Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Thái Hoà hiện thực từ… truyền thuyết  (Đã xem 2289 lần)

Đã thoát ra tiepthi

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 69
    • Tiếp thị quảng cáo | Sản Phẩm | Rao Vặt | Việc Làm | Cửa Hàng Trực Tuyến
Thái Hoà hiện thực từ… truyền thuyết
« vào: Tháng Tư 29, 2011, 10:25:32 AM »
Thuộc Thái Hoà như lòng bàn tay, nhưng sau 3 năm phố núi lên thị xã, giờ tôi mới trở lại. Trong vai lữ khách bách bộ từ bến xe vào trụ sở UBND thị xã, dọc đường tôi giả làm kẻ bị lạc giữa một Thái Hoà có số đo đã nảy dọc nở ngang rất nhiều.
Mấy bận dừng hỏi đường, nghe các bà, các chị buôn thúng bán nia, các ông thợ mộc, thợ xây dừng tay chỉ dẫn tận tình, bất kỳ ai sắm vai như tôi cũng thiện cảm với công dân phố núi.

Một Thái Hoà hiện thực

Cùng với môi trường kinh doanh năng động dọc hai bên các trục, tuyến đã được nâng cấp giữa lòng thị xã; với hệ nhà hàng dịch vụ dù chưa nhiều, nhưng đã gọn gàng quy củ hơn so với mấy năm trước và nét văn hoá của người dân qua việc chỉ đường cho ông khách “bị lạc”..., tất cả cái ấy mang đến cho tôi cảm giác mới lạ, thân thiện, lịch sự hơn so với thời họ còn là công dân thị trấn. Hẳn người dân Thái Hoà đang đồng tâm tôn đắp nét ứng xử thân thiện chân tình trong cái vẻ mộc mạc vốn có.
Những ngày tiếp đó, khách “lạc đường” tiếp xúc với mấy cán bộ hệ 7X, 8X trong các phòng, ban của thị xã, vẫn được gặp thái độ thân thiện nhiệt tình, chịu khó lắng nghe ý kiến gợi mở từ các góc nhìn khác nhau. Một kỹ sư trẻ không ngần ngại ủng hộ những điều hay trong quản lý, quy hoạch tại một số đô thị tiêu biểu trong nước, ngoài nước tự mình đã thấy đã đọc, nói với tôi: “Cháu nghĩ, để hướng tới một thị xã hoàn thiện cả về quy mô kiến trúc, cả về môi trường xã hội nhân văn, thế hệ chúng cháu không những phấn đấu hoàn thành công việc được giao, mà còn phấn đấu rèn giũa đạo đức, tác phong, lối sống. Làm nghề gì cũng khởi từ nền móng đạo đức, lấy mục đích làm người là tối thượng, có vậy mọi sự tăng tốc phát triển mới bền vững, đúng không chú?”.

Một góc thị xã Thái Hoà.

Cảm tình với mấy cán bộ trẻ học hành cơ bản, đang miệt mài biến loạt ý tưởng quy hoạch kiến trúc trên sa bàn thành hiện thực. Từ người dân đến cán bộ trẻ phố núi để lại trong tôi ấn tượng đẹp về một đô thị đang đổi thịt thay da nơi miền tây xứ Nghệ. Đối với cộng đồng 7 vạn người dân mà hầu hết là gốc tứ chiếng, nhất là con gái Thái Hoà nổi tiếng “đẹp như Tây Thi”, thì câu sấm truyền “người đẹp vì lụa” dường như chỉ đúng một nửa, nửa vẻ đẹp còn lại của người dân Thái Hoà nằm trong văn hoá giao tiếp.
Sau khi tiếp cận những quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể, những sơ đồ chi tiết xây dựng các khu trung tâm thị xã, khu đô thị mới Đông Hưng, Khu công viên sinh thái bên Tây Hiếu..., tôi bí mật lên taxi đơn phương thực địa các trục tuyến dọc ngang với số đo thoáng rộng như Vinh, thực địa vị trí sẽ bắc những cây cầu mới qua sông Hiếu, những khu đất đã được cắm mốc dọc hai bên QL15A dành xây biệt thự nhà vườn; các khu đô thị chức năng, các quần thể khách sạn cao tầng sẽ xuất hiện bên hữu ngạn dòng sông Hiếu, tôi càng tin vào tính khả thi của loạt dự án đã, đang và sẽ triển khai để hoàn thành trong 2 giai đoạn từ nay đến 2015 và 2020.
Sau Vinh đã có một Cửa Lò phố biển, giờ đang hiện thực một Thái Hoà phố núi. Không còn là dự cảm nữa, “viên hồng ngọc” Thái Hoà đang hiện lên giữa miền tây của tỉnh rộng nhất nước. Trời phú cho Thái Hoà nằm đôi bờ sông Hiếu, dù trước mắt tôi nhiều đoạn của lòng sông này vẫn đang bị bồi lấp trơ đáy do nạn khai thác khoáng sản đã vượt ngoài tầm kiểm soát từ phía thượng nguồn Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Truyền thuyết giữa lòng người
Bạn tôi quê gốc Quảng Ngãi, sinh tại Phủ Quỳ, ngồi nhâm nhi càphê bên Đông Hiếu, anh cứ đinh đóng cột rằng, từ cội nguồn lịch sử đã có một Thái Hoà địa lợi. Rồi thời gian bó tròn cất giữ “viên hồng ngọc” mang tên Thái Hoà trong cái “lô cốt” truyền thuyết huyền thoại. Đến đầu thế kỷ XXI gặp thiên thời - nhân hoà, thần phát triển để cho Thái Hoà phát lộ giữa đời.
Làng Vạc cổ thuộc xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn, 3 năm nay, xã ấy thuộc thị xã Thái Hoà. Từ 1973 - 1999, trên diện tích 1.438m2 tại đây, giới chuyên môn đã tiến hành 6 đợt khai quật, phát hiện 374 ngôi mộ cổ, 1.228 hiện vật gồm công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, nhạc khí, vũ khí, tượng... của người Việt cách nay khoảng 2.000 - 2.500 năm. Sau giấc ngủ dài mấy thiên kỷ ấy, 14 năm trước, lòng đất làng Vạc bỗng rộ lên những giá trị khảo cổ, được giới chuyên môn đánh giá nhất nhì khu vực Đông Nam Á, được Bộ VHTT (trước đây) xếp hạng di chỉ cấp quốc gia năm 1999. Từ đó, làng Vạc thành điểm sinh hoạt văn hoá của quần cư vùng Phủ Quỳ, thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách muôn phương. Cũng từ đó mới hay có một sự thật được cất giấu trong “lô cốt” huyền thoại, trong lớp lớp sóng đời xuyên suốt nhiều thế kỷ.
“Lô cốt” huyền thoại truyền rằng: Vào một đêm nọ, vị thần báo mộng cho trưởng làng sáng mai tập trung dân làng bên đầm giữa làng, thần sẽ ban cho báu vật để dân làng tổ chức lễ hội. Sáng ra, dân làng tập hợp đông đủ quanh cái đầm ấy, bỗng thấy một chiếc vạc đồng to bằng gian nhà nổi lên giữa đầm. Trong cái vạc đồng lớn còn chứa 10 cái vạc nhỏ và rất nhiều đũa, bát, âu, đĩa.
Dân làng phấn khởi mở hội 3 ngày liền và làm lễ tạ ơn thần linh, xong lễ tạ ơn, họ tự nguyện đem tất cả các báu vật trả lại cho thần. Đang lúc đám trai thanh gái tú khênh rước vạc trả về cho đầm, và mọi người đang bái lạy thần linh, thì bỗng chiếc vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi mất hút dưới làn nước biếc. Để tạ ơn trời đất thần linh, từ đó đầm ấy được dân làng đặt tên là đầm Vạc. Và không nằm ngoài quy luật đi nhiều thành đường, gọi nhiều thành tên, tên làng cũng được gọi là làng Vạc, hằng năm đến ngày đã định, dân làng tổ chức lễ hội nhớ ơn thần sông, thần núi đã mang đến cho họ cuộc sống thái hoà.
Một hiện thực xã hội của tổ tiên quá vãng, về sau được lớp lớp các thế hệ hậu sinh bó buộc cất giữ trong “lô cốt” truyền thuyết huyền thoại và mãi tới 2.500 - 3.000 năm sau, tình cờ được tốp công nhân Nông trường Đông Hiếu tìm thấy chiếc trống đồng Đông Sơn, tiếp đến lực lượng TNXP trong khi đắp con đập Đại Vạn ngăn nước phục vụ tưới tiêu lại phát hiện dấu vết khu di chỉ khảo cổ làng Vạc.
Tôi nghĩ, huyền thoại dù hay đến mấy vẫn bị vùi lấp nếu như nó không để lại giữa đời một ít hiện thực liên quan. Từ chuyện vạc đồng giấu trong lòng đất làng Vạc, đến chuyện voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao là 3 loài vật mang số 9 quyền uy, may mắn, được Vua Hùng thứ 18 yêu cầu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh kiếm tìm làm đồ sính lễ, ai mang đến trước được rước Công chúa Mỵ Nương về làm vợ... Hiện thực cuộc sống mới là “cây đời xanh tươi”.
Cả huyền thoại voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao trên đất Phong Châu, cho đến huyền thoại chiếc vạc đồng trên đất Nghệ, dễ là “cánh vạc bay” mất tăm theo thời gian, nếu như đầu TK XXI này, các nhà khoa học nước ta không kêu gọi đầu tư phát triển, bảo vệ nguồn gene của giống gà nhiều cựa, cụ thể là giống gà quý hiếm đang được đồng bào người Dao tại 2 xã Xuân Sơn, Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ chăm nuôi; nếu như những năm 50 thế kỷ XX, khi tốp công nhân Nông trường Đông Hiếu tiến hành khai khẩn đất đai mà không tình cờ tìm thấy chiếc trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn, thì làm sao có được tiếng gà gáy sáng đánh thức quá khứ, lay gọi bình minh, báo hiệu trên vùng đất đỏ Phủ Quỳ từng có người Việt cổ sinh sống với trình độ phát triển xã hội khá cao.
Nhiều người chung suy nghĩ: Có sự tương đồng cả về truyền thuyết và hiện thực của gà 9 cựa và chiếc vạc đồng, là bởi hai vùng đất cổ Phong Châu, Phủ Quỳ “tuy hai mà một”. Vậy nên cuối năm 2006, huyện Nghĩa Đàn đầu tư xây dựng đền làng Vạc, 3 gian lợp ngói âm dương, gian giữa thờ các vua Hùng với bức hoành phi “Vạn cổ anh linh”. Đầu tháng 3.2008, dịp lễ hội làng Vạc lần thứ chín, Ban quản lý đền Hùng (Phú Thọ) nhất trí ủng hộ để huyện Nghĩa Đàn cử 45 cựu chiến binh đại diện cho cán bộ, nhân dân toàn huyện ra làm lễ rước bát hương từ đền Hùng về đền làng Vạc với những nghi lễ truyền thống.
Cảm ơn đất trời và các thế hệ tiền nhân đã cất giữ vẹn nguyên giá trị thời tiền sử trong cái “boongke” truyền thuyết huyền thoại. Việc tìm ra kho báu tổ tiên là hồng phúc của hậu duệ, nhưng đầu TK XXI này người khôn của hiếm, đến như sông, suối, núi, đồi nơi đại ngàn xứ Nghệ cũng bị trơ đáy, lở lói, trọc lốc do đủ các loại lâm - vàng - cát tặc... núp dưới thuật ngữ khai thác, tận thu mà thực tế là tận diệt, thì việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy có hiệu quả nhiều mặt cái kho báu di chỉ khảo cổ làng Vạc càng nặng nề đối với chính quyền và người dân tỉnh Nghệ An, mà trực tiếp là chính quyền và người dân thị xã Thái Hoà.
Giao Hưởng - Báo Lao Động


 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
1 Trả lời
5081 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 20, 2015, 11:15:00 AM
Gửi bởi Thư Thiên Võ
0 Trả lời
1789 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 15, 2015, 03:58:59 PM
Gửi bởi Hiền Vũ Thị
0 Trả lời
1065 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 12, 2017, 12:04:57 PM
Gửi bởi Litcheetravel
0 Trả lời
2596 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 22, 2018, 04:42:55 PM
Gửi bởi vnevisa
0 Trả lời
3128 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 20, 2019, 10:15:44 AM
Gửi bởi GS Tourist

Tour miền Tây 2N1Đ (Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ)
Tour: Thám hiểm
2 ngày 1 đêm
0
Đặt ngay
TOUR CHÈO THUYỀN NGẮM LÁ PHONG ĐÀ LẠT 1 NGÀY
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Ngắm hoàng hôn và câu mực đêm tại Phú Quốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Sapa – Cát Cát – Hàm Rồng
Tour: Ghép đoàn
2 ngày 1 đêm
0
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View