Hăm là bệnh thường gặp ở trẻ, làm cho trẻ khó chịu, giấc ngủ không yên, hay quấy khóc. Nguyên nhân gây bệnh từ nhiều lý do: vi khuẩn, nấm... nhưng một phần do cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc con cái. Xã hội phát triển, con người được hỗ trợ những vật dụng sinh hoạt hàng ngày từ thành tựu khoa học tiên tiến: máy giặt, máy rửa chén bát, máy đánh giày... đến những đồ dùng sinh hoạt cho trẻ em như: nôi điện, máy bắt muỗi, máy hút sữa, bỉm .... giúp cuộc sống đỡ vất vả hơn. Vì vậy, các bà mẹ nuôi con thời hiện đại có thời gian nghỉ dưỡng sức nhiều hơn sau cuộc vượt cạn.
Thay vì đêm đêm phải thức giấc thay tã cho con, bỉm được dùng trong khi ngủ giúp trẻ tránh ẩm ướt, giấc ngủ ngon hơn…Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hăm của trẻ, nhất là những trẻ được mẹ thường xuyên đóng bỉm bất kể ngày, đêm.
Làm cách nào để trẻ không bị hăm? Cách điều trị hăm ở trẻ ra sao? Benh.vn sẽ cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
Thế nào là bị hămHăm là phản ứng của da, khi hệ thống bài tiết ở da bị bít kín, đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng khiến cho da bị tổn thương. Hoặc do trẻ quá mập, có cơ địa dị ứng, thói quen đóng tã bỉm nhiều với môi trường nóng ẩm sẽ làm cho trẻ mắc bệnh…
Trẻ bị hăm do da bị bít kín khiến da bị tổn thương (Ảnh minh họa) Triệu chứng- Các vết hăm có màu hồng nhạt, tạo vảy, mỏng đôi khi có mụn nước bóng nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng.
- Da bị mẩn đỏ, có thể gây đau đớn cho trẻ.
- Xuất hiện các vết loét.
- Vùng da bị hăm thường nóng hơn với những vùng da khác.
- Trẻ khó chịu, đặc biệt khi thay tã, hoặc lau vùng mặc tã cho trẻ.
Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi và mông.