Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Những địa điểm thăm quan du lịch Gia Lai  (Đã xem 1807 lần)

Đã thoát ra Litcheetravel

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 99
  • Total likes: 1
  • Karma: +0/-0
  • Du lịch Litchee Travel kính chào quý khách
    • https://litcheetravel.com/
Những địa điểm thăm quan du lịch Gia Lai
« vào: Tháng Mười 06, 2019, 04:46:22 PM »
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH THÚ VỊ VÀ NỔI TIẾNG Ở GIA LAI

Du lịch Gia Lai từ lâu đã được coi là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và nổi tiếng, luôn được đông đảo du khách gần xa quan tâm dành tặng những tình cảm thương mến nhất. Trong các địa điểm rất thu hút thì chỉ có Gia Lai là lưu giữ lại nhiều nét hoang sơ mộc mạc của núi rừng nhất mà thật khó có thể dễ dàng cảm nhận ở một nơi nào khác. Hãy cùng litcheetravel.com khám phá ngay những địa điểm du lịch ở Gia Lai với những cảnh đẹp và con người nơi đây nhé:

Thủy điện Yaly
Công trình thủy điện Yaly nằm trên sông Sê San, là công trình trọng điểm quốc gia lớn thứ 2 sau thủy điện Hòa Bình. Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên. Với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³ (ứng với mực nước dâng bình thường 515m) công trình thủy điện Ialy đã được xây dựng tại đây. Thủy điện Yaly với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỷ kwh. Quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Yaly đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội… của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Đặc biệt nguồn điện đã đem lại ánh sáng cho bao buôn làng góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào trong vùng. Ngày nay thác Yaly vẫn là điểm du lịch thú vị. Đến đây, du khách có dịp thăm nhà máy thủy điện, ghé bản làng dân tộc Gia Rai, đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên. Quý khách xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Pleiku Gia Lai tự túc

Thủy điện Yaly Litchee Travel

Chùa Bửu Nghiêm
Tọa lạc ở số 04 đường Lý Thái Tổ, thành phố Pleiku, Chùa được xây dựng từ năm 1964. Ngôi chánh điện được trùng tu năm 1978. Đại hồng chung cao 1,60m được đúc tại chùa năm 1974 do Hòa thượng Thích Trí Thủ chứng minh. Thượng tọa Thích Từ Hương đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa quy mô to lớn từ năm 2003, khánh thành năm 2005. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí bộ tượng Thích Ca Tam Tôn, gồm tượng đức Phật Thích Ca ở giữa và hai tượng Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền ở hai bên. Phía trước, tôn trí bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí).

Di tích lịch sử văn hóa Tây Sơn Thượng đạo
Nằm cách trung tâm thành phố 90 km theo quốc lộ 19, trải rộng trên địa bàn thị xã An Khê và các huyện K’Bang, Kông Chro. Quần thể di tích gồm sáu di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ: “Hòn đá Ông Nhạc” ở làng Đê Chơgang, xã An Phú; “Sa khổng lồ, Giếng Ông Nhạc”; “Kho bạc Ông Nhạc” ở xã Yang Nam, huyện Kông Chro; “Cánh đồng Cô Hầu”; “Núi Hoàng Đế” ở xã Nghĩa An, huyện K’Bang; “Lũy Ông Nhạc, Gò Chợ, An Khê đình, An Khê trường, Hòn Bình, Hòn Nhược”… nằm trên địa bàn xã An Khê.

Hiện nay trên địa bàn thị xã An Khê vẫn còn dấu tích của những ngôi nhà cổ nằm trong quần thể khu di tích An Lũy, gắn với sự nghiệp xây dựng cơ đồ của anh em nhà Tây Sơn được xây dựng vào năm 1759, cụ thể có nhà các cụ: Bùi Meo thuộc phường An Phú, thị xã An Khê, cụ Huỳnh Ngọc Chương, Nguyễn Chinh….Những ngôi nhà cổ có gian thờ cổ kính tạo nên nét riêng của vùng đất lịch sử. Thị xã An Khê cũng là vùng đất còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống với các lễ hội như biễu diễn trống trận Tây Sơn, biểu diễn võ thuật….và thường được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm tại An Khê Trường. Đến nay một số di tích đã được đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo như khu An Khê Trường, An Khê Đình…Đồng thời cũng cho xây dựng Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo để lưu giữ, trưng bày các hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn.

Hồ Ayun Hạ Gia Lai
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai - huyện Ayun Pa, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Hồ nằm trên sông Ayun, ở phía hạ nguồn, nên có tên là Ayun Hạ cùng tên với công trình đại thủy nông. Hồ nằm giữa đôi bờ rừng nguyên sinh, uốn khúc theo thung lũng, chân đồi, lúc co lại như vòng eo, khi phình rộng ra tạo thành dáng hình kỳ lạ hữu tình của một vùng nước non xanh l*ng lộng mây trời.

Hồ Ayun Hạ có chiều dài hơn 20 km, chạy dọc theo nhiều làng dân tộc thiểu số Bahnar và Jơrai, tiếp giáp tận huyện Mang Yang, nơi rộng nhất hơn 2 km, độ sâu giữa lòng hồ có nhiều nơi hơn 20 mét. Hồ Ayun Hạ ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhày máy thuỷ điện Ayun Hạ đã được xây dựng vừa chính thức hòa điện vào lưới điện quốc gia đầu năm 2001, với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 3.000kwh. Với bề mặt thoáng của hồ rộng 37km2, dung tích 253 triệu m3 nước, hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và thành phố Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ. Nếu có thời gian lưu lại bên bờ rừng nguyên sinh yên lành, thỉnh thoảng nghe tiếng chim muông hót gọi nhau, bạn cũng có thể mua và thưởng thức con cá tươi ngon của hồ Ayun Hạ. Cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm cỏ... và đặc biệt, cá thát lát có rất nhiều trong hồ rộng mênh mông này. Hãy một lần đến với hồ Ayun Hạ, đừng quên nhé, nếu bạn có dịp lên tỉnh miền núi Gia Lai của Tây Nguyên hùng vĩ.

Hồ Ayun hạ Gia Lai

Làng kháng chiến Stơr
Làng kháng chiến Stơr, quê hương Anh hùng Núp nằm trên địa bàn xã Tơ Tung , huyện K’Bang. Xã mang tên Tơ Tung là tên một con suối chạy ngang qua địa bàn, được bắt nguồn từ vùng núi phía Tây đổ vào sông Ba. Anh Núp cùng dân làng lập làng kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đã “bắn Pháp chảy máu” bằng những vũ khí thô sơ như cung tên, hầm chông, bẫy đá. Người đã được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những thành quả trong chiến đấu và lòng dũng cảm, mưu lược trước quân thù. Là con chim đầu đàn của các dân tộc Tây nguyên trong phong trào đoàn kết các dân tộc, kêu gọi người dân Tây nguyên chống quân Pháp xâm lược. Ngày nay, Anh hùng Núp không chỉ được nhiều người biết đến vì những chiến tích đã đạt  được mà còn là biểu tượng trong văn học, trong điện ảnh với “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc. Khi đến với khu di tích, du khách còn được người dân làng Stơr đón chào rất niềm nở với những nụ cười thân thiện, nếu có điều kiện còn có thể được thưởng thức các lễ hội truyền thống của người Bahnar, cảm nhận điệu múa xoang, tiếng Cồng của dân làng và những món ăn dân dã đặc thù của làng.

Làng voi Nhơn Hòa – Gia Lai
Cách thành phố Pleiku 60km, làng voi Nhơn Hòa được biết đến là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách khi đi du lịch Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió. Bản làng đầy yên bình này nằm lọt thỏm trong khu rừng già hùng vĩ của Tây Nguyên, nổi tiếng nhất với những chú voi hiền hòa cùng với nhiều hoạt động thú vị liên quan tới loài vật to lớn này.

Từ xưa tới nay, việc thuần dưỡng voi rừng được coi như là một truyền thống có từ lâu đời của cộng đồng dân tộc tại Tây Nguyên. Và ở Nhơn Hòa cũng thế, loài vật to lớn hoang dã này được thuần dưỡng, chăm sóc và nuôi dạy từ đời này qua đời khác với mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất lương thực. Và cho tới ngày hôm nay, loài voi còn mang lại tiếng cười, niềm vui đối với nhiều du khách khi họ được trải nghiệm khám phá bằng nhiều hoạt động liên quan tới voi. Những chú voi với thân hình to lớn, đồ sộ sẽ được những người quản tượng dẫn dắt, đưa khách du lịch dạo chơi một vòng núi rừng, lội qua suối để rồi ngắm nhìn cảnh tượng thiên nhiên đầy hùng vĩ, choáng ngợp. Cảm giác chơi vơi, bồng bềnh, nhấp nhô trên lưng voi khi vượt núi, thác, ghềnh sẽ vô cùng thú vị. Chắc hẳn, không ít người sẽ có cảm giác mình là chúa tể rừng xanh, mọi con vật khác đều trở nên nhỏ bé ngay dưới chân mình. Khi không có khách du lịch thì đàn voi tại Nhơn Hòa được tự do đi lại trong rừng với nhiệm vụ khác là tìm kiếm thức ăn hoặc vận chuyển hàng hóa.

Du lịch Gia Lai - Làng Voi Nhơn Hòa - Litchee Travel

Nhà tù Pleiku
Nhà tù Pleiku được biết đến là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ giai đoạn trước 1975, với nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại đây. Được thực dân Pháp xây dựng năm 1925, nhà lao là một quần thể kiến trúc gồm tường thành cao 3m bao bọc, bên ngoài có nhiều lớp rào bằng thép gai. Góc Tây Bắc và Tây Nam có 2 bốt gác, phía Đông đặt lô cốt bảo vệ. Dãy nhà giam chính gồm 5 phòng, riêng phòng số 5 được chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6m và dài 2m. Trong số 8 xà lim này có 2 “xà lim chẹt” còn gọi là buồng chẹt, chỉ rộng khoảng nửa mét, là nơi giam cầm những người cộng sản mà thực dân Pháp cho là nguy hiểm. Mỗi buồng chẹt có tấm ván gỗ chia thành 2 tầng, khiến người bị nhốt bên dưới không biết ngày hay đêm, tối tăm, thiếu không khí để thở, thường bị ngất xỉu. Với buồng đặc biệt này, thân thể tù nhân ở trong, chân bị còng thò ra ngoài cửa, hình thức tra tấn mỗi ngày là dùng gậy gỗ đánh vào gan bàn chân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị. Lúc 17 giờ ngày 15 tháng 3 năm 1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, những phạm nhân trong nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân cách mạng từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Để gìn giữ làm một cảnh quan sinh động giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ muôn đời sau, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chính đáng của đồng bào các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Thành phố Pleiku đã đầu tư một số hạng mục để cải tạo lại nhà lao. 

Núi Chơ Hơ Rông Gia Lai
Núi Chơ Hơ Rông nằm ở thị trấn Chư Prông, cách Tp. Pleiku khoảng 10km về phía đông nam. Ngọn núi cao khoảng 1.600m, và có nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Do đó, núi tuy cao nhưng dáng mềm mại, thoai thoải vì thế có người đã ví trái núi như “Bộ ngực kiều diễm của một cô gái trẻ”. Quanh chân núi, đất đai phì nhiêu, cây trồng xen với cây rừng rậm rạp. Các nhà khảo cổ và dân tộc học gần đây đã khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ của các thời kỳ đồ đá, đồ gốm...Đường lên núi tuy dốc thấp, nhưng quanh co, uốn khúc. Đất mềm để lộ các tảng đá lớn. Đôi chỗ vách đá lộ ra một khe suối nhỏ, nước chảy lặng lẽ hay một con thác dốc, nước len lỏi qua các hố sâu. Cây cỏ trên đường đi thật đa dạng. Các mảng cây lá rộng thường xanh, mọc xen với các loài cây rụng lá theo mùa, làm cho cảnh trí luôn thay đổi trên mỗi bước đi. Núi Chơ Hơ Rông đang là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.

Núi Chơ Hơ Rông Gia Lai

Thác Lệ Kim
Cách Tp. Pleiku khoảng 20km, xuôi theo tỉnh lộ 664, du khách sẽ đến thị trấn Ia Kha - trung tâm huyện Ia Grai, đi tiếp khoảng 15km nữa, sẽ đến thác Lệ Kim. Cột nước có độ cao 30m, dòng chảy không rộng, nước đổ ào ạt, xối xả như một dải lụa trắng, không khí trong lành, mát mẻ, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Lệ Kim là tên mới chỉ có từ những năm cuối của thập niên 50s, khi chính quyền Sài Gòn đưa những người Kinh từ Quảng Ngãi lên lập dinh điền Lệ Kim. Còn với người Jrai ở địa phương thì từ lâu đời, đồng bào vẫn gọi thác nước này là Ia Grai Glong Blang, có nghĩa là thác nước cao trên suối Blang. Độ cao cột nước của thác khoảng 30m. Vì suối Blang không bao giờ cạn, nên thác cũng ầm ầm đổ quanh năm. Từ xa nhìn lại, len lỏi giữa 2 sườn đồi xanh thẫm, con thác như dải lụa trắng vắt qua vai người thiếu nữ núi rừng. Đến gần hơn, bụi nước giăng giăng như mưa bụi mùa xuân mang lại cho du khách cảm giác thật sảng khoái, mát lạnh, ngay cả giữa trưa hè oi ả. Từ bãi cát bồi dưới chân thác, men theo bờ bên phải hoặc bơi qua vùng nước tĩnh lặng khoảng 200 m là ta đã ở ngay dưới chân thác nước. Đồng bào địa phương cho biết: Trước kia, ở góc phía Tây thác có một mái đá khá lớn nhô ra, che chắn, tạo thành một hang rộng khoảng 20 m2. Dưới hang có một mặt đá phẳng lỳ như chiếc bàn cờ tiên và là bàn ăn tuyệt vời cho khách tham quan trong những chuyến dã ngoại.

Từ chân thác Lệ Kim xuôi theo dòng suối chừng 500 m còn có một thác nước khác. Ngọn thác thứ hai này tuy không cao bằng thác Lệ Kim, nhưng cũng không kém phần thi vị. Người Jrai trong vùng có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của 2 thác nước này khá hay: Ngày xưa, có một làng Jrai sống bên dòng suối Blang. Những người đàn ông và đàn bà trong làng luôn tranh cãi bất phân thắng bại, vì bên nào cũng cho rằng mình có sức mạnh hơn. Cuối cùng, hai bên đồng ý mở một cuộc thi: Trên dòng Ia Blang, những người đàn ông ở khúc dưới, những người đàn bà ở khúc trên, hai bên cùng thi nhau đào suối. Trong vòng 1 đêm, bên nào đào được sâu hơn thì bên đó thắng. Đợi đêm trăng lên, cuộc thi chính thức bắt đầu. Trời gần sáng, trong khi những người đàn ông ở khúc suối bên dưới còn hì hục đào thì đã nghe ở phía trên tiếng thác ầm ầm đổ. Họ vội vã bỏ dở công việc chạy lên coi, khi biết đã thua, họ không quay lại khúc suối của mình đào tiếp nữa. Trước đây, 2 bên bờ thác Lệ Kim có rất nhiều mai vàng. Mùa xuân về, tiếng chim hót, tiếng thác reo càng làm cho khoảng rừng này thêm nên thơ, hùng vĩ.

Thác Phú Cường
Thác Phú Cường Gia được mệnh danh là ngọn thác đẹp nhất của tỉnh Gia Lai, chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách Tp Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam. Từ lâu đã được nhiều người dân địa phương lẫn du khách gần xa chọn làm điểm đến dã ngoại, vui chơi ưa thích, nhất là vào các tháng mùa hè oi ả hay những dịp lễ tết hàng năm. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của cột thác cao chừng 45 m vào mùa mưa, với không gian bao quanh hùng tráng và trong lành. Hệ thống cầu thang dài vững chắc được xây bằng sắt rất chắc chắn khác hẳn với những bậc đá gập ghềnh, hàng tay vịn bằng gỗ ọp ẹp mà trước đây nhiều người thon thót lo sợ. Mọi cảm giác mệt mỏi tan biến khi tiếng thác nước đổ ầm vang cả một góc trời. Dòng thác Phú Cường hùng vĩ đổ xuống suối La Peet từ trên cao tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun. Từ dưới nhìn lên thác như một dải lụa trắng trên nền xanh mát của đất trời, với nét chấm phá từ cỏ cây hoa lá tạo nên khung cảnh nên thơ, lãng mạn. Dưới chân thác là không gian yên bình, những loài hoa dại của núi rừng Tây Nguyên. Những bọt nước tung bụi li ti, tỏa hơi mát lạnh khắp không gian và những tảng đá rộng bao quanh chân thác trở thành nơi lý tưởng cho những nhóm bạn tổ chức picnic, vui đù dưới bóng cây cổ thụ râm mát. Những chỗ sâu nước chảy cuồn cuộn kêu rít lên. Bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn thỏa thích dòng suối chảy, chụp những bức hình đẹp cho chuyến du lịch của mình. Vào mùa khô, nước suối chảy nhẹ qua những vách đá, phiến đá lớn nhỏ, bạn cũng có thể đắm mình trong những dòng nước mát lạnh.

Ở thác Phú Cường, bạn sẽ dễ dàng tìm thuê voi để cưỡi khám phá non nước núi rừng, thắng cảnh Phú Cường, hay tìm về nơi hạ nguồn của dòng sông Ayun để ngắm loài hoa lạ Nhã My mọc đâu đó bên dòng sông, trong kẽ đá. Chính sự kỳ vĩ, hùng tráng giữa một không gian bạt ngàn màu xanh của đại ngàn, thác Phú Cường luôn là điểm nhấn, làm cho hành trình du lịch Gia Lai nói riêng và chuyến đi thưởng ngoạn vẻ đẹp của Tây nguyên nói chung của du khách khách thêm nhiều khoảnh khắc thật đáng giá. Quý khách xem thêm: Cẩm nang du lịch Tây Nguyên

Thác Xung Khoeng Gia Lai
Thác Xung Khoeng là một trong những thác nước hùng vỹ nhất nơi đây, thác cách thành phố Pleiku chừng 30 cây số về hướng Tây Nam, bạn có thể dễ dàng đến đây để ngắm nhìn vẻ đẹp tráng lệ của thác nước này đó. Độ cao của thác Xung Khoeng lên tới 40m giống như một tấm lụa trắng tinh khôi vắt ngang lưng chừng núi. Thác nước này chảy suốt ngày suốt đêm với những dòng nước chảy xiết  tung bọt trắng xóa, nếu quan sát từ xa bạn sẽ thấy như có lớp khói mờ ảo, trắng đục hiện ra làm thác nước trở nên kỳ diệu hơn, với chiều cao 40m như thế, dòng thác đổ xuống làm xóa tan sự yên bình của mặt nước bên dưới. Nếu được nhìn từ trên cao sẽ thấy mặt thác rất lớn, trải rộng và khá bằng phẳng chứ không mấp mô như thác nước khác. Dòng thác đổ xuống theo triền đá uốn cong điêu luyện và mềm mại, đập vào những tảng đá nhô lên trên khỏi mặt nước tạo ra những bọt trắng xóa như những bông tuyết vậy. Xuống tới phía dưới để ngâm mình vào trong dòng nước trong xanh mát lành, bạn có thể ngồi trên những tảng đá rêu phong phủ kín, để đôi chân thư giãn dưới dòng nước trôi êm đềm, cảm nhân được dòng nước đang chảy qua khe chân, thấy buồn buồn chân như được ai đó mát xa, cảm giác thật là thích. Các dòng nước đổ xuống trên đỉnh thác Xung Khoeng len lỏi qua từng tảng đá lớn hay những viên đá nhỏ dưới đáy, len lỏi trên cả những thảm cỏ xanh rờn tạo thành một vùng nước mênh mông được bao phủ xung quanh là những vách đá, rừng núi, cỏ cây, chỉ muốn lưu giữ lại trong trí nhớ khung cảnh đẹp đến xuyến xao trong lòng này. Ngoài ngắm nhìn thác Xung Khoeng, bạn có thể ghé tham quan núi Chư Hơ Rông, cũng thuộc huyện Chư Hơ Rông luôn, nếu chinh phục được ngọn núi này, thì bạn sẽ chiêm ngưỡng toàn cảnh Gia Lai ở độ cao 1600m, quá tuyệt vời khi đứng ở núi và trông ra thác nước Xung Khoeang thì mới thấy hết được cái vẻ hùng tráng của nó, ngắm nhìn mây trời non nước đẹp ngất ngây, hít thở bầu không khí trong lành trên cao sẽ cho bạn trải nghiệm mới vô cùng thích thú và sung sướng đấy.

Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn, ở thung lũng sông Ba. Vườn Kon Ka Kinh lấy tên đỉnh núi cao nhất, cao 1.748m so với mực nước biển cùng tên làm tên gọi. Đỉnh núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của tỉnh Gia Lai”. Kon Ka Kinh là một trong số 27 vườn của khu vực Đông Nam Á được công nhận là di sản ASEAN. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rộng gần 42.000ha, có các loài cây quý hiếm như pơ - mu, trắc, chò đãi, kim giao... Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao này. Những loài cây dây leo dài ngoằng, chằng chịt trong rừng thoạt đầu có thể làm khách du lịch hơi khó chịu vì vướng víu. Nhưng chính những mạng dây leo này là những nhịp cầu nối tự nhiên giữa các tầng tán rừng để các loài động vật nhỏ di chuyển, sinh sống, là điều kiện thuận lợi tạo nên sự đa dạng sinh học cho rừng. Xen lẫn với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, cao vài chục mét là những thảm thực vật xanh muốt, những bông hoa đủ hình thù, màu sắc và thường thay đổi màu phụ thuộc vào độ cao, vào mật độ ánh sáng nơi chúng sinh sống. Nguồn thức ăn dồi dào, hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ khá tốt đã giúp Kon Ka Kinh thu hút và bảo tồn nhiều loài động vật quý. Ngoài các loài thú hoang dã (vốn đang trên đường tuyệt chủng ở nhiều nơi khác) như mèo gấm, báo gấm, báo lửa, hổ... tại đây có các loại mang lớn, mang Vũ Quang, mang Trường Sơn (có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới). Đi giữa rừng, thỉnh thoảng, du khách bắt gặp những con vượn đen má, những chú voọc chà vá chân xám (một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới) kiếm ăn giữa các tán cây. Ngoài các loài chim đặc hữu như khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn... thì loài chim được xem là biểu tượng của Vườn quốc gia này là khướu Kon Ka Kinh (còn gọi là khướu tai hung). Loài chim quý này được phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và cũng mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây ở châu Á. Vì thế, chim được mang luôn tên của khu vườn này.

Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, du khách sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn với những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của các loài chim. Sức hấp dẫn của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh còn ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc... Thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất - có độ cao khoảng 40m. Nhìn từ xa Thác 95 giống như một dải lụa trắng lượn lờ theo những giai điệu của đại ngàn trên nền rừng xanh biết.

Đồi thông Đăk Pơ
Đăk Pơ được thiên nhiên ưu đãi một khu rừng thông tự nhiên và một thảo nguyên cỏ tranh cạnh bên đã tạo nên một vị trí hấp dẫn cho đầu tư một khu du lịch tại đây. ​Vùng đất này thường được gọi là "Đồi thông Đăk Pơ". Là một rừng thông tự nhiên hơn 40 năm tuổi, có mật độ khoảng 500 đến 600 cây/ha, đường kính cây khoảng 40 cm trở lên, cá biệt có một số cây có đường kính từ 1 m trở lên. Đồi thông nằm ở độ cao trung bình 1.150 m so với mực nước biển, có hệ thống suối chạy qua và nhiều thác nước lớn nhỏ tạo nên một quanh cảnh tươi đẹp. Khí hậu ôn đới nhiệt độ từ 15-20 độ C. Chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện Đăk Pơ đã nhấn mạnh vị trí của Đồi thông này có tầm quan trọng trong sự phát triển du lịch chung của tỉnh Gia Lai.

Đồi Thông Đăk Pơ

Chùa Minh Thành Pleiku Gia Lai
Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên, chùa Minh Thành không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn của Pleiku. Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km, chùa Minh Thành tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú. Đặc biệt, không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa, chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng. Khi đến tham quan chùa, nhìn từ xa bạn đã thấy bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, phía bên trong khuôn viên chùa là tượng Phật Di Đà nặng tới 40 tấn và cao 7,5m. Chánh điện chùa cao tới 16 m, được làm bằng gỗ pơ mu rất bền và chắc. Bộ cửa làm bằng gỗ gõ với khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, được chạm khắc 6 vị đại Bồ Tát trên hệ thống cửa.

Biển Hồ – đôi mắt Pleiku
Chắc chắn bạn đã từng nghe câu hát quen thuộc trong bài đôi mắt Pleiku “Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku – Biển Hồ đầy“. Vậy thì đây sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn ở Pleiku tiếp theo bạn nên tới trong lịch trình du lịch, khám phá du lịch Pleiku Gia Lai sắp tới. Biển hồ Pleiku có diện tích rộng, phong cảnh thơ mộng cực kỳ lãng mạn và yên tĩnh làm cho bất kỳ ai cũng muốn hòa mình vào làn nước trong xanh giữa khu rừng xanh bạt ngàn này.

Biển hồ Tơ Nưng Pleiku Litchee Travel

Thác chín tầng
cách thành phố 20km nằm trên địa bàn xã Ia Sao, huyện Iagrai, bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao, đổ xuống qua những vách núi đá, xung quanh là hệ sinh thái rừng còn nguyên sơ và hoang dã. Đây là địa điểm picnic, dã ngoại cuối tuần ưa thích của giới trẻ thành phố.

Nhà thờ Đức An và nhà thờ Thăng Thiên (Nhà thờ ở Pleiku)
Đây là địa điểm du lịch vui chơi hấp dẫn ở Pleiku đặc biệt trong các dịp lễ giáng sinh và tết dương lịch. Quý khách xem thêm: Tour du lịch Tây Nguyên
Litchee Travel: 0915338688
website: http://litcheetravel.com.vn/https://litcheetravel.com/
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1663 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 17, 2014, 12:10:20 AM
Gửi bởi Diep Trinh
0 Trả lời
1960 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 19, 2017, 03:40:17 PM
Gửi bởi Pham Tony
0 Trả lời
2503 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 24, 2017, 04:14:52 PM
Gửi bởi cupviet
0 Trả lời
1633 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 07, 2019, 11:26:57 AM
Gửi bởi fiditourbinh88
0 Trả lời
1941 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 28, 2019, 09:51:19 AM
Gửi bởi Litcheetravel

Khám phá thánh địa Mỹ Sơn
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
420,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Hạ Long
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Hà Nội – Hang Múa – Tràng An 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,200,000
Đặt ngay
Hòn Khô - Eo Gió
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Tour Tây Ninh – địa đạo Củ Chi 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
230,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View