Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình  (Đã xem 4415 lần)

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #15 vào: Tháng Tám 06, 2008, 10:14:42 AM »
KHU DU LỊCH THẮNG CẢNH LÝ HÒA

Lý Hòa là tên gọi của một vùng quê được hình thành từ năm 1705, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, cách tỉnh lỵ Quảng Bình chừng 23 km về phía Bắc. Đèo Lý Hòa, nơi có đường thiên lý Bắc - Nam chạy qua là ngọn đèo thấp, trước đây có tên gọi là Núi Lê Đệ, được Lê Quý Đôn ghi lại như sau trong sách "Phủ biên tạp lục".
"Núi Lễ Đệ" trên tự đầu nguồn, dưới đến bờ biển dẫu không cao lắm, nhưng liên tục hơn trăm ngọn, thực chặn ngang đường vào Thuận Hóa".

Dưới chân Đèo, nơi núi liền với biển, mọc lởm chởm vô vàn những hòn đá nhỏ, đá to, cao thấp trăm hình kỳ thú. Mỗi lần sóng biển vỗ bờ, bọt tung trắng xóa, đá tảng, đá hòn dường như được sóng nâng lên, nhảy chồm chồm như những con cóc lớn. Phải chăng vì vậy mà cái tên Đá Nhảy đã ra đời (để ghi lại một nét riêng của cảnh sắc nơi đây. Xưa ở Quảng Bình có hai vế đối rất thú vị về địa danh này:

Bò đi Đá Nháy
Hùm hét La Hà.


Vua Thiệu Trị năm 1842, trên đường tuần du Bắc Hà đã dừng lại trên vùng đất Lý Hòa và cho khắc bia lưu niệm. Vùng núi - biển Lý Hòa cảnh sắc vô cùng nên thơ. Cát trắng, dương xanh, non cao, biển rộng... tất cả như hòa làm trong một bức tranh nhiều màu sắc, hữu tình non nước. Bãi biển Đá Nhảy là một nơi du lịch nghỉ mát, tắm biển lý thú. Khách du lịch sẽ tìm thấy niềm vui và bao điều bổ ích trong những cuộc leo núi, những cuộc dạo chơi trong rừng dương và tắm mình trong một vùng biển sạch sẽ yên bình. Sẽ thú vị biết bao khi được đùa vui bên những hòn "Đá Nhảy" ngầu bọt sóng trắng.

Từ đèo Lý Hòa tỏa ra ba hướng. chúng ta có thể tới thăm nhiều làng quê còn lưu dấu bao di tích lịch sử - văn hóa xưa của châu Nam Bố Chính. Phía Tây, cách đèo 4km là làng Hy Duyệt, nơi thuở trước có Tháp và tượng Chàm cổ. Ngược ra phía Bắc chừng dăm km là đã tới dòng sông Gianh lịch sử. Về phía Nam, xuôi theo đường quốc lộ 1A hơn 2 km, chúng ta sẽ gặp sông Lý Hòa, một trong 5 con sông của Quảng Bình. Cửa biển Lý Hòa xưa gọi là cửa Đại Lý - nơi năm 1369 đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369), thủy binh Đại Việt đã thắng quân Chiêm từ phía Nam ra cướp phá châu Lâm Bình. Sát cửa Lý Hòa là làng biển Lý Hòa trù phú, từng được nhiều sử, sách nhắc đến: "Thôn Lý Hòa, châu Nam Bố Chính, đất ấy là dư khí của núi Lê Đệ sư xuống thành một bãi cát trắng bằng nổi cao, mở rộng dân cư ở ngay bãi. Trông về phía nam, đuôi bãi từ bên tả ôm lấy, sông Thuận Cô từ bên hữu chạy lại làm án, cho nên nhân đinh thịnh vượng đến hơn nghìn người. Tục quan buôn bán, bình thời vào Gia Định đóng thuyền nan lớn đến hàng trăm chiếc".

Lý Hòa được thiên nhiên ban tặng cho ''non xanh, nước biếc'', lại ở vào địa thế "núi dăng một phía", "biển vây ba bề" đã tạo cho nơi đây có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong năm tháng đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc nói chung, Lý Hòa nói riêng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp mảnh đất Lý Hòa - Hải Trạch đã có những đóng góp không nhỏ, đây là một trong những cơ sở kháng chiến sớm và mạnh của Quảng Bình. Trong những năm (1944 -1945) khu vực Đá Nhảy một thắng cảnh tuyệt vời, nơi đây có những mõm đá lô nhô, là nơi mà các đồng chí Nguyễn Gia Tất, Phan Diễn và đồng chí Hoàng Đồng (người địa phương) đã lợi dụng làm điểm câu cá để họp bàn việc thành lập chi bộ đầu tiên của Lý Hòa (6/1947). Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đèo Lý Hòa là xương sống, là trọng điểm, là mạch máu giao thông vận tải quan trọng của hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam góp phần đẩy nhanh sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Khu danh thắng Lý Hòa vinh dự được Bác Hồ, đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đã từng đi qua, ghé thăm và tắm biển. Đây là mảnh đất mang nhiều sự kiện lịch sử và là nơi an dưỡng, nghỉ mát, thưởng thức nhiều loại hải sản như mực, tôm, cá... thật là một địa điểm lý tưởng cho du khách thập phương và của Quảng Bình.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #14 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:59:54 AM »
CỰ NẪM - LÀNG CHIẾN ĐẤU KIỂU MẪU TRONG KHÁNG CHIẾN THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

Ngày 27-3-1947, Quảng Bình bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cự Nẫm ở vào vị trí chiến lược rất quan trọng về an ninh và quốc phòng. Phía tây Làng có khe Cái Trong đổ ra nguồn sông Son để sau đó hợp với sông Gianh đổ ra biển, ở phía bắc có đường xe lửa xuyên Việt chạy qua. Tỉnh lộ 2 từ Hoàn Lão lên xuyên qua Cự Nẫm từ đông sang tây để lên Troóc, Hà Lời, Khương Hà. Quanh làng có nhiều cao điểm độc lập hoặc liên hoàn như Cồn Tro, Cồn Nàn, Rú Nguốn, Đồng Dôn, Hố Đá... rất thuận lợi cho việc bố trí binh, hỏa lực tấn công và phòng thủ. Cự Nẫm nằm trên đường liên lạc bí mật của tỉnh, là tiền đồn phía đông, là chiếc áo giáp bên ngoài của vùng tự do Bố Trạch và của cả tỉnh (lúc bấy giờ cơ quan lãnh đạo kháng chiến huyện đóng ở Hà Lời, Cổ Giang, Troóc, Củ Lạc).

Xác định vị trí chiến lược quan trọng và địa thế hiểm yếu của Cự Nẫm đối với cuộc kháng chiến, nhận định đúng âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với địa phương, quán triệt đường lối kháng chiến của Đảng, Tỉnh ủy Quảng Bình chủ trương thành lập “làng chiến đấu” để động viên toàn dân kháng chiến. Huyện ủy Bố Trạch chỉ đạo chi bộ Đảng ở Cự Nẫm lãnh đạo nhân dân rào làng chiến đấu.

Cuối 1946, được đại đội 3, chi đội Lê Trực giúp đỡ, nhân dân rào làng thành các tuyến. Tuyến l, 2 và 3. Tuyến 3 là kiên cố nhất. Hàng ngàn bụi tre ngà, tre rỉ được nhân dân ngả xuống dựng lũy. Rào cao 3m ở tuyến 1, 2. Ở tuyến 3, lợi dụng lũy tre quanh làng, nhân dân gia cố thêm nên rất dày và kiên cố. Bên trong các tuyến rào là giao thông hào chạy xuyên các tuyến, chằng chịt như bàn cờ để du kích cơ động và ẩn nấp.

Nhân dân còn đào hầm bí mật, hố chiến đấu, đặt bẫy, gài chông. Cả làng chỉ có 2 lối vào, ra, được du kích túc trực canh gác thường xuyên. Ở vòng ngoài, ta bố trí 9 vọng gác trên các ngọn đồi cao (Rú Nguồn, Cồn Tro, Cồn Nàn, Động Sơn, Cồn Tèo, Mò Cua, Vải Chết...) để kiểm soát người qua lại trong vùng. Mỗi một vọng gác đều có hiệu lệnh riêng để báo về Sở chỉ huy khi có tình huống mới. Sở chỉ huy đặt ở đình làng, hiệu lệnh chỉ huy là tiếng trống, tiếng mõ. Trống lệnh được đặt ở vị trí vừa bí mật, vừa thuận lợi cho việc phát lệnh trong mọi tình huống. Phương án chiến đấu thống nhất giữa Sở chỉ huy với các vọng gác với lực lượng du kích và nhân dân. Những trận địa phục kích, tập kích, đón lỏng... ở Rú Nguốn, Cồn Tro, Cồn Nàn... được chuẩn bị và tập dượt chu đáo.

Lực lượng vũ trang của làng cớ 3 trung đội, do đồng chí Nguyễn Bộ làm Thôn đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Phí, Bí thư chi bộ làm chính trị viên. Trung đội cơ động có 42 đồng chí do đồng chí Hoàng Túc làm Trung đội trưởng cùng với tiểu đội Vệ quốc đoàn của đồng chí Giá là lực lượng tác chiến nòng cốt. Ngoài ra, còn một trung đội hậu cần, một trung đội liên lạc, 01 ban sơ tán có giấu gạo, vò đựng nước, chuồng gia súc và bếp nấu ăn. Hàng ngàn thúng lúa gạo do nhân dân đóng góp sức du kích chôn giấu vào lòng đất phòng bị địch bao vây lâu dài.

Thấy rõ vị trí xung yếu và lợi hại của Cự Nẫm, trung tuần tháng 4-1947, sau khi chiếm đóng thị xã Đồng Hới, thị trấn Hoàn Lão và một số xã ven quốc lộ 1A, giặc Pháp mở cuộc hành quân đánh vào Cự Nẫm. Từ các đồn xa, gần, chúng dùng trọng pháo bắn vào làng, chúng mua chuộc tay sai ngấm ngầm phá hoại. Chúng hy vọng trong một thời gian ngắn nhân dân Cự Nẫm sẽ quy thuận đầu hàng.

Trong gần một năm, từ 4-1947, đến 3-1948, giặc Pháp đã tiến hành 26 cuộc càn quét, với các hướng tấn công khác nhau. Đây là thời kỳ quân dân Cự Nẫm đấu tranh vũ trang bảo vệ làng, chống càn quét.

Những ngày quyết liệt ấy, quân dân Cự Nẫm đã lập công xuất sắc, chiến thắng bằng những trận oanh liệt, tiêu diệt 87 tên địch. Mặt khác, ta bảo vệ được đất đai, tài sản và tính mạng của nhân dân.

Với những thành tích xuất sắc ấy, UBKCHC Liên khu 4 đã biểu dương thành tích của quân và dân Cự Nẫm: “làng cự Nẫm là một làng chiến đấu kiểu mẫu của Quảng Bình. Dân làng đã tổ chức được nhiều đội du kích chiến đấu thiện chiến, gan dạ, UBKCHC xã đã biết huy động lực lượng quần chúng trong làng tham gia vào cuộc kháng chiến, do đó đương đầu được với quân Pháp từ ngày đầu xảy ra tác chiến ở Quảng Bình”.

Lo sợ “một làng chiến đấu kiểu mẫu” như Cự nẫm sẽ lan ra nhiều nơi ở Quảng Bình nên địch lại tiếp tục huy động quân đánh lớn vào Cự Nẫm trong các ngày 1, 2 và 3-3-1948.

Đây là cuộc hành quân lớn nhất của địch nhằm tiêu diệt lực lượng ta, san bằng cái chốt, Cự Nẫm để đạt cho được mục tiêu xâm lược của chúng.

Địch huy động trên 250 quân (213 là lính Âu - Phi) cho trận càn. Ngoài ra địch bắt thêm 200 dân thường đi theo làm bia đỡ đạn cho chúng. Ngoài súng cá nhân, địch còn trang bị thêm 1 đại bác 75 ky, 12 xe Jép, 30 ô tô, 7 ca nô.

Về phía ta, để phản công lại cuộc hành quân lớn nhất của địch ta huy động 3 đại đội vệ quốc đoàn, 1 đại đội du kích huyện và lực lượng quân dân tại chỗ. Vũ khí gồm súng trường, ba-dô-ka, bom, địa lôi và đao, kiếm...

4 giờ chiều 01-3-1948, lực lượng của địch đến gần Rú Nguốn. Một tổ cảm tử quân của Cự Nẫm do đồng chí Nguyễn Triêm chỉ huy đã đặt 3 quả bom ở cuối Dốc Dôn. Địch tiến vào, ta bất ngờ giật bom, diệt 45 tên địch, làm bị thương 12 tên. Bị thiệt hại nặng ngay từ đầu nhưng địch vẫn liều lĩnh tiến lên Khương Hà. Sau đó, chúng bắt dân làm đường từ Đồng Dôn vòng lên Cây Đa. Đường làm xong địch cho xe cơ giới từ Cầu Vàng tiến lên Cự Nẫm. Ta lại đặt bom và 3 chiếc đi đầu đã phải đền mạng.

Ngày 2-3-1948, cánh quân từ Khương Hà cho đại bác và súng cối bắn vào ven rừng Khương Hà và Cổ Giang để dọn đường. Sau đó chúng cho 90 tên lính tiến theo ven rừng Khương Hà để vào Cự Nẫm. Đại đội 3 đánh trả quyết liệt làm địch không thể vào làng được. Đến chiều ta tổ chức phản kích mạnh ở Rào Bùng, Gia Hưng làm địch bị thiệt hại thêm nhiều sinh lực.

Cùng ngày, địch tăng viện bằng đường thủy từ Thanh Khê lên, du kích ta bố trí dọc sông đã bắn trọng thương 1 ca nô.

Sáng ngày 3-3, ta và địch tiếp tục giành giật nhau từng vị trí, đến chiều địch phải rút quân ở nhiều nơi. Tối đến, lực lượng địch có viện binh, so sánh lực lượng, vũ khí quá chênh lệch nên ta chủ động rút lui về tuyến thứ 2.

Sau 3 ngày chiến đấu, quân và dân Cự nẫm đã tiêu diệt gần 100 tên địch, phá hỏng 4 xe quân sự, 1 ca nô; phía ta bị địch giết 30 người, bị cướp mất 70 trâu bò.
Cự nẫm đã nêu gương sáng về tinh thần chiến đấu ngoan cường, hy sinh dũng cảm, đi đầu trong phong trào rào làng chiến đấu bảo vệ quê hương. Cự nẫm được UBKCHC Liên khu 4 nêu gương và phát động quân dân toàn liên khu học tập.

Đóng được đồn ở Cự nẫm, giặc Pháp trả thù rất dã man. Chúng đốt làng, tàn sát dân thường, có người chúng chặt làm 3 khúc, có gia đình chúng giết sạch (như gia đình ông Thức).

Sau khi lực lượng vũ trang rút về tuyến 2, nhân dân Cự nẫm chấp hành chủ trương của UBKCHC xã thực hiện triệt để tản cư làm “vườn không nhà trống” lực lượng của ta vẫn duy trì và phát triển chiến tranh du kích, tổ chức quấy phá, tiêu hao địch. Đánh bại trên dưới 30 trận càn đưa địch đi dần vào thế bị động phải luôn luôn đối phó với du kích ta.

Địch đóng đồn ở Cự nẫm nhưng lại không kiểm soát được dân, không thể tự do đi lại càn quét, luôn bị du kích bám sát tiêu diệt nên về cơ bản chúng vẫn không thực hiện được mục tiêu.

Tháng 2-1951, trước tinh thần và hành động cương quyết của quân dân Cự nẫm, giặc Pháp buộc phải rút quân ở Cự Nẫm và các vị trí xung quanh. Tuy vậy, địch vẫn thường xuyên sử dụng máy bay, trọng pháo bắn phá Cự Nẫm.

Sau khi địch rút, nhân dân Cự nẫm từ vùng tản cư trở về làng tiếp tục cuộc kháng chiến. Quân dân Cự nẫm vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng quê hương Cự nẫm, cùng một số vùng lân cận trở thành căn cứ du kích mạnh của huyện. Trung đội du kích tập trung của Cự nẫm trở thành lực lượng nòng cốt trong đại đội bộ đội địa phương đầu tiên của lực lượng vũ trang Quảng Bình.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài và gian khổ, nhiều làng xã ở Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đẩy mạnh chiến tranh du kích. Nhờ đó, chiến tranh nhân dân đã phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh với những lối đánh phong phú.

Cự nẫm là làng chiến đấu xuất hiện đầu tiên, là “làng chiến đấu kiểu mẫu” ở Quảng Bình.

Nhân dân Cự nẫm đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Những kinh nghiệm qua thực tế ở Cự Nẫm đã đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm chiến tranh của dân tộc, làm sâu sắc hơn nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Di tích lịch sử làng chiến đấu Cự Nẫm là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ làng, về tinh thần cách mạng của nhân dân Cự Nẫm nói riêng, của Quảng Bình và cả nước nói chung.

Với những chiến công vang dội trong kháng chiến chống Pháp, cùng với những thành tích xuất sắc trong những năm chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH, năm 1966 và năm 1970 hai lần Cự Nẫm vinh dự được Quốc hội tuyên dương đơn vị anh hùng.

Đến với di tích làng chiến đấu Cự Nẫm, du khách từ quốc lộ 1A (tại thị trấn Hoàn Lão) đi theo tỉnh lộ 2 thêm 15 km là tới. Tuyến tham quan du lịch: Đồng Hới - Cự Nẫm - Phong Nha - Đường mòn Trường Sơn chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.

Cự Nẫm hôm nay đã có nhiều đổi thay, xóm làng sầm uất với màu xanh của lúa, của mía; màu của ngói đỏ... Một đài chiến công ở đầu làng to đẹp như mời gọi du khách đến với Cự Nẫm, đến thăm một làng chiến đấu kiểu mẫu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #13 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:54:43 AM »
LĂNG MỘ DANH TƯỚNG HỒ CƯỠNG


Trên đường quốc lộ 1A, từ cầu Chánh Hòa (thuộc huyện Bố Trạch) đi về phía Đông theo đường huyện lộ chừng 3 km, có một ngôi mộ cổ. Đó là ngôi mộ của vị tướng văn võ kiêm toàn vào cuối đời Trần, có tên chữ là Hồ Phúc Thiện, tên huý là Hồ Cưỡng (còn gọi là Hồ Hồng). Ngôi mộ này thuộc địa phận xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

Hồ Cưỡng sinh vào khoảng niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369) đời Trần Dụ Tông. Ông đã từng làm Giám quân tả thánh dực và làm Đại Trị châu lộ Diễn Châu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư - tập II - Bản kỷ viết: “Quý Dậu năm thứ 6 (1393 - Hồng Đức thứ 26) mùa xuân, tháng giêng, lấy Hồ Cưỡng làm Giám quân tả thánh dực. Cưỡng người Diễn Châu. Quý Ly ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ định đổi theo họ cũ, mới đem Cưỡng làm người tâm phúc”.

Cuối thế XIV, Hồ Cưỡng được Hồ Quý Ly lúc bấy giờ với tước Đại vương bổ làm chánh đội trưởng chỉ huy một đạo quân trên 2.000 người vào đánh ChămPa ở miền Thuận Hóa. Sau khi đến Thuận Hóa, ông đã lấy thêm một bà vợ lẽ và lập nên họ Hồ ở vùng Lý Nhân Nam (tức xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch bây giờ). Từ đó, ông đã chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai và trở thành ông tổ họ Hồ của vùng đất Lý Nhân Nam. Dòng họ Hồ ở Nhân Trạch từ đó được sinh sôi đông đúc. Lúc bấy giờ, ông Hồ Cưỡng được coi là vị tướng tài ba và ông đã cầm quân đi đánh giặc khắp nơi. Gia phả họ Hồ ở Nhân Trạch có ghi lại những trận đánh do ông chỉ huy như trận đánh ở cửa sông Nhật Lệ, ở Phú Hội, ở hồ Bàu Tró...

Ở quê hương Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, ông sinh được 4 người con: 2 trai và 2 gái. Người con trai đầu là ông Hồ Hân, sau này theo giúp Lê Lợi đánh quân Minh, giữ chức quản lĩnh, được phong là Tả quốc công thần. Ông Hồ Nhân giữ chức Tráng vũ tướng quân, Tả hữu trụ quốc đô thống, tước hoan quận công, là một vị tướng giỏi của triều Lê. Hai người con gái của ông Hồ Cưỡng là bà Hồ Thị Hỷ và bà Hồ Thị Sinh lấy chồng đều là những vị tướng tài lúc bấy giờ.

Ngoài ra, con cháu của ông Hồ Hồng ở Nghệ An và Quảng Bình cũng thành đạt, đã có nhiều đóng góp và công lao to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Văn bia họ Hồ ở Quỳnh Lưu - Nghệ An có đoạn ghi: "Đông các Hồ Sỹ Dương, Hoàng giáp Hồ Phi Tích, Hồ Sỹ Đống đã đem tài nội trợ ngoại giao ra kinh bang tế thế. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), Tiến sỹ Hồ Sỹ Tuấn đã dâng sớ chống nghị hoà, tuần vũ Hồ Trọng Đình giữ vững thành an bang, án sát Hồ Bá Ôn tử tiết với thành Nam Định..."

Vì đã có nhiều công lao đóng góp đối với quê hương đất nước nên nhân dân làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An đã rước bài vị ông Hồ Kha là cha và ông Hồ Hồng là con về thờ ở Đền thành hoàng của làng. Cả hai cha con đều được vua Khải Định sắc phong là Dực bảo trung hưng thần (niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924). Sắc phong được tạm dịch như sau:

“Ban sắc làng Quỳnh Đôi, thuộc tổng Phủ Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thờ phụng ông khai canh Hồ Hồng, người đã rõ rệt linh ứng. Nay nhân dịp mừng tứ tuần đại khánh của Trẫm, Trẫm ban chiếu gia ân thăng trật, nay phong ông làm Thần dực Bảo Trung hưng linh phù, chuẩn y cho địa phương thờ phụng thần để thần bảo hộ lê dân của Trẫm. Khai tại triều vua Khải định năm thứ chín, ngày 25 tháng 7”.

Ở Quảng Bình, sau khi sắc phong, nhà vua cũng đã cho xây khuôn viên lăng mộ. Lăng mộ có thành bao quanh xây bằng gạch thời Nguyễn. Trước cổng là hai trụ biểu. Phía trong cổng là bức bình phong. Mặt chính diện của bức bình phong có đắp nổi hình đầu rồng.

Phần mộ là một khối vôi vữa dày có hình bán nguyệt úp sấp phía trên có hai hình khối đặt hình hai con rùa ngoảnh mặt về hai phía Đông và Tây.

Phía trước mộ là tấm bia được xây bằng đá. Mặt trước của bia có khắc bốn câu thơ do vua Khải Định ban tặng:

Ngũ giới nam dương quý khí ngọc cửa thần
Thiên văn uy lệ quý hiền dâng chi mục.
Huyết hoàng quy thuỷ quý thiết ví lâm vi.
Nhật nguyệt như chi quý nhơn trường thuỷ địa.


Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, lăng mộ của ông Hồ Hồng bị xói mòn, hư hỏng và có nguy cơ bị đào bới. Trước tình hình đó, dòng họ Hồ ở Nhân Trạch - Bố Trạch đã chuyển phần mộ của ông về tại khuôn viên lăng mộ dòng họ Hồ ở Nhân Trạch.

Di tích lăng mộ ông Hồ Hồng ởNhân Trạch - Bố Trạch có giá trị lịch sử tiêu biểu, là nơi ghi công một vị Tổ đã có công khai cơ lập ấp ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An và Nhân Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình. Ông xứng đáng là một danh nhân trong lịch sử dân tộc, là ông Tổ của nhiều thế hệ con cháu là những tướng giỏi có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Di tích có giá trị giúp chúng ta làm sáng tỏ mối quan hệ của hai dòng họ Hồ ở Nghệ An và Quảng Bình, hiểu thêm được về thân thế và sự nghiệp của ông Hồ Hồng trong lịch sử dân tộc. Di tích là niềm tự hào không chỉ của hai dòng họ Hồ ở Nghệ An và Quảng Bình mà còn là niềm tự hào của họ Hồ cả nước.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #12 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:49:46 AM »
CHIẾN KHU THUẬN ĐỨC

Trên đường Hồ Chí Minh ngày nay, đoạn đi qua Quảng Bình, tới trụ sở UBND xã Thuận Đức - thị xã Đồng Hới, về phía Nam chừng 2 km, du khách rẽ theo đường liên xã đi vào công trình thủy nông hồ Phú Vinh là đến di tích Chiến khu Thuận Đức - căn cứ địa đầu tiên của Tỉnh ủy, Ủy ban Hành Chính Kháng chiến tỉnh Quảng Bình thời kỳ 1947.

Trong thời Chúa Nguyễn, dân hai làng Thuận Lý và Đức Phổ khai khẩn đất hoang ở khu rừng phía Tây thị xã Đồng Hới, lập ra một cái xóm gọi là xóm Thuận Đức, được nhà nước Phong kiến công nhận là làng Thuận Đức. Sau Cách mạng Tháng Tám, Thuận Đức thuộc xã Trấn Ninh; đến thời kỳ cải cách ruộng đất năm 1956, Trấn Ninh chia thành hai xã nhỏ Nghĩa Ninh và Đức Ninh, Thuận Đức thuộc xã Nghĩa Ninh. Năm 1965, Thuận Đức thuộc vùng đất của phường Đồng Sơn và kể từ ngày 14/7/1998 đến nay Thuận Đức được tách ra, thành lập xã riêng gọi là xã Thuận Đức.

Thuận Đức là một vùng bán sơn địa, nằm sâu trong rừng rậm rộng lớn, cách thị xã Đồng Hới 12 km về phía Tây, lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có đường thượng đạo Bắc - Nam đi qua, địa bàn hoạt động rộng nằm trong thế hiểm trở thuận lợi cho việc tiến công và phòng ngự. Do đó địch không thể tiến đánh một cách dễ dàng. Ngoài ra, Thuận Đức có vùng đất rộng trồng hoa màu để cung cấp lương thực cho kháng chiến. Mặt khác, Thuận Đức là một xóm nghèo được hình thành bởi những cư dân đói khổ bị bọn cường hào áp bức bóc lột không sống được ở những làng ngoại ô thị xã di cư đến. Vì vậy, người dân ở đây một lòng tin vào Đảng, đi theo Đảng. Thuận Đức là nơi địa lợi, nhân hòa để Tỉnh ủy Quảng Bình xây dựng căn cứ địa thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thời kỳ đầu chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tỉnh ủy đã có quyết định đúng đắn là cho sáp nhập ba xã Hưng Ninh, Trấn Ninh, Vĩnh Ninh vào Đồng Hới do thị xã Đồng Hới quản lý toàn diện, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động của thị xã ra vùng ngoại ô rộng lớn, có địa hình rừng núi ở phía Tây để xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, tăng thêm sức người, sức của cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ủy ban Kháng chiến tỉnh giao cho Ủy ban Kháng chiến thị xã Đồng Hới lập chiến khu Thuận Đức làm căn cứ địa cho bộ phận lãnh đạo tiền phương của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến tỉnh trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
Chiến khu Thuận Đức được chia thành 3 vùng:

     + Vùng ngoài: Được gọi là cửa ngõ của chiến khu, ở đây lực lượng dân quân tự vệ vừa canh gác vừa chiến đấu ngăn chặn địch tấn công lên chiến khu.

     + Vùng giữa: Là vùng các cơ quan hành chính, quân sự đóng; ở đây có chợ, trường học, có trạm liên lạc, có trạm xá.

     + Vùng trong cùng: Là vùng dân cư di tản vừa ở vừa trồng trọt.

Ở vòng ngoài chiến khu có chợ kháng chiến để cho dân ’’vùng dưới" đưa cá, mắm, gạo, khoai... trao đổi hàng hóa với dân ’’vùng trên’’ và chủ yếu tiếp tế cho chiến khu.

Chiến khu Thuận Đức sôi động bởi lán trại dân, lán trại của cơ quan hành chính, quân sự, kho tàng, bệnh viện dã chiến, lập chợ. Ủy ban kháng chiến thị xã còn mở trường học, ban đêm mở lớp bình dân học vụ, ban ngày dạy học sinh tiếp tục chương trình giáo dục, lực lượng dân quân tự vệ vừa luyện tập, vừa tăng gia sản xuất. Chiến khu còn là nơi đóng quân của Ban chỉ huy tiểu đoàn 274, Đại đội cảnh vệ chiến đấu thị xã; là trạm đón tiếp, nghĩ chân của các đoàn khách Trung ương, các đơn vị bộ đội vào Nam hay ra Bắc, là trạm tiếp đón các thương binh dừng chân trước khi chuyển ra tuyến sau. Tại đây, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến đã chỉ đạo trực tiếp thị xã Đồng Hới, các huyện, các đơn vị bộ đội, các cơ quan vừa tổ chức chiến đấu tiêu hao sinh lực địch, vừa củng cố và xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài. Đặc biệt, tại chiến khu Thuận Đức đã diễn ra Hội nghị cán bộ Đảng bộ tỉnh Quảng Bình.

Sau khi chiếm được Đồng Hới và đóng chốt ở các điểm xung quanh thị xã, địch tăng cường mở các đợt càn quét đốt phá các làng lân cận, lùa dân về thị xã. Mục tiêu hoạt động quân sự của địch ở thị xã lúc này là bao vây tìm diệt cơ quan chỉ đạo kháng chiến của ta ở chiến khu Thuận Đức. Hàng ngày chúng dùng máy bay và pháo lớn bắn vào chiến khu. Nhiều đợt quân địch tiến lên Thuận Đức thiệt hại, khiến chúng phải dè dặt trong các đợt hành quân cướp phá. Có lần với hỏa lực mạnh, địch đã xông lên Rẫy Cau (vòng ngoài chiến khu Thuận Đức) đốt trạm xá, đốt chợ kháng chiến, đốt lán trại của một số dân cư gây nên một số tổn thất.

Hơn một tháng xảy ra chiến sự, quân Pháp đã chiếm vùng đồng bằng thị xã, lực lượng kháng chiến của ta theo kế hoạch phòng ngự từ lúc đầu, cũng dần rút lên vùng núi. Trước tình thế đó, đầu tháng 5/1947, Tỉnh ủy họp mở rộng tại chiến khu Thuận Đức bàn việc ổn định tình hình, củng cố lực lượng kháng chiến trong tỉnh. Hội nghị chủ trương cho dân hồi cư, một số đảng viên và du kích cũng phải về sống trong dân, chuẩn bị xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài.

Sau Hội nghị tháng 5, ngày 12/8/1947 Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh Đảng bộ ở chiến khu Thuận Đức. Hội nghị đã đánh giá sâu sắc cụ thể tình hình hoạt động của ta, những thủ đoạn của địch bao gồm cả Pháp và ngụy và các Đảng phái phản động, Hội nghị kiểm điểm tất cả các mặt chính trị quân sự, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo đục, giao thông vận tải tiếp tế liên lạc v.v... của mỗi huyện, thị, ban ngành và đoàn thể trong tỉnh; Hội nghị kỷ luật nghiêm khắc đối với một số đồng chí phạm sai lầm trong công tác vận động quần chúng trừ gian diệt tề ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Hội nghị quyết định sáp nhập thị xã Đồng Hới với huyện Quảng Ninh và dời chiến khu của tỉnh từ Thuận Đức ra Tuyên Hóa, biểu hiện sự nhạy bén, sáng suốt nhanh chóng nắm bắt tình hình của tỉnh trong việc chỉ đạo phong trào. Quyết định của Tỉnh ủy làm cho hậu phương Đồng Hới được mở rộng, sức người sức của dồi dào, làm cho kẻ địch khó bao vây cô lập. Chiến khu của tỉnh ở Tuyên Hóa dễ liên lạc với vùng tự do Nghệ An, Hà Tĩnh, gần sự lãnh đạo của khu ủy và xây dựng tiềm lực về mọi mặt để kháng chiến lâu dài.

Nghị quyết tháng 8 năm 1947 của Tỉnh ủy Quảng Bình thực sự là một bước chuyển hướng có tính chất quyết định cho hành động cách mạng của Đảng bộ Quảng Bình. Những chủ trương của Hội nghị cũng là một trong những nội dung chính của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ nhất được khai mạc ngày 6-1-1948 tại hang Đại Hòa (Tuyên Hóa). Hội nghị tổng kết thành tích ưu, khuyết điểm trong một năm lãnh đạo kháng chiến; biểu dương các làng xã chiến đấu, đồng thời khẳng định chủ trương kháng chiến của Đảng bộ là đúng đắn. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Hội nghị cán bộ Đảng ngày 12-8-1947 tại Thuận Đức và sau này chính mảnh đất Thuận Đức đã gợi hướng cho thị xã ’’Tây Tiến’’ lần thứ hai vào đầu năm 1965 tạo nên phường Đồng Sơn, một thời là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình trong những năm chống Mỹ cứu nước.

Năm 1998, Quốc hội quyết định thành lập phường Thuận Đức đã thể hiện được ’’ý Đảng lòng dân’’. Người dân Thuận Đức hôm nay có quyền tự hào đã góp phần vào những chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thuận Đức quyết tâm khắc phục mọi khó khăn ’’vùng sâu vùng xa trong lòng thị xã’’ tạo được sức bật mới để cùng toàn thị xã và toàn tỉnh Quảng Bình bước vào xây dựng cuộc sống mới.

Hiện nay, phần lớn di tích đã chìm sâu trong lòng hồ Phú Vinh-một công trình hủy nông hiện đại, là nơi cung cấp nguồn nước uống cho thị xã Đồng Hới trong tương lai. Vì thế, di tích chỉ còn lại là dấu tích địa điểm, nằm trên đồi Thuận Phong có diện tích 10.000m2.

Chiến khu Thuận Đức chỉ sau hơn 5 tháng tồn tại đã ghi lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Đây là nơi lưu giữ nhiều sự kiện quan trọng của một căn cứ địa kháng chiến đầu tiên của tỉnh ta trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là bước chuẩn bị cho việc thành lập chiến khu lâu dài của tỉnh Quảng Bình ở Tuyên Hóa, để thực hiện cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp giành thắng lợi cùng với khúc khải hoàn tháng 5 năm 1954 lịch sử.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #11 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:44:39 AM »
TRẬN ĐỊA PHÁO QUANG PHÚ

Trận địa pháo Quang Phú trải dài ven biển Nhật Lệ, cách thị xã Đồng Hới 3 km về phía Đông Bắc, thuộc địa phận Xã Quang Phú (trước đây là xã Lộc Ninh). Lộc Ninh là một xã ven biển, có truyền thống anh hùng trong sản xuất và chiến đấu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lộc Ninh là địa bàn ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, là bức “phên dậu” phía Bắc của thị xã Đồng Hới. Nhận thức được điều đó, ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu và hành động của kẻ thù.

Năm 1964, trước những bước leo thang tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tỉnh Quảng Bình đã có kế hoạch cho xây dựng tuyến phòng thủ ven biển Lộc Ninh với hệ thống hầm pháo và lô cốt kiên cố bằng bê tông nữa chìm, nữa nổi trên mặt đất. Hệ thống hầm hào này được bố trí nằm rãi rác dọc ven biển, được xây dựng trên những vùng đất cao, cửa hướng ra biển. Trong mỗi hầm pháo có xây thêm các ngách hầm để khi cần có thể làm nơi trú ẩn an toàn cho các lực lượng chiến đấu của ta. Bên cạnh mỗi hầm pháo là Đài quan sát được xây cao 2,5m và có các bậc thang để lên xuống hầm pháo.

Xen giữa các hầm pháo kiên cố là hệ thống lô cốt được xây theo hình tròn và hình bán nguyệt, có cửa ra vào, phía trên xây bít chỉ chừa lỗ thông hơi. Xung quanh có các lô châu mai để đặt súng chiến đấu.

Từ trận địa là hệ thống giao thông hào được quân và dân Lộc Ninh đào đắp vào đến tận từng thôn. Các tuyến giao thông này được đào sâu từ 1,5 - 2m, hai bên có đóng cọc tre, gỗ để ngăn cát. Vì vậy, trong những năm chiến tranh ác liệt, quân và dân Lộc Ninh vừa đảm bảo chiến đấu bảo vệ bờ biển quê hương, vừa giữ vững sản xuất, đánh bắt hải sản hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, nhiều năm liền HTX Quang Phú của xã Lộc Ninh là lá cờ đầu của Ngành Thủy sản toàn miền Bắc, vinh dự được Quốc hội và chính phủ tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”.

Cuối năm 1966, bị thua đau ở cả hai miền Nam Bắc, đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá, đặc biệt là nhằm vào các tuyến phòng thủ ven biển của ta. Trước tình hình trên, các tỉnh ven biển của ta cũng đã chuẩn bị mọi mặt, kiên quyết đánh thắng ngay từ đầu bước leo thang của đế quốc Mỹ.

Đầu năm 1968, BCH Tỉnh đội Quảng Bình quyết định điều đại đội 10 (C10) pháo binh về bám trụ tại trận địa ven biển Lộc Ninh. Đây là đại đội pháo binh được thành lập vào tháng 12 năm 1965 tại xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, là đơn vị Pháo binh có thành tích bắn cháy, bắn chìm nhiều tàu chiến giặc, được bà con nhân dân ven biển Quảng Bình gọi bằng cái tên “Thần đánh tàu” với tất cả sự mến phục và tin yêu.

Tại trận địa ven biển Lộc Ninh, được sự phối hợp của các lực lượng quân và dân Lộc Ninh, Đại đội 10 đã chiến đấu hàng chục trận, bắn cháy, bắn chìm nhiều tàu chiến Mỹ. Trận đánh đầu tiên trên biển Lộc Ninh là trận đánh ngày 25-4-1968, bắn cháy 2 tàu khu trục của biệt kích Mỹ trong lúc chúng đang đuổi bắt các thuyền dân đánh cá của ta. Đây là trận đánh có ý nghĩa to lớn đối với cuộc chiến tranh đang vào thời điểm ác liệt; đồng thời, chiến công đó cũng đã góp phần thắt chặt thêm tình nghĩa dân - quân và là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho cán bộ, chiến sỹ C10 trong những trận đánh tiếp theo.

Ngày 6-4-1968, cũng tại trận địa ven biển, khẩu đội 12ly7 của đại đội dân quân Lộc Ninh chỉ bằng hai loạt đạn đã bắn cháy một máy bay F4H của đế quốc Mỹ. Cũng là chiếc máy bay thứ 400 trên đất Quảng Bình. Sau chiến công này, Bác Hồ gửi thư khen đồng bào và chiến sỹ Quảng Bình đã bắn rơi 400 máy bay Mỹ. Bác căn dặn: “Quân và dân Quảng Bình hãy phát huy thắng lợi, ra sức học tập và thi đua với đồng bào miền Nam anh hùng, kiên quyết đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần vào sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”.

Trận đánh tiêu biểu nhất tại trận địa ven biển Quang Phú là trận đánh ngày 9-4-1972. Nhờ có sự chuẩn bị từ trước lại được sự phối hợp nhịp nhàng của các lực lượng địa phương nên sau hơn một ngày, dù không tránh khỏi tổn thất, hy sinh, đại đội 10 pháo binh đã bắn tan xác ba tàu khu trục của giặc Mỹ và bắn bị thương hai chiếc khác. Sau trận đánh này, đã có ba chiến sỹ được đứng vào hàng ngũ của Đảng ngay tại trận địa.

Trải qua 8 năm (từ 1964-1972), trận địa ven bờ biển này đã chứng kiến hàng loạt chiến công của quân và dân Quảng Bình, bắn cháy bắn chìm hàng chục tàu chiến của đế quốc Mỹ, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của bọn cướp biển, giữ yên cửa ngõ của thị xã Đồng Hới. Những chiến công của quân và dân Quảng Bình đã góp phần vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Chiến tranh đã đi qua, trận địa pháo Quang Phú giờ đây không còn tiếng bom, tiếng súng. Song những chiến công oanh liệt của quân và dân ta tại trận địa ven biển này đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc. Hiện nay, trải qua thời gian, trận địa pháo đã có nhiều thay đổi, song hệ thống hầm pháo và lô cốt thì gần như vẫn còn nguyên vẹn, hiên ngang đứng giữa trời mưa nắng. Di tích Trận địa pháo Quang Phú chính là bằng chứng sinh động về tinh thần quả cảm kiên cường bám trụ vùng biển quê hương của quân và dân ta, là biểu hiện cho sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân. Di tích có giá trị giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cũng như truyền thống đánh giặc của cha ông đối với các thế hệ. Bên cạnh đó, di tích còn có giá trị trong việc tham quan du lịch đối với du khách trong nước và nước ngoài. Tương lai không xa, di tích Trận địa pháo Quang Phú sẽ là một điểm sáng về du lịch bên cạnh bãi tắm Nhật Lệ đầy quyến rũ vẫy gọi khách thập phương về với Đồng Hới, với Quảng Bình yêu thương và anh dũng.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #10 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:40:25 AM »
SỞ CHỈ HUY, BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 1965 - 1973

Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình thời kỳ 1965 - 1973 nằm trên đồi Mỹ Cương thuộc địa phận xã Nghĩa Ninh. Từ trung tâm thị xã Đồng Hới, du khách đi hết đường Trần Hưng Đạo, rẽ trái theo đường Hà Huy Tập đến ngã ba trạm điện rẽ trái về đường liên thôn chừng 1 km là đến di tích.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình là hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, đồng thời là tiền tuyến, đầu cầu của miền Bắc XHCN. Nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, TNXP đã trực tiếp bám trụ chiến đấu, cùng với quân dân Quảng Bình bám trụ chiến đấu, đánh địch bảo vệ các tuyến vận tải, bảo vệ lực lượng kho tàng, đảm bảo cho việc cất dấu, vận chuyển sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến. Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình đảm nhiệm vai trò quan trọng là nơi hoạch định kế hoạch, là trung tâm chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu trên mặt trận Nam Quân khu IV và chiến trường Nam - Lào, Trung - Lào nói chung, trên địa bàn Quảng Bình nói riêng.

Trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô ngày càng lớn và vô cùng ác liệt, nhằm thực hiện mưu đồ ngăn chặn mọi sự chi viện của miền Bắc và của bạn bè quốc tế vào miền Nam, phá hoại tiềm lực quốc phòng, kinh tế và công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Chỉ trong tháng 2 - 1965 đế quốc Mỹ đã liên tiếp mở hai chiến dịch “Mũi lao lửa I và II” ồ ạt ném bom vào thị xã Đồng Hới. Tháng 3-1965 để kịp thời đảm bảo chỉ đạo chỉ huy chiến đấu và phối hợp các lực lượng chiến đấu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuyển Sở chỉ huy đóng ở trung tâm thị xã Đồng Hới (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình đang đóng hiện nay), lên đồi Mỹ Cương cách trung tâm thị xã Đồng Hới 5 km về phía Tây. Đồi Mỹ Cương là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng, có tầm nhìn bao quát xa, thuận lợi về mặt giao thông liên lạc. Từ đây cơ quan đầu não của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có thể chỉ đạo, chỉ huy được toàn bộ lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.

Tháng 6-1966, công việc xây dựng hầm hào được hoàn tất, kiên cố với quy mô xây dựng trên diện rộng, cây cối bao quanh, có hệ thống giao thông hào nối giữa các hầm: có tất cả 7 hầm và một nhà khách. Công trình xây dựng ở đây mang tính chất lâu dài thể hiện sự kiên cường bám trụ vững chắc của quân dân Quảng Bình. Trong những năm đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt ở đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, đề ra nhiều Nghị quyết, bàn về các phương án tác chiến chỉ đạo các trận đánh lớn. Tại đây, Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu IV, Bộ tư lệnh các chiến dịch đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Trị - Thiên và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang trên địa bàn Nam Quân khu IV, chiến trường Trị -Thiên và mặt trận Trung - Lào. Cũng tại Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo chỉ huy quân dân trong tỉnh phối hợp với các đơn vị, bộ đội chủ lực chiến đấu vừa bắn cháy, bắn rơi, bắn chìm nhiều tàu chiến, máy bay Mỹ vừa đảm bảo thông đường, thông xe, thông hàng: chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương, dân công tự vệ phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên, Trung - Lào thời kỳ 1968 - 1972.

Ngoài ra, Sở chỉ huy quân sự tỉnh còn là nơi làm việc của Thường vụ Tỉnh ủy với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội và các đoàn khách quốc tế, nơi quan hệ chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Đoàn 559 để phối hợp hoạt động các lực lượng vận tải Trung ương và địa phương.

Qua hơn 7 năm bám trụ tại đồi Mỹ Cương, cách trung tâm thị xã không xa, Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình vẫn vững vàng trong lòng đất, bảo đảm an toàn cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ, vai trò sứ mệnh lịch sử của mình góp phần vào chiến công chung của dân tộc, xứng đáng là một địa danh lịch sử trong cuộc kháng chiến, chống Mỹ cứu nước.

Hiện nay, di tích vẫn giữ nguyên trạng nhà khách, ba hầm cạnh nhà khách và nằm bên trái khuôn viên trường quân sự.

Nhà khách: Được xây dựng theo kiến trúc 4 gian, hai chái, được xây bằng gạch, lợp ngói, có mái hiên xung quanh, có tiền sảnh trước mặt và được chia làm ba gian. Gian giữa rộng dùng để họp hành, hai gian nhỏ hai bên dùng làm phòng khách.

Hầm: Ba hầm đều hình chữ Z, đều có thân hầm, hai cửa hầm, hai đường lên xuống, mái hình vòm. Đặc biệt hầm số 1 và hầm số 3 được thiết kế hầm nổi, đều có sự gia cố hầm, dày 0,5m.

Hầm số 1: Mái hình vòm chữ A, có chiều dài 7,4m, rộng 5,7m, độ sâu 1,9m.

Hầm số 2: Được thiết kế hầm chìm, có chiều dài 13,9m, rộng 5,7m, độ sâu 3,5m, tường hầm dày 0,3m.

Hầm số 3: Độ sâu 2,4m có chiều dài 10m, rộng 5m, tường hầm đày 0,3m.

Di tích lịch sử Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình là bằng chứng về một quá khứ hào hùng của quê hương Quảng Bình. Di tích trở thành nơi biểu hiện cao nhất tinh thần gan dạ, anh dũng của quân và dân Quảng Bình, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bom đạn khốc liệt vẫn kiên cường bám trụ chiến đấu “Một tấc không đi một ly không rời”, đảm bảo tốt nhiệm vụ là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc XHCN góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #9 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:34:48 AM »
LUỸ THẦY

Người Quảng Bình, từ người dân quê đến nhà nho học thuở Xưa, không mấy ai không biết đến câu ca dao:

’’Luỹ Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu’’

Luỹ Thầy (còn gọi là luỹ Đào Duy Từ) gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Luỹ Thầy được ông hiến kế xây dựng bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nó là một hệ thống thành luỹ mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII- XVIII) gồm các luỹ: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc Thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.

1. Phòng tuyến Trường Dục

Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiền vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân luỹ rộng 6m.

Luỹ được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.

2. Phòng tuyến Nhật Lệ

Sau khi đắp xong luỹ Trường Dục, đến năm 1631 chúa Nguyễn lại tiếp tục cho xây luỹ Nhật Lệ. Luỹ cao 1 trượng 5 thước (6m), dài hơn 3000 trượng (12km), ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Luỹ Nhật Lệ được chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ nam sông Long Đại. Đoạn thứ hai từ Cầu Dài chạy về đến cửa Nhật Lệ. Luỹ nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đồng Phú, Hải Thành (thị xã Đồng Hới).

3. Lũy Trường Sa

Được xây dựng vào năm 1633, sử cũ không nói rõ luỹ này dài bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là luỹ chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh (thị xã Đồng Hới), từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh).

Trên chiều dài 3000 trượng (12km) của luỹ từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện nay chỉ còn lại 3 cửa:

    - Cửa Tấn Nhật Lệ

    - Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng.

    - Cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng Bình Quan.

Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong thành. Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước (8,4m), rộng 2 trượng 5 thước (10m), cao 5 thước (2m), thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước (58,4m), cao 3 thước (1,2m). Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách Cầu Dài chừng vài trăm mét về phía Bắc.

Trong suốt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ bị thất thủ mà ngược lại đã giáng cho quân Trịnh nhiều đòn đau. Năm 1633 Trịnh Tráng kéo quân đến cửa biển Nhật Lệ dàn trận đánh quân Nguyễn, bị quân Nguyễn đánh cho tơi bời, quân Trịnh vứt bỏ xe pháo mà chạy không dám ngoái đầu lại. Năm 1648 quân Trịnh tấn công quân Nguyễn tại luỹ Trường Dục nhưng chẳng những không đạt được mục đích của mình mà còn thiệt hại nghiêm trọng: 3000 lính cùng với 3 tướng lĩnh cao cấp bị bắt làm tù binh (l). Đến năm 1672 quân Trịnh với lực lượng hùng hậu đã tiến đánh vào luỹ Nhật Lệ và đây là lần giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử cuộc nội chiến với 6 lần liên tục tấn công vào mặt luỹ nhưng vẫn không được. Cuối cùng quân Trịnh phải ôm hận rút lui và không cách nào hạ được luỹ.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc quân sự, luỹ Đào Duy Từ đã được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia.

Hiện nay, tuy luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn có một số đoạn còn lưu giữ được đấu tích, rõ nét nhất là đoạn luỹ sát cửa sông Nhật Lệ hiện còn vết tích là một gò cao, cây cối mọc xanh tươi, góp phần tạo cảnh quan cho thị xã; hay đoạn luỹ Trường Dục ngày nay đã được nhân dân trồng cây chắn gió góp phần hạn chế thiên tai.

Đến với Quảng Bình ngày nay du khách có thể qua những dấu tích đó để phần nào hình dung được dáng vẻ xưa của nó và chiêm nghiệm được những điều mà sử sách đã ghi chép. Du khách sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về một công trình kiến trúc quân sự, một tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến nước ta. Nó cũng thể hiện được một tài năng quân sự, một tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.

Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn đã lùi xa hơn ba thế kỷ, luỹ Đào Duy Từ cũng có nhiều đoạn hiện mất dấu xưa, nhưng những ảnh hưởng, những vết tích văn hóa của thời kỳ đó vẫn đang còn tồn tại trên đất Quảng Bình. Điều đó được thể hiện qua một số 1ễ hội hiện có tại đây như: Lễ hội cướp cù ở làng Trấn Ninh (nay là phường Đồng Phú) vốn là một môn thể thao trong quân lính nhà Nguyễn thời bấy giờ; hay lễ hội bơi trãi hiện nay của cư dân năm làng quanh Đồng Hới cũng vậy, nó vốn có nguồn gốc từ các đội thuỷ quân nhà Nguyễn xưa kia.

Ngày nay luỹ Đào Duy Từ đang cùng với các điểm du lịch khác như động Phong Nha, bãi biển Nhật Lệ, thành Đồng Hới... tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và từ đó tạo ra những lợi ích về kinh tế góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế du lịch tỉnh nhà ngày một phát triển hơn.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #8 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:30:15 AM »
KHU GIAO TẾ QUẢNG BÌNH

Sau hòa bình lập lại năm 1954, cùng với việc triển khai xây dựng lại tỉnh Quảng Bình, ủy ban Hành chính tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban Giao tế Quảng Bình.

Ra đời từ những ngày đầu còn nhiều khó khăn về mọi mặt, lại bỡ ngỡ trong lĩnh vực hoạt động mới. Giao tế Quảng Bình đã từng bước làm quen với công tác, đảm bảo việc nghỉ ngơi, ăn uống và điều kiện công tác cho các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc ở Quảng Bình.

Những tình cảm mà Giao tế Quảng Bình dành cho các đoàn khách xứng đáng được lịch sử ghi nhận. Ở vị trí tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nằm trên con đường giao thông Bắc - Nam. Vì vậy, khối lượng các đoàn khách qua lại Quảng Bình rất lớn. Hơn nữa trong những năm cùng với cả nước xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam, Quảng Bình là tỉnh lập được nhiều thành tích xuất sắc, là quê hương của phong trào thi đua “hai giỏi” (chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi). Do đó, Quảng Bình luôn được sự thăm hỏi của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của bầu bạn trên thế giới.

Giao tế Quảng Bình luôn theo sát hoạt động của ủy ban tỉnh. Nhiệm vụ đầu tiên mà Giao tế Quảng Bình hoàn thành là phục vụ phái đoàn Quốc tế giám sát Hiệp định Giơnevơ.

Đóng trụ sở tại thị xã Đồng Hới, thời kỳ trước chiến tranh phá hoại, Giao tế Quảng Bình làm nhiệm vụ đưa đón các đoàn cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc, các đoàn đồng bào giới tuyến sơ tán tránh xa vùng chiến sự, các đoàn khách và các đoàn nước ngoài đến thăm và công tác ở tỉnh nhà.

Giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Thị xã Đồng Hới là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Hàng ngày, hàng giờ bom đạn không ngưng dội xuống thị xã bên bờ Nhật Lệ. Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục công tác, các cơ quan đóng ở trung tâm thị xã phải chuyển về các vùng xa. Giao tế Quảng Bình từ thị xã Đồng Hới chuyển lên phía tây, đóng ở đồi Đức Ninh. Đến địa điểm mới chưa được bao lâu thì cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ngày càng mở rộng phạm vi và mức độ ác liệt Giao tế Quảng Bình lại tiếp tục sơ tán, cơ quan chia thành nhiều nhóm nhỏ, đóng tại nhiều địa điểm như Cộn, Nghĩa Ninh, Lý Ninh, Bố Trạch... Thời gian này để đảm bảo hoạt động, các nhóm công tác đã đi vào dân và cùng với dân lo việc đón khách. Chiến sự căng thẳng, giao tế Quảng Bình đã tổ chức làm hầm hố vững chắc để khách trú ẩn an toàn.

Trong điều kiện chiến tranh, lại sơ tán qua nhiều địa điểm, nhưng vượt lên khó khăn, tập thể cán bộ nhân viên Giao tế Quảng Bình vẫn làm tròn nhiệm vụ, đạt kết quả cao nhất. Các đoàn khách đến Quảng Bình đều khâm phục tinh thần phục vụ và những tình cảm mà Giao tế đã dành cho khách.

Sau chiến thắng Mậu Thân (1968) tình hình nội bộ nước Mỹ càng trở nên rối ren, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao. Ngày 31-9-1968, Mỹ buộc phải tuyên bố “ném bom hạn chế” miền Bắc. Thực tế, đây là sự điều chỉnh khu vực ném bom với một nhịp độ và cường độ lớn hơn gấp bội từ vĩ tuyến 20 trở vào. Quảng Bình là nơi địch tập trung đánh phá ác liệt nhất, từ tháng 4 đến tháng 8-1968 địch đã huy động trên 12.000 phi vụ ném bom Quảng Bình. Trong những ngày đó, giao tế Quảng Bình vẫn đảm bảo an toàn về tính mạng và hoàn thành công tác phục vụ khách.

Bước sang năm 1970, chiến sự có phần bớt căng thẳng ở Quảng Bình. Trên các chiến trường, quân và dân ta đã giành những thắng lợi lớn. Để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới, ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình quyết định triển khai xây dựng khu Giao tế Quảng Bình tại đồi Đức Ninh.

Nhưng khi công việc xây dựng khu giao tế ở đồi Đức Ninh chưa hoàn thành thì giặc Mỹ lại gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ hai. Một lần nữa giao tế Quảng Bình lại sơ tán lên vùng Cộn.

Năm 1972, bằng trận thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng, quân và dân ta đã bắn rơi hàng chục máy bay địch.

Năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, miền Bắc trở lại hòa bình, Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ thị cho Quảng Bình gấp rút xây dựng lại khu giao tế Đức Ninh để kịp thời phục vụ nhiệm vụ mới.

Ra khỏi chiến tranh, Quảng Bình mang trên mình đầy những vết thương, cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá nghiêm trọng. Thị xã Đồng Hới bị bom địch san thành bình địa. Trong hoàn cảnh ấy, Quảng Bình vẫn dồn sức xây dựng khu Giao tế Đức Ninh. Đến đầu tháng 3 -1973, khu Giao tế Đức Ninh cơ bản được hoàn thành với khuôn viên rộng 3,8 ha.

Khuôn viên khu Giao tế Đức Ninh được chia thành 2 khu, khu A và khu B.

Khu A là khu nhà nghỉ dành cho khách trong nước.

Khu B là khu nhà nghỉ dành cho khách quốc tế.

Ngoài khu nhà nghỉ, còn có các nhà làm việc, hội trường (đã từng diễn ra lễ trình quốc thư của Đại sứ các nước cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; tổ chức họp báo Quốc tế...) và một số công trình phụ trợ khác.

Khu Giao tế được xây dựng trong một thời gian ngắn nhưng vẫn mang dáng vẻ bề thế, khang trang với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt thiết yếu như điện, nước máy, vườn hoa, cây cảnh.

Tại đây, cán bộ khu Giao tế Đức Ninh đã phục vụ chu đáo các đoàn khách đến thăm và làm việc ở Quảng Bình. Tháng 3 -1973, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc đoàn kết Cămpuchia do Hoàng thân Nôrôđôm Xihanúc đến nghỉ tại khu giao tế Đức Ninh trên đường từ Hà Nội vào miền Nam để qua thăm vùng giải phóng Đông Bắc Cămpuchia - Đoàn nghỉ lại ở khu Giao tế Đức Ninh để chuẩn bị theo tuyến giao liên vào Nam. Cùng đi với Hoàng thân còn có bà Hoàng Mônníc và nhiều quan chức cấp cao khác. Trung ương chỉ thị cho Quảng Bình cần tổ chức đón tiếp đoàn thật chu đáo. Chấp hành chỉ thị, cán bộ Giao tế Đức Ninh gấp rút chuẩn bị điều kiện ăn, nghỉ tốt nhất cho đoàn. Trước lúc chia tay, Hoàng thân Nôrôđôm Xihanúc đã gửi tặng mỗi cán bộ giao tế một tấm vải hoa, đó là quà của nhân dân Cămpuchia tặng cho Hoàng thân, nay ông tặng lại cho cán bộ Giao tế Đức Ninh.

Tháng 7-1973, khu Giao tế Đức Ninh đón đoàn ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình dẫn đầu. Cùng đi có các ông Nguyễn Hữu Thọ, Hòa thượng Thích Đôn Hậu... Đoàn ở Quảng Bình để đón tiếp và nhận trình Quốc thư của đoàn đại sứ các nước trên thế giới đến làm việc và đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Chính phủ (Rumani, anbani, Angiêri, Mông Cổ, Mali, Nam Tư, Ghinê, Cămpuchia...)

Đặc biệt, tháng 9 - 1973, khu Giao tế Đức Ninh vinh dự đón đoàn khách cao cấp của Đảng và Nhà nước Cu-Ba do đồng chí Phi Đen Caxtơrô dẫn đầu (về phía Việt Nam còn có đồng chí Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Chính phủ cùng đi). Đoàn đến thăm Quảng Bình, và từ Quảng Bình vào vùng đất mới giải phóng Quảng Trị. Lần đầu tiên trong lịch sử, có một nguyên thủ quốc gia bầu bạn đến thăm Quảng Bình, đặc biệt còn thăm vùng mới giải phóng ở phía Nam sông Bến Hải. Chuyến thăm của đoàn là biểu hiện cao đẹp tình cảm anh em keo sơn gắn bó của nhân dân Cu Ba và Việt Nam. Chủ tịch Phi Đen dành nhiều tình cảm cho nhân dân Việt Nam anh hùng. Với Quảng Bình, Chủ tịch rất khâm phục tinh thần sản xuất và chiến đấu giỏi của nhân dân Quảng Bình. Trong lần đến thăm Việt Nam này, Chủ tịch phiđen đã quyết định dành cho Quảng Bình một món quà rất có ý nghĩa. Đó là xây dựng ở thị xã Đồng Hới một bệnh viện lớn, với trang thiết bị hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Quảng Bình.

Đầu năm 1974, đồng chí Trường Chinh vào làm việc và thăm Quảng Bình. Cán bộ Giao tế Đức Ninh được vinh dự chăm sóc nơi ăn, nơi nghỉ và điều kiện đi lại công tác cho đồng chí.

Từ 10-17/2/1974, khu Giao tế Đức Ninh đón đoàn đại biểu Đảng Cộng sản do đồng chí Pie Trôlgreo, ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ý dẫn đầu.
Trung tuần tháng 6/1974, đồng chí Hà Thị Quế, Chủ tịch Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đến thăm Quảng Bình, trong những ngày công tác ở Quảng Bình, đồng chí đã nghĩ lại khu giao tế Đức Ninh.

Ngày 10-12/10/1974, đón đoàn đại biểu của Tổ chức đoàn kết Á Phi đến thăm Quảng Bình.

Đoàn đại biểu của Tổ chức kinh tế Chính phủ Hunggari do Phó Thủ tướng Janes dẫn đầu vào thăm vùng giải phóng ở miền Nam, lúc vào cũng như lúc ra đều nghỉ và làm công tác chuẩn bị tại khu Giao tế Đức Ninh (17-30/10/1974).

Tháng 01/1975, khu Giao tế Đức Ninh đón đoàn cán bộ cao cấp của Chính phủ ta do đồng chí Lê Đức Thọ dẫn đầu vào Quảng Bình làm việc.

Cũng trong tháng 01/1975, giới văn nghệ sỹ Liên Xô(cũ) do họa sĩ Stanistav dẫn đầu vào thăm Quảng Bình và nghỉ lại ở khu Giao tế Đức Ninh trong 3 ngày.

Ngày 01/5/1975, khu Giao tế đã tổ chức chiêu đãi thủy thủ của tàu Yangmin - sten Trung Quốc khi họ đang bốc dỡ hàng ở Cảng Nhật Lệ nhân nhân ngày Quốc tế lao động.

Ngày 17-21/4/5/1975, đón đoàn đại biểu của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Cay Xỏn phong Vi Hản dẫn đầu đến Quảng Bình công tác.

Từ 1975 đến 1980, khu Giao tế là nơi đoàn chuyên gia Liên Xô (cũ) ở để xây dựng nhà máy điện điêden Đồng Hới...

Không thể kể hết và đầy đủ các đoàn khách đến Quảng Bình cũng như những tình cảm mà tập thể cán bộ nhân viên khu Giao tế Đức Ninh dành cho khách, khu Giao tế Đức Ninh vinh dự tự hào thay mặt nhân dân cả tỉnh đón, phục vụ các vị khách quý trong và ngoài nước đến với Quảng Bình.

Hình ảnh sinh động trong những năm tháng quảng bình chiến đấu, sản xuất và lao động mãi mãi khắc ghi trong lòng mỗi người dân Quảng Bình nói chung, của mỗi người dân Đức Ninh, của cán bộ nhân dân khu Giao tế Đức Ninh nói riêng. Hiện nay, khu Giao tế Quảng Bình về cơ bản vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn (các khu nhà nghỉ, nhà làm việc, hội trường...).

Đặc biệt, căn phòng Chủ tịch Phi đen từng nghỉ lại được bảo tồn nguyên vẹn từ nội thất, đồ dùng sinh hoạt cá nhân... Khu di tích ở phía Tây thị xã Đồng Hới, cạnh di tích trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh. Với nhiều thuận lợi về giao thông, du khách sẽ dễ dàng đến với di tích để hiểu hơn về những tình cảm của nhân dân Quảng Bình dành cho đồng chí, bầu bạn bốn phương, cũng như những tình cảm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè Quốc tế đối với nhân dân Quảng Bình.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #7 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:20:02 AM »
TRẬN ĐỊA PHÁO LÃO DÂN QUÂN ĐỨC NINH

Xã Đức Ninh ở phía tây thị xã Đồng Hới. Đức Ninh duy nhất chỉ có một đồi cao đồi Đức Ninh nằm ở trung tâm xã, diện tích rộng 5,8 ha, từ đồi Đức Ninh theo đường chim bay chừng 3 đến 4 km là biển và rừng. Sự ưu đãi của thiên nhiên tạo nên vẽ đẹp, sự nên thơ của đồi Đức Ninh.

Đường lên Cộn (nối quốc lộ 1A với quốc lộ 15A) chia đồi Đức Ninh thành 2 phần. Phần phía Nam là nơi có trận địa pháo của lão dân quân Đức Ninh bắn rơi máy bay Mỹ năm1967.

Du khách đến với di tích có thể đi bằng nhiều loại phương tiện. Từ sân bay Đồng Hới, từ Ga xe lửa Đồng Hới hay từ cảng biển Nhật Lệ đi vào trung tâm thị xã Đồng Hới. Từ Quảng Bình quan (một di tích đã được xếp hạng) có thể bằng ô tô, xe máy, xe đạp du khách theo đường Lê Lợi đi về phía tây chừng 3 km là tới di tích.

Những ngày chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Đức Ninh bị địch đánh phá rất ác liệt. Cũng như ở Đồng Hới, ở Đức Ninh địch dội bom liên tục cả ngày lẫn đêm, không một ngôi nhà nguyên vẹn còn sót lại sau chiến tranh phá hoại của địch. Mọi hoạt động của nhân dân đều chuyển sang thời chiến, Đức Ninh đã cùng cả nước, cả tỉnh thi đua chiến đấu và sản xuất.

Trước tình hình mới, để đánh trả hành động xâm lược của địch, Đức Ninh đã thành lập các đơn vị dân quân tự vệ sẵn sàng đánh trả địch bảo vệ xóm làng. Được sự quan tâm của huyện đội Quảng Ninh về việc huấn luyện chiến đấu, lại hăng hái tập luyện, vì vậy lực lượng dân quân của Đức Ninh đã sớm lập được những chiến công lớn.

Ngày 22/8/1966, lúc 17 giờ 18 phút tại Eo Đa lực lượng dân quân xã đã bắn rơi chiếc máy bay F105. Tiếp đến ngày 18/5/1967 đơn vị dân quân Đức Ninh lại nổ súng, hòa cùng tiếng súng của lưới lửa phòng không trên địa bàn bắn rơi tại chỗ một máy bay F4H.

Những ngày chiến tranh ác liệt, Đức Ninh không những “chiến đấu giỏi” mà còn “sản xuất giỏi”. Nhân dân Đức Ninh ra sức thi đua lao động sản xuất trên đồng ruộng, lợi dụng những lúc địch không đánh phá, nhân dân vẫn ra đồng cày cấy. Xã động viên bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa giống mới vào canh tác... Chính vì vậy, Đức Ninh là một trong những địa phương đầu tiên ở Quảng Bình đạt năng suất lúa 5 tấn/ha.

Nói đến Đức Ninh, một điều không thể không nói đến là thành tích của các lão quân xã nhà. Với truyền thống: “giặc đến nhà, trẻ già đều là chiến sỹ” - Đó là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Căm thù bọn giặc Mỹ không để cho nhân đân ta sống trong hòa bình xây dựng, các cụ lão ở Đức Ninh đã thi đua cùng con cháu, quyết tâm lập thành tích. Không quản tuổi cao, sức yếu, các cụ viết quyết tâm thư gửi lên lãnh đạo cấp trên đề nghị thành lập một đơn vị pháo để chiến đấu bảo vệ xóm làng.

Ngày 01/12/1967, trung đội lão dân quân Đức Ninh được thành lập, đơn vị được biên chế gồm 11 cụ, tuổi đời từ 55 đến 70. Trang bị vũ khí gồm súng phòng không 12 ly 7, súng trường CKC.

Ngay sau ngày thành lập, các cụ đã bắt tay vào việc luyện tập. Được sự giúp đỡ của huyện đôi Đức Ninh về kỹ thuật, chiến thuật, các cụ đã sớm trở thành những pháo thủ thực sự. Vừa huấn luyện, các lão quân vừa xây dựng trận địa, hầm hào chiến đấu, chọn nơi đặt pháo, nơi chứa đạn, phân công bố trí các tổ trực chiến, liên lạc, cứu thương, hậu cần...

Nhận thấy đồi Đức Ninh có nhiều ưu thế về quân sự, mặc dù ở đây là nơi địch giặc đánh phá ác liệt nhất trong xã nhưng các cụ vẫn bố trí tại đồi 2 trận địa pháo. Một trận địa ở Đông Bắc đồi, một trận địa ở phía Đông Nam, mỗi trận địa đều sử dụng một lô cốt cũ để làm hầm trú ẩn và làm kho chứa đạn.

Thế trận đã bày sẵn chờ giặc tới. Đêm 16, rạng ngày 17/12/1967, lợi dụng đêm khuya, trời rét, một máy bay địch từ hướng Đông bay vào trận địa. Chúng bay rất thấp hòng thoátt khỏi sự phát hiện của ra-đa phòng không quân đội ta. Khi máy bay địch vào gần đến cầu Bình Phúc, cách trận địa phía Nam chừng 400 mét, các cụ đã phát hiện và nhanh chóng vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Lúc địch bay vào đúng tầm súng 12 ly 7, trong trận đầu ra quân, các lão quân Đức Ninh đã quật nhào máy bay Mỹ. Bị trúng đạn, chiếc F4H bốc cháy sáng rực cả trời đêm Đồng Hới rồi lộn nhào xuống biển.

Như vậy, chỉ 15 ngày sau khi thành lập, trong trận đầu nổ súng đối mặt với kẻ thù, trung đội lão quân Đức Ninh đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay Mỹ. Chiến công các lão quân Đức Ninh lập được là bằng chứng sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của sức mạnh chiến tranh nhân đân Việt Nam. Tuổi cao chí càng cao, khí phách các cụ bắt nguồn từ hội nghị Diên Hồng xưa được nhân thành sức mạnh trong hoàn cảnh mới. Các lão quân Đức Ninh lập công ở Quảng Bình, cùng với chiến công của các lão quân ở Hoàng Hóa (Thanh Hóa)... của những bà mẹ như mẹ Suốt, bà má Hậu Giang... là những điển hình của sức mạnh dân tộc trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Để động viên và cổ vũ chiến công của trung đội lão quân Đức Ninh, ngày hôm sau (18/12/1967) Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình quyết định tặng bằng khen. Mặt trận Tổ quốc tỉnh gửi thư khen ngợi. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công và Huân chương Quân công. Ngoài ra, quân khu IV còn tặng trung đội một radio để các cụ nghe tin tức.

Nhận được tin, Bác Hồ rất phấn khởi. Bác đã gửi tặng mỗi cụ một huy hiệu của Người, một tấm áo bông.

Trong những năm sau đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ đã nhiều lần đến thăm đơn vị. Các đoàn khách quốc tế, các đoàn nhà báo, quay phim trong và ngoài nước cũng nhiều lần đến đưa tin về thành tích mà các lão quân Đức Ninh lập được.

Một vinh dự nữa là một số cụ còn được Chính phủ mời ra Hà Nội để trực tiếp báo cáo thành tích với Trung ương.

Đến hôm nay, các pháo thủ thuộc trung đội pháo lão quân năm xưa người còn, người mất, nhưng chiến công của các cụ vẫn mãi sáng ngời, ghi đậm trang sử hào hùng của dân tộc.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #6 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:10:45 AM »
CÁC ĐIỂM DI TÍCH BÁC HỒ VỀ THĂM QUẢNG BÌNH

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ, người Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam, sự nghiệp của Người vẫn được toàn Đảng và toàn dân ta tiếp tục thực hiện.

Lúc còn sống và làm việc, Bác đã dành cho Quảng Bình tình cảm vô vàn mến thương và sự ưu ái đặc biệt. Bởi vì hơn ai hết, với tầm nhìn xa của một vị lãnh đạo, nhà chiến lược quân sự thiên tài, Bác Hồ đã thấy được tầm quan trọng của mảnh đất nắng gió miền Trung này. Bác đã chỉ rõ: “Quảng Bình và Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp với miền Nam. Mọi việc làm tốt hay xấu của các cô, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền Nam, đều có ý nghĩa đối với việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động liều lĩnh gì thì Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng chúng trước hết”.

Ngày 16-6-1957, quân và dân Quảng Bình vui sướng, vinh dự và tự hào được đón Bác vào thăm quê hương. Dẫu rằng thời gian Bác lưu lại nơi đây là quá ít ỏi, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của mỗi người dân Quảng Bình nhưng với khoảnh khắc lịch sử ấy, Người đã để lại mãi mãi cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Quảng Bình những tình cảm thiêng liêng, những lời dạy bảo ân cần và tấm lòng yêu thương vô bờ bến. Những địa điểm mà Người đến, nay đã trở thành những di tích lịch sử quý giá của Quảng Bình.

1. Sân bay Lộc Đại - Đồng Hới

Sân bay Lộc Đại là nơi đầu tiên đón Bác đến Quảng Bình. Sau khi nhận được điện của Trung ương, biết được ngày giờ chính thức Bác đến, các đồng chí trong thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình đã khẩn trương họp bàn để chuẩn bị tinh thần đón Bác. Ai cũng hào hứng muốn nhanh được gặp Bác nên đã tập trung ra sân bay để đón Bác.

Đúng 8 giờ 30 phút ngày 16-6-1957, máy bay chở Bác hạ cánh xuống sân bay. Bác rất cảm động trước sự đón tiếp của nhân dân Quảng Bình. Bác ân cần thăm hỏi, bắt tay thân mật đoàn đại biểu ra đón Bác.

2. Trụ sở Ủy ban Hành chính tỉnh (nay là địa điểm trụ sở Công an tỉnh)

Rời sân bay, đoàn xe đã chở Bác về trụ sở Uỷ ban Hành chính tỉnh. Sau khi đi thăm một vòng quanh trụ sở, Bác đã có cuộc gặp gỡ, làm việc với các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ. Bác quan tâm thăm hỏi đến các cán bộ, nhân viên của mọi cấp, mọi ngành. Bác cũng không quên dành một ít thời gian cho các đoàn đại biểu của dân tộc ít người như dân tộc Vân Kiều (Lệ Thuỷ), dân tộc Khùa, Mày (Tuyên Hóa), các đoàn đại biểu nhân sỹ trí thức và đoàn đại biểu tôn giáo. Bác mong muốn tất cả hãy ra sức cố gắng, đoàn kết một lòng để xây dựng quê hương cũng như làm tròn trọng trách là hậu phương vững chắc của tiền tuyến miền Nam anh hùng.

3. Hội trường Tỉnh ủy Quảng Bình (nay là khuôn viên Bảo tàng tỉnh)

15 giờ ngày 16 tháng 6, Bác đã có cuộc gặp mặt với 500 đại biểu cốt cán tại Hội trường Tỉnh uỷ, Bác đã chuyển lời thăm hỏi ân cần của Trung ương Đảng, Chính phủ, nhất là với số cán bộ, đồng bào Vĩnh Linh không có mặt hôm đó. Bác đã biểu dương cán bộ, nhân dân Quảng Bình, Vĩnh Linh đã có nhiều đóng góp trong thời kỳ kháng chiến và những năm đầu xây dựng hòa bình cũng như công tác cải cách ruộng đất.

4. Sân Vận động Đồng Hới (nay dã được xây dựng lại với quy mô to đẹp hơn)

Sân Vận động thuộc phường Đồng Phú, cách quốc lộ 1A khoảng 100m về phía Đông và cách Quảng Bình quan khoảng 200m về phía Nam.

Sân Vận động Đồng Hới là nơi cán bộ và nhân dân Quảng Bình tổ chức mít tinh lớn để đón Bác vào 16 giờ ngày 16-6. Tại đây, một cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm nhưng rất đỗi thân tình. Bác đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ chuyển đến toàn thể nhân dân Quảng Bình - Vĩnh Linh lời chào thân ái. Bác biểu dương khen ngợi Quảng Bình và Vĩnh Linh. Bác nêu lên một số nhiệm vụ phải làm trước mắt và động viên cán bộ, nhân dân hai tỉnh Quảng Bình - Vĩnh Linh hãy ra sức cố gắng hơn nữa để làm tròn trọng trách là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.

Thay mặt nhân dân Quảng Bình, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đã hứa với Bác là sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm, đáp ứng lòng mong mỏi của Bác cũng như sự tin yêu của đồng bào miền Nam.

5. Nhà nghỉ Sư đoàn 325 và Bãi tắm Nhật Lệ (nay nằm trong khuôn viên của Công ty Thủy sản Đồng Hới, thuộc phường Hải Thành, thị xã Đồng Hới)

Đây là địa điểm cuối cùng mà Bác đến trong chuyến vào thăm Quảng Bình. Sau khi tắm biển Nhật Lệ, Bác đi dự buổi liên hoan văn nghệ cùng cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 325 đến 21 giờ 30 phút mới kết thúc. Bác cũng đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang hãy nhận thức rõ vị trí, trách nhiệm của mình mà ra sức học tập, rèn luyện, đoàn kết một lòng, xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin cậy, giao phó. Theo kế hoạch thì Bác ở lại Quảng Bình đến chiều ngày 17-6-1957 mới trở về Hà Nội nhưng ngay đêm đó đã có điện của trung ương mời Bác về vào 7 giờ sáng hôm sau. Tuy chưa muốn xa Quảng Bình nhưng vì nhiệm vụ nên Bác không thể ở thêm được nữa. Vì vậy, đúng 4 giờ sáng ngày 17-6-1957, các đơn vị của Sư đoàn 325, bộ đội địa phương, các lực lượng dân quân tự vệ đã có mặt đông đủ tại Sân vận động để tiễn Bác. Hàng vạn đồng bào đổ xô ra đường vẫy chào đoàn xe chở Bác ra sân bay. Sân bay Lộc Đại - nơi đầu tiên được đón Bác nay lại lưu luyến tiễn Bác ra đi.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ngày Bác Hồ vào thăm Quảng Bình nhưng tình cảm và sự quan tâm của Người dành cho Quảng Bình vẫn còn ấm mãi trong lòng của mỗi người dân tỉnh nhà. Ghi sâu lời Bác dặn, Quảng Bình đã cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, góp phần to lớn trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các di tích lưu niệm Bác Hồ vào thăm Quảng Bình đã được thị xã Đồng Hới dựng bia di tích tại các địa điểm như: Sân bay Lộc Đại - Đồng Hới, Trụ sở Hội trường Tỉnh uỷ Quảng Bình (nay là khuôn viên Bảo tàng Quảng Bình).v.v... Các điểm đi tích lưu niệm Hồ Chủ tịch ở Quảng Bình có giá trị to lớn đối với nhân dân tỉnh nhà cũng như nhân dân cả nước. Tình cảm và sự quan tâm của Người chính là nguồn động viên lớn lao cho mỗi cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh nhà vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Di tích giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, học thêm được tác phong giản dị, sâu sát, gần gũi nhân dân của một vị Chủ tịch nước đối với đồng bào cán bộ, chiến sĩ Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh trong những ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 06, 2008, 09:12:27 AM Gửi bởi Manga4vn »
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #5 vào: Tháng Tám 05, 2008, 10:03:39 AM »
BÀU TRÓ

Mùa hè năm 1923, hai thông tin viên người Pháp của trường Viễn đông Bác Cổ là Mác (Max) và Đơ-pi-rây (Depiruy) đã phát hiện di chỉ khảo cổ học Bàu Tró.
Bàu Tró là tên của một hồ nước ngọt nằm giữa các đồi cát ven biển, ở phía Đông Bắc thị xã Đồng Hới. Nơi đây từ ngàn xưa, người nguyên thủy đã cư trú quanh hồ. Dấu vết của người xưa đã chìm dần trong cát.

Di chỉ khảo cổ học Bàu Tró ở vào 106 độ 37'13" kinh độ Đông, 17 độ 29'30" vĩ độ Bắc. Cuối mùa hè năm đó, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Páttơ (Etinen Patte) đã tổ chức khai quật Di chỉ Bàu Tró và công bố kết quả nghiên cứu trong một báo cáo trên tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ (Viện Khảo cổ học ngày nay) với nhan đề: "Về một di chỉ thời tiền sử đá mới, đống vỏ sò Ở Bàu Tró, Tam Tòa gần Đồng Hới". Hiện vật thu được còn tàng trữ tại Viện bảo tàng lịch sử việt Nam, gồm: 46 rìu đá, 140 mảnh tước, 2 hòn đá bằng thạch anh (Páttơ gọi là hòn ghè: Perueteur), 1 dụng cụ đá dùng để tu chỉnh ép (Reto-uchoir), 14 bàn nghiền hạt, 1 chì lưới, 1 số thổ hoàng (đá son), 1 đốt xương sống cá, vỏ sò, mảnh gốm vỡ, v v...

Páttơ đã mô tả rằng: "...Những người thời tiền sử ở đây đã để lại các dụng cụ và rất nhiều vỏ ốc là di tích của các bữa ăn của họ. Rồi họ bỏ đi, rồi bị cát, bị gió thổi đã bao phủ di chỉ..."

Mùa xuân năm 1980, khoa lịch sử khảo cổ Trường Đại học tổng hợp Huế khai quật lại di chỉ Bàu Tró. Địa điểm khai quật nằm phía tây nam của bàu, cách mép nước bàu lúc đó 40 mét cao hơn mặt nước 2,3 m, cách hố khai quật năm 1923 của Páttơ hơn 100 mét về phía Tây. Cùng tham gia khai quật có giáo sư Hà Văn Tấn (Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam), Võ Quý (Ban Đông Nam Á, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam). Hiện vật thu được gồm 31 rìu, bôn đá, 47 bàn mài, 7 chày nghiền, 3 mũi nhọn, 1 vòng say, 2 phiến tước. Nhiều cục thổ hoàng bị mài vẹt từ nhiều phía; 11972 mảnh vỡ đồ gốm, gồm các loại nồi, niêu, bình, vò, bát, đĩa, cốc v.v... được trang trí bằng hoa văn dấu thừng, hoa văn khắc vạch, màu đỏ thổ hoàng, màu đen ánh chì v.v... Điều vô cùng lý thú, nếu như năm 1923 Páttơ chỉ tìm thấy loại di chỉ Cồn Cò Điệp thì nay chúng ta đã tìm thấy loại di chỉ mới - di chỉ Cồn Đất.

Với quy mô và ý nghĩa khoa học to lớn của di chỉ Bàu Tró các nhà nghiên cứu đã lấy tên di chỉ này để đặt cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới, gồm các di chỉ phân bố vùng ven biển Nghệ Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là văn hóa Bàu Tró.

Bàu Tró, ngoài ra còn là một thắng cảnh, hơn nữa là một thắng cảnh dân dụng.

Đứng trên đồi cát làng Hải Thành nhìn thấy Bàu Tró và biển chỉ còn một khoảnh khắc nữa là chan hòa vào nhau. Ấy thế mà mạch nước ở đó vẫn cứ trong văn vắt và ngọt mát đến mê hồn. Bàu Tró là nguồn nước ngọt duy nhất cung cấp nước sinh hoạt, nước nông nghiệp cho toàn bộ vùng Đồng Hới nhiễm mặn. Thuở trước, Bàu Tró thật hoang vu, thật nguyên sơ với một vùng phi lao cổ thụ, với rất nhiều chim chóc, bay nhảy, bơi lặn. Cạnh Bàu Tró có một cái nghè thờ một vỏ lúa bằng gỗ khá to. Có rất nhiều chuyện kể dân gian xung quanh cái bàu kỳ lạ này, trong đó có chuyện cho rằng bàu này " không đáy" mà thông với một bàu nước ngọt khác: Bàu Sen, cách Đồng Hới ngót 30 km đường đất! Đó là cách lý giải dân gian về khả năng "vô tận" của nguồn nước ngọt nhỏ nhoi, quí hiếm nằm lọt vào giữa ba bề bốn bên là nước mặn.

Ngày nay, Bàu Tró đang được đặt vấn đề bảo vệ nghiêm ngặt vì nó chẳng những là một di chỉ khảo cổ học, một thắng cảnh nổi tiếng mà còn là nguồn nước sinh kế cho một vùng cư dân trù phú.

Bàu Tró là niềm tự hào, là tài sản vô giá của quê hương.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 05, 2008, 09:57:48 AM »
ĐỊA ĐIỂM LỊCH SỬ, CHIẾN KHU, CHIẾN TRƯỜNG BẾN ĐÒ MẸ SUỐT

Từ những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng biết về một bài thơ ca ngợi hình ảnh người mẹ anh hùng của vùng đất lửa Quảng Bình trong chống Mỹ. Đó là hình ảnh Mẹ Suốt trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.

Lắng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình



Tên tuổi anh hùng Nguyễn Thị Suốt được cả nước biết đến như biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tên tuổi của mẹ gắn liền với sự kiện lịch sử trong những ngày đầu đánh Mỹ của quân và dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. Là biểu tượng sinh động, hào hùng của dân tộc ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Mẹ Suốt là một phụ nữ tiêu biểu của vùng đất “hai giỏi” như Bác Hồ kính yêu đã khen tặng “Quảng Bình chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi”.

Trải qua những năm tháng trường kỳ chống thực dân Pháp và đi đến thắng lợi. Năm 1954, Hòa bình lập lại chưa được bao lâu thì đế quốc lại gây chiến tranh phá hoại. Dựng ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc mà vùng đất Đồng Hới - Quảng Bình được chúng xem là cán soong, là tuyến đầu của hậu phương lớn, nên chúng đã tập trung đánh phá với mức độ ác liệt và dữ dội nhất với ý đồ nhằm huỷ diệt và san bằng, biến nơi đây trở về thời kỳ đồ đá. Thị xã Đồng Hới - Thị xã Hoa Hồng xinh đẹp là nơi hứng chịu túi bom của không lực Hoa Kỳ trút xuống, tất cả các loại bom đạn cày xới ở nơi đây.

Với khí phách của một dân tộc anh hùng, quân dân Quảng Bình nói chung và Đồng Hới nói riêng, một lòng tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng, nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, sẵn sàng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

Mẹ Nguyễn Thị Suốt sinh ra ở xóm Vạn chài làng Phú Mỹ (nay thuộc thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới). Từ thuở nhỏ phải đi ở nuôi thân, cuộc đời mẹ hết đi ở đợ nhà giàu này đến nhà giàu khác, làm thuê làm mướn suốt năm, suốt tháng mà vẫn khổ cực. Cách mạng tháng Tám thành công chặt đứt xiềng xích nô lệ, giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc và giải phóng chính cuộc đời mẹ. Nhưng chưa kịp mừng vui thì thực dân Pháp lại xâm lược nước ta lần nữa và cũng như đồng bào cả nước, mẹ phải tiếp tục cuộc đời lầm than, cay đắng.

Khi giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, lúc này mẹ đã tròn 60 tuổi, nhưng theo tiếng gọi của cách mạng, của Bác Hồ và của Đảng bộ địa phương, thấu hiểu cuộc đời lầm than nô lệ, cảnh nước mất nhà tan cũng như thấm nhuần tình yêu quê hương, căm thù giặc Mỹ tàn phá xóm làng. Mẹ Suốt đã xung phong nhận lấy một công việc tưởng như bình thường, đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm: Đó là chở đò ngang qua sông Nhật Lệ lúc bấy giờ là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của tổ 3 phòng: phòng chữa cháy, cấp cứu, chuyển tải thương binh và giao thông đi lại.

Ngược dòng thời gian để trở lại những ngày đầu chống mỹ. Hôm đó là ngày chủ nhật 7 tháng 2 năm 1965 (tức là ngày mồng 6 tết ất Tỵ) không lực Hoa Kỳ ồ ạt tấn công bắn phá thị xã Đồng Hới và các vùng lân cận (chúng đã huy động 160 lần chiếc máy bay phản lực hiện đại). Thị xã Đồng Hới như rung chuyển trong khói lửa đạn bom của kẻ thù. Trên sông Nhật Lệ, những cột nước đen ngòm tung lên dữ đội bởi đạn bom. Mẹ Nguyễn Thị Suốt vẫn hiên ngang cầm chắc tay chèo chở bộ đội sang sông, vận chuyển đạn từ bờ ra tàu chiến của ta để đánh trả quân thù. Những chuyến đò của mẹ cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa thị xã Đồng Hới với bảo ninh. Dưới làn mưa bom bảo đạn của kẻ thù, mẹ cùng chiếc đò ngang đưa đón cán bộ, bộ đội, nhân dân qua lại đôi bờ. Không hình ảnh nào đẹp hơn một bà mẹ đã ngoài 60 tuổi mà vẫn bất chấp hiểm nguy, hiên ngang ngẩng cao đầu trước hàng loạt đạn bom của Mỹ luôn khống chế và ngăn chặn. Những người đã từng qua đò của mẹ trong những giờ phút nóng bỏng đó không thể không khâm phục trước lòng quả cảm, gan dạ của một bà mẹ đã biến căm thù thành hành động phi thường. Và cho đến nay, Những người đã từng trực tiếp chiến đấu và chứng kiến sáng 7 tháng 2 năm 1965 vẫn không thể lý giải và hiểu nổi vì sao giữa dòng Nhật Lệ nước sôi, đạn bỏng mà mẹ Suốt vẫn anh dũng xông pha và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc đến thế: tiếp đạn cho hải quân ta đánh trả máy bay Mỹ, đưa thương binh vào bờ, chở bộ đội sang sông.

Chiến công của mẹ Suốt cùng bao chiến công thầm lặng khác của quân và dân Đồng Hới đã lập nên một kỳ tích vang dội chỉ trong hai ngày 7 và 8 tháng 2 năm 1965, quân dân Đồng Hới đã bắn rơi 14 máy bay Mỹ; Từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 28 tháng 4 năm 1965 - 5 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm, bắn cháy tại biển Nhật Lệ - mở đầu cho thắng lợi rực rỡ của quân và dân ta.

Sau trận chiến đấu ác liệt ấy, con đò mẹ Suốt lại tiếp tục đưa đón cán bộ, bộ đội sang sông trong những ngày đánh Mỹ. Với những chiến công của mẹ, ngày 01 tháng 1 năm 1967, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, bị thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ lại tăng cường đánh phá miền Bắc và Đồng Hới lại tiếp tục hứng chịu cảnh đạn bom. Ngày 11/10/ 1968 trong lúc làm nhiệm vụ mẹ Suốt đã anh dũng hy sinh bởi một trận bom đạn của kẻ thù.

Hình ảnh Mẹ Suốt được nhà thơ Tố Hữu khắc họa qua đoạn thơ:

“Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng Mỹ này mình chẳng thua”.



Như là một bức tranh sinh động về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hình tượng đó đã được nhân dân Quảng Bình, nhân dân cả nước biết đến như tấm gương tiêu biểu của bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bến đò mẹ chèo năm xưa đã trở thành một di tích lịch sử tiêu biểu ở Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ với tên gọi thân thương, kính trọng: Bến đò mẹ suốt.

Di tích bến đò Mẹ Suốt nằm ở địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh (phía hữu ngạn) và gần chợ cá Đồng Hới (phía tả ngạn sông Nhật Lệ). Năm 1980, để tưởng nhớ và cảm kích về một người Mẹ anh hùng của quê hương, UBND thị xã Đồng hới đã cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm của bến đò để hàng ngày người dân Quảng bình đều được gần gủi bên hình tượng của Mẹ. Nơi đây, một ngày không xa, tượng đài Mẹ Suốt sẽ là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương trong tỉnh, là nơi vui chơi quây quần của các cháu thiếu nhi, là nơi để nhân dân cả nước khi thăm bến đò Mẹ Suốt năm xưa tỏ lòng ngưỡng mộ trước một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Hôm nay, nếu có dịp đến Đồng Hới, mời bạn ghé thăm bến đò mẹ chèo năm nào, thăm làng Bảo Ninh, thăm dòng nhật Lệ. Bảo Ninh quê hương của Mẹ là một làng cát tuyệt đẹp nằm về phía Đông và Đông Nam thị xã Đồng Hới bên dòng Nhật Lệ thơ mộng. Dòng Nhật Lệ đổ về biển Đông và cùng biển Đông “ôm ấp” làng cát và tạo cho Bảo Ninh thành một “bán đảo” cát doi về phía biển. Dưới những rặng dừa sum sê trĩu quả, xen lẫn là những tầng nhà san sát như chồng lên nhau từ trên đồi cát đến xuống tận bờ sông. bảo ninh như nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Nhật Lệ lung linh huyền ảo. Khi mặt trời vượt lên qua đỉnh rặng dừa, ánh nắng trải trên dòng sông như dát vàng tạo thành một vệt dài lấp lánh, thuyền bè ngược xuôi tấp nập vào lộng ra khơi. Khi hoàng hôn buông xuống, Bảo Ninh như một hòn non bộ khổng lồ kiều diễm dưới ánh đèn rực rỡ. Phải nói rằng có Bảo Ninh, có Nhật Lệ càng tô thêm cho Đồng Hới một vẻ đẹp duyên dáng thơ mộng như một bức tranh thuỷ tú đã từng làm đắm say bao du khách.

Đã bao lần đứng trên bến đò Mẹ Suốt bên dòng Nhật Lệ ngắm nhìn Bảo Ninh nhất là vào những buổi bình minh, lòng ta rộn ràng xao xuyến sao mà yêu bến đò Mẹ Suốt thế!
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 05, 2008, 09:53:14 AM »
CỬA BIỂN NHẬT LỆ


Cửa Nhật Lệ cách trung tâm thị xã Đồng Hới khoảng 3 km về phía Đông Bắc. Đây là nơi tận cùng của con sông cùng tên bắt nguồn từ đỉnh Trường Sơn phía Tây Quảng Bình đỗ ra biển.

Theo sử cũ chép thì tên cửa Nhật Lệ có từ thời Lý. Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như "Trú Nhạ", "Hà Cừ", "Cửa Sài"...Cửa Nhật Lệ là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu. Cửa biển Nhật Lệ vừa là di tích lịch sử vừa là một danh thắng nổi tiếng của Quảng Bình. Ngược dòng thời gian, vào những năm đầu của thế kỷ XI, cửa Nhật Lệ là nơi diễn ra những trận giao chiến quyết liệt giữa hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành. Đây là địa đầu biên cương, là cửa ngõ mà hai quốc gia Cổ đại ra sức giành giật nhau để nắm thế chủ động cho mỗi bên.

Năm 1044, Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương phía Nam, vua Lý Thái Tông phải thân chinh đi đánh dẹp, thủy quân Nhà Lý tập kết ở cửa Nhật Lệ.

Năm 1069, niên hiệu Thiên huống báo trượng thứ 2, Kỷ Dậu, trước tình hình nhà Tống (Trung Quốc) phối hợp với Chiêm Thành âm mưu xâm lược Đại Việt ở cả hai phía Bắc và Nam, vua Lý Thánh Tông quyết định đánh dẹp Chiêm Thành trước, sau cự Tống. Vua sai Lý Thường Kiệt làm tiên phong và tự mình thân chinh chỉ huy thủy quân tiến vào cửa Nhật Lệ và đánh thẳng vào kinh đô Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ.

Thời kỳ này, cửa Nhật Lệ thị xã Đồng Hới thuộc châu Địa Lý. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "...vua đi đánh chiêm Thành đến mũi Ma Cô, vụng Hà Não đóng quân ở cửa Trú Nhạ.

Năm 1375, Trần Duệ Tông sai Lê Quý Ly điều động quân dân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa vận tải lương thực chuẩn bị đánh Chiêm Thành. Thủy quân của Trần Duệ Tông vào cửa Nhật Lệ, dừng lại một tháng để luyện tập thủy trận.

Năm 1407, đời Trần Giản Định, tháng 6 Đặng Tất từ Nghệ An tiến vào Tân Bình, Thanh Hóa đánh tan quân Phạm Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, đuổi theo đến núi An Đại thì bắt sống được.

Năm 1470, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, thủ quân tập kết ở cửa Nhật Lệ, đề thơ tức cảnh: "Nhật Lệ hải tấn"

Liễu khóa lên thuyền độ vĩ lư
Phiêu phiêu chính phái trú Hà Cừ
Sa hàn địa lão tà dương ngạn
Sương lẫm phong phi túc thảo khư
Long ngự cửa truyền tiên lý tích
Kính phong do ký hậu Trần Thự
Chỉ kim thiệu bá tuần Nam Quốc
Nhật tích phong cương vạn lý dư.


Dịch nghĩa:

Trời sáng thuyền vua tới cửa sông
Hà Cừ phất phới đóng quân hồng
Đất cằn cát lạnh tà soi bến
Sương gió gò hoang ngọn cỏ hồng
Vua ngự còn thuyền tích sự ký
Quân hùng mãi chép chuyện thơi Trần
Tuần nam nay chỉ theo người trước
Mở rộng biên cương vạn dặm hồng


Trong suốt 50 năm dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, cửa Nhật Lệ có một vị trí quan trọng mà bên nào cũng quyết giữ lấy. Vì vậy, nơi đây đã trở thành chiến trường ác liệt giữa hai thế lực phong kiến.

Năm 1631, Đào Duy Từ vạch kế hoạch cho chúa Nguyễn và tự đôn đốc xây lũy Trấn Ninh từ cửa Nhật Lệ đến chân núi Đầu Mâu, lấy sông hói, khe suối mé ngoài làm hào rảnh,... lại lấy xích sắt chắn ngang cửa Nhật Lệ và Minh Linh.

Năm 1633, Nguyễn Hữu Dật đắp lũy Trường Sa thuộc xã Cừ Hà để chống quân Trịnh tấn công bằng đường biển. Lũy bắt đầu từ cửa Nhật Lệ chạy theo ven biển đến xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh). Cũng năm này, chúa Trịnh là Trịnh Tráng cất quân đánh chúa Nguyễn, rước vua Lê đi cùng để khuếch trương thân thế. Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Nguyên đem quân chống giữ đóng quân tại cửa Nhật Lệ. Quân Trịnh đánh lâu không được phải rút lui.

Năm 1672, Trịnh Tạc ủy đại quân và vua Lê cùng đi, tiến đánh quân Nguyễn. Đây là trận đánh lớn nhất ở cửa Nhật Lệ trong 50 năm chiến tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn. Trong trận này, chúa Nguyễn Phúc Tần huy động 20 vạn quân, cử hoàng tử Tâm Phúc là Nguyễn Phúc Hiệp làm Nguyên soái. Sai tướng Nguyễn Hữu Dật đóng giữ lũy Trường Sa, Tài Lễ đem chiếc thuyền và đóng cọc giữ ở cửa Nhật Lệ.

Trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, Đồng Hới cũng là nơi giữ vị trí quan trọng, cửa Nhật Lệ là yết hầu của mọi phương sách để vạch kế hoạch chiến lược lâu dài. Vì đây là cửa ngõ phía Bắc của kinh thành Huế. Cửa Nhật Lệ là nơi thực dân Pháp hai lần tấn công và đỗ quân lên Đồng Hới (19/7/1885; 27/3/1947) nhưng đều gặp phải tinh thần chiến đấu ngoan cường dũng cảm của quân và dân ta.Ngày 18/8/1954, thi hành hiệp định Giơnevơ quân viễn chinh Pháp buộc phải lên tàu há mồm rút ra cửa biển Nhật Lệ. Đặc biệt, cửa Nhật Lệ vinh dự được Bác Hồ nghĩ lại và tắm biển trong dịp Bác Hồ vào thăm quân dân Quảng Bình và Vĩnh Linh ngày 16/6/1957.

Ngày 30/4/1964, đế quốc Mỹ và nguỵ quân Sài Gòn đỗ bộ lên cửa biển Nhật Lệ. Trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, Quảng Bình là tỉnh tiếp giáp tuyến đầu, cửa Nhật Lệ - thị xã Đồng Hới là nơi có cảng vào ra của tàu thuyền vận chuyển lương thực, vũ khí từ Bắc vào chi viện cho miền Nam.

Nơi đây đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt. Các trận thủy lôi, bom từ trường đã ném xuống nơi đây nhưng vẫn không ngăn được mạch máu giao thông trên sông, trên biển với những tấm gương anh hùng liệt sĩ Trương Pháp, mẹ Nguyễn Thị Suốt...

Cửa Nhật Lệ hôm nay là một thắng cảnh tuyệt vời của tỉnh Quảng Bình. Bãi tắm Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, những lúc trời thanh, gió lặng, tiếng sóng vỗ rì rào, từ ngoài xa từng lớp sóng như những chùm hoa sóng tung bọt như muôn ngàn viên ngọc đang lăn vào bờ, ngân lên một thứ âm thanh dào dạt, đều đều không dứt. Năm 1809 - 1813, Nguyễn Du làm cai bạ ở Quảng Bình và thi hào phải thốt lên trước cảnh đẹp của cửa Nhật Lệ:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa''.


Cảnh đẹp cửa Nhật Lệ đi vào thơ ca, vùng sông nước trên bến dưới thuyền tấp nập, khi đêm về một vùng cửa biển đèn dăng chấp chới đủ các loại tàu thuyền, các loại đèn bắt cá, tôm.v.v cửa biển sáng rực như một thành phố lung linh, đứng xa xa nhìn về cửa biển ta thấy như hàng ngàn ánh sao.

Vào những ngày hè khi mặt trời vừa khuất sau dãy Trường Sơn, du khách sẽ thấy được cảnh Đồng Hới hiện ra trước mắt thật là hùng vĩ với núi Đầu Mâu, núi Ba Rền dường như áp gần Đồng Hới với thành cổ soi bóng dưới dòng sông Nhật Lệ thơ mộng. Có lẽ vì vậy mà người Quảng Bình đã lấy ngọn Đầu Mâu và dòng Nhật Lệ làm biểu tượng văn hóa cho cảnh quan sông núi quê mình:

"Sông Nhật Lệ dòng sâu biết mấy
Núi Đầu Mâu cao bấy nhiêu tầm"


Bãi tắm Nhật Lệ trong xanh, nơi tắm biển tuyệt vời, nơi an dưỡng nghỉ mát lý tưởng; cá, mực, tôm, cua đủ các loại hải sản đáp ứng và phục vụ các nhà hàng du lịch, vẫy gọi khách thập phương về với Đồng Hới với cửa Nhật Lệ của Quảng Bình.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 05, 2008, 09:42:58 AM »
THÀNH ĐỒNG HỚI

Thành Đồng Hới, tên chữ: Định Bắc Trường Thành, tọa lạc trên một vùng đất xung yếu, cắm một cái chốt độc đạo trên con đường xuyên Việt từ Bắc vào hay Nam ra. Thành gần biển, cách cửa biển Nhật Lệ 1.500m. Phía Đông là con sông Nhật Lệ, phía Tây cách rừng khoảng vài nghìn mét. Thành nằm ở phường Hải Đình, trung tâm thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là di tích kiến trúc - nghệ thuật thành luỹ quân sự.

Thành Đồng Hới được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 16 (1812) bằng đất (Nguyễn Ánh chính thức vào thành Phú Xuân ngày 15 tháng 6 năm 1802 lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu là Gia Long). Thành được xây ngay trên mảnh đất xưa kia chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây bức luỹ Trấn Ninh (luỹ Đào Duy Từ 1631) và đồn Động Hải 1774. Tám năm sau khi Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại thành Đồng Hới và xây lại bằng gạch (1824) theo kiểu vô băng, thành luỹ quân sự, thành có kiến trúc đẹp, hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ, 4 múi nhỏ theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và Tây Bắc - Đông Nam. Chu vi thành 465 trượng (1.860m), cao 1 trượng (4m). Mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn Bắc - Nam - Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây uốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn xinh xắn.

Ngoài thành cách chân thành khoảng 5 - 6m là hào rộng 7 trượng (28m) nay còn lại khoảng 15-20m. Mặt trong thành đắp đất phụ thêm dày 3 trượng (12m). Phần đắp đất phụ này hầu hết đã bị san phẳng còn lại dấu tích rất ít. Thành xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát (không tô trát). Gạch có độ nung cao, loại gạch to (gạch vồ) có hai loại: 0,3m x 0,3m x 0,06m và 0,28 x 0,14 x 0,06. Các đầu múi khế là các vọng lâu và là những sở chỉ huy trực tiếp khi có các cuộc chiến đấu xảy ra. Năm 1842, Thiệu Trị lên ngôi được hai năm, ông đã đi Bắc tuần Động Hải và ra lệnh cho quan Thượng thư Bộ công và quân dân địa phương tu sửa lại thành và các luỹ cũ chắc chắn hơn.

Thành Đồng Hới ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc Chiêm Thành (thế kỷ XI), Trần Duệ Tôn (thế kỷ XIV) Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đi kinh lý phương Nam. Mảnh đất bi hùng này còn chứng kiến cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng Nguyễn Huệ, hai lần ra Bắc chinh phạt lũ bán nước và cướp nước. Đến thế kỷ XVII trên mảnh đất thành Đồng Hới là vùng ’’phên dậu’’ tranh chấp đất đai. và quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn suốt 45 năm (1627 -1672) gây nên cảnh "nồi da xáo thịt’’, "huynh đệ tương tàn".

Thành Đồng Hới thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm chống thù trong giặc ngoài của người dân Quảng Bình.

Năm 1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới nhưng nhân dân và binh sĩ vùng Động Hải đã đánh trả quyết liệt, cuối cùng thực dân Pháp phải rút lui. Do sự hèn nhát của bọn vua, quan Triều Nguyễn, ngày 19-7-1885 thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới lần thứ hai và chúng đã chiếm được thành dễ dàng. Trong phong trào “Cần vương” nhân dân Đồng Hới tham gia nghĩa quân của Nguyễn Phạm Tuân chỉ huy, đã ba lần đột nhập thành Đồng Hới (tháng 1, tháng 6 và tháng 8 năm 1886) tấn công binh lính Pháp trong thành gây cho chúng nhiều tổn thất.

Qua chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) quân và dân thị xã nhiều lần tập kích quân Pháp ở trong thành gây cho chúng nhiều thiệt hại. Ngày 18-8-1954, tên Pháp cuối cùng rời khỏi thành rút xuống tàu há miệng về nước.

Ngày 16-6-1957, vinh dự cho quân và dân Quảng Bình được đón Bác Hồ kính yêu vào thăm và nói chuyện. Thành Đồng Hới rợp cờ hoa và biển người đón Bác.
Thành Đồng Hới từ khi xây dựng cho đến nay luôn là trụ sở của cơ quan đầu não (của ta và của địch) và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một vùng, một phủ và của tỉnh Quảng Bình.

Thành hiện này còn một nửa. Đoạn thành phía Đông, 3 cổng và hai cầu Nam - Bắc đã bị sập hoàn toàn do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cầu phía Đông còn nhưng không nguyên dạng như ban đầu. Thành còn 1.087m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế. Đoạn thành phía Nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn.

Ngày nay, mỗi bước phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhà đều ghi thêm một trang sử mới cho di tích thành Đồng Hới. Nhiều công trình mới mọc lên nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính của thành Đồng Hới mà trái lại càng tô điểm thêm cho toà thành cổ soi bóng bên dòng sông Nhật Lệ.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Di tích, thắng cảnh - Quảng Bình
« vào: Tháng Tám 05, 2008, 09:38:23 AM »
Tất cả các bài viết trong Topic này đều có nguồn từ Website Quảng Bình

QUẢNG BÌNH QUAN

Quảng Bình Quan (mới phục chế lại) hiện đang ở trung tâm phường Hải Đình giữa bốn ngả đường: phía Tây là đường đi lên Đức Ninh, phía Đông là đường Mẹ Suốt đi xuống bến sông Nhật Lệ, phía Bắc là đường đi Hà Nội, phía Nam là đường đi Huế.

Quảng Bình Quan cũng có nhiều tên gọi. Người thì nói đó là cửa vào dinh Quảng Bình, người thì nói Cổng Bình Quan.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: ''cửa quan dài hai trượng 1 thước, rộng hai trượng 5 thước; thành ngoài bảo vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước cao 3 thước, năm Minh Mệnh thứ (1826) xây gạch đá...''

Trước Cách mạng tháng 8-1945, Quảng Bình Quan (phía đường Đức Ninh) còn có hào ngoài thành, có cầu gạch vòng qua hào và phía ngã ba giữa hai con đường Đức Ninh và Cầu Rào (ngày xưa thời chúa Nguyễn là đường thiên lý và đường thượng đạo) còn có một âm hồn trên một nghĩa địa lớn.

Quảng Bình Quan bị quân đội Pháp phá hủy khi họ rút khỏi Đồng Hới năm 1954, sau đó Nhà nước ta xây lại gần giống như cũ. Năm 1965, chiến tranh phá hoại, bị máy bay của Mỹ đánh tan. Hiện nay nhân dân thị xã Đồng Hới và Nhà nước đã phục chế lại. (Gần đúng như cũ).

Sự thật, trên chiều dài hơn 3.000 trượng, Luỹ Đâu Mâu - Nhật Lệ có ba cửa quan, nhưng sử cũ chỉ chép có hai. Ba cửa ấy là:

   1. Cửa vào dinh Quảng Bình gọi là Quảng Bình Quan (dân gian gọi là Cổng Bình Quan).   
   2. Cửa Lý Chính Đại Quan Môn, Vua Minh Mạng đổi là Võ Thắng Quan, dân gian gọi là Cổng Thượng.
   3. Cửa Thủ Ngự tại cửa biển Nhật Lệ (sử không chép nay cũng mất)

Riêng Quảng Bình Quan, còn có sự bàn cãi về tên, tuổi. Những câu hỏi được đặt ra: nó có tự bao giờ? Từ lúc Đào Duy Từ xây lũy hay từ lúc vua Minh Mạng xây gạch đá? Nếu là có từ lúc đầu khi Đào Duy Từ xây lũy thì nó mang tên gì và địa điểm của nó ở chỗ nào hay cũng là nơi vua Minh Mạng xây gạch đá như hiện nay?

Cho đến bây giờ, chúng tôi chưa gặp tài liệu nào nói, trước đời Minh Mạng thứ 6 (1826), Quảng Bình Quan có tên gì khác không, như Võ Thắng Quan, sử Triều Nguyễn ghi rõ ràng, nó vốn có tên là Lý Chính Đại Quan Môn, khi Minh Mạng cho xây gạch mới đổi làm Võ Thắng Quan.

Xét thực địa, Lý Chính là sự lắp ghép giữa hai tên làng Chính Thỉ, tức làng Trung Nghĩa ngày nay và Minh Lý, tức làng Thuận Lý về sau (nay là hai phường Nam Lý, Bắc Lý).

Về vị trí địa điểm, dù Quảng Bình Quan trước kia có tên gì khác chăng nữa thì chắc chắn vốn xưa nó cũng nằm trong tuyến phòng ngự của Lũy Đâu Mâu - Nhật Lệ cùng ra đời với Lý Chính Đại Quan Môn (Võ Thắng Quan) và cũng nằm nguyên vị trí hiện nay, cái vị trí mà cả hai con đường: Thiên Lý và Thượng Đạo các đời Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn phải đi qua, phải gặp nhau để đi tiếp vào Đàng Trong.

Muốn xác định niên đại của Quảng Bình Quan có trước hay sau việc xây gạch ở đời Minh Mạng, trước hết, phải xác định các đường giao thông thời Trịnh - Nguyễn khi đổ về Động Hải vào dinh Quảng Bình phải đi qua đây để tiếp tục vào Phú Xuân sẽ rõ.

Sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn chép:

''...Từ Nghệ An đi vào Nam, vượt núi Hoành Sơn, qua các xã Thuần Thần, Phù Lưu châu Bố Chính, đi về đông, đến làng Lũ Đăng thì tới sông Gianh (...) qua xã Cao Lao, vượt núi Lệ Đệ mấy mươi dặm (...) đi về đông nam qua An Phúc, Thiên Lộc đến thôn An Lão, xã Lương Xá, tục gọi Chợ Đón, đó là đường giữa (...) Đường Thượng thì đi từ Cao Lao vào (...) Đường Dưới thì đi từ Lý Hòa vào (...) đều hợp ở đây (tiếp tục) đi qua các xã đến trước chùa Phúc Tự mà vào (...) Nếu sang sông Động Hải để vào huyện Khang Lộc, Lệ Thủy, thì một đường cái đi mãi về phía tả, đồng bằng rộng rãi (...) Nếu không sang sông Động Hải mà đi về phía hữu (tức là theo đường Thượng) một vài dặm, đến núi Ông Hồi, qua Trường Dục để đi Dinh Trạm..."

Khúc sông Động Hải mà Lê Quý Đôn nói ở đây không đâu khác là khúc sông Cầu Dài, chỗ hợp lưu của hai con sông Lệ Kỳ và Nhật Lệ, nơi ''gạch nối'' của hai đoạn lũy Đâu Mâu - Nhật Lệ tiếp nhau.

Thời bấy giờ, từ Bắc vào Nam đến đây phải qua sông Động Hải tức qua sông Cầu Dài. Khi chưa có cầu, người ta gọi đó là bến đò Quảng Bình, hay đò Động Hải. Quảng Bình Quan ở phía bắc Cầu Dài chỉ vài trăm mét, muốn đến cầu đó, con đường phải chui qua Quảng Bình Quan, nơi gặp gỡ của hai con đường Thượng và Thiên Lý mà Lê Quý Đôn đã nói.

So với dấu vết còn lại của những con đường gặp nhau từ Chợ Đón vào đến Động Hải, tức là đường Thiên Lý, hay đường cái quan, đối chiếu với đường Quốc lộ 1A ngày nay, thì có chỗ khác nhau:

- Một là: đường Thiên Lý bắc nam thời Trịnh - Nguyễn khi đi từ Chợ Đón (Hoàn Lão ngày nay) vào đến làng Lộc Đại (Lộc Ninh ngày nay), qua miếu Ông Cọp (nay là chỗ Bệnh viện Cu Ba - Đồng Hới) băng qua cánh đồng Xóm Làng, thôn Minh Lý (phường Nam Lý ngày nay), qua Cầu Rào (bến xe Đồng Hới ngày nay) ven theo phía ngoài thành Quảng Bình (còn gọi là đồn Động Hải hay thành Động Hải) rồi chui qua cửa Quảng Bình Quan mà thẳng tới Cầu Dài. (Gần đúng như nhánh đường phân luồng hiện nay, nhưng đường phân luồng không qua Quảng Bình Quan).

- Hai là: đường Quốc lộ 1A ngày nay khi đến ngã ba Bệnh viện Cu Ba thì ngoặc về hướng chính đông, băng qua cánh đồng làng Trấn Ninh (còn gọi là Phú Ninh) (phường Đồng Phú ngày nay) đến đoạn cống Phóng Thủy (Ba Vĩ ngày xưa) lại ngoặc về hướng nam, xuyên thẳng vào nội thành Đồng Hới (đồn Động Hải ngày xưa) thông qua hai cửa Bắc Môn, Nam Môn (nay là cầu) lướt qua mặt sau Quảng Bình Quan mà đến Cầu Dài.

Như vậy, thời Trịnh - Nguyễn, con đường Thiên Lý khi đến Động Hải là con đường nằm ngoài thành, bắt buộc phải chui qua Quảng Bình Quan mới đến Cầu Dài được.

Ngày nay, con đường Quốc lộ 1A thay thế con đường Thiên Lý xưa, đi ngang qua phía trong thành, khi ra khỏi cửa (nay là cầu) Nam Môn, chạy lướt bên trong (mặt sau) Quảng Bình Quan mà đến Cầu Dài.

Dưới thời chúa Nguyễn, người châu Nam Bố Chính hay ở phương Bắc có việc gì, muốn vào dinh Quảng Bình nếu đi đường bộ thì trước hết phải vào cửa Quảng Bình Quan trình giấy tờ rồi mới ngược ra hướng Bắc mà vào cửa Nam Môn để nhập thành. Nhưng người đi đường thủy, thì phải ghé thuyền ở cửa Nhật Lệ, trình giấy tờ ở cửa quan Thủ Ngự rồi cho thuyền lên bến cửa Đông mà nhập thành.

Với những chứng cớ lịch sử về các con đường giao thông thời Trịnh - Nguyễn như vậy, chúng ta có thể biết được vị trí của Quảng Bình Quan hiện nay chính là địa điểm cũ của nó, khi nó có nhiệm vụ kiểm soát con đường vào dinh Quảng Bình. Vua Minh Mạng xây gạch đá chỉ là công việc phục chế và nâng cao di tích này lên tầm thẩm mỹ của thời đại ông mà thôi. Thời Minh Mạng lên làm vua không còn chiến tranh nữa để xây thêm lũy mới, công sự mới.

Do hiện nay chúng ta không dùng con đường Thiên Lý cũ của thời Trịnh - Nguyễn mà con đường Quốc lộ 1A trở thành con đường chính, lại chạy lướt bên trong của Quảng Bình Quan, nên có người lầm tưởng rằng Quảng Bình Quan không liên quan gì với sự giao lưu Bắc Nam và phía sau lưng Quảng Bình Quan nằm ngay trên lề đường Quốc lộ 1A chắn ngang trục đường Mẹ Suốt với một công viên nhỏ, cũng làm cho có người tưởng đó là mặt tiền của Quảng Bình Quan, tưởng Quảng Bình Quan xây mặt xuống bờ sông Nhật Lệ.

Sự thật lại không phải như thế. Như sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã nói, Quảng Bình Quan có một bức thành ngoài bảo vệ. Rõ ràng Quảng Bình Quan không chỉ là một cửa kiểm soát mà còn là một công sự chiến đấu nên nó có một quai thành bảo vệ bên ngoài! Quai thành bên ngoài ấy nằm về phía trước mặt nó trở về hướng tây, hướng hiện nay có con đường đi Đức Ninh.

Thông thường đã là phòng tuyến thì luôn bắt buộc xây mặt về phía có địch, phải chận đánh đối phương, phải cản đối phương lại! Ở trường hợp Luỹ Đâu Mâu - Nhật Lệ tại Động Hải (Đồng Hới ngày nay) phải chận đón quân Trịnh từ Bắc vào mà đường giao thông Bắc Nam khi đến dinh Quảng Bình lại đi theo hướng tây xuống, nhất định Quảng Bình Quan phải lấy hướng ấy làm mặt tiền, không thể để đường Thiên Lý đi sau lưng được. Nếu vậy, nó chận cản được ai?

Cho nên, ngày nay di tích lịch sử Quảng Bình Quan đã ghi đúng ba chữ Hán trước mặt cửa nói lên sự thật mặt tiền của cửa quan này là ở phía đường Mẹ Suốt và Quốc lộ 1A, vì phía nầy, trên cổng thành di tích không có chữ gì mà lại có tam cấp trèo lên vọng lâu.

Tuy nhiên, Quảng Bình Quan còn có mối liên quan chiến lược với hai di tích khác hiện đang còn tồn tại ở Đồng Hới, đó là thành Quảng Bình và cửa Nhật Lệ.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 05, 2008, 09:58:45 AM Gửi bởi Manga4vn »
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2049 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 05, 2010, 08:20:25 PM
Gửi bởi vietravel247
0 Trả lời
3503 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 22, 2010, 08:45:04 AM
Gửi bởi minhanh
0 Trả lời
2525 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 24, 2012, 04:34:22 PM
Gửi bởi hanggabg
0 Trả lời
1407 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 19, 2014, 04:46:29 PM
Gửi bởi papaZON
0 Trả lời
10095 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 29, 2015, 05:17:36 PM
Gửi bởi caotri

Khám phá thánh địa Mỹ Sơn
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
420,000
Đặt ngay
Đồng Tháp - Châu Đốc 2 ngày 1 đêm
Tour: Ghép đoàn
2 ngày 1 đêm
2,268,000
Đặt ngay
Cái Bè – Cù lao Tân Phong 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,380,000
Đặt ngay
Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
180,000
Đặt ngay
Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View