Với đặc tính chiếm thể tích rất lớn nhưng giá trị không cao, trấu ở một số vùng còn đang bị xem là một loại chất thải bỏ đi. Thậm chí một số nhà máy xay xát ở miền Tây còn phải thuê phương tiện chở trấu đem đổ bỏ. Đó là thực trạng vẫn đang diễn ra hiện nay, là một sự phí phạm trong khi nguồn nhiên liệu hóa thạch đang khan hiếm.
Vậy nguyên nhân nào khiến nhà máy xay xát không hứng thú với nguồn lực đầy tiềm năng này:Thứ nhất: đặc điểm của vỏ trấu làm cho nhà máy xay xát phải tốn một diện tích không hề nhỏ để chứa. Nhất là vào mùa lũ hay vào mùa xay xát cao điểm, nguồn trấu lại càng khó khăn để xử lý.
Thứ hai: với hình thức kinh doanh đa số là nhỏ lẻ hiện nay của các nhà máy xay xát thì
củi trấu không phải là nguồn mang lợi nhuận lớn. Với giá trị mang về không cao thì ít ai lại sẵn lòng bỏ ra từ 50 đến 100 để đầu tư máy móc rồi thuê mướn nhân công, chứ kể đến việc hỏng hóc… trong khi trấu không phải là lĩnh vực chính của các nhà máy xay xát.
Thứ ba: đầu ra cho các sản phẩn từ trấu như
củi trấu thanh,
trấu viên, trấu xay là rất khó khăn. Với quy mô nhỏ lẻ và sự thiếu chuyên nghiệp thì để tạo sự ổn định cho đầu ra để khách hàng doanh nghiệp an tâm thu mua là điều rất khó.
Vậy nên rất cần một mô hình thu gom và xử lý vỏ trấu hiệu quả để tiết kiệm cũng như tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp giá trị này.