Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Những hương vị khó cưỡng của ẩm thực Quảng Nam  (Đã xem 1324 lần)

Đã thoát ra www.i-hotel.vn

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 11
  • Total likes: 0
  • Karma: +0/-0
  • iHotel là khách sạn 2 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
    • http://www.i-hotel.vn
Re:  Những hương vị khó cưỡng của ẩm thực Quảng Nam
« Trả lời #2 vào: Tháng Mười Hai 12, 2014, 03:42:50 PM »
Nếu Hà Nội nổi tiếng với món phở thì Quảng Nam tự hào với mi Quảng. Chả thế mà người dân Quảng Nam có câu nói nổi tiếng: "Về Quảng Nam chưa ăn mì Quảng coi như chưa về".

Cũng giống như phở, bún hay hủ tiếu, Mì Quảng được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi. Nhân mì thì khá đa dạng thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá…. Ngày nay còn có cả mì chay để phục vụ những người đi đạo hay những người thích ăn mon ăn thanh khiết.

Mỳ Quảng vì vậy mà từ lâu đã được biết đến như cái "hồn" nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Hiện nay bởi sự hấp dẫn của món mì này mà nhiều nhà hàng Mì Quảng đã mọc ra khắp trong Nam ngoài Bắc góp phần quảng bá ẩm thực vùng đất Quảng Nam. Trong tháng 6 năm 2013, Mì Quảng đã mang về cho ẩm thực Việt Nam 1 niềm tự hào mới khi chính thức được công nhận là 1 trong 12 món ngon đạt giá trị ẩm thực Châu Á.
 

Đã thoát ra ssganhtd

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 33
Những hương vị khó cưỡng của ẩm thực Quảng Nam
« vào: Tháng Mười Hai 12, 2014, 03:33:07 PM »
Dù có thể xuất hiện trong các hàng quán ở các thành phố lớn, nhưng những món ăn xứ Quảng sẽ thực sự đúng và đủ vị khi được chế biến trên chính dia diem an uong   Quảng Nam của mình.
Mì Quảng
Nhắc đến ẩm thực Quảng Nam, không ai không biết tới mì Quảng. Đây là món ăn dân dã, vô cùng quen thuộc của người dân đất Quảng. Dù có thể nấu chưa thật ngon nhưng hiếm người Quảng Nam nào lại chưa từng tự tay nấu mì Quảng một lần. Thành phần của tô mì Quảng gồm mì (làm từ bột gạo tráng cắt thành sợi dày), các loại nhân thịt (thịt gà, bò…), lạc rang, bánh tráng, các loại rau sống đa dạng, hành, ớt và chút nước lèo chan xâm xấp.

Khi ăn mì Quảng, người ta thường bẻ nhỏ bánh tráng cho vào tô, thêm nhiều rau sống, chút mắm ớt, chanh trộn đều rồi thưởng thức. Vị thơm bùi của gạo quyện cùng vị ngọt đậm của nước lèo, thanh mát của rau sống, chua của chanh và cay của ớt sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm không thể quên.

Bánh xèo
Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng. Chiếc bánh thơm phức mùi bột gạo cuốn với rau sống rồi ăn kèm với nước chấm tuy đơn giản nhưng lại gây “nghiện” cho biết bao người. Bánh xèo Quảng Nam không giòn như bánh xèo Sài Gòn mà có độ mềm nhất định. Nhân bánh cũng có phần đơn giản hơn với thịt ba chỉ và tôm đất, hoặc chỉ cần tôm đất cũng đủ làm nên chiếc bánh ngon.

Bánh xèo đất Quảng thường chỉ được cắt đôi, thậm chí nếu nhỏ còn để nguyên. Chiếc bánh thơm, mềm, nóng hổi được cuốn cùng nhiều loại rau sống nhưng không thể thiếu được lá cải xanh. Vị nhận đắng của cải vừa chống ngấy, vừa đưa đẩy khiến bánh ngon hơn. Khi ăn người ta lấy một miếng bánh cuốn cùng rau sống và bánh tráng rồi chấm với nước chấm pha từ nước mắm cá cơm, gừng và đậu phộng xay nhuyễn. Sự đơn giản này sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn tuy dân dã mà vô cùng khó quên.
Ram
Nguyên liệu cơ bản và cách chế biến của món này cũng khá tương đồng với nem của miền Bắc hoặc chả giò của miền Nam. Các nguyên liệu làm ram thường là một ít miến trộn với thịt và nấm mèo, nhưng tuỳ từng địa phương sẽ thêm hoặc bớt nguyên liệu của nhân ram.
Từng chiếc ram cuốn dài tầm một ngón tay với lớp vỏ thơm, giòn sẽ được chiên bằng dậu đậu phộng (dầu phụng) thơm phức. Món này thường được dọn với nước mắm chua ngọt cay kèm nhiều rau sống. Tại Đà Nẵng, món này không thể thiếu cải xanh. Lá cải to và đồ chua làm giảm vị ngấy từ dầu của ram. Cuốn ram thơm phức, nước mắm cay sè, bảo đảm khiến bạn ngây ngất.

Bánh tổ
Loại bánh này là đặc sản, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp tết của người dân xứ Quảng. Nhiều địa phương ở Quảng Nam đều làm bánh này. Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Nếp phải chọn loại nếp thật tốt, phơi thật khô rồi đem xay thành bột. Bột nếp và đường đem “sên” cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn đan bằng nan tre trông như rọ có đường kính chừng 10 – 15 cm, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá. Mỗi bánh cân nặng chừng 500 gam.

Bánh tổ đem hấp chín, vớt ra để nguội rồi cất vào nơi thoáng mát. Tùy theo bột và đường sên mà bánh có nhiều màu khác nhau, từ màu trắng đục cho đến màu ngà hay nâu nhạt và giá cả có chênh lệch ít nhiều. Khi ăn, có người thích cứ lấy cái bánh tổ xắt ra từng miếng và ăn ngay. Có người lại thích nướng trên bếp than hồng cho mềm đi rồi mới ăn. Nhưng cách nhiều người thích nhất là xắt miếng và chiên với dầu phụng (dầu đậu phộng)
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1681 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 19, 2016, 02:07:48 PM
Gửi bởi tamtran234
0 Trả lời
2052 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 31, 2016, 05:36:54 PM
Gửi bởi Kien Le
1 Trả lời
2445 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 27, 2018, 07:35:48 AM
Gửi bởi Canho Dulich
0 Trả lời
4605 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 02, 2019, 09:46:16 AM
Gửi bởi caunhoc
0 Trả lời
2930 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 29, 2019, 11:16:02 AM
Gửi bởi gotravel

ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
0
Đặt ngay
Ngắm hoàng hôn và câu mực đêm tại Phú Quốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Bà Nà Hills - Cầu bàn tay: đường lên tiên cảnh
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Tiền Giang - Bến Tre
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Hà Nội - Hạ Long
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View