Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Lăng tẩm Huế: Nét tuyệt tác của Lăng Tự Đức  (Đã xem 2262 lần)

Đã thoát ra danseoit

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 16
    • Thời báo net
Re: Lăng tẩm Huế: Nét tuyệt tác của Lăng Tự Đức
« Trả lời #3 vào: Tháng Chín 12, 2013, 06:28:54 PM »
du lịch huế chắc vui lắm
 

Đã thoát ra kieutrinh

  • Lữ khách
  • Xa mẹ lần đầu
  • *
  • Bài viết: 17
Re: Lăng tẩm Huế: Nét tuyệt tác của Lăng Tự Đức
« Trả lời #2 vào: Tháng Chín 12, 2013, 05:53:41 PM »
Mình chưa đi Huế bao giờ đọc mấy cái này cũng hay phết
 

Đã thoát ra tey

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 3
  • *
  • Bài viết: 584
Lăng tẩm Huế: Nét tuyệt tác của Lăng Tự Đức
« vào: Tháng Chín 12, 2013, 01:53:43 PM »
Vào thăm lăng Tự Đức ở Huế, nét đẹp tuyệt tác nơi ấy khiến ta có cảm giác như đi chơi ở công viên mỹ lệ giữa chốn núi rừng bao la, có thể nghe được chim hót, hoa nở, suối chảy, thông reo.

Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.


Vẻ đẹp tuyệt tác sơn thủy hữu tình của lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức: Vạn Niên Cơ - Khiêm Cung - Khiêm Lăng


Xung Khiêm tạ - lăng Tự Đức

Tự Đức ở ngôi 36 năm, là ông vua tại vị lâu nhất trong 13 ông vua triều Nguyễn. Trong số 13 vua Nguyễn, Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và rất yêu thơ. Tự Đức ở ngôi trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, thực dân Pháp đe dọa và tấn công, nội bộ anh em lục đục giành nhau ngôi báu, nhà vua thì đau yếu, bệnh hoạn, không có con. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”.


Vua Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn

Sau khi các quan địa lý chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, nhà vua đã chuẩn định đồ án kiến trúc lăng tẩm theo ý muốn của mình và đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Tháng 12 - 1864, công trình được khởi công xây dựng. 6000 lính và thợ được huy động đến đây để đào hào, đắp lũy, xây thành quách, cung điện, lăng mộ.


Đường cong ánh sáng bên thành hồ trong lăng Tự Đức



Mái lăng Tự Đức được chạm trổ tinh xảo

Theo dự kiến ban đầu, công trình sẽ được xây dựng trong 6 năm, nhưng hai viên quan coi thi công là Nguyễn Văn Chất và Lê Văn Xa đã bắt binh, dân phải lao động cực nhọc để hoàn thành chỉ trong 3 năm. Kết quả của việc cưỡng bức lao động đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa do Đoàn Trưng lãnh đạo lính thợ và dân binh chống lại triều đình vào đêm 16 rạng ngày 17 - 9 - 1866. Cuộc khởi nghĩa không thành, bị đàn áp, nhưng uy tín của vua Tự Đức bị tổn thất lớn… Công việc xây lăng bị gián đoạn hơn một tháng. Tự Đức đổi tênVạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Sau khi vua qua đời nó mới được gọi làKhiêm Lăng.


Chút hồng hoa sen trong lăng Tự Đức (Nguồn ảnh Flickr: Hue - Imperial City)

Trích
Phạm Quỳnh đã nhận xét trên tạp chí Nam Phong

"Lăng đây là gồm cả mầu giời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi ngọn cây, suối reo hang đá… Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ghép thêm một bức cảnh nhân tạo tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy…

Không biết lấy nhời gì mà tả được cái cảm lạ, cái êm đềm vô cùng… Không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây, cung điện đình tạ cùng một mầu, một sắc như núi non, cây cỏ…”.

Lăng Tự Đức - Nét tuyệt tác nên thơ nên họa của Khiêm Lăng


Xung Khiêm Tạ - Nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách

Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường.


Những đôi rồng đá chầu trong sân ở Lăng Tự Đức

Các công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn thần, có con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ mà trước đây là chỗ nghỉ ngơi giải trí của vua. Thoạt đầu là Chí Khiêm - nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm cung môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu. Hồ Lưu Khiêm nguyên là con suối nhỏ được đào rộng thành hồ, giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm có đất trồng hoa và hang nhỏ để nuôi thú. Trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ - nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách,…


Lăng Tự Đức với vẻ trầm mặc, lạnh lẽo nhưng vẫn không kém phần tráng lệ (Ảnh: Parker Nguyen)


Một góc nhìn khác về lăng Tự Đức (Ảnh: Parker Nguyen)


Nét trang trí ở lăng Tự Đức (Ảnh: Parker Nguyen)


Hoa văn trang trí trên mái ngói lăng Tự Đức
(Ảnh: Parker Nguyen)

Bên trong Khiêm Cung môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, ngay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm vu và Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ của vua, sau được dùng để thờ bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức). Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường - nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. Trì Khiêm và Y Khiêm viện là chỗ ở của cung phi theo hầu vua khi sống cũng như lúc vua đã chết…

[/i]
Khiêm Cung Môn nhìn từ xa

Nhà cửa ở Khiêm cung đều làm bằng gỗ, còn các kiến trúc ở lăng mộ đều xây bằng gạch đá. Ngày sau, Bái đình (sân chầu) với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia) với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất nước ta có khắc bài Khiêm cung ký do nhà vua soạn dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro bệnh tật của mình… Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.


Chút vàng hoa đại trong lăng Tự Đức (Nguồn ảnh Flickr: Hue - Imperial City)

Đứng trong thời đại ngày nay, nhìn lại hoàn cảnh khó khăn bất giờ của đất nước, quy mô kiến trúc lớn lao tốn kém của lăng vua, và các danh xưng Khiêm Cung, Khiêm Lăng được dùng để đặt tên cho nó, chúng ta thấy đó cũng là một mâu thuẫn nội tại khó biện minh được của chính nhà vua.


Vào vai vua chúa thời xưa (Nguồn ảnh Flickr: Hue - Imperial City)[/i]

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng”(une douce rêverie).

Xuân Lang
Tổng hợp nhiều nguồn
mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2796 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 03, 2012, 03:43:14 PM
Gửi bởi conan2001
0 Trả lời
2329 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 07, 2013, 02:52:38 PM
Gửi bởi conan2001
0 Trả lời
2270 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 05, 2016, 08:58:53 AM
Gửi bởi Nganngan1991
0 Trả lời
8253 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 10, 2017, 09:45:56 AM
Gửi bởi tuyenhuynhvan
0 Trả lời
1276 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 28, 2017, 02:30:59 PM
Gửi bởi conan2001

Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay
Bà Nà Hills - Cầu bàn tay: đường lên tiên cảnh
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,020,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Đồng Tháp - Gáo Giồng
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
695,000
Đặt ngay
Hòn Móng Tay, Hòn Dăm Ngang hoặc Mây Rút 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View