Hội du lịch Việt Nam

Du lịch ba miền (Không quảng cáo tour ở đây) => Miền Trung => Tác giả chủ đề:: mrcaonline vào Tháng Sáu 16, 2014, 09:43:01 AM

Tiêu đề: Những Dòng Thác Tuyệt Đẹp Tại Đà Lạt
Gửi bởi: mrcaonline vào Tháng Sáu 16, 2014, 09:43:01 AM

[size=78%]Du lịch Đà lạt (http://vntour.com.vn/du-lich-da-lat/) không chỉ nổi tiếng bởi thành phố của những loài hoa mà còn thu hút khách du lịch bởi những Dòng Thác Tuyệt Đẹp nổi tiếng và hùng vĩ, nơi có những con thác được mệnh danh đệ nhất, gắn liền với chúng là những truyền thuyết mà mọi người truyền lại.[/size]
1. Thác Prenn
Thác Prenn là một trong những dòng thác tuyệt đẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20.
kham phá thác prenn, du lịch đà lạt, du lịch cao nguyên
Thác Prenn
Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm chiếm”, còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.
Để vào thác, du khách ngắm những dòng thác tuyệt đẹp phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Khách du lịch sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Khách du lịch có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên…
2. Thác Pongour
Thác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách Đà Lạt 50 km về hướng Nam. Những dòng thác tuyệt đẹp Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin.
du lịch đà lat, khám phá cao nguyên đà lat, đà lạt
Thác Pongour
Truyền thuyết
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, vùng đất Phú Hội – Tân Hội – Tân Thành bây giờ do một nữ tù trưởng K’Ho xin đẹp tên là Kanai cai quản. Nàng có tài chinh phục thú dữ phục vụ lợi ích con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường, luôn tuân lệnh Kanai dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp, gieo lúa và sẵn sàng xung trận chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng ngày càng sung túc, thanh bình. Mùa xuân năm ấy, đúng ngày rằm tháng giêng, nàng nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác quanh quẩn đêm ngày không rời thân chủ nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết… Bỗng một sáng bình minh vừa hé, mọi người hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững ngọn thác đẹp tuyệt trần. Thì ra, suối tóc Kanai đã hoá thành làn nước trong xanh, mát rượi, tung bọt trắng xoá, còn những phiến đá bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp, làm nền cho thác đổ, chính là các cặp sừng của đàn tê giác hoá thạch – biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la.
Pongour là những dòng thác tuyệt đẹp nước duy nhất có ngày hội. Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, từ khắp nơi các nam thanh nữ tú không phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân. Đây là dịp mà mọi người sống cởi mở, chân tình, tự do tìm hiểu và yêu mến nhau.
3. Thác Đatanla
Đatanla hay Datanla là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 2km và thành phố Đà Lạt 5km và là điểm tham quan những dòng thác tuyệt đẹp, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla hay Đatania do các từ K’Ho ghép lại: “Đà-Tàm-N’ha” có nghĩa là “nước dưới lá” – liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch – Chil thế kỷ XV – XVII
du lịch cao nguyên, tour khám phá đà lạt, tham quan thác dalanta
Thác Datanla
Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla là những dòng thác tuyệt đẹp không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.
Truyền thuyết
Truyền thuyết 1: Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”
Truyền thuyết 2: Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla
Truyền thuyết 3: Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: “Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn…”. Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.
Hệ thống máng trượt ở những dòng thác tuyệt đẹp
khám phá những dòng thác đẹp tại đà lạt, du lịch cao nguyên, du lịch đà lạt
Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.
4. Thác Cam Ly
Cam Ly là thác nước ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông – nam. Thác thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên khách du lịch thường ghé thăm.
thác camly, du lịch cao nguyên đà lat, khám phá đà lạt
Thác Camly
Dưới chân những dòng thác tuyệt đẹp là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa. Trong khu vực thác có lăng Nguyễn Hữu Hào với nhiều kiến trúc độc đáo. Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng.
Mobile View