Thông thường, một bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối, sẽ biểu hiện ra ngoài thông qua các triệu chứng sau:
» Sưng to, phù nề một bên gối (đầu gối bên bị sưng to hơn bên còn lại).
»Khó khăn khi vận động hay đi lại do lượng dịch tràn ra ngoài cản trở hoạt động của khớp gối.
» Đau hai bên khớp gối, đau nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nguyên nhân làm tràn dịch.
» Khi chụp X-quang, bệnh nhân có thể nhìn thấy các tổn thương bên trong khớp gối như: trật khớp, gãy xương, thoái hóa khớp,…
» Chụp cộng hưởng từ sẽ nhìn thấy những tổn thương xảy ra ở phần mềm của khớp gối như dây chằng, sụn khớp, sụn chêm…
» Xét nghiệm máu sẽ biết được tình trạng nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, hay những bệnh lý khác về xương khớp…
» Chọc hút dịch khớp sẽ quan sát được trạng thái của dịch khớp như: có máu hay không, có các chấn thương hay những bệnh lý khác hay không.
Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp gối:
-Tránh hoạt động thể chất mạnh, hạn chế đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột không đi lại trên những bề mặt trơn trượt, dễ ngã để tránh các chấn thương cho đầu gối.
-Tập luyện các bài thể dụng thể thao giúp tăng cường sức khỏe cho khớp gối như bơi lội, đi bộ, đạp xe.. những bộ môm thể thao này không chỉ tăng cường lưu thông máu mà còn mà còn nuôi dưỡng để khớp gối được khỏe mạnh, giúp người bệnh duy trì được trạng thái cân nặng vừa phải và bảo vệ khớp gối khỏi các tác nhân gây thoái hóa.
-Lên kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng