Hòn Tài - Hòn Trác Côn Đảo và Truyền thuyết
Hòn Tài nằm về phía Đông Nam đảo Côn Sơn, có diện tích 34 ha, cách Cầu tàu du lịch Côn Đảo 5,3 km và cách Mũi Cá Mập khoảng 1km. Hòn Tài có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn khi du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên trên đảo.
Hòn Tài có 2 bãi cát nhỏ, trắng mịn hàng năm đến mùa sinh sản có hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi làm tổ và đẻ trứng và có hàng ngàn lượt rùa con được trở về với đại dương (từ tháng 4 – 9 hàng năm). Tài nguyên biển xung quanh Hòn Tài phong phú và đa dạng, có nhiều loài sinh vật biển như: san hô, cá, trai tai tượng, rùa biển, … nên được quy hoạch phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc hợp phần bảo tồn biển.
>> 13 điểm thăm quan nổi tiếng tại Côn Đảo bạn không thể bỏ qua
Mô tả hành trình:
- Là tuyến du lịch sinh thái biển, đi bằng tàu hoặc cano, được tổ chức và điều hành tại Trung tâm du khách Vườn. Tuyến bao gồm tắm biển, bơi lội xem san hô, xem Khỉ mặt đỏ, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu hoạt động bảo tồn tài nguyên, xem rùa đẻ trứng trong mùa sinh sản (ban đêm), thả rùa con về biển.
- Yêu cầu: mang tư trang phù hợp đi dã ngoại, bơi lội, thuê kiếng lặn tại Trung tâm Vườn. Cần có hướng dẫn viên của Vườn quốc gia hoặc cộng đồng địa phương đi cùng.
- Thời gian: từ 4 – 6 giờ hoặc ở dài ngày; Sức tải môi trường: ban ngày tối đa 24 khách/1 thời điểm, ban đêm 8 – 10 khách. Rất phù hợp với các cặp tình nhân, nghỉ tuần trăng mật, du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng theo từng nhóm nhỏ, du lịch gia đình.
>> Quý khách có thể Các địa điểm thăm quan tại Côn Đảo của Litchee Travel.
Truyền thuyêt về Hòn Tài - Hòn Trác Côn Đảo.
Vào hạ tuần tháng 5 năm Ất Dậu(1885), tỉnh Thừa Thiên có cuộc chiến binh to vì viên thống tướng De Courcy từ Pháp sang chưa đầy 2 tháng đã dùng mưu mô áp lực để cưỡng bách triều đình Huế phải nhận đủ thứ điều kiện phạm đến chủ quyền của Việt Nam. Vua Hàm Nghi cùng các quan chính phủ đại thần không sao chịu đựng nổi trước sự đè nén của lũ thực dân tàn bạo, do đó mới có cuộc bùng binh biến bùng nổ trong đêm 22/5/1885.
Vua Hàm Nghi bị bắt và đầy sang Angieri. Trong đám tùy tùng chạy theo nhà vua có 2 anh em nhà họ Đặng. Anh là Đặng Phong Tài, em là Đặng Trác Vân. Vì là 2 anh em sinh đôi nên giống nhau như đúc người ngoài rất dễ bị lầm. Thuở hàn vi gia đình họ Đặng có nuôi một trẻ mồ côi tên Trương Quang Ngọc, lúc ra phò vua giúp nuớc, anh em ông Tài đem Ngọc theo để hưởng lộc của nhà vua. Nhưng khi thấy vua Hàm Nghi không còn hy vọng gì đương đầu với giặcPháp, Ngọc sinh lòng phản trắc thông đồng với giặc bắt vua đem nộp để lãnh thưởng. Ông Tài cũng bị bắt luôn trong cuộc làm phản của Ngọc, may có người em là Trác Vân chạy thoát.
Ông Tài bị đày ra Côn Đảo mùa đông năm 1889, chế độ nhà tù của Pháp lúc ấy còn dễ dãi nên Tài được ra lấy vợ ở làng An Hải. Vợ Tài tên là Đào Minh Nguyệt, vóc người cân đối, tấm thân kiều diễm đã làm say lòng biết bao quả tim đa cảm của kẻ mày râu. Cha nàng là một vị Hương Cả đương niên của làng An Hải, vốn là nạn nhân của triều đình Huế còn lưu lại. Nhờ tính cần cù nên ông tạo được một tài sản khá dồi dào. Sau khi gả con gái cho Tài, ông cấp cho vợ chồng nàng một khu vườn thuộc ấp An Hội để vợ chồng nàng có cơ ngơi sinh sống.
Có một lần ông Tài đi vắng mãi đến hôm sau mới về. Theo thói quen như bao lần trước vừa thấy chồng về là nàng chạy ngay đến để được tặng một nụ hôn nồng thắm. Nhưng lần này nàng hết sức ngạc nhiên vì chưa kịp làm theo ý định đã bị đẩy ra và nghe tiếp một câu cải chính:
Xin chị thứ lỗi cho em, em là Đặng Trác Vân là em chồng của chị mới bị Tây đày ra đây, được người ta cho phép vào ấp này để chung sống với anh chị.
>> Bãi Đầm Trầu và sự tích Bãi Đầm Trầu.
Khi đó nàng Nguyêt mới ngẩn người ra, song cũng gắn gượng hàn huyên hỏi thăm sự tình. Thì ra sau ngày thoát nạn, Vân theo về với cụ Phan Đình Phùng tiếp tục cuộc kháng chiến. Thời gian ở trong nghĩa quân của cụ Phan, Vân dưới quyền chỉ huy của Lãnh Thạc một tướng tài giỏi của cụ Phan, Thạc cũng như Vân cả 2 đều tài giỏi. Trác Vân được Lãnh Thạc phó thác cho việc theo dõi tên Ngọc suốt mấy năm trời mới hạ được Ngọc vào ngày 24/12/1893. Sau khi giết được kẻ thù, Thạc vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến dưới sự điều khiển của cụ Phan. Còn Trác thì tự nguyện đến cửa quan nộp mình chịu tội và xin được đày ra Côn Đảo để được gặp anh.
Giữa lúc kể lễ chuyện nhà chuyện nước thì ông Tài về, anh em gặp nhau trong cảnh tù đày mừng mừng tủi tủi. Trong phút giây trùng phùng ấy, nàng Nguyệt chăm chú đứng nhìn 2 anh em một mặt mà lòng riêng những bồi hồi, trái tim xáo động như muốn vỡ làm đôi bởi những cảm giác lạ lùng khó tả, nhìn chồng lại giống hệt em rồi nhìn em cũng chẳng khác gì chồng. Đối với Tài thì nàng bao giờ cũng là người chồng đáng kính của nàng, nhưng khi nhìn qua chú Trác thì cũng là mẫu người dễ mến, dễ yêu.
Trước tình thế lưỡng long nhất phụng, chạnh niềm riêng ấp ủ mộng yêu đương, nửa yêu ai, nửa lại thương chồng, song vì danh tiết nàng không tiện ngõ lời tâm sự.
Rồi một hôm ông Tài có việc phải qua làng Cỏ Ống, không rõ vì vô tình hay cố ý mà tuồng nhìn lầm lại diễn ra lần nữa. Nhưng Trác Vân vẫn một mực lòng ngay dạ thẳng khiến nàng Nguyệt hết sức ngỡ ngàng vì chủ tâm của nàng Nguyệt là muốn đem tấm thân ngọc ngà đãi đằng người thiếu tình yêu. Ngờ đâu Trác Vân lại vô tình bất động. Khi đó nàng chẳng bết nói gì hơn là viện cớ nhìn lầm để xin lỗi chú em.
>>Bãi Đất Dốc Côn Đảo
Tuy vậy Trác Vân vẫn nhìn thấy rõ tâm tình của người chị dâu lãng mạn, chàng đâm lo ngại, biết đâu một ngày nào đó mình chẳng sẽ mê hồn trước sắc đẹp mê hồn của chị rồi ra lỗi đạo luân thường. Để tránh trước sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, Trác Vân kết bè trốn sang một hòn đảo nhỏ nằm phía trước hòn đảo chính Côn Lôn. Ông Tài vì quá thương em lặn lội tìm sang nhưng khi qua đến nơi thì người em đã tránh sang một hòn đảo khác thành ra hai anh em lại ở 2 nơi. Chuỗi đảo Tài Lớn, Tài Nhỏ, Trác lớn, Trác Nhỏ có tên từ đó.
Thảm thương thay cho số phận nàng Nguyệt, giữa lúc tình nồng duyên thắm nàng lại phải sống với cuộc đời đơn độc hiu quạnh. Trong những chuỗi ngày sầu đơn chiếc bóng, còn gì não nùng hơn tuổi xuân tàn tạ héo mòn. Tình trạng ấy khiến nàng:
“Thổn thức tình xuân, vò chín khúc
Ngẩn ngơ hồn điệp, xót năm canh
Khóc mưa thu tiếng quốc mỏi mòn
Sầu nắng hạ mình ve khô héo”
Dưới đây là câu hát ru do người đia phương sáng tác để diễn tả tình tiết tâm trạng củ nàng Nguyệt gặp cảnh bẽ bàng:
“Ai sang hòn Trác , hòn Tài
Cho em xin gửi một vài câu thơ
Đêm sương gió lặng sao mờ
Trăng khuya khuất bóng vẫn chờ đợi mây
Chừng nào núi Chúa hết cây
Côn Lôn hết đá dạ này hết thương.”
Côn Đảo xứng đáng trở thành thiên đường dành cho nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên. Đăng kí tour du lịch Côn Đảo ngay hôm này cùng với Công ty TNHH Litchee Travel nhé.
>> Quý khách có thể tham khảo các tour Côn Đảo của Litchee Travel
Nguồn: Tổng hợp Internet