Vịnh Hạ Long.
Biển Đồ Sơn mùa cao điểm du lịchỞ Đồ Sơn, có thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn. Tương truyền: Xưa có người dân trong xã đi qua đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thấy hai con trâu húc nhau, thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Về sau, dân xã Đồ Sơn mở hội chọi trâu vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội thế nào cũng có trận mưa to gió lớn. Đó là thuỷ thần Đồ Sơn hiển linh.
Hội chọi trâu Đồ SơnCa dao có câu:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"
Hò DáuĐến với Đồ Sơn,các bạn có thể tham quan đảo Hòn Dấu. Nhìn từ trên cao xuống, Hòn Dấu với Đồ Sơn như một dấu chấm than. Từ bến Nghiêng, con tàu chở du khách lướt trên những con sóng uốn lượn, chỉ khoảng 20 phút, màu xanh ngút ngát của chốn núi rừng hoang sơ đã ùa vào trước mắt, khoe vẻ đẹp thanh khiết giữa mặt biển. Đền thờ Nam Hải Thần Vương ngự ngay cạnh bến tàu. Truyền thuyết kể rằng sau một trận thủy chiến đánh tan giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, người dân trên đảo thấy một tử thi cụt đầu trôi vào đảo. Nhìn quần áo của Ngài, biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con bèn lập đền thờ. Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị Ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Chính vì thế đảo luôn vẹn nguyên, cống hiến cho du khách cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.
Đèn hòn DấuĐường lên đảo len lỏi giữa rừng đa nguyên sinh thuần nhất. Đi dưới mái vòm lợp bằng lớp lớp tán cây cổ thụ, dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông xuống như tơ liễu, cảm giác vô cùng thơ mộng, thú vị. Công trình tâm điểm là ngọn Hải Đăng. Đèn Hòn Dấu được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892- 1896. Tháp cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65m so với chân tháp. Cây đèn biển đã trên trăm tuổi, được mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc. Những con tàu trên biển xa khi bắt được ánh sáng hải đăng Hòn Dấu là sắp trở về bến đậu.
Đây là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch biển như: sinh thái biển, hội thảo- du lịch, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng...