Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Những Khúc Mắc Về Giấy Miễn Visa  (Đã xem 2655 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Những Khúc Mắc Về Giấy Miễn Visa
« vào: Tháng Bảy 28, 2008, 10:12:02 AM »
Tính cho đến nay con số người Việt sống bên ngoài lãnh thổ VN khoảng 4,2 triệu người, 3,2 triệu người đang sống tại Mỹ và Châu Âu và Úc châu, con số còn lại gần 1 triệu bao gồm những người đã và đang sống theo nhiều dạng khác nhau tại các quốc gia vùng châu Á và tại các nước Đông âu cũ và cựu liên xô, với con số này thì hơn một nửa là những người đã có quốc tịch khác VN, tức khoảng 3 triệu người phải chứng minh mình là người gốc việt. Với con số khổng lồ như thế thì nhà nước VN sẽ thu vào ngân sách cho năm 2008 một số tiền là 60 triệu USD từ ngân sách "Miễn thị thực Visa" khi giá phí xin giấy miễn visa là 20USD/ đầu người.

Đây chưa kể đến các phụ phí khác mà những người Việt phải trả cho chính thủ tục "đầu tiên" khi họ xin xác nhận là người VN hoặc giấy khai sinh tại các cơ quan phường xã trong nước.

Đối với những người Việt đã và đang sống tại Tháiland và Campuchia và Lào v.v... những người này đã đến các quốc gia này nhiều thế hệ nhưng tới nay họ vẫn chưa có quốc tịch của quốc gia đó mặc dù họ có những tên không phải là Việt Nam. Số người này rất khó để mà chứng minh rằng mình là người gốc Việt Nam vì đời cha mẹ của họ đã không có giấy tờ khi sang lập nghiệp tại các quốc gia lân bang Việt Nam.

Đối với người Việt bỏ nước ra đi vào những thập niên 70, 80, 90 thì hầu hết đã không mang theo các giấy tờ chứng minh của Việt Nam, nhiều người đã thay tên đổi họ để tránh phiền phức từ phía chính quyền Việt Nam hoặc khi họ vào quốc tịch Mỹ v.v.. với những cái tên như Jennifer Petterson ngày nay dù cho có giấy khai sinh thì cũng không thể nào chứng minh được Jennifer Petteson ngày xưa là Võ thị Bích. Lý do là khi chị Bích vào quốc tịch Mỹ, chị xin đổi tên thành Jennifer Vo, nhưng khi lập gia đình với người bản xứ chỉ đổi luôn tên họ của chị sang thành Petterson theo họ của chồng.

Chính quyền sở tại sẽ không cung cấp thông tin về quê qúan của người dân của họ để tránh sự việc phiền toái mà công dân của họ gặp phải với các chính quyền thích quấy nhiễu người dân. Một vài trường hợp cụ thể là gần đây một số người mang gốc Albania bị cảnh sát Yugoslavia làm khó dễ hoặc bắt bớ khi họ thấy người mang quốc tịch Albania, vì thế Nauy đã bỏ tên quốc gia của những người mà không muốn nêu quê qúan của mình trên các passport mà thay vào đó bằng các ký hiệu đơn giản như Việt Nam bằng VNM v.v.. Chính vì chính quyền Mỹ và Châu âu không thể xác nhận được người Việt Nam là gốc Việt nên cơ hội của việc xin giấy này bằng zero.

Người ngoại quốc gốc việt bắt buộc phải chứng minh bằng những bản sao khai sinh từ phường xã, điều này khiến cho giá chi phí một tờ giấy miễn visa không còn là 20 USD nữa mà nhiều gấp bội... khiến cho số tiền mà nhà nước VN thu được sẽ cao hơn 60 triệu USD dự kiến.

Cho đến nay nhà nước VN vẫn chưa phổ biến mẫu kê khai cho giấy miễn Visa này. Đây là một điều rất đáng hồ nghi vì với tư cách một quốc gia được nhiều sự tín nhiệm và hy vọng của thế giới thì chính phủ Việt Nam vô tình làm mất đi nhiều sự tín cẩn từ người dân hải ngoại. Vì chưa thấy các tình tiết trong mẫu đơn đó nên chúng ta khó dự đoán là chúng ta phải kê khai những gì với chính quyền VN. Tưởng cũng nên nhắc lại là sau 1975 chính quyền CS lúc đó không có một thông tin chính sách về tất cả người miền Nam, nhưng chính do "tờ khai lí lịch" mà chính quyền CS lúc đó nắm chắc trong tay ai là thành phần nào và hoạt động ra sao trước và sau "ngày giải phóng" khi họ ban bố chế độ Hộ khẩu để kiểm soát người dân.

Ngày nay, chiến dịch miễn visa là một con bài trong chiến lược nghị quyết 36, đây là một cuộc tổng kiểm tra dân số người Việt trên toàn thế giới nhằm lưu trữ trong một kho lưu trữ khổng lồ (database) trong nước.

Để tránh việc này qúa lộ liễu hoặc vụng về và gây khó khăn cho du khách thăm quan Việt Nam ngay tại cửa khẩu nên công việc thâu thập dữ kiện về người ngoại quốc gốc việt sẽ được thực hiện riêng biệt qua các đại diện ngoại giao của Việt Nam tại hải ngoại, hoặc các văn phòng lo việc xuất nhập cảnh trong nước.

Đang có những bàn tán xôn xao về việc Việt Nam sẽ theo chân Trung quốc bãi bỏ chế độ hộ khẩu, nên để có thể kiểm soát được người dân giống như chế độ hộ khẩu thì Việt Nam phải du nhập một phương pháp kiểm soát người dân giống như Mỹ và Tây Phương, nghĩa là sẽ gắn liền một số, bên Nauy gọi số này là personnummer, một dãy số khác theo sau ngày sinh của mỗi công dân. Việc này rất khó thực hiện với 86 triệu dân trong nước và càng rối loạn hơn khi hộ khẩu bị bãi bỏ mà không có cách kiểm soát. Vì thế 5 triệu người Việt Hải ngoại sẽ là một đối tượng thử nghiệm rất tuyệt vời cho chính phủ Việt Nam.

Rồi đây mỗi người ngoại quốc gốc Việt sẽ có một securitynumber (mã số cố định), và các nhân viên hải quan và cơ quan đặc trách người Việt hải ngoại sẽ nắm vững thông tin về họ qua các mã số cố định này, vì tên tuổi và số passport của người ngoại quốc gốc Việt có thể thay đổi, nhưng những mã số cố định này do chính phủ VN thiết lập cho mỗi người Việt ở hải ngoại được duy trì tại các database ở VN sẽ không bao giờ thay đổi.

Gần đây dư luận cũng xôn xao về việc cho phép việt kiều mua nhà tại Việt Nam, thoạt đầu nghe có vẻ rất thân thiện và dễ dàng nhưng trên thực tế thì bị nhiều cản trở của pháp luật. Đây là tiến trình phức tạp của pháp luật:

Để có thể mua được nhà tại một quốc gia thì bạn phải có giấy phép định cư vĩnh viễn, nôm na tiếng Mỹ gọi là "thẻ xanh", tiếng Nauy gọi là "bosettingstillatelse", và trong nước hiện nay rất phổ biến với cái tên gọi là KT3, mà để có thể xin được giấy phép định cư vĩnh viễn thì bạn phải chứng minh rằng mình có nhà cửa và công ăn việc làm cố định (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt). Qua hai điều trên ta thấy có sự mâu thuẫn và đòi hỏi trồng chéo lên nhau. Chính phủ Việt Nam cũng đã nghiên cứu những bộ luật này nên trước khi ban hành luật sở hữu nhà đất cho người ngoại quốc (tức người Việt kiều) thì phải hợp thức hoá giấy phép "định cư vĩnh viễn" này qua giấy miễn visa với hạn định là 5 năm. Đây là thời gian đủ tiêu chuẩn theo luật quốc tế về "greencard" tại nhiều quốc gia hiện hành trên thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng có một đạo luật về cấp giấy định cư vĩnh viễn cho người Việt kiều sống lâu dài trên đất nước Việt Nam từ 5 năm trở lên. Xét theo sự hợp lý của luật pháp thì đây không có gì trở ngại đối với việc xin diện KT3 cho việt kiều ở lại và mua nhà tại Việt Nam. Đây cũng là một bước đầu rất dài của việc cho phép việt kiều có song tịch sau này của chính phủ Việt Nam. (...trích lời Nguyễn Phú Trọng: Việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng với các chính sách đã và đang tiến hành như chính sách một giá đối với người Việt Nam ở nước ngoài và trong nước, áp dụng thống nhất Luật Đầu tư, cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà... là nằm trong tổng thể chủ trương). Tưởng cũng nên nhắc lại là đối tượng Việt Kiều khi mua nhà ở Việt Nam thì phải có hộ khẩu thường trú như mọi công dân khác.

Việc miễn Visa vào Việt Nam sẽ làm tăng thêm lượng người về Việt Nam (từ 500 ngàn lên đến 1 triệu hoặc hơn) là điều không thể phủ nhận được, đồng thời cũng làm cho túi chứa Dollar của Việt Nam căng phồng thêm ra từ con số 5tỷ USD nay đã thành 10 tỷ và không biết sẽ tăng lên nhiều đến đâu.

Việt Nam cũng đang muốn chứng minh uy thế của đảng công sản của họ cho các quốc gia trong khu vực thấy qua sự thành công về kinh tế và đạt tiêu chuẩn nhiều mục đích đã và đang đề ra. VN đã chiếm được lòng tin của Singapore và sự kính nể của Tháiland và Phi luật tân khi nền kinh tế VN tăng trưởng 7,8% và sự tôn sùng của các quốc gia nghèo như Campuchia, Lào và Miến Điện nên mục đích "the next destination is Vietnam" là tăng thêm lượng người du lịch vào Việt Nam bắt đầu bằng những người du khách gốc việt và có thân nhân người Việt, sau đó sẽ kéo theo sự nhòm ngó của các hãng du lịch khác khi con số này là một chứng minh hùng hồn. Thái Lan và Phi Luật Tân sẽ càng thêm khâm phục Việt Nam hơn nếu mục đích đạt chỉ tiêu.

Khi số người đi vào Việt Nam du lịch tăng khiến cho tỷ lệ nghịch với số người muốn du lịch ở lại Mỹ hoặc Châu Âu, và khi người Việt về nước thường mang tâm trạng sợ hãi bị trục xuất hoặc bị gây phiền toái trong nước nếu họ có hành vi cổ súy dân chủ tại Việt Nam, nên phong trào dân chủ cho Việt Nam tại hải ngoại sẽ không còn thành cao trào nữa và tự nó có thể sẽ yếu dần khi thiếu người tham gia. Đây cũng là một cách phân tán và chia rẽ cộng đồng của người Việt hải ngoại trong tinh thần "đấu tranh cho một nền dân chủ tại VN".

Miễn Visa tạo điều kiện thuận lợi vào Việt Nam là một hình thức gián tiếp thú nhận cái sai của chính phủ Việt Nam ngày xưa đã xem thuyền nhân là những người phản quốc. Đây cũng là "củ càrốt" cho những Việt kiều ngoan ngoãn quên đi qúa khứ để hoà hợp trước rồi hoà giải sau (người khôn thì đặt điều kiện phải hoà giải trước rồi xem có thuận lợi rồi mới tiến đến Hoà hợp).

Những khúc mắc chưa giải quyết xong:

1- Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng, nếu Việt kiều có giấy chứng minh sinh tại Việt Nam thì người đó có gốc Việt Nam, đây là một trở ngại lớn đối với những người Mỹ (hay ngoại quốc) làm việc lâu năm tại Việt Nam và sinh con tại Việt Nam, những người này theo lý thuyết họ phải là người Việt Nam, nhưng vì cha mẹ họ không là gốc Việt Nam nên chưa biết họ thuộc diện nào.

2- Một Việt kiều khi lập gia đình với người ngoại quốc họ có thể lấy tên họ của chồng hoặc họ chọn thay cả tên họ lẫn tên gọi, nếu như họ muốn (theo luật quốc tịch Nauy) thì trên passport của họ sẽ không có chú thích gốc gác quê qúan của họ. Thành phần này rất khó chứng minh được họ là người gốc việt, dù cho họ có giấy khai sinh chứng minh tên cũ; hiện nay chính phủ Việt Nam chưa có các cơ quan kiểm tra giấy tờ với các quốc gia bên ngoài, một phần vì gần đây Việt Nam đã có những hành vi lưu trữ một số thông tin của người Việt tại hải ngoại để kiểm soát và chính phủ Na Uy đã mạnh mẽ phản đối việc làm này của Hà Nội, khiến cho việc cung cấp thông tin cá nhân của người Na Uy gốc Việt do cơ quan kiểm tra dân số "folkeregister" càng khó khăn hơn đối với Việt Nam.

3- Người Việt đã có mặt trên đất nước ngoại quốc nhiều năm rồi, nếu tính từ 1975 thì đã hơn 32 năm, điều này có nghĩa là một em bé sinh ra tại trại tỵ nạn hoặc tại quốc gia không phải là Việt Nam thì sẽ không thể chứng minh được họ là người gốc Việt khi cha mẹ của những em này là thuyền nhân không một mảnh giấy tờ. Con cái của các em này được sinh ra tại Hoa kỳ hay một quốc gia Châu Âu vì thế theo luật miễn visa thì người làm đơn chỉ có thể "chứng minh cha mẹ mình là người gốc Việt", nhưng không nói đến việc các em có thể chứng minh Ông bà Nội Ngoại là người gốc Việt. Khi văn bản không chính xác thì việc thực thi luật pháp cũng không phải là dễ dàng.

4- Tham vọng của chính phủ Việt Nam qúa lớn khi hứa sẽ giải quyết cấp giấy miễn visa trong vòng 7 ngày. Điều này sẽ làm cho chính phủ mất đi nhiều tín nhiệm ở người Việt hải ngoại khi lời hứa không thực hiện đúng.

5- Hiện nay phiá nhà nước VN đưa ra những câu trả lời đại khái là "theo chúng tôi thì đối với bà con người Việt thì không có gì khó khăn khi chứng minh mình là gốc Việt" hoặc "họ có thể dùng tất cả các loại giấy mà có thể chứng minh họ là người Việt Nam", trong khi đó không thể cụ thể hoá một loại giấy tờ nào hợp lệ và không hợp lệ, thí dụ bản sao không có công chứng có hợp lệ hay không? Ngoài ra họ còn cho rằng "nếu giả sử trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra là bà con không thể chứng minh được giấy tờ thì có thể nhờ đến hội đoàn tại hải ngoại mà Đại sứ qúan của họ công nhận hoặc một đoàn thể trong nước", điều này khiến cho ta đặt ra tính cách pháp nhân của đoàn thể ở trong và ngoài nước? Thí dụ nếu bà con được một đảng hoạt động chính trị và nhân quyền bảo trợ thì liệu Đại sứ qúan VN có chấp nhận không? Giả như một hội đoàn trong nước đứng ra bảo trợ chứng nhận bà con là người Việt Nam thì sau này các hội đoàn này có phải chịu các phản ứng pháp luật khi người được bảo trợ bị cáo buộc là "khủng bố" hay là "phản động" không? Một đoàn thể ở hải ngoại mà Đại sứ quán biết đến và công nhận là một cách vẽ đường cho nai chạy vào một hội đoàn thân chính quyền hoặc được đặt ra bởi chính quyền qua giám sát của các Đại sứ quán VN."
6- Giấy miễn thị thực chỉ có giá trị 5 năm nhưng không có thông tin nào khác sau 5 năm sẽ có những chuyển biến gì? Vậy bộ luật này nằm trong phạm vi thử nghiệm trước khi có một bộ luật khác liên quan được đề xuất và thông qua? Lý do gì mà giấy miễn thị thực chỉ có hạn trong 5 năm thôi? Hay là sau 5 năm thì bà con phải trở lại xin Visa như trước, hoặc nếu bộ luật còn hiệu lực thì bà con phải tiếp tục chứng minh mình có gốc Việt Nam một lần nữa sau khi giấy miễn Visa hết hạn, hay là xin gia hạn hoặc đổi giấy miễn thị khác? Khi mà mục đích và phương pháp hành động của một bộ luật mới chưa được sáng tỏ thì người thi hành luật lẫn người sử dụng luật sẽ gặp nhiều khó khăn về luật pháp trong tương lai.

7- Phía VN cũng không đề cập đến việc khi giấy miễn thị thực mất thì bà con phải làm gì, và nếu trong thời gian 5 năm này phụ nữ lập gia đình và đổi tên họ theo tên chồng thì giấy này sẽ được xử lý ra sao, khi không có văn bản rõ ràng như thế thì các cơ quan đại diện của VN trong và ngoài nước chỉ biết chờ chỉ thị, mà chỉ thị thì chúng ta cũng biết lâu lắm mới đến nơi!!

8- Bản văn cũng cho rằng "người VN định cư ở nước ngoài không thuộc diện cấm nhập cảnh", đây là một sự lo lắng rất lớn với những nhà dân chủ tại hải ngoại, dù cho bạn là người làm chính trị công khai hay chỉ phát biểu tư tưởng không hợp thời với nhà nước CS thì bạn cũng sẽ được liệt kê vào danh sách "thuộc diện cấm nhập cảnh", nhưng nhà nước CS Việt Nam không có văn thư hay văn bản xác nhận và trao cho bạn để biết rằng bạn "thuộc diện cấm nhập cảnh", để bạn khỏi phải làm đơn, vì thế chỉ gây hoang mang xáo trộn cho người dân khi có tư tưởng dân chủ.

9- Có lẽ chính phủ VN luôn "thử nghiệm" những thay đổi của họ trước khi họ mạnh mẽ thay đổi chính sách, nhưng sự "thay đổi này luôn nửa vời" chứ không dứt khoát, thí dụ việc miễn Visa cho Việt kiều quốc tịch ngoại quốc, nhưng lại không miễn visa cho các công dân đồng quốc tịch với ngoại kiều. Thí dụ công dân khối Bắc Âu được miễn thị thực khi đến VN trong vòng 14 ngày, nhưng khi luật miễn thị thực cho người "gốc Việt" trên toàn thế giới thì lại không nói gì đến việc "miễn thị thực 14 ngày" còn hữu hiệu hay không?

10- Theo lời Ông Nguyễn phú Bình thì thị thực visa sẽ cho phép ra vào Việt Nam nhiều lần và mỗi lần không quá 90 ngày, một sơ hở của luật này là ở chỗ, nếu bạn đã có mặt ở Việt Nam 90 ngày rồi và bạn không được ở thêm nữa, nhưng nếu muốn ở thêm 90 ngày nữa thì bạn chỉ cần ra khỏi biên giới Việt Nam và quay lại ngay trong ngày rồi ở thêm 90 ngày nữa. Thắc mắc ở đây là liệu bạn làm đúng quy định như thế thì nhân viên hải quan có điên đầu vì cái lý "logic" của bạn không, hay là bạn bị làm việc riêng với cấp trên vì cấp dưới không thông hiểu luật lệ.

Sự thay đổi lớn trong việc miễn visa:

- Thông thường khi cấp Visa thì các cơ quan đại diện chính phủ VN tại hải ngoại cấp một visa có hiệu lực trong vòng 6 tháng, nay giấy miễn visa chỉ có thể lưu lại VN tối đa 90 ngày và phải gia hạn thêm nếu có nhu cầu ở thêm. Nói cách khác là giảm thời gian visa từ 6 tháng xuống 3 tháng.

- Việc miễn Visa 90 ngày với chi phí 20 USD, và chi phí gia hạn thêm 3 tháng nữa tại cục xuất nhập cảnh với chi phí 20 USD, tổng phí chung là 40USD, cũng tương đương với một lần xin visa có giá trị 6 tháng như hiện nay.

- Các đối tượng mà trước đây vì lý do chính trị đã thay tên, hoặc các đối tượng bị trục xuất tại sân cảng, nay tự khai tên tuổi thật của mình để cho nhà nước quản lý sát hơn và đề phòng cao hơn với những phần tử mà họ gọi là "phản động" trước khi xâm nhập lãnh thổ.

- Giấy miễn thị thực chỉ có hạn 5 năm, vì đương sự "có gốc gác Việt Nam" thì tạm ổn, nhưng nếu đây là một mỹ từ để hoá tịch một người đã từ bỏ quốc tịch VN sang thành một "công dân VN" thì nếu đương sự chấp thuận thì sẽ có nhiều trở ngại pháp lý với quốc gia sở tại mà họ đang sống.

- Theo tinh thần của bộ luật này thì người ngoại quốc gốc Việt sẽ không phải xin Visa vào Viet Nam với điều kiện họ phải có passport ngoại quốc đi kèm, đều này sẽ không làm thay đổi các quy luật "bảo vệ công dân của một quốc gia khi công dân gặp hoạn nạn bên ngoài lãnh thổ". Vì passport là một xác nhận chính thức và duy nhất là người đó thuộc quốc tịch và công dân nước nào.

Hiện nay vẫn còn qúa sớm để bàn về việc miễn visa có liên quan đến việc gián tiếp "cấp cho" Việt kiều thêm một quốc tịch Việt Nam nữa không. Vì nếu quả thực đây là một ý đồ cho việc đó thì người ngoại quốc gốc Việt sẽ phải gặp khó khăn trong việc chọn lưa., nếu họ chấp nhận quốc tịch Việt Nam "miễn phí" này thì họ phải từ tịch mà họ đang có. Nếu họ không chấp nhận "quốc tịch miễn phí" này xem như họ bỏ qua một cơ hội và quyền lợi của họ tại Việt Nam, một trong những cơ hội và quyền lợi đó là quyền thừa kế tài sản cho người có quốc tịch Việt Nam.

Chấp nhận một quốc tịch mới luôn đi đôi với bổn phận và trách nhiệm công dân là trả thuế và thi hành quân sự, đồng thời quyền bỏ phiếu và tự ứng cử trong các cuộc bầu cử.

Hiện nay Na Uy theo nguyên tắc chung thì không chấp nhận song tịch hoặc đa tịch, nhưng rất nhiều người Việt Nam sang đoàn tụ gia đình và họ được mang 2 passport, hay nói cách khác là họ mang "song tịch bán chính thức"; điều này xảy ra vì Na Uy có một bộ luật quy định như sau: "Đối với người mang quốc tịch ngoại quốc, khi vào quốc tịch Na Uy phải xin hủy bỏ quốc tịch cũ của mình, nhưng đối với những đối tượng mà không thể cung cấp được giấy từ tịch vì họ là những người tỵ nạn chính trị, họ có thể nhập tịch mà không cần phải từ tịch cũ.... Đối với một số đối tượng khác khi họ có passport từ quê quán khi họ làm đơn xin thôi quốc tịch qua văn phòng đại diện quốc gia hoặc các cơ quan trong nước thì một trong hai trường hợp/ hoặc cả hai sau đây vẫn được cấp quốc tịch Na Uy:

1- Thời gian trả lời xin giấy chứng nhận từ tịch lâu hơn 8 tháng

2- Giá phí cho đơn xin tốn kém hơn Nkr.6000 tương đương 1000 USD

Khi các đối tượng trên nhận được giấy phép cho từ tịch từ quê nhà hoặc thông qua các văn phòng đại diện của quốc gia thì họ phải nộp giấy từ tịch để bổ túc hồ sơ.

Chính phủ Na Uy sẽ khó có thể bảo trợ những công dân Na Uy đi du lịch vào Việt Nam bằng Passport Việt Nam, vì họ không có tính cách pháp nhân Na Uy khi họ không sử dụng passport do Na Uy cấp.

Tại sao con số 5 rất thường được nhắc đến trong thời gian vừa qua tại Việt Nam? Ta thấy các vụ xử án các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam cũng trên dưới 5 năm, giấy miễn visa cũng có hạn 5 năm, v.v... phải chăng đây là kế hoạch 5 năm của đảng hay là thời gian chuyển hoán sang thời kỳ hội nhập WTO và sân chơi quốc tế là 5 năm đã được WTO ấn định cho VN phải thay đổi trong 5 năm trước khi bước vào sân chơi?
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
4244 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 29, 2008, 08:29:21 AM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
2153 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 07, 2011, 10:40:06 PM
Gửi bởi lovekieu
0 Trả lời
4595 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 24, 2015, 04:09:29 PM
Gửi bởi mamiunin
0 Trả lời
923 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 06, 2016, 02:19:27 PM
Gửi bởi fire_diamond1987
3 Trả lời
22049 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 11, 2020, 12:39:36 AM
Gửi bởi Hoàng Tuấn Anh

Ngắm hoàng hôn và câu mực đêm tại Phú Quốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
400,000
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
700,000
Đặt ngay
Cái Bè – Cù lao Tân Phong 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,380,000
Đặt ngay
Tour du lịch miền Tây 1 ngày (Mỹ Tho – Bến Tre)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Vĩnh Long
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
986,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất

How to answer hoidulich.com ?? Gửi bởi Allaxbb
[Hôm qua lúc 11:24:34 PM]


Hướng dẫn đánh bài Baccarat Gửi bởi giaidauinfo
[Hôm qua lúc 05:32:37 PM]


Sim du lịch Thái Lan Gửi bởi thuyvan2024
[Hôm qua lúc 05:14:31 PM]


Soi kèo xiên Cúp C2 cùng Vwin - ngày 18/04 Gửi bởi winwin102
[Hôm qua lúc 03:57:33 PM]


Bán nhà phân lô đẹp nhất Hoàng Công Chất 30m2, giá tốt nhất Gửi bởi ngobach
[Hôm qua lúc 03:18:08 PM]


Mobile View