Hội du lịch Việt Nam

Thảo luận chung => Hội du lịch - Tin tức và sự kiện => Tác giả chủ đề:: vivian vào Tháng Mười Một 15, 2011, 02:52:30 PM

Tiêu đề: Du lịch Duyên hải miền Trung: Chưa nhận diện được lợi thế
Gửi bởi: vivian vào Tháng Mười Một 15, 2011, 02:52:30 PM
 Tiến tới hội thảo về liên kết du lịch vùng Duyên hải miền Trung được tổ chức tại Phú Yên vào 19/12/2011 tới đây trong khuôn khổ năm du lịch quốc gia tại Phú Yên, Tổng cục Du lịch đã tổ chức một cuộc tọa đàm về phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung tại Hà Nội ngày hôm qua (14/11).



(http://img.congthuong.vn/resized/images/edited/images/news/2011/11/15/DN1321323436_1321323447__340x250.jpg)Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đông đảo các nhà lãnh đạo, các công ty du lịch lữ hành của 7 tỉnh miền Trung là: Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Quãng Ngãi, Quảng Nam.
 Duyên hải miền Trung từ Thừa thiên Huế đến Bình Thuận có vị trí đặc biệt trên bản đồ du lịch Việt Nam bởi tài nguyên du lịch biển, các di sản văn hóa thế giới và sự đa dạng về sinh thái, môi trường. Tuy nhiên, những năm qua, liên kết du lịch trong khu vực vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. Hiện nay chỉ có Đà Nẵng là phát huy được lợi thế về du lịch của mình, tuy nhiên dấu ấn vẫn chưa thực sự rõ ràng và có những bước đột phá.
 Ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, Duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế, trong đó là du lịch biển, gắn liền với di sản, tuy nhiên, các tỉnh chưa phát huy được lợi thế tỉnh. Nguyên nhân là do không nhận diện lợi thế nên dẫn đến đầu tư dàn trải. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động du lịch vì hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, quy hoạch. Đặc biệt, các địa phương liên kết, nhưng lại thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kiết giữa doanh nghiệp và chính quyền. Trong khi đó, liên kết có ý nghĩa sống còn đối với du lịch vì bản chất của du lịch là phải liên kết.
 Nhìn nhận về sự yếu kém trong liên kiết, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, cái khó trong việc liên kết vùng Duyên hải miền Trung là do không tìm được một “nhạc trưởng” để lãnh đạo.  Mặc dù đã có nhiều hội thảo kêu gọi sự liên kết giữa các tỉnh trong khu vực được tổ chức nhưng cho đến nay vẫn chưa có được sự cam kết nào mang tính bền vững.  Tình trạng chung của du lịch Duyên hải miền Trung là mạnh ai nấy làm, độc lập trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, mà không có sự gắn kết. Bà Nguyễn Thị Minh Thu-Tổng Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế Mê Kông cho hay, mặc dù lợi thế là vùng đất đậm đặc tài nguyên biển, có các di sản và các làng nghề truyền thống, nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm ra thương hiệu du lịch cho vùng. Thêm vào đó là bấy lâu nay chúng ta chỉ chú trọng vào số lượng mà không quan tâm đến chất lượng nên chất lượng du lịch còn kém, du khách phàn nàn nhiều.
(http://baocongthuong.com.vn/images/C%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20trong%20cu%E1%BB%99c%20To%E1%BA%A1%20%C4%91%C3%A0m.JPG.JPG)
Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm
Duyên hải miền Trung hiện được đánh giá là vùng đất rất nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch một cách ấn tượng, tươi mới so với các tỉnh phía Nam và Bắc Việt Nam. Vì thế, trước cơ hội phát triển này để có sự bứt phá, tăng sức hút đối với khách du lịch, ông Cao Trí Dũng- Quản lý Công ty du lịch Viditour cho rằng, cần xác định thế mạnh của Duyên hải miền Trung đó là với vị trí phát triển năng động, dễ dàng kết nối với các trung tâm du lịch, vừa có tài nguyên biển, vừa có tài nguyên di sản văn hóa phong phú qua đó xác định rõ đối tượng khách hướng đến. Thị trường khách cho các tỉnh miền Trung có tiềm năng nhất trước hết là thị trường khách nội địa, rồi đến thị trường khách gần như Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc xa hơn là thị trường khách Ấn Độ, Đông Âu, Bắc Âu… Trong đó phải đặc biệt quan tâm đến nguồn khách Nhật Bản, đây là thị trường khách tiềm năng để khai thác trong mùa thấp điểm. Để đáp ứng nhu cầu của khách Nhật Bản và hướng tới lấp khoảng trống trong mùa thấp điểm, đường hàng không, đường bộ, đường biển phải thật sự thuận lợi. Phát triển các loại hình dịch vụ như du lịch homestay làng chài, tăng tinh thần đón tiếp khách với các hướng dẫn viên có kinh nghiệm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, trạm nghỉ, dừng chân cho du khách…Bên cạnh đó, theo ông Phan Đức Mẫn- Giám đốc Công ty du lịch Kim Liên, muốn phát triển bền vững và lâu dài, các tỉnh không nên làm riêng lẻ, mà cần sự đoàn kết, phối hợp lẫn nhau để cùng tổ chức những đợt xúc tiến, quảng bá đậm đà, hoành tráng cả trong và ngoài nước.
(http://baocongthuong.com.vn/images/Phu%20Yen.png)
Phú Yên đang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định, du lịch Duyên hải miền Trung hiện đang là thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là vùng du lịch trọng điểm giúp nước ta thực hiện được mục tiêu đón 7,5 triệu khách quốc tế và 35 triệu khách nội địa vào năm 2015; Thu nhập từ du lịch ước đạt 10 đến 11 tỷ USD, chiếm khoảng 5,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 10,5 đến 11 triệu lượt khách quốc tế, 45 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch ước đạt từ 17 đến 18 tỷ USD, đóng góp 6 - 6,5% GDP.
 Để đạt mục tiêu và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ông Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh các doanh nghiệp du lịch của khu vực Duyên hải miền Trung cần quan tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi bật của từng địa phương mình, đồng thời có sự liên kết, hợp tác với nhau để cùng phát triển, tránh việc cạnh tranh một cách không lành mạnh giữa các địa phương, doanh nghiệp trong việc thu hút khách du lịch.
 Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng đã đề xuất thành lập một tiểu ban du lịch ở vùng Duyên hải miền Trung để tối ưu hóa mặt chính sách, quảng bá và liên kết cho vùng. Quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, để du lịch phát triển và bền vững hơn. Tập trung phát triển sản phẩm đặc trưng như nghĩ dưỡng biển, núi khai thác phát triển du lịch hội nghị, hội thảo…
 
Hoa Quỳnh
Mobile View