Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM  (Đã xem 5254 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Cục lãnh sự, Đại sứ quán: Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 06, 2008, 09:39:53 PM »
Cục Lãnh sự

HỆ THỐNG CƠ QUAN LÃNH SỰ

1. Các cơ quan ở trong nước

Bộ Ngoại giao là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác lãnh sự đồng thời cũng trực tiếp xử lý những công việc về lãnh sự theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ đối với các pháp nhân, công dân Việt Nam và các đối tượng nước ngoài. Các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao được ủy quyền thực hiện các chức năng lãnh sự gồm:

1.1 Cục Lãnh sự

Cục Lãnh sự có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quản lý Nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của pháp nhân và công dân Việt Nam; theo dõi, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Phòng Lãnh sự thuộc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng lãnh sự phù hơp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và thực tiễn quốc tế; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan xử lý các vấn đề liên quan đến lãnh sự.

Cục Lãnh sự có 5 phòng chức năng:

a. Văn phòng Cục:

Giúp Lãnh đạo Cục chỉ đạo hoạt động chung của Cục Lãnh sự; quản lý cơ sở vật chất; in ấn, quản lý và cung cấp các ấn phẩn trắng lãnh sự (hộ chiếu, thị thực, các mẫu giấy tờ hộ tịch...) cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tổ Pháp lý Lãnh sự thuộc Văn phòng Cục có nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp; chủ trì soạn thảo, góp ý các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan; kiến nghị việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt hoặc đàm phán các điều ước quốc tế liên quan đến công tác lãnh sự; thực hiện hợp tác quốc tế về lãnh sự.

b. Phòng Xuất nhập cảnh:

- Cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ;

- Cấp thị thực và cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;

- Cấp phép cho chuyên cơ nước ngoài hạ, cất cánh tại Việt Nam; phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam làm thủ tục xin phép với phía nước ngoài cho chuyên cơ của Việt Nam ra nước ngoài;

- Làm thủ tục cho phép tàu quân sự nước ngoài cập cảng Việt Nam;

- Trả lời công dân về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

c. Phòng Quan hệ Lãnh sự:

Phối hợp xử lý các việc liên quan đến lãnh sự ở Việt Nam như:

- Việc thành lập, chấm dứt hoạt động và quản lý các cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam;

- Xử lý các vấn đề liên quan người nước ngoài vi phạm pháp luật, bị tai nạn, bị chết hoặc mất tích ở Việt Nam và các vấn đề lãnh sự khác liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Phối hợp xử lý tàu, thuyền, ngư dân hoặc thuyền viên của Việt Nam bị bắt, giữ, bị nạn ở nước ngoài và tàu, thuyền, ngư dân và thuyền viên của nước ngoài bị bắt giữ hoặc bị nạn ở Việt Nam;

- Vấn đề hưu bổng, trợ cấp của nước ngoài cho công dân Việt Nam đang cư trú ở Việt Nam;

- Giải quyết các vấn đề về tài sản nước ngoài tại Việt Nam;

- Thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế;

- Trả lời thư công dân liên quan đến nhiệm vụ, chức năng của Phòng.

d. Phòng Lãnh sự ngoài nước:

Phối hợp xử lý các việc liên quan đến lãnh sự ở nước ngoài như:

- Nghiên cứu đề xuất chính sách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân ta ở nước ngoài và khả năng phát triển quan hệ lãnh sự với các nước;

- Theo dõi, đánh giá, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự (kể cả cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu) của Việt Nam ở nước ngoài;

- Chủ trì việc đề xuất, triển khai thành lập, chấm dứt hoạt động các cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài;

- Chủ trì việc hợp tác với các văn phòng đại diện tại Việt Nam của các tổ chức quốc tế về di cư và tỵ nạn theo sự uỷ quyền của Cục trưởng Cục Lãnh sự;

- Xử lý các hồ sơ xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch và xin trở lại quốc tịch Việt Nam do các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển về;

- Cấp bản sao từ sổ gốc các giấy tờ hộ tịch đã được đăng ký tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

đ. Phòng Chứng nhận-Hợp pháp hoá lãnh sự:

- Thực hiện việc hợp pháp hoá và chứng nhận lãnh sự các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để sử dụng ở nước ngoài và các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng ở Việt Nam.

- Thực hiện xác minh giấy tờ theo yêu cầu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam.

1.2 Phòng Lãnh sự thuộc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh

Phòng Lãnh sự thuộc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng lãnh sự sau đây tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào):

- Giúp Lãnh đạo Sở chỉ đạo thực hiện công tác lãnh sự;

- Quản lý lãnh sự đối với các hoạt động của Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế nước ngoài đóng tại thành phố; phối hợp thực hiện việc quản lý người nước ngoài, cơ quan nước ngoài; phối hợp giải quyết các yêu cầu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong phạm vi quyền hạn của mình.

- Giúp đỡ các cơ quan chức năng của Việt Nam khi thực hiện việc quan hệ, hợp tác với nước ngoài có liên quan đến công tác lãnh sự;

- Cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho công dân Việt Nam là cán bộ, viên chức Nhà nước đi công tác nước ngoài; cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;

- Thực hiện việc hợp pháp hoá và chứng nhận lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam và của nước ngoài; xử lý các vấn đề về dân sự (hôn nhân, tài sản, thừa kế, lao động, quốc tịch...) và hình sự (trục xuất, vi phạm pháp luật, ...) có liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Địa chỉ Phòng Lãnh sự: Số 6 Alexandre de Rhodes- Quận 1

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (848) 8224224

Fax: (848) 8251436; (848) 8297785

2. Các cơ quan ở nước ngoài

2.1. Các cơ quan của Việt Nam thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoàiBao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và các Cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài (gọi tắt là các cơ quan đại diện Việt Nam).

2.2. Chức năng lãnh sự của các cơ quan đại diện Việt Nam:

Quản lý, thống kê công dân và tiến hành việc đăng ký công dân Việt Nam trong khu vực lãnh sự;

Bảo hộ pháp lý và đại diện cho công dân và pháp nhân Việt Nam trong khu vực lãnh sự;

Giúp đỡ và bảo hộ công dân trong trường hợp họ bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hay bị hạn chế tự do dưới bất kỳ hình thức nào;

Cấp các loại hộ chiếu cho công dân Việt Nam và cấp thị thực cho người nước ngoài;

Tiến hành việc đăng ký hộ tịch (đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, cấp giấy chứng tử, đăng ký việc nuôi con nuôi, .v.v..);

Thực hiện việc công chứng, hợp pháp hoá và chứng nhận lãnh sự;

Thực hiện các công việc về thừa kế có liên quan đến công dân Việt Nam;

Thực hiện các công việc về quốc tịch (tham gia vào việc giải quyết các thủ tục xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam; Cấp một số giấy tờ liên quan đến quốc tịch Việt Nam.v.v.);

Thực hiện chức năng lãnh sự liên quan đến tàu biển, tàu bay và các phương tiện giao thông vận tải khác (xác nhận kháng nghị hàng hải; xử lý trường hợp tàu thuyền và ngư dân Việt Nam bị bắt, mất tích ở vùng biển nước ngoài; tham gia thủ tục cấp phép cho tàu biển, tàu bay của Việt Nam và của nước ngoài .v.v.);

Giáo dục công dân tinh thần yêu nước, ý thức tôn trọng pháp luật Việt Nam và pháp luật sở tại; ủng hộ các hoạt động văn hoá, giáo dục của công dân; vận động để giúp đỡ công dân khi gặp khó khăn;

Thực hiện chức năng lãnh sự đối với việc phòng dịch và bảo vệ thực vật.

2.3. Cơ cấu tổ chức:

Một số cơ quan đại diện có phòng lãnh sự; các cơ quan khác có bộ phận lãnh sự.

Người đứng đầu cơ quan đại diện (Đại sứ, Tổng Lãnh sự) chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao về mọi hoạt động của cơ quan, trong đó có công tác lãnh sự và có thể uỷ quyền cho trưởng phòng lãnh sự hoặc một viên chức ngoại giao thực hiện một số chức năng lãnh sự.

Theo www.mofa.gov.vn (WEBSITE của BỘ NGOẠI GIAO Việt Nam)
 

Đã thoát ra khidotdh88

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 762

Điều 14:

1.   Công dân Việt Nam chưa được phép xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a)   Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự hoặc đang bị cơ quan điều tra yêu cầu chưa cho xuất cảnh hoặc chưa cấp hộ chiếu để phục vụ công tác điều tra tội phạm.

b)   Người đang có nghĩa vụ thi hành bản án, chờ để giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế, hành chính, chờ để thi hành quyết định xử phạt hành chính, đang có nghĩa vụ nộp thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản, bảo lãnh bằng tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

c)   Người đã vi phạm quy chế xuất nhập cảnh bị xử phạt từ cảnh cáo hành chính trở lên thì chưa được xuất cảnh trong thời gian từ 01 đến 05 năm tính từ ngày bị xử lý vi phạm.

d)   Người bị nước ngoài trục xuất vì vi phạm pháp luật của nước sở tại, nếu hành vi đó là nghiêm trọng, có hại cho lợi ích và uy tín của Việt Nam thì chưa được xuất cảnh trong thời gian từ 01 đến 05 năm, tính từ ngày trở về Việt Nam.

đ)   Người mà Bộ Y tế đề nghị chưa cho xuất cảnh vì lý do y tế.

e)   Các trường hợp khác vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

2.   Theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án hoặc cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an thông báo cho lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu thực hiện việc chưa cho xuất cảnh đối với những người thuộc diện nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

3.   Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc chưa cho xuất cảnh đối với công dân Việt Nam thuộc diện nêu tại các điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật và thông báo cho lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu thực hiện việc chưa cho xuất cảnh.

4.   Bộ Công an thống nhất quản lý danh sách người Việt Nam chưa được phép xuất cảnh.

Chương V: Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và trách nhiệm của người được cấp Hộ chiếu

Điều 15:

Thẩm quyền cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài được quy định như sau:

1.   Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất cảnh của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng cấp Bộ, tỉnh); Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

2.   Thủ trưởng cấp Bộ, tỉnh quyết định việc cử ra nuớc ngoài về việc công hoặc cho phép ra nước ngoài về việc riêng đối với cán bộ, công chức, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước (kể cả những người làm công theo chế độ hợp đồng dài hạn từ 01 năm trở lên) thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cấp Bộ, tỉnh.

3.   Thủ trưởng cấp Bộ, tỉnh có thể ủy quyền cho Thủ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ, sở, ban, ngành thuộc tỉnh quyết định việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền (kể cả những người làm công theo chế độ hợp đồng dài hạn từ 01 năm trở lên) ra nước ngoài. Thủ trưởng cấp Bộ, tỉnh phải thông báo bằng văn bản quyết định ủy quyền nói trên, đồng thời giới thiệu phạm vi uỷ quyền, con dấu, chữ ký của người được ủy quyền cho Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.

4.   Việc cử cán bộ, công chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác ra nước ngoài về việc công hoặc cho phép ra nước ngoài về việc riêng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và quy chế quản lý cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan, tổ chức này.

Điều 16:

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội và người được ủy quyền cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, nhân viên (kể cả nhân viên làm công theo chế độ hợp đồng dài hạn từ 01 năm trở lên) ra nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự mà mình cử hoặc cho phép ra nước ngoài, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý hộ chiếu của các đối tượng trên ngay sau khi họ về nước, đảm bảo hộ chiếu được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.

Điều 17:

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng) giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Bộ Công an có trách nhiệm:

1.   Hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam và việc đăng ký tạm trú tại Việt Nam của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

2.   Phối hợp với Bộ Ngoại giao thống nhất ban hành các loại biểu mẫu, giấy tờ liên quan tới việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, in ấn hộ chiếu, giấy thông hành và cung cấp kịp thời cho các cơ quan có trách nhiệm cấp hộ chiếu, giấy thông hành.

3.   Cấp, gia hạn, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, huỷ bỏ tại Việt Nam hộ chiếu phổ thông theo quy định tại Nghị định này; tạm giữ, thu hồi các loại hộ chiếu của công dân Việt Nam thuộc diện nêu tại khoản 1, Điều 14 của Nghị định này.

4.   Phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp, gia hạn, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, huỷ bỏ, tạm giữ, thu hồi hộ chiếu phổ thông đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

5.   Kiểm soát, kiểm chứng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu đối với công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý.

6.   Xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm các quy định của Nghị định này.

7.   Phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

8.   Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 18:

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:

   1.
      Hướng dẫn thủ tục cấp hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cho công dân Việt Nam và việc tạm trú tại Việt Nam của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
   2.
      Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp, gia hạn, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, huỷ bỏ, tạm giữ, thu hồi hộ chiếu đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
   3.
      Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, huỷ bỏ tại Việt Nam hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao theo quy định tại Nghị định này, thường xuyên thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao ngay sau khi cấp.
   4.
      Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Điều 19:

Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng) có trách nhiệm:

Kiểm soát, kiểm chứng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng) quản lý.

Điều 20: Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, huỷ bỏ, tạm giữ, thu hồi hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao ngay sau khi cấp; thông báo danh sách hộ chiếu không còn giá trị sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và các cơ quan đại diện nước ngoài khác ở nước sở tại.

Điều 21:

   1.
      Người được cấp, cấp đổi, cấp lại hộ chiếu phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
   2.
      Người được cấp hộ chiếu có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản hộ chiếu, không được tẩy xoá, viết thêm, sửa đổi những nội dung ghi trong hộ chiếu.
   3.
      Người được cấp hộ chiếu không được chuyển hộ chiếu của mình cho người khác sử dụng; không được dùng hộ chiếu vào việc vi phạm pháp luật Việt Nam.
   4.
      Khi mất hộ chiếu ở trong nước, người có hộ chiếu bị mất phải khai báo ngay với cơ quan công an sở tại, nơi xảy ra sự việc và với cơ quan cấp hộ chiếu. Nếu hộ chiếu mất ở nước ngoài thì phải khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và với Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam nơi gần nhất.

Điều 22:

   1.
      Công dân Việt Nam có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
   2.
      Công dân Việt Nam có quyền được khiếu nại theo quy định của pháp luật khi bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ chối việc cấp hộ chiếu hoặc thông báo chưa cho xuất cảnh.

Ch­ương VI: Điều khoản thi hành

Điều 23:

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quy định sau đây:

    *
      Các quy định về quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại được quy định tại Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 01 tháng12 năm 1992 của Chính phủ;
    *
      Nghị định số 48/CP ngày 08 tháng7 năm 1993 của Chính phủ về hộ chiếu và thị thực;
    *
      Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại tại Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 03 năm 1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.
    *
      Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại tại Nghị định số 76/CP ngày 06 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 3 năm 1995 về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.
    *
      Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định tại Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 24:

   1.
      Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định này.
   2.
      Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn về lệ phí cấp, cấp đổi, cấp lại hộ chiếu và các loại giấy tờ chứng nhận nêu tại Nghị định này, hướng dẫn việc trích tiền thu từ lệ phí đó để chi vào việc xử lý các hành vi vi phạm quy định về xuất nhập cảnh.

Điều 25:

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:

    * Thường vụ Bộ Chính trị,
    * Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
    * Các HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    * Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
    * Văn phòng TW và các Ban của Đảng,
    * Văn phòng Quốc hội,
    * Văn phòng Chủ tịch nước,
    * Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
    * Tòa án nhân dân tối cao,
    * Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
    * Công báo,
    * VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc,
    * Lưu: QHQT (5b), VT.

   

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

PHAN VĂN KHẢI (ĐÃ KÝ)
dulichag
 

Đã thoát ra khidotdh88

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 762
6.   Thuộc các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương :

    *
      Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên thường trực Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
    *
      Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

7.   Thuộc cơ quan Nhà nước ở địa phương:

    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

8.   Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ dưới đây được cử đi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ chính thức:

    *
      Đại sứ, Công sứ, Đại biện, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ.
    *
      Tham tán Công sứ, Tham tán, Bí thư, Tùy viên.
    *
      Tổng lãnh sự, Phó Tổng lãnh sự, Lãnh sự, Phó Lãnh sự và Tùy viên lãnh sự.

9.   Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 8, Điều này, nếu cùng đi theo hành trình công tác, nhiệm kỳ công tác hoặc đi thăm người đó.

10. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.

11. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất chuyến đi công tác, theo đề nghị của người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài quy định tại điều 15 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xét, quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.

Chương III: Thủ tục cấp Hộ chiếu

Điều 9: Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước:

1.   Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu:

a)   Đối với người là cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân (kể cả người làm công theo chế độ hợp đồng từ 1 năm trở lên và những người được cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước cử sang làm việc tại các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:

    *
      01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (theo mẫu do Bộ Công an quy định).
    *
      Văn bản cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của người có thẩm quyền cử hoặc cho phép người đi nước ngoài quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

b)   Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:

    *
      01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (theo mẫu do Bộ Công an quy định).
    *
      Văn bản cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của Thủ trưởng doanh nghiệp.

c)   Đối với người không thuộc diện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm: 02 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (theo mẫu do Bộ Công an quy định).

d)   Đối với trẻ em dưới 16 tuổi đi ra nước ngoài cùng cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, nếu cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có yêu cầu được cấp chung hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai để cấp hộ chiếu của mình.

2.   Thời hạn giải quyết việc cấp hộ chiếu tại các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước:

    *
      05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với các trường hợp thuộc diện quy định tại điểm a, điểm b của khoản 1 điều này.
    *
      15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với các trường hợp thuộc diện quy định tại điểm c khoản 1 điều này.
    *
      30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp xin cấp hộ chiếu để ra nước ngoài định cư.

Điều 10: Thủ tục cấp hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao ở trong nước:

1.   Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu:

a)   Những người thuộc diện quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định này (trừ những người nêu tại điểm b, khoản này), hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:

    *
      01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (theo mẫu do Bộ Ngoại giao quy định).
    *
      Văn bản cử đi nước ngoài của người có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

b)   Đối với người thuộc diện quy định tại khoản 6 Điều 7 và khoản 9 Điều 8 của Nghị định này:

    *
      Nếu là cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:

+    01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (theo mẫu do Bộ Ngoại giao quy định).

+    Văn bản cho phép đi nước ngoài của người có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

+    Giấy tờ chứng minh người đề nghị cấp hộ chiếu thuộc diện đi cùng hoặc đi thăm, quy định tại khoản 6 Điều 7 và khoản 9 Điều 8 của Nghị định này:

    *
      Nếu không phải là cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:

+    01 tờ khai để cấp hộ chiếu có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Trưởng công an phường, xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (theo mẫu do Bộ Ngoại giao quy định).

+    Giấy tờ chứng minh người đề nghị cấp hộ chiếu thuộc diện đi cùng hoặc đi thăm quy định tại khoản 6 Điều 7 và khoản 9 Điều 8 của Nghị định này.

c)   Đối với trẻ em dưới 16 tuổi đi ra nước ngoài cùng cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, nếu cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có yêu cầu được cấp chung hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai để cấp hộ chiếu của mình.

2.   Cơ quan cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao hoàn thành việc cấp hộ chiếu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 11: Cơ quan cấp hộ chiếu có trách nhiệm quy định nơi nộp hồ sơ, trả kết quả đối với những người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao và quy định cụ thể thủ tục gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp đổi, cấp lại các loại hộ chiếu nói trên.

Điều 12:

Thủ tục cấp hộ chiếu tại Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập ... có thời hạn hoặc định cư ở nước ngoài như sau:

1.   Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp cho Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước sở tại 01 tờ khai để cấp hộ chiếu (theo mẫu do Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quy định), nộp hoặc xuất trình các giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và giấy tờ chứng nhận nhân thân, có ảnh đóng dấu giáp lai, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trường hợp người đề nghị cấp hộ chiếu không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng nhận nhân thân thì nộp 01 bản sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quy định.

2.   Thời hạn giải quyết việc cấp hộ chiếu tại Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

    *
      05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp có đủ căn cứ xác định người đề nghị cấp hộ chiếu là công dân Việt Nam và có các yếu tố nhân thân chính xác.
    *
      Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam hoặc chưa đúng các yếu tố nhân thân thì Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi các yếu tố nhân thân và ảnh của người đề nghị cấp hộ chiếu về Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp để xác minh và trả lời Cơ quan Đại diện Việt Nam trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh. Bộ Công an và Bộ Tư pháp có trách nhiệm trả lời Bộ Ngoại giao trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh. Cơ quan Đại diện Việt Nam xem xét, giải quyết và trả lời cho người đề nghị cấp hộ chiếu trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Ngoại giao.

Điều 13: Bộ Ngoại giao và Bộ Công an thống nhất hướng dẫn thủ tục gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao tại Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động... có thời hạn hoặc định cư ở nước ngoài.

Chương IV: Người chưa được xuất cảnh
 

Đã thoát ra khidotdh88

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 762
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

    *
      Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Nhằm cải tiến thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
    *
      Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Nghị định chính phủ

Chương I: Quy định chung

Điều 1:

   1.
      Nghị định này quy định về việc xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam của công dân Việt Nam.
   2.
      Việc cấp giấy tờ thuyền viên, giấy tờ xuất nhập cảnh khu vực biên giới và việc giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2:

   1.
      Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu hoặc giấy thông hành Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại Nghị địnhnày.

Điều 3:

   1.
      Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp lệ được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu; khi xuất cảnh, nhập cảnh phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành với lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.
   2.
      Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực.

Điều 4:

   1.
      Sau khi nhập cảnh Việt Nam, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam về nước có thời hạn trình báo tạm trú theo quy định của pháp luật Việt Nam như đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.
   2.
      Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là thân nhân hay người phục vụ riêng cùng đi hoặc vào thăm người nước ngoài làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam trình báo tạm trú theo quy định của Bộ Ngoại giao.

Ch­ương II: Hộ chiếu

Điều 5:

   1.
      Hộ chiếu Việt Nam là tài sản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chỉ cấp cho công dân Việt Nam.
   2.
      Hộ chiếu Việt Nam gồm các loại: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao.
   3.
      Thời hạn giá trị của hộ chiếu: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao có giá trị 5 năm tính từ ngày cấp; khi hết hạn có thể được gia hạn một lần với thời hạn không quá 3 năm.
   4.
      Hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cấp cho những người nêu tại khoản 7 Điều 7 và khoản 11 Điều 8 của Nghị định này có thời hạn giá trị phù hợp với mục đích chuyến đi và thời hạn ở nước ngoài của người được cử ra nước ngoài, nhưng không quá 5 năm, tính từ ngày cấp. Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 16 tuổi không được gia hạn.
   5.
      Giấy thông hành là giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu dùng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, công dân Việt Nam được cấp giấy thông hành để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, theo quy định của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.
   6.
      Giấy thông hành có giá trị 06 tháng, tính từ ngày cấp và chỉ được gia hạn một lần với thời hạn không quá 06 tháng.

Điều 6:

   1.
      Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam.

Điều 7:

Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc một trong những diện sau đây:

   1.
      Cán bộ, công chức Nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.
   2.
      Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.
   3.
      Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam.
   4.
      Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương.
   5.
      Nhân viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài), nhân viên Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ; phóng viên thông tấn và báo chí Nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
   6.
      Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 5 điều này, nếu cùng đi theo nhiệm kỳ công tác hoặc đi thăm người đó.
   7.
      Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xét, quyết định cấp hộ chiếu công vụ cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này ra nước ngoài.

Điều 8: Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc một trong những diện sau đây ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức:

1.   Thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam:

    *
      Tổng Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng;
    *
      Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
    *
      Các vị nguyên là Tổng Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
    *
      Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương;
    *
      Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Trung ương Đảng;
    *
      Đặc phái viên, trợ lý của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2.   Thuộc cơ quan Quốc hội:

    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội;
    *
      Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
    *
      Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
    *
      Đại biểu Quốc hội;
    *
      Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội.

3.   Thuộc cơ quan Chủ tịch nước:

    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
    *
      Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
    *
      Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
    *
      Đặc phái viên, trợ lý của Chủ tịch nước.

4.   Thuộc cơ quan Chính phủ:

    *
      Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
    *
      Các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
    *
      Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ - Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hoặc Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng các Tổng cục; Tư lệnh, Phó Tư lệnh các Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng và Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
    *
      Đặc phái viên, trợ lý của Thủ tướng Chính phủ;
    *
      Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong ủy ban hợp tác Liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.

5.   Thuộc cơ quan Tư pháp:

    *
      Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
    *
      Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

 

Tags:
 

Related Topics


Hà Nội - Hạ Long
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,044,000
Đặt ngay
Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
Khám phá rừng quốc gia Bạch Mã
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,000,000
Đặt ngay
Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View